Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.
Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm châu Mỹ, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10034 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về vấn đề nghiên cứu cây dứa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN về vấn đề nghiên cứu
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY DỨA
Hình 2.2: Dứa sau khi thu hoạch
Hình 2.1: Dứa trước khi thu hoạch
2.1.1. Lịch sử và sự phát triển của cây dứa
Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.
Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm châu Mỹ, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.
Tiếng Anh của Dứa là Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như chốp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính ngọt dịu, ăn được của trái này.
Tiếng Việt còn gọi Dứa là trái Thơm hay Khóm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.
Dứa là trái cây nhiệt đới, thích hợp với môi trường ẩm thấp, nhưng có thể chịu đựng tới nhiệt độ 280F (-20C), nhưng ở nhiệt độ lạnh, cây chậm lớn và trái chua. Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawaii vào năm 1885. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và sản xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Dứa thường được hái khi đã chín, sẵn sàng để ăn. Hái khi dứa còn xanh, dứa sẽ không chín tiếp vì không có đủ tinh bột để chuyển thành đường.
Ở Việt Nam, dứa được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Dứa Bến Lức vẫn nổi tiếng khắp miền Nam. Mỗi trái dứa có thể nặng khoảng từ 1/2 kg đến 3 kg.
2.1.2. Thành phần dinh dưỡng trong dứa
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của 100g dứa
Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum. Thành phần dinh dưỡng trong 100g dứa:
Độ ẩm
81.3-91.2 g
Tinh chất Ether
0.03-0.29 g
Chất xơ
0.3-0.6 g
Nitrogen
0.038-0.098 g
Tro
0.21-0.49 g
Calcium
6.2-37.2 mg
Phosphorus
6.6-11.9 mg
Iron
0.27-1.05 mg
Carotene
0.003-0.055 mg
Thiamine
0.048-0.138 mg
Riboflavin
0.011-0.04 mg
Niacin
0.13-0.267 mg
Ascorbic Acid
27.0-165.2 mg
2.1.3. Các bộ phận trên cây dứa có thể cho enzyme bromelain
2.1.3.1. Quả
Quả dứa thuộc loại quả tụ, do 100-200 quả nhỏ hợp lại. Các giống khác nhau thì hình dạng quả và mắt quả cũng khác nhau. Bộ phận ăn được của quả dứa là do trục của chùm hoa và lá bắc phát triển nên. Sau khi hòa tàn thì quả bắt đầu phát triển. Đây là bộ phận cho nhiều enzyme bromelain nhất, chiếm 50% protein của quả dứa.
(Nguồn: ml)
2.1.3.2. Thân
Thân cây dứa chia làm hai phần: một phần trên mặt đất và một phần dưới mặt đất. Phần ở trên thường bị các lá che kín nên khó nhìn thấy. Khi cây đã phát triển đến mức độ nhất định, có thể dùng các mầm ngủ trên các đốt để nhân giống. Năm 1957, Heinicke nhận thấy trong thân cây dứa có một lượng lớn bromelain và người ta bắt đầu tìm cách tách chiết nó và sản xuất dưới dạng thuốc để chữa bệnh.
(Nguồn: ml)
2.1.3.3. Lá
Lá dứa mọc trên thân cây theo hình xoắn ốc. Lá thường dày, không có cuốn, hẹp ngang và dài. Bề mặt và lưng lá thường có một lớp phấn trắng hoặc một lớp sáp có tác dụng làm giảm tốc độ bốc hơi nước ở lá. Các giống dứa thường có gai nhọn và cứng ở mép lá, nhưng cũng có giống lá không gai. Tuỳ theo giống, một cây dứa trưởng thành có khoảng 60-70 lá (Nguyễn Văn Kế, 2001). Đây cũng là nguồn có thể thu nhận được enzyme bromelain.
2.1.3.4. Rễ
Rễ dứa gồm rễ cái và rễ nhánh (mọc ra từ phôi hạt); rễ bất định (mọc ra từ mầm rễ trên các đốt của các loại chồi dứa trước khi đem trồng). Rễ dứa thuộc loại ăn nông, phần lớn do nhân giống bằng chồi nên mọc từ thân ra, rễ nhỏ và phân nhiều nhánh. Bộ rễ dứa thường tập trung ở tầng đất 10-26 cm và phát triển rộng đến 1 m (Nguyễn Văn Kế, 2001). Đây cũng là nguồn có thể thu nhận được enzyme bromelain.
2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ENZYME
Enzyme hay còn gọi là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein. Enzyme có trong mọi cơ thể sinh vật, nó không những làm nhiệm vụ xúc tác cho các phản ứng hóa học nhất định trong cơ thể sinh vật (invivo) mà còn xúc tác cho các phản ứng ngoài tế bào (invitro). Vì có nguồn gốc từ sinh vật cho nên enzyme thường được gọi là chất xúc tác sinh học (biocatalisateur) nhằm phân biệt với các chất xúc tác hóa học khác.
Chính nhờ sự có mặt của enzyme mà nhiều phản ứng hóa học rất khó xảy ra trong điều kiện thường ở ngoài cơ thể (do cần nhiệt độ, áp suất cao, acid mạnh hay kiềm mạnh…) nhưng trong cơ thể nó xảy ra hết sức nhanh chóng, liên tục và nhịp nhàng với nhiều phản ứng liên hợp khác trong điều kiện hết sức êm dịu, nhẹ nhàng (370C, áp suất thường, không kiềm mạnh hay acid mạnh…).
Đặc tính quan trọng nhất của enzyme là tính đặc hiệu. Tính đặc hiệu là khả năng xúc tác chọn lọc, xúc tác sự chuyển hóa một hay một số chất nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định: đặc hiệu cảm ứng và đặc hiệu cơ chất.
Enzyme không thể tổng hợp bằng con đường hóa học. Do đó muốn thu nhận enzyme chỉ có con đường duy nhất là thu nhận từ cơ thể sinh vật. Tất cả các tế bào động vật, thực vật, vi sinh vật đều chứa enzyme nhưng mức độ enzyme thì hoàn toàn khác nhau.
Hiện nay người ta khai thác enzyme từ ba nguồn cơ bản:
Động vật (hạn chế)
Thực vật (hạn chế)
Vi sinh vật (phổ biến)
Việc khai thác enzyme từ động vật và thực vật rất phức tạp vì nguồn nguyên liệu thu nhận khó khăn, hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao nên hạn chế.
Việc sản xuất enzyme từ vi sinh vật có những ưu điểm như sau:
Vi sinh vật có chu kỳ sinh trưởng và phát triển rất ngắn.
Hệ enzyme của vi sinh vật vô cùng phong phú.
Việc cải tạo giống vi sinh vật để tạo ra những chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp ra các loại enzyme theo ý muốn được thực hiện một cách dễ dàng trong một thời gian ngắn vì khả năng thích ứng môi trường của vi sinh vật là rất cao.
Vi sinh vật có tốc độ sinh sản cực nhanh
Vi sinh vật không đòi hỏi nghiêm ngặt về môi trường dinh dưỡng nên có thể tận dụng những phụ phế liệu công nông nghiệp để sản xuất enzyme và có thể dễ dàng điều khiển các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy để có thể thu được hiệu suất cao trong sản xuất.
Sản xuất enzyme từ vi sinh vật hoàn toàn có thể thực hiện theo quy mô công nghiệp.
2.3. ENZYME PROTEASE
Enzyme protease là enzyme thuộc nhóm hydrolase, xúc tác cho quá trình thủy phân liên kết peptide (-CO-NH-) của phân tử protein và peptide thành các acid amin tự do, một peptide ngắn,pepton.
2.3.1. Giới thiệu sơ lược các Enzyme protease
2.3.1.1. Protease vi sinh vật
Protease từ vi khuẩn
Lượng protease sản xuất từ vi khuẩn được ước tính vào khoảng 500 tấn, chiếm
khoảng 59% lượng enzyme được sử dụng.
Trong các chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp mạnh protease là Bacillus subtilis, B. mesentericus, B. thermorpoteoliticus và một số giống thuộc chi Clostridium. Trong đó, B. subtilis có khả năng tổng hợp protease mạnh nhất (Nguyễn Trọng Cẩn và cs, 1998). Các vi khuẩn thường tổng hợp các protease hoạt động thích hợp ở vùng pH trung tính và kiềm yếu.
Protease từ nấm
Nhiều loại nấm mốc có khả năng tổng hợp một lượng lớn protease được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm là các chủng: Aspergillus oryzae, A. terricola, A. fumigatus, A. saitoi, Penicillium chysogenum…
Protease từ xạ khuẩn
Về phương diện tổng hợp protease, xạ khuẩn được nghiên cứu ít hơn vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, người ta cũng đã tìm được một số chủng có khả năng tổng hợp protease cao như: Streptomyces grieus, S. fradiae, S. Trerimosus...
2.3.1.2. Protease động vật
- Tụy tạng: Đây là nguồn enzyme sớm nhất, lâu dài nhất và có chứa nhiều enzymenhất. - Dạ dày bê: Trong ngăn thứ tư của dạ dày bê có tồn tại enzyme thuộc nhóm Protease tên là renin. Enzyme này đã từ lâu được sử dụng phổ biến trong công nghệ phomat. Renin làm biến đổi casein thành paracasein có khả năng kết tủa trong môi trường sữa có đủ nồng độ Ca2+. Đây là quá trình đông tụ sữa rất điển hình, được nghiên cứu và ứng dụng đầy đủ nhất. Trong thực tế nhiều chế phẩm renin bị nhiễm pepsin thì khả năng đông tụ sữa kém đi.
Gần đây có nghiên cứu sản xuất protease từ vi sinh vật có đặc tính renin như ở các loài Eudothia Parasitica và Mucor Purillus.
Protease
pH
Chất hoạt hóa
Pepsin
Chymosin
Trypsin
Chymotrypsin
Carboxypeptidase
Aminopeptidase
1,5 – 4,0
5 – 6
6,5 – 9,0
7,0 – 8,5
6,0 – 8,5
6,5 – 8,0
H+, protease
Ca2+
Enserkinase, Ca2+
Ca2+
Trypsin
-
Bảng 2.2: Protease động vật
2.3.1.3. Protease thực vật
Protease thực vật tập trung chủ yếu ở một số cây vùng nhiệt đới như đu đủ, dứa, cây sung, articho và đậu tương. Tất cả protease thực vật đều cùng thuộc một nhóm enzyme chứa gốc – SH trong tâm hoạt động.
Thí dụ: papain từ mủ đu đủ, bromelain từ dứa, ficin từ quả sung.
2.3.2. Ứng dụng của enzyme protease
Bảng 2.3: Ứng dụng protease trong Công nghiệp
Trong các loại enzyme thì enzyme protease có vai trò quan trọng hơn cả vì nó thủy phân protein. Protein đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với đời sống con người, nó là thành phần cơ bản của người và vật nuôi, là nguồn cung câp vật liệu như da, lông, tơ phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cũng như gia tăng thời gian bảo quản.
Sản phẩm
Ứng dụng
Bia
Phomat
Làm mềm thịt
Bánh mì
Bánh kẹo
Da
Chất tẩy rửa
Làm tan protein hạt, làm ổn định bia.
Tủa protein sữa và làm chín phomat.
Cắt một phần mô liên kết.
Tăng độ dẻo của gluten.
Tăng độ giòn.
Loại bỏ lông, sắc tố, làm mềm da.
Tẩy rửa vết protein.
Hiện nay chế phẩm protease thương mại một phần có nguồn gốc động vật và thực vật, nhưng chủ yếu là từ vi sinh vật ( Nguyễn Tiến Thắng, 2004).
2.4. ENZYME BROMELAIN THU NHẬN TỪ DỨA
Giới thiệu enzyme bromelain
Bromelain là enzyme có nhiều trong quả dứa, được phát hiện từ giữa thế kỉ 19 nhưng mới được nghiên cứu từ giữa thế kỉ 20. Ở nước ta nghiên cứu về Bromelain được bắt đầu từ những năm 1968-1970.
Bromelain là nhóm protease thực vật được thu nhận từ họ Bromeliaceae, đặc biệt là từ thân (EC-3.4.22.32) và trái dứa (EC-3.4.22.33). Ở mỗi bộ phận khác nhau thì Bromelain có pH tối ưu khác nhau và cấu tạo cũng có sự khác nhau.
Bromelain có trong toàn bộ cây dứa, nhưng nhiều nhất là trong quả. Bromelain là nhóm endoprotease có khả năng phân cắt các liên kết peptid nội phân tử protein để chuyển phân tử protein thành các đoạn nhỏ gọi là các peptide (Dương Thị Hương Giang, 2005).
Thành phần chủ yếu của Bromelain có chứa nhóm sulfurhydryl thủy giải protein. Khi chiết tách và tinh sạch phân đoạn có chứa nhóm sulfhydryl của Bromelain thì thu được một enzyme thủy phân protein hiệu quả in vitro (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Tính chất vật lí của enzyme bromelain
Bảng 2.4: Tính chất vật lí của bromelain thân
Bromelain tan nhẹ trong nước và glycerine nhưng không tan trong dung môi hữu cơ. Murachi và cộng sự năm 1964 đã nghiên cứu về tính chất vật lý của enzyme Bromelain trích từ thân cây dứa và thấy như sau:
Tính chất vật lí
Kí hiệu
Giá trị
Hằng số sa lắng
S
2.73 S
Hằng số khuếch tán
D
7.77 x 10-7 cm2/s
Thể tích riêng phần
V
0.743 mL/g
Độ nhớt bên trong
[l]
0.039 dl/g
Tỉ số ma sát
f/f0
1.26
Điểm đẳng điện
Pi
9.55
Sự hấp thu
A1%cm ở 280 nm
20.1
Trọng lượng phân tử
Da
33 200*
32 100**
35 500***
(Nguyễn Đức Lượng, 2004)
* : Tính từ phương pháp sa lắng – khuếch tán.
** : Tính từ hằng số sa lắng và độ nhớt bên trong.
*** : Tính bằng phương pháp Archibald.
Tính chất hoá học của enzyme bromelain
Cấu tạo hoá học
Bromelain thân là một protease nhưng nó khác với các protease thực vật khác như papain, ficin ở chỗ nó là một glycoprotein, mỗi phân tử có glycan gồm 3 manose, 2 glucosamine, 1 xylose, và 1 fructose (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Tùy từng phương pháp thu nhận và phương pháp phân tích, thành phần acid amin ở bromelain thân và quả thay đổi khác nhau. Bromelain thân có thành phần acid amin thay đổi trong khoảng 321-144 acid amin và 283-161 acid amin đối với bromelain quả.
Các nghiên cứu ghi nhận, polypeptide của Bromelain thân có acid amin đầu –NH2 là valine và đầu carboxyl là glycine; còn đối với Bromelin quả, acid amin đầu –NH2 là alanine (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
2.4.3.2. Cấu trúc không gian của bromelain
Murachi và Busan phân tích cấu trúc bậc 1 của bromelain và nhận thấy cách sắp xếp amino acid trong phân tử bromelain như sau:
Ser – Val – Lys – Asn – Gln – Asn – Pro – Cys – Gly – Ala – Cys – Tryp –
- Gly – Cys – Lys -
Bromelain là một protease trong tâm hoạt động có chứa cysteine và hai sợi polypeptide liên kết với nhau bằng cầu nối –S-S- (disulfur).
Tâm hoạt động –Cys đặt cách nhóm imidazole của histidine là 5Å.
Chuỗi phân tử gấp nếp phức tạp thành dạng hình cầu.
Trong phân tử bromelain thân có chứa nhóm sulfhydryl có vai trò chủ yếu trong hoạt tính xúc tác và trong mỗi phân tử có tất cả 5 cầu nối disulfite. Ngoài ra, trong phân tử bromelain thân còn có sự hiện diện của các ion Zn2+ với hàm lượng 2 mg/g enzyme có vai trò duy trì cấu trúc không gian của enzyme.
2.4.4. Hoạt tính của enzyme bromelain
Thịt quả dứa chỉ có hoạt tính Bromelain kể từ 3 tháng trước khi chín. Trong đó hoạt tính cao nhất là khoảng 20 ngày trước khi chín. Khi trái chín, hoạt tính bromelain giảm xuống nhưng không mất hẳn.
Một số nghiên cứu cho thấy Bromelain có hoạt tính khác nhau trên những cơ chất khác nhau. Nếu cơ chất là hemoglobin thì khả năng phân giải của Bromelain mạnh hơn papain gấp 4 lần, còn cơ chất là casein thì khả năng phân giải của hai enzyme này tương đương nhau. Đối với các cơ chất tổng hợp thì khả năng phân giải của Bromelain yếu hơn papain.
Bromelain có 3 hoạt tính khác nhau: peptidase, amidase và esterase, hoạt tính esterase ở bromelain hơn papain và ficin (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
. Cơ chế tác động
Hầu hết các tác giả đều thừa nhận vai trò của nhóm –SH của cystein, nhóm imidazole của histidine và nhóm disulfur trong hoạt động thủy phân của bromelain. Nhóm –SH tham gia tạo thành acyl-thioester trung gian với nhóm carboxyl của cơ chất (nơi các liên kết peptide bị cắt).
Nhóm imidazole làm chất trung gian nhận gốc acid và chuyển cho nhóm anion của chất nhận khác.
Cầu nối S-S có vai trò duy trì cấu trúc không gian của bromelain. Casein và hemoglobin là 2 cơ chất tự nhiên được dùng nhiều nhất.
Đầu tiên, bromelain kết hợp với protein và thủy phân sơ bộ cho ra polypeptide và acid amin. Protein kết hợp với nhóm –SH của enzyme khiến nó bị ester hóa rồi nhóm imidazole sẽ khử ester để giải phóng enzyme, acid amin và peptide.
Ở giai đoạn đầu, Zn2+ rất quan trọng, chúng kết hợp với nhóm –SH của tâm hoạt động hình thành mercaptid phân ly yếu (nhưng vẫn còn khả năng tạo liên kết phối trí bổ sung với các nhóm chức năng khác của phân tử protein như amin, carboxyl…)
Enzyme –SH +Zn2+ => enzyme-S-Zn + H+
Do vậy nhóm –SH trong tâm hoạt động đã bị ester hóa bởi cơ chất, cấu trúc không gian được bảo vệ ổn định.
2.4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính bromelain
Giống như các loại chất sinh học khác, bromelain cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme, nhiệt độ, pH, ion kim loại, một số nhóm chức, phương pháp ly trích, phương pháp tinh sạch.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ của phản ứng xúc tác chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời gian tác động càng dài thì nhiệt độ sẽ có những thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, dạng tồn tại của enzyme.
Bromelain ở dạng tinh khiết thì nhạy với nhiệt: ở 5o C, pH = 4-10, Bromelain có hoạt tính tối đa trên Casein trong 24h; ở 55oC, pH=6 trong 20 phút, hoạt tính giảm 50%.
Quá trình sấy thăng hoa (đông khô) mất hoạt tính 27% (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Ảnh hưởng của pH
pH là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme. pH thích hợp nhất đối với bromelain không ổn định mà phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian phản ứng, bản chất và nồng độ cơ chất, độ tinh sạch của enzyme, bản chất của dung dịch đệm, sự có mặt của chất tăng hoạt.
Biên độ pH khá rộng từ 3-10 nhưng pH tối ưu thường nằm trong khoảng 5-8 tùy cơ chất: gelatin:5-6, casein: 7-8 (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Ảnh hưởng bởi các ion kim loại
Các ion kim loại thường gắn với phân tử protein tại các trung tâm hoạt động, do đó ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme. Vì bromelain thuộc nhóm protease cystein, trung tâm hoạt động có nhóm –SH đều là hoạt chất hoạt hóa cho bromelain. Ví dụ: KCN, Thioglycolic Acid, Cystein, Sulfid, Sisulfid, Cianit…
Bromelain bị ức chế bởi những ion hoặc hợp chất có ái lực mạnh hơn nhóm –SH, các tác nhân oxi hóa, halogen hóa, ankyl hóa như: Iodoacetate, bromoacetate, clo acetophenol, H2O2, methyl bromur.
Các ion kim loại như: Fe, Cu, Ag, Sb, Zn có xúc tác làm ổn định cấu trúc phân tử bromelain (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Ảnh hưởng của trạng thái và điều kiện bảo quản
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của trạng thái và điều kiện bảo quản lên hoạt tính enzyme bromelain
Điều kiện bảo quản
Hoạt tính (UI/mg protein)
Dịch chiết
Đông khô
Nguyên liệu tươi
1600
1150
Bảo quản ở 4oC trong 5 ngày
830
630
Sấy khô ở 4oC
1880
1360
2.4.5. Ứng dụng của enzyme bromelain
2.4.5.1. Trong công nghiệp thực phẩm
Trong chế biến thuỷ sản: Khi sản xuất nước mắm (và một số loài mắm) thường thời gian chế biến thường là dài nhất, hiệu suất thuỷ phân (độ đạm) lại phụ thuộc rất nhiều địa phương, phương pháp gài nén, nguyên liệu cá. Nên hiện nay quy trình sản xuất nước mắm ngắn ngày đã được hoàn thiện trong đó sử dụng chế phẩm enzyme bromelain để rút ngắn thời gian làm và cải thiện hương vị của nước mắm (Salem và ctv,1995).
Chỉ cần một phần enzyme bromelain là có khả năng thuỷ phân 1000 phần thịt. Enzyme bromelain được rãi lên thịt dưới dạng bột hoặc được ngâm trong dung dịch enzyme hoặc tiêm dung dịch enzyme vào thịt để làm mềm thịt.
Sử dụng trong quá trình đông tụ sữa: Thông thường để chế biến các sản phẩm từ sữa người ta dùng renin. Renin là loại enzyme được sử dụng làm đông tụ sữa truyền thống. Tuy nhiên lượng renin sản xuất chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế. Gần đây sử dụng enzyme thực vật trong chế biến sữa đang được phát triển, trong đó bromelain chồi dứa đang được quan tâm vào mục đích này.
2.4.5.2. Trong y dược học
Bromelain còn có tác dụng làm giảm di căn của bệnh ung thư, liều dùng 200 – 300 mg/kg thể trọng kết hợp với hoá trị hay xạ trị. Trong công nghiệp dược phẩm, nhiều hãng dược phẩm ở Châu Âu đã đưa bromelain vào thành phần thuốc. Ở Mỹ và Anh có thuốc Aranas do hãng W.H Roser điều chế.
Điều trị các bệnh nhiễm trùng (Jayaran và ctv, 1991).
Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở heo con (Chandler và Mynott, 1998).
Nhờ tác dụng làm dễ tiêu hoá protein, bromelain được điều chế với vài chất khác để bổ sung hay điều trị sự thiếu protease tiêu hoá tự nhiên (Nielsel và ctv, 2001).
Thực phẩm chức năng mang tên tinh nghệ - dứa điều trị bệnh loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, viêm da, bảo vệ gan, mật...Đó là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Dự án hoạt chất sinh học Việt - Bỉ (Viện Hóa học, Viện Khoa học - công nghệ VN) năm 2006.
Ngoài ra bromelain còn dùng để thuỷ phân gan bò làm cao gan, thuốc bổ.
2.4.5.3. Một số chế phẩm enzyme bromelain thương mại
Hình 2.4: Ch