Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật, nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng của chúng. Trong sản xuất và đời sống, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại. Việc lên men lactic (muối dưa) để bảo quản thực phẩm được thực hiện vào khoảng năm 3500 trước Công Nguyên.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về probiotics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng Quan Về Probiotics :
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu Probiotics:
Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật, nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng của chúng. Trong sản xuất và đời sống, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại. Việc lên men lactic (muối dưa) để bảo quản thực phẩm được thực hiện vào khoảng năm 3500 trước Công Nguyên.
Ngoài ra, việc sử dụng vi sinh vật sống nhằm tăng cường sức khỏe con người không phải là mới. Hàng nghìn năm trước, rất lâu trước khi có thuốc kháng sinh, con người đã biết tiêu thụ các thực phẩm chứa vi sinh vật sống có lợi chẳng hạn như các sản phẩm sữa lên men. Bằng chứng về quá trình sản xuất sữa lên men được ghi trong kinh thánh (“Book of Genesis”). Theo Ayurveda, một trong số ngành y học lâu đời nhất là khoảng 2500 năm trước Công Nguyên, sự tiêu thụ sữa chua (sữa lên men) đã được ủng hộ để duy trì sức khỏe tốt (Chopra và Doiphode, 2002). Các nhà khoa học đầu tiên, như Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và những người khác cũng chỉ định sữa lên men với tính chất dinh dưỡng và thuốc của nó, để chữa trị rối loạn ruột và dạ dày.
Năm 1857, các vi khuẩn lên men lactic (LAB) lần đầu tiên được phát hiện bởi Louis Pasteur (Nguyễn Lân Dũng, 2005).
Năm 1878, báo cáo của Lister về việc cô lập vi khuẩn lactic từ sữa ôi, và sau đó các vi khuẩn này cũng được cô lập từ đường ruột.
Vào thế kỷ 20, trong thời gian là giáo sư tại viên Pasteur ở Paris, nhà khoa học người Nga Elie Metchnikoff đã tiến hành nghiên cứu những tác động có lợi của LAB đối với sức khỏe của con người và động vật. Ông cho rằng sự lão hóa của con người là do sự thối rửa của các protein và và các chất gây độc từ vi sinh vật bên trong ruột. Ông quan sát thấy những người dân ở Châu Âu, như người Bulgari và người Nga, họ có cuộc sống thọ và khỏe mạnh. Đó là kết quả của việc họ đã tiêu thụ lượng lớn sữa lên men. Ông kết luận việc tiêu thụ các sản phẩm lên men từ trực khuẩn (Lactobacillus) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột do acid lactic và hợp chất sinh ra có tác dụng hạn chế sự thối rửa và ngăn chặn các hoạt động của vi khuẩn gây hại trong ruột (A. Mercenier et all, 2002). Điều này khiến cho Metchnikoff đã khuyên trong sách của ông rằng uống đồ uống chứa các lợi khuẩn sống như vi khuẩn lactic sẽ ngăn cản lão hóa (E. Metchnikoff, 1907).
Trong bài thảo luận " Việc kéo dài cuộc sống " (The prolongation of life), Metchnikoff đã tuyên bố "Sự phụ thuộc của hệ vi sinh vật trong ruột đối với thực phẩm làm cho nó có khả năng chấp nhận biện pháp thay đổi hệ vi sinh vật trong người của chúng ta, tức là thay thế vi sinh vật có hại bởi vi sinh vật hữu ích” (Metchnikoff, 1907) và theo ông, những chủng vi khuẩn có thể hoặc không gây hại cho con người nhưng trái lại rất nhiều trong số đó có một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Theo lý thuyết trên, Năm 1908, Metchnikoff là người đầu tiên đưa ra khái niệm “probiotic”.
Trong một vài năm trước, bài thảo luận cuả Metchnikoff, Pastuer và Joubert, khi quan sát sự đối kháng giữa các chủng vi khuẩn, đã kết luận sự tiêu thụ vi khuẩn không gây bệnh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh.
Cùng thời gian đó, Henry Tissier đã phân lập được Bifidobacteria, một chủng thuộc nhóm vi khuẩn lactic, từ phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, ban đầu có tên thông thường là Bacillus bifidus, sau đó được xếp vào giống Bifidobacterium và nghiên cứu nhận thấy chúng là một thành phần nổi bật của hệ vi sinh vật ruột (Ishibashi và Shimamura, 1993). Tissier tin rằng Bifidobacteria trong cơ thể trẻ sẽ thay thế các vi khuẩn gây thối rữa và bệnh tật. Như vậy tương tự như Metchnikoff, Tissier tin vào giả thuyết ảnh hưởng lớn của Bifidobacteria tới số trẻ em này (O ' Sullivan et al., 1992). Lý thuyết của ông được khẳng định bởi quan sát lâm sàng trẻ nuôi bằng sữa mẹ so với trẻ được nuôi bằng sữa hộp (Rasic và Kurmann, 1983).
Trong suốt giai đoạn bùng phát của bệnh do vi khuẩn Shigella vào năm 1917, giáo sư người Đức Alfred Nissle đã phân lập được một chủng thuộc Escherichia coli từ phân của một người lính không bị nhiễm bệnh ( Med Klin, 1918). Lúc bấy giờ vẫn chưa có thuốc kháng sinh, Nissle đã sử dụng chủng Escherichia coli Nissle 1917 để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do Salmonella và Shigella
Năm 1920, Rettger chứng minh rằng chủng Bulgarian bacillus của Metchnikoff ( sau đổi thành Lactobacillus delbrueckii subsp. bulgaricus) không thể sống trong đường ruột của con người (Cheplin và Rettger, 1920) và hiện tượng hư hỏng của các thực phẩm lên men đã gây ra những tranh cãi về lý thuyết của Metchnikoff trong giai đoạn này.
Sau khi Metchnikoff mất (1916), các nghiên cứu tập trung ở Mỹ. nhiều lý luận cho rằng vi khuẩn từ ruột có rất nhiều khả năng tạo ra các tác động có ích bên trong ruột, và vào năm 1935 một số chủng thuộc Lactobacillus acidophilus được tìm thấy có ảnh hưởng tốt khi được cấy vào ruột. Nhiều thử nghiệm được tiến hành với các chủng này và kết quả thu được đã thúc đẩy việc áp dụng trong điều trị táo bón mãn tính.
Đến nay, việc nghiên cứu về việc sử dụng vi khuẩn lactic trong chế độ ăn uống vẫn được tiếp tục. Trong khi công việc ở giai đoạn trước của thế kỷ qua là đề cập đến việc sử dụng sữa lên men để điều trị bệnh lây nhiễm đường ruột, các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào lợi ích sức khỏe khác của các vi sinh vật này cũng như về bảo đảm sự sống sót của các vi khuẩn này khi ở trong vùng dạ dày-ruột và các loại thực phẩm để vận chuyện chúng vào trong cơ thể con người (Lourens - Hattingh và Viljoen, 2001; Tri I. Wirjantoro et al, 2008; Nagendra P. Shah et al, 1997 ). Rõ ràng nền tảng cho khái niệm hiện đại về probiotics đã được thành lập
Các kiến thức có được về probiotics thông qua nhiều nghiên cứu đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp các sản phẩm sữa. Từ các quan sát từ sớm của Eli Metchnikoff và các nhà nghiên cứu khác, lịch sử của probiotics với sản phẩm sữa lên men đã tiếp tục cho đến tận hiện đại. Điều này hiển nhiên được thấy rõ qua thực tế ngày hôm nay của thị trường thực phẩm sữa-probiotic khổng lồ đang tồn tại.
2.1.2. Định nghĩa về Probiotics
Từ “probiotics” (pro-bios) có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. Năm 1908, Metchnikoff là người đầu tiên đưa ra khái niệm “probiotic”. Tuy nhiên, định nghĩa về probiotics đã phát triển nhiều theo thời gian
Lily và Stillwell (1965) đã mô tả trước tiên probiotics như hỗn hợp được tạo thành bởi một động vật nguyên sinh mà thúc đẩy sự phát triển của đối tượng khác. Phạm vi của định nghĩa này được mở rộng hơn bởi Sperti vào đầu những năm 70 bao gồm dịch chiết tế bào thúc đẩy phát triển của vi sinh vật (Gomes và Malcata, 1999).
Sau đó, Parker đã áp dụng khái niệm này đối với phần thức ăn gia súc có một ảnh hưởng tốt đối với cơ thể vật chủ bằng việc góp phần vào cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột của nó. Vì vậy, khái niệm “probiotics” “được Parker đề nghị là “những sinh vật và các chất góp phần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột” (Parker et al, 1974)
Định nghĩa chung này sau đó được làm cho chính xác hơn bởi Fuller, ông định nghĩa probiotics như “một chất bổ trợ thức ăn chứa vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bằng việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật ruột của nó” (Fuller, 1989). Khái niệm này sau đó được phát triển xa hơn : “vi sinh vật sống (vi khuẩn lactic và vi khuẩn khác, hoặc nấm men ở trạng thái khô hay bổ sung trong thực phẩm lên men) mà thể hiện một ảnh hưởng có lợi đối với sức khỏe của vật chủ sau khi được tiêu hóa nhờ cải thiện tính chất hệ vi sinh vật vốn có của vật chủ” ( Havenaar và Huis in't Veld, 1992).
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh vùng ruột thật sự là một hệ sinh thái vi sinh vật ở người trưởng thành ( Tannock, 1990 ); mặc dù phương pháp trị liệu kháng sinh, bệnh tật hoặc thay đổi chế độ ăn có thể dẫn đến thay đổi hệ sinh thái này, nhưng trạng thái mất cân bằng này dường như có khả năng tự hiệu chỉnh ( Tannock, 1983 ). Vi khuẩn probiotic được tiêu thụ với số lượng lớn cũng không đủ để trở thành chủng chiếm ưu thế trong ruột và có thể hiếm khi được phát hiện trong mẫu ruột hoặc phân sau một hay hai tuần sau sự tiêu hóa.
Do đó, quan trọng là chúng ta phải hiểu trên thực tế ảnh hưởng của probiotic có thể được đem lại bởi các sự kết hợp và cơ cấu hoạt động ít thân thiết hơn và tạm thời hơn so với hệ vi sinh vật của người (Sanders, 1999). Vì vậy, định nghĩa về probiotics hiện tại chỉ còn là “vi sinh vật sống mà đi ngang qua vùng ruột và làm lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng”. ( Tannock et al., 2000 )
Hiện nay theo định nghĩa của FAO/WHO (2001) : “Probiotics là những vi thể sống mà với số lượng được kiểm soát hợp lý sẽ giúp bồi bổ sức khoẻ cho người tiếp nhận”.
Tóm lại, Probiotic là những vi sinh vật sống hữu dụng được đưa trực tiếp vào trong thực phẩm. Khi vào đường tiêu hóa chúng không bị giết bởi diều kiện môi trường và enzyme trong cơ thể mà chúng có khả năng tồn tại, phát triển trong ống tiêu hóa. Chúng không gây hại cho cơ thể vật chủ, trái lại chúng còn ức chế vi sinh vật có hại, tiết ra enzyme tiêu hóa các chất dinh dưỡng mà cơ thể vật chủ không tiêu hóa được để tạo ra các acid hữu cơ hạ pH ruột già, chống lại sự lên men thối, nhờ thế mà bảo vệ tốt đường tiêu hóa, cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của sinh vật chủ.
2.1.3. Probiotic, prebiotic và synbiotic.
Từ lý thuyết về probiotic , dẫn đến những khái niệm về prebiotic và synbiotic.
Prebiotic được định nghĩa và đặt tên đầu tiên bởi Marcel Roberfroid (1995) (Gibson GR, Roberfroid MB. 1995). Prebiotic là hợp chất trong thức ăn không được tiêu hóa ở đoạn trên ống tiêu hóa do cơ thể vật chủ không có Enzyme tương thích, nhưng sau khi đi xuyên qua dạ dày, ruột non xuống ruột già, chúng lại kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn hữu ích phát triển, làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ( Lactobacilli hoặc Bifidobacteria) theo hướng có lợi cho vật chủ. Sau đó khái niệm này đã được sửa đổi như sau “Prebiotic là những thành phần lên men một cách có chọn lọc , cho phép diễn ra một số thay đổi cụ thể cả về thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật bên trong đường tiêu hóa, mà những vi sinh vật này mang lại lợi ích cho vật chủ ” (Roberfroid, 2007). Prebiotic có vai trò gián tiếp đối với sức khỏe con người.
Prebiotic được so sánh với các thực phẩm chức năng. Prebiotic bao gồm các hợp chất carbohydrates và cả non-carbohydrates, phổ biến nhất là các dạng chất xơ hòa tan (soluble fiber) có trong các loại thực phẩm thô (dietary fiber). Thêm vào đó, sau khi xem xét lại các prebiotic năm 2007, Roberfroid chỉ ra rằng có 2 loại fructo-oligosaccharides (FOS) cụ thể bổ sung đầy đủ cho khái niệm của ông, đó là oligofructose và inulin (Roberfroid,2007) và cho biết có thể đưa ra một số chất khác làm prebiotic. Nhiều chuyên gia tiến hành phân biệt các galactooligosaccharides (GOS) là prebiotic thật sự. GOS là một chất có nguồn gốc từ động vật được sản xuất bằng cách chiết xuất đường sữa từ các sản phẩm sữa hoặc sử dụng các enzyme để phân hủy chúng.
Các tiêu chí cơ bản của một prebiotic:
Không bị tiêu hóa
Thủy phân và lên men bởi các vi khuẩn đường ruột
Kích thích có chọn lọc một hoặc một nhóm vi khuẩn nhất định.
Mang lại những lợi ích về sức khỏe cho vật chủ.
Synbiotic là hỗn hợp probiotic và prebiotic có tác dụng cải thiện khả năng sống và chiếm ngự trong đường ruột của các probiotic, sử dụng synbiotic cho nhiều hiệu quả tốt hơn là chỉ sử dụng probiotic hay prebiotic đơn thuần.
Bảng 2.1: Ví dụ về thành phần của prebiotic (Gibson, Roberfroid. 2008)
Thành phần
Inulin - các polimer của fructose (fructan) và fructo-oligosaccharides (FOS)
Oligosaccharides đậu nành
Lactulose
Lactosucrose
Rafinose và stachyose
Galacto-oligosaccharides (GOS)
Trans-galacto-oligosaccharides
Galactosylsucrose
Isomalto-oligosaccharides và malto-oligosaccharides
Palatinose
Gluco-oligosaccharides
Xylooligosaccharides
Chitinoligosaccharides
2.1.4. Thành phần vi sinh của probiotics (Avrelija. 2010)
Probiotics được biết dến là các vi sinh vật sống thuộc vào hệ vi sinh có trong tự nhiên, ít hoặc không có khả năng gây bệnh và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vật chủ. Probiotics bao gồm một số loài thuộc Lactobacillus như Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus reuteri, bifidobacteria và một số chủng nhất định thuộc Lactobacillus casei, nhóm các vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, chủng Escherichia coli Nissle 1917, ngoài ra còn có các chủng Enterococci, đăc biệt là Enterococcus faecium SF68. Một số nấm men cũng được xem là probiotics như Saccharomyces boulardii, Saccharomyces cerevisiae. Chúng được sử dụng trong các thực phẩm probiotic nhất là các sản phẩm sữa lên men hoặc dược phẩm. Một số chủng mới được xem là probiotic đã và đang được chú ý như Lactobacillus plantarum (gồm các loài PCS20, PCS22, PCS25 và PCS26)được phân lập từ Slovenian cheese (Nam Tư). Những loài này mang lại lợi ích lớn đối với sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch và kháng khuẩn cao cho con người.
Bảng 2.2 : Những vi sinh vật được xem như là probiotic (Holzapfel et al. 2001)
Lactobacillus
Gram (+)
Bifidobacterium
Other lactic acid
Bacteria Gram (+)
Non-lactic acid
bacteria
- L. acidophilus
- L. amylovorus
- L. casei
- L. cripatus
- L. delbrueckii
subsp.Bulgaricus
- L. gallinarum
- L. gasseri
- L. johnsonii
- L. paracasei
- L. plantarum
- L. reuteri
- L. rhamnosus
- B. adolescentis
- B. animalis
- B. bifidum
- B. breve
- B. infantis
- B. lactis
- B. longum
- Enterococcus faecalis
- Enterococcus faecium
- Lactococcus lactis
- Leuconostoc mesenteroides
- Pediococcus acidolactici
- Streptococcus thermophilus
- Sporolactobacillus inulinus
- Bacillus cereus var. Toyoi
- Escherichia coli Nissle 1917
- Propionibacterium freudenreichii
- Saccharomyces cerevisiae
- Saccheromyces boulardii
2.1.5. Cơ chế hoạt động và lợi ích của probiotics. (Salminen et al.)
Các thí nghiệm về lợi ích của probiotic đã đưa ra một loạt các khả năng mang lại lợi ích khi sử dụng probiotics. International Life Sciences Institute (ILSI) đã đánh giá và phân loại chức năng của probiotics đối với con người vào 4 lĩnh vực ứng dụng khác nhau : (1) trao đổi chất, (2) viêm ruột mãn tính và rối loạn chức năng, (3) nhiễm trùng và (4) dị ứng. Mật độ cần thiết của một probiotic để đạt được một hiệu ứng lâm sàng thường là ≥106 CFU/ml dịch ruột non và ≥ 108 CFU/g phân trong ruột già. Liều lượng điều trị bằng probiotic có thể cao hơn từ 10 đến 100 lần. Trong tiêu chảy điều trị liều lượng cao thì cho hiệu quả hơn. Đối với các bệnh mãn tính (dị ứng, viêm hoặc các bệnh thuộc miễn dịch) thì tác động của probiotic phị thuộc vào tương tác giữa hệ miễn dịch đường ruột với hệ vi sinh vật tương ứng và thời gian điều trị. (Avrelija. 2010).
Lưu ý rằng đối với những lợi ích mang tính tiềm năng, nghiên cứu bị giới hạn và chỉ cho kết quả sơ bộ, các tác động được mô tả chỉ thuộc về chủng được kiểm tra, không được quy cho bất kì dòng khác của cùng một loài và không phải là tác động chung cho toàn bộ các chủng probiotics (Gilliland và Walker, 1990).
Để có thể mang lại những lợi ích cho vật chủ, trước tiên chủng probiotics phải có khả năng sống sót qua đường tiêu hóa nghĩa là chịu được acid, dịch tiêu hóa dạ dày, tồn tại và phát triển được trong điều kiện có muối mật và không gây bệnh cho vật chủ.
2.1.5.1. Tác động kháng khuẩn của probiotics.
Probiotics có họat tính đối kháng chống lại các vi sinh vật gây bệnh như Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Salmonella spp., Helicobacter pylori…làm giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh bằng cách cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh đồng thời tiết ra các chất kháng khuẩn để ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn cạnh tranh.
Vi khuẩn probiotic tạo ra nhiều chất ức chế cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có các acid hữu cơ, H2O2 và đăc biệt là bacteriocin. Những hợp chất này không chỉ làm giảm sô lượng sinh vật mang mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua sự tạo ra các acid chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic.
Trong đó bacteriocin có bản chất là các peptid kháng khuẩn sinh ra bởi vi khuẩn để chống lại vi khuẩn khác. Như vậy, loại vi khuẩn tạo ra loại bacteriocin nào thì có khả năng kháng lại chính bacteriocin đó. Ngoài ra không gây ra phản ứng dị ứng trong con người và các vấn đề về sức khỏe, bị phân hủy nhanh bởi enzym protease, lipase. Chúng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác do sự tạo thành các kênh làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, nhiều loại bacteriocin còn có khả năng phân giải ADN, ARN và tấn công vào peptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào.
Cụ thể như Lacticin 3147 do Lactococcus lactis sinh ra có tác dụng diệt khuẩn trên những tế bào nhạy cảm bởi sự tương tác đầu tiên với thành tế bào. Đó là nguyên nhân mà trên màng tế bào tạo ra những kênh cho K + và phốt phát vô cơ đi ra khỏi tế bào. Trong sự nỗ lực để tái tích lũy lại những ion này, những hệ thống hấp thu phụ thuộc ATP dẫn tới thủy phân ATP bên trong. Khi ATP được yêu cầu cho sự duy trì của những chức năng quan trọng của tế bào, như gradient pH tại màng tế bào, những chức năng tế bào bị phá vỡ và tế bào dần dần mất năng lượng và chết.
Bacteriocin của vi khuẩn lactic có thể phân loại dựa trên cấu trúc cơ bản nhưng nó còn dựa trên kiểu hoạt động của chúng. Bacteriocin class I (đại diện: nisin của Lactococcus lactis) gắn vào lớp lipid II, ngăn sự vận chuyển các tiểu đơn vị peptidoglycan từ tế bào chất đến vách tế bào, đo đó ngăn tổng hợp vách tế bào hoặc do bám đựơc vào lớp lipid II, các phân tử nisin tạo lỗ xuyên màng tế bào dẫn đến tiêu bào; bacteriocin class II (đại diện sakacin của Lactobacillus sake) là các peptide lưỡng tính có khả năng xuyên màng tế bào tạo kênh/lỗ trên màng. Lớp III (còn gọi là bacteriolysin như lysostaphin) – protein không bền nhiệt, tác động trực tíêp lên vách tế bào đích (hình 2.1) (Riley và Chavan, 2007 ), (Cotter et al., 2005).
Hình 2.1: Cơ chế kháng vi sinh vật của bacteriocin (Cotter et al., 2005).
2.1.5.2.Tác động của probiotics trên biểu mô ruột
Một khả năng cần thiết nữa của probiotic nữa là khả năng kết bám trên biểu mô ruột do vị trí họat động của probiotics là trên bề mặt biểu mô ruột. Muốn vậy chúng phải sống sót khi đi qua dạ dày. Chúng kết bám vào biểu mô ruột với số lượng lớn và đa dạng góp phần tạo nên hệ vi sinh đường ruột lành mạnh và nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho vật chủ
Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.
Bám dính cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng với vi sinh vật gây bệnh
Tổng hợp các hợp chất kháng và giảm số lượng vi sinh vật có hại trên bề mặt ruột.
Cảm ứng huy động tế bào miễn dịch và họat hóa đáp ứng miễn dịch thích hợp và đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.
Giảm viêm đường tiêu hóa và sự lây nhiễm vi khuẩn như giảm viêm loét đại tràng (Whorwell et al., 2006), ( Niedzielin et al., 2001), (Kerr, Martha, 2003). LAB được cho là hỗ trơn trong việc điều trị nhiễm Helicobacter pylori, một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.( Hamilton-Miller, 2003)
Hỗ trợ tiêu hóa cho ruột, cải thiện khả năng hấp thụ lacrose và hoạt động của các enzyme khác (Sanders,2000), các khoáng chất (Famularo,2005) và các vitamin : B, K…
Giảm cholesterol, giảm huyết áp máu nhờ vào một loại peptide ức chế tên gọi là ACE tạo ra trong quá trình lên men của LAB (Famularo,2005)
Kháng đột biến và kháng ung thư nhờ sự tương tác của các tế bào này với các tác nhân gây đột biến và ung thư (Mattila et al., 2002). Probiotic có thể kết dính, bao bọc, hoặc kéo đi những yếu tố gây ung thư; kiềm chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh có liên quan từ đó hạn chế các yếu tố tiền ung thư trong đường ruột .
2.1.5.3.Tác động lên hệ miễn dịch của probiotics.
Mặc dù cơ chế vẫn chưa được làm