Tổng quan về Quận 12

Hệ thống trường lớp, mạng lưới y tế được ưu tiên đầu tư; hệ thống hạ tầng giao thông được tập trung đẩy mạnh cùng với xã hội hóa đường giao thông được thực hiện có hiệu quả; các công trình bờ bao kết hợp giao thông trong công tác phòng chống lụt bão được đầu tư cơ bản từ gia cố mang tính chất phòng, chống sang tính chất định hình ổn định; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với thực hiện nếp sống văn minh đô thị dần dần được hình thành trong cộng đồng dân cư; công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, có công luôn được quan tâm Nhìn lại những thành tựu đạt được trong thời gian qua, có thể khẳng định đó là nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở. Năng lực lãnh đạo của Đảng, điều hành quản lý năng động của chính quyền, công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và các đoàn thể, sự nhiệt tình, tận tâm, sáng tạo của đội ngũ Cán bộ công chức đặc biệt, là sự đồng tình ủng hộ và thực hiện các chủ trương, chính sách của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận. Qua đó, cho thấy các chủ trương, Nghị quyết của Đảng cùng với chương trình hành động của chính quyền, sự nhạy bén, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của cơ sở đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và đi vào thực tiễn đời sống nhân dân được nhân dân tích cực tham gia.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về Quận 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : BÁO CÁO TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỰC TẬP Mục đính, đề tài và nội dung thực tập Mục đích thực tập Trong chương trình đào tạo cử nhân Hành chính hệ chính quy của Học viện Hành chính, bên cạnh những kiến thức lý luận đã được học tại trường, Sinh viên phải tham gia đợt thực tập do Học viện tổ chức. Mục đích của đợt thực tập là nhằm: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ quyền hạn của Cán bộ, Công chức tại nơi thực tập. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với Cán bộ nơi thực tập. Nội dung thực tập Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của Phòng Nội vụ quận nói riêng và ngành Nội vụ nói chung; Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan; Nắm được thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan; Tìm hiểu cụ thể về công tác đào tạo,bồi dưỡng Cán bộ, công chức Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một Công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan giao cho. Đề tài thực tập: “Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ công chức trên địa bàn Quận 12-thực trạng và giải pháp” Quá trình thực tập Thời gian và địa điểm thực tập Thời gian thực tập: Thời gian thực tập 02 tháng; Từ ngày 15/3/2010 đến ngày 14/5/2010. Địa điểm thực tập: Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân Quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh 2.2-Tiến trình thực tập: Thời gian  Nội dung công việc   Tuần 1 (15/3 – 19/3/2010)  Liên hệ xin thực tập; Học tập Quy chế của cơ quan; Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của UBND Quận 12; Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động Phòng Nội vụ.   Tuần 2 Tuần 3 (22/3 – 02/4/2010)  Xác định và xây dựng đề cương chuyên đề thực tập; Tập hợp, phân loại, sắp xếp và lưu trữ văn bản; Nghiên cứu những văn bản về công tác xử lý kỷ luật Công chức; Trao đổi với Cán bộ chuyên môn để nâng cao kiến thực lý luận và thực tiễn về công tác xử lý kỷ luật Công chức.   Tuần 4 Tuần 5 (05/4 – 16/4/2010)  Tìm hiểu về công tác xử lý kỷ luật Công chức tại quận; Tìm hiểu thực trạng công tác xử lý kỷ luật Công chức.   Tuần 6 Tuần 7 (19/4 – 30/4/2010)  Tìm hiểu sâu hơn về công tác xử lý kỷ luật Công chức; Thu thập tài liệu, số liệu chuẩn bị viết báo cáo thực tập; Viết báo cáo thực tập.   Tuần 8 Tuần 9 (02/5 – 14/5/2010)  Hoàn chỉnh báo cáo thực tập; Xin ý kiến lãnh đạo Phòng Nội vụ về quá trình thực tập; Nộp báo cáo thực tập.   Phần 2: Tổng quan về Quận 12 1.Tổng quan về Quận 12 1.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, hiện nay có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Trên địa bàn quận có nhiều mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố như Đài phát thanh Quán Tre, công viên phần mềm Quang Trung, trạm biến điện, các khu công nghiệp,... Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm – Hóc Môn. Ngày 01/01/2007, Quận đã thành lập thêm phường Tân Hưng Thuận (theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chỉnh phủ) nâng tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn quận 12 là 11 phường như sau: Phường Đông Hưng Thuận; Phường Tân Chánh Hiệp; Phường Tân Thới Hiệp; Phường Tân Thới Nhất; Phường Tân Hưng Thuận; Phường Hiệp Thành; Phường Thới An; Phường Trung Mỹ Tây; Phường An Phú Đông; Phường Thạnh Lộc; Phường Thạnh Xuân. Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc Môn – Bà Điểm được khai phá từ rất sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm 1623 – khi Chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng này đã khá đông. Dưới thời Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện Tân Bình vào năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km2, tức hơn 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058km2) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm cỏ. Khi huyện Tân Bình đổi tên thành Phủ Tân Bình (năm 1808) gồm 4 huyện thì Hóc Môn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì Hóc Môn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp đặt ra các đơn vị hành chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt tham biện Sài Gòn. Dù là vùng đất trong hạt Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa, vẫn là vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Môn lên Tây Ninh, sang Phnom Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Đến thời Mỹ can thiệp vào miền nam, xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới, chúng xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Môn từ đông sang tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền đông được xây dựng … tất cả các công trình giao thông này nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ và Ngụy quyền chứ không phải để đô thi hóa và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Sài Gòn. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mưu đồ biến Hóc Môn thành vành đai, lá chắn bảo vệ phía Tây Bắc Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất này trong hơn 100 năm kể từ khi tên thực dân Pháp đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn năm 1859 và tên đế quốc Mỹ cuối cùng chạy tháo chân trên chiếc trực thăng rạng sáng ngày 30.4.1975, khẳng định vai trò của Mười tám Thôn vườn trầu là vành đai đỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những địa danh đã đi vào lịch sử như Bà Điểm – An Phú Đông – Vườn cau Đỏ. Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày và được xây dựng ngày càng hiện đại, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Những kết quả nổi bật. Nhìn lại chặng đường 13 năm phát triển, có thể nhìn thấy những kết quả nổi bật như sau: - Qua 13 năm hình thành và phát triển, kinh tế của quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống kinh tế của nhân dân được cải thiển 1 cách rõ rệt. Tốc độ phát triển bình quân ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 40,49%, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,40%, và ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 1,1%. Tốc độ phát triển các ngành được đảm bảo là năm sau cao hơn năm trước. - Quận đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ Doanh nghiệp như vừa xây dựng vừa lập thủ tục ở những năm đầu thành lập quận; sau đó, nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kịp thời điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế; triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố, thực hiện cải cách hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức cho các Doanh nghiệp gặp gỡ lãnh đạo Quận ủy - UBND quận cùng các phòng ban chức năng, qua đó đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc khó khăn thuộc thẩm quyền của quận hoặc chủ động đi cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Doanh nghiệp để hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh. - Giai đoạn năm 2001- 2005, Quận bắt đầu tập trung đầu tư hạ tầng chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách, công tác xã hội hóa giao thông từng bước được triển khai thực hiện. Đặc biệt, giai đoạn từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2008, khai thác từ nhiều nguồn vốn, khơi được sức dân đồng tình ủng hộ, nhiều công trình dân hiến đất 100%, người dân tự vận động đóng góp kinh phí thực hiện. Tính đến cuối năm 2008, toàn Quận đã thực hiện được: 58 công trình khối văn hóa xã hội; trên 150 tuyến trong đó có 92,488 km bê tông nhựa nóng, xã hội hóa đường giao thông được 229,936km đường hẻm cấp phối sỏi đỏ, bê tông xi măng, với tổng kinh phí thực hiện 2.318,471 tỷ đồng (gồm cả giá trị nhân dân hiến đất). - Hệ thống trường lớp, mạng lưới y tế được ưu tiên đầu tư; hệ thống hạ tầng giao thông được tập trung đẩy mạnh cùng với xã hội hóa đường giao thông được thực hiện có hiệu quả; các công trình bờ bao kết hợp giao thông trong công tác phòng chống lụt bão được đầu tư cơ bản từ gia cố mang tính chất phòng, chống sang tính chất định hình ổn định; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với thực hiện nếp sống văn minh đô thị dần dần được hình thành trong cộng đồng dân cư; công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, có công luôn được quan tâm… Nhìn lại những thành tựu đạt được trong thời gian qua, có thể khẳng định đó là nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở. Năng lực lãnh đạo của Đảng, điều hành quản lý năng động của chính quyền, công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và các đoàn thể, sự nhiệt tình, tận tâm, sáng tạo của đội ngũ Cán bộ công chức đặc biệt, là sự đồng tình ủng hộ và thực hiện các chủ trương, chính sách của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận. Qua đó, cho thấy các chủ trương, Nghị quyết của Đảng cùng với chương trình hành động của chính quyền, sự nhạy bén, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của cơ sở đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và đi vào thực tiễn đời sống nhân dân được nhân dân tích cực tham gia. - Công tác quản lý đô thị ngày càng được chấn chỉnh, vai trò quản lý nhà nước trong quản lý đô thị được nâng cao. Qua hơn 10 năm, bộ mặt đô thị dần được hình thành. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được phủ kín 92% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn quận. Tập trung điều chỉnh quy hoạch đối với các khu vực không còn phù hợp; quận đã điểu chỉnh quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp và đất sản xuất công nghiệp thành đất hỗn hợp để linh hoạt chuyển đổi mục đích, tạo quỹ đất cho công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. - Những năm gần đây, trên đại bàn quận triển khai thực hiện nhiều các dự án xây dựng nên công tác bồi thường giả phóng mặt bằng đã được quận quan tâm đẩy mạnh. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư từng bước đi vào nề nếp. Cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. - Công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tập trung triển khai thực hiện trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả nhất định, tạo được sự hài lòng của người dân khi giao dịch với cơ quan công quyền. - Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều nỗ lực góp phần chăm lo đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân, việc xã hội hóa được quan tâm, đẩy mạnh. - Tình hình an ninh chính trị được giữ vững ổn định, không để xảy ra điểm nóng về chính trị trên địa bàn, tình hình phạm pháp hình sự được kéo giảm. Công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy đạt mục tiêu giữ vững địa bàn không còn điểm nóng về ma túy, tích cực đấu tranh phát hiện kịp thời đối tượng nghiện trên địa bàn. - Công tác điều hành của thường trưc UBND quận chuyển biến mạnh mẽ, quan tâm chọn mũi đột phá và có chương trình công tác trên từng lĩnh vực đem lại diện mạo mới cho UBND quận, bộ máy phòng ban được chấn chỉnh nề nếp, tạo nên sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy. Những khó khăn - Trong phát triển kinh tế, tuy thương mại dịch vụ có tăng lên nhưng các loại hình dịch vụ chủ yếu là phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, các khu thương mại dịch vụ đã có quy hoạch nhưng chưa hình thành, các dịch vụ cao cấp như tín dụng chăm sóc sức khỏe, giải trí…chưa được đầu tư. Sản xuất công nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ tự phát không tập trung mà phân bố xen kẽ trong khu dân cư chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại còn lại đa số công nghệ sản xuất, trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường. - Lĩnh vực xây dựng cơ bản tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Việc thực hiện các dự án còn chưa có sự phối hợp thống nhất, xuyên suốt giữa các phòng ban ngành đoàn thể quận và Ủy ban nhân nhân các phường từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công bố chủ trương thực hiện dự án đến giai đoạn giải tỏa mặt bằng, xác định đơn giá bồi thường và giá bố trí tái định cư. - Công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị và lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất thực hiện chậm so với yêu cầu xã hội. Công tác môi trường chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và khiếu nại về môi trường. - Với tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều dự án nâng cấp mở rộng các tuyến đường, xây dựng công trình, dự án liên quan đến đền bù giải tỏa tái định cư, tình trạng dân nhập cư các tỉnh đến ngày càng đông, nhu cầu mua đất - nhà, chưa đủ điều kiện lập theo quy định…nên tình trạng vi phạm xây dựng nhà ở không phép, sai phép vẫn còn diễn ra và còn diễn biến phức tạp, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường và các chợ tự phát làm mất trật tự an toàn giao thông. Việc kiểm tra xử lý vi phạm còn gặp khó khăn do lực lượng còn thiếu và yếu, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp. - Công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng hiện nay còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời các dự án trọng điểm cũng như nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận. - Nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận dân cư còn thấp nên vệ sinh môi trường không đảm bảo, việc chiếm dụng lòng lề đường để mua bán chưa giải quyết triệt để ở một số phường. - Trong xây dựng chính quyền, tính chủ động trong công việc của các ngành, các phòng ban, đơn vị chưa cao, việc phối hợp còn hạn chế dẫn đến việc hiệu quả không như mong muốn. - Thủ tục hành chính vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu sự liên thông của một số phòng ban nên chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dân, vẫn còn phàn nàn về thủ tục, thái độ của cán bộ công chức. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của UBND Quận 12 .Khái quát cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12 Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12 Hiện nay UBND quận 12 có 09 thành viên, bao gồm: Chủ tịch UBND; Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế; Phó Chủ tịch UBND phụ trách quản lý đô thị; Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội; Ủy viên UBND phụ trách Công an là trưởng Công an quận; Ủy viên UBND phụ trách Quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận; Ủy viên UBND phụ trách Thanh tra là Chánh Thanh tra; Ủy viên UBND phụ trách Nội vụ là Trưởng phòng Nội vụ; Ủy viên UBND phụ trách Văn phòng là Chánh Văn phòng UBND. Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 12: Phòng Nội vụ; Văn phòng UBND; Thanh tra Nhà nước; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Kinh tế; Phòng Văn hóa – Thông tin; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên – Môi trường; Phòng Tư pháp; Phòng Y tế; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra Xây dựng: Thực hiện thí điểm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của UBND quận 12 3.1-Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 12: Phòng Nội vụ Văn phòng HĐND và UBND Thanh tra Nhà nước Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Kinh tế Phòng Văn hóa – Thông tin và Thể thao Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Phòng Quản lý đô thị Phòng Tài nguyên – Môi trường Phòng Tư pháp Phòng Y tế Phòng Giáo dục Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em. 3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 3.2.1. Vị trí : - Phòng Nội vụ quận là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận. -Phòng Nội vụ quận có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ. 3.2.2. Chức năng : Phòng Nội vụ quận có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. 3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 1/. Trình Ủy ban nhân dân quận các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. 2/. Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. 3/. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. 4/. Về tổ chức, bộ máy: a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn quận theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố; b) Trình Ủy ban nhân dân quận quyết định hoặc để Ủy ban nhân dân quận trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; c) Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định; d) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành quận theo quy định của pháp luật. 5/. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp: a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm; b) Giúp Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; c) Giúp Ủy ban nhân dân quận tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp quận và Ủy ban nhân dân phường. 6/. Về công tác xây dựng chính quyền: a) Giúp Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của Ủy ban nhân dân quận và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố; b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân phường; giúp Ủy ban nhân dân quận trình Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật; c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận xây dựng đề án thành lậ