Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao. Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí còn có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã hội, đôi khi vượt ra ngoài dự kiến của tác giả. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động không chỉ một cá nhân, một nhóm người mà có thể cả một cộng đồng. Vì thế bản thân mỗi nhà báo phải xác định:
- Vị trí, chức năng của mình: đang đứng và làm việc cho ai, ở vtri nào, chức năng, TN của mình Ở mỗi vị trí lại có trách nhiệm và vai trò khác nhau, để từ đó chúng ta có cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
- Đưa thông tin một cách trung thực và khách quan.
- Đưa TT đúng định hướng của cơ quan, NN mà trực tiếp là các cơ quan quản lý BC
Bên cạnh và gắn liền với trách nhiệm xã hội, người làm báo còn phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau; chúng là nội dung cơ bản của phẩm chất chính trị của người làm báo cách mạng. Muốn trở thành nhà báo chân chính, mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình và phải thực hiện đầy đủ và tốt nhất trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Mỗi khi cầm bút người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Trả lời được đầy đủ, đúng đắn các câu hỏi ấy có thể bảo đảm cho người làm báo thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Khi thực hiện một tác phẩm báo chí, tác giả không thể không nghĩ tới người đọc, người nghe, người xem; không thể không nghĩ đến mục đích của tác phẩm, tác động của nó tới những người sẽ tiếp nhận thông tin. Từ đó phải cân nhắc mình sẽ viết cái gì và viết như thế nào. Viết thế nào không chỉ là viết sao cho dễ hiểu, hấp dẫn người đọc mà còn làm sao để đạt được mục tiêu của bài viết, không làm người đọc mất phương hướng trước thông tin nhà báo cung cấp cho họ. Trách nhiệm xã hội của người làm báo trước hết và căn bản nhất là trách nhiệm trước hệ quả của tác phẩm sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm do mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy, nhà báo sẽ có trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm, từ khâu tìm hiểu, thu thập, khai thác, tiếp nhận thông tin đến khâu xử lý, công bố thông tin. Nhà báo có trách nhiệm xã hội cao không bao giờ được quyền cẩu thả, qua loa trong bất kỳ khâu nào trong quá trình đó. Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo phải thông tin trung thực, khách quan. Khi có sai sót, nhà báo phải thẳng thắn nhận thiếu sót và có trách nhiệm xin lỗi và cải chính các thông tin sai lệch.
3 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2: Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo?
Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao. Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí còn có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã hội, đôi khi vượt ra ngoài dự kiến của tác giả. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động không chỉ một cá nhân, một nhóm người mà có thể cả một cộng đồng. Vì thế bản thân mỗi nhà báo phải xác định:
Vị trí, chức năng của mình: đang đứng và làm việc cho ai, ở vtri nào, chức năng, TN của mình…Ở mỗi vị trí lại có trách nhiệm và vai trò khác nhau, để từ đó chúng ta có cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
Đưa thông tin một cách trung thực và khách quan.
Đưa TT đúng định hướng của cơ quan, NN mà trực tiếp là các cơ quan quản lý BC
Bên cạnh và gắn liền với trách nhiệm xã hội, người làm báo còn phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau; chúng là nội dung cơ bản của phẩm chất chính trị của người làm báo cách mạng. Muốn trở thành nhà báo chân chính, mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình và phải thực hiện đầy đủ và tốt nhất trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Mỗi khi cầm bút người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Trả lời được đầy đủ, đúng đắn các câu hỏi ấy có thể bảo đảm cho người làm báo thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Khi thực hiện một tác phẩm báo chí, tác giả không thể không nghĩ tới người đọc, người nghe, người xem; không thể không nghĩ đến mục đích của tác phẩm, tác động của nó tới những người sẽ tiếp nhận thông tin. Từ đó phải cân nhắc mình sẽ viết cái gì và viết như thế nào. Viết thế nào không chỉ là viết sao cho dễ hiểu, hấp dẫn người đọc mà còn làm sao để đạt được mục tiêu của bài viết, không làm người đọc mất phương hướng trước thông tin nhà báo cung cấp cho họ. Trách nhiệm xã hội của người làm báo trước hết và căn bản nhất là trách nhiệm trước hệ quả của tác phẩm sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm do mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy, nhà báo sẽ có trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm, từ khâu tìm hiểu, thu thập, khai thác, tiếp nhận thông tin đến khâu xử lý, công bố thông tin. Nhà báo có trách nhiệm xã hội cao không bao giờ được quyền cẩu thả, qua loa trong bất kỳ khâu nào trong quá trình đó. Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo phải thông tin trung thực, khách quan. Khi có sai sót, nhà báo phải thẳng thắn nhận thiếu sót và có trách nhiệm xin lỗi và cải chính các thông tin sai lệch.
Trong thời gian qua, tuyệt đại đa số những người làm báo chúng ta đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội của mình và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đó. Song cũng không ít nhà báo chưa thấy hết trách nhiệm xã hội của mình, đưa ra những thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, hoặc thiếu cân nhắc khi công bố thông tin, gây tác hại không nhỏ tới dư luận xã hội, tới niềm tin của nhân dân đối với một số chủ trương, chính sách của nhà nước, gây thiệt hại cho một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh..., đồng thời cũng làm giảm lòng tin của công chúng đối với báo chí.Ði đôi với trách nhiệm xã hội, người làm báo phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhà báo phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân như bất kỳ công dân nào.
Nghĩa vụ công dân của người làm báo thể hiện trong trách nhiệm của nhà báo phục vụ lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðể thực hiện tốt trách nhiệm đó, trước hết nhà báo phải là người biết tự giác tuân thủ mọi quy định của pháp luật, phải hành nghề đúng pháp luật. Việc đó tưởng đơn giản, nhưng trong thực tế không ít nhà báo hành nghề chưa đúng pháp luật, gây ra những xung đột không đáng có giữa nhà báo với đối tượng được phản ánh và có nhà báo đã vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Trách nhiệm của nhà báo là phải phản ánh cho công chúng biết đầy đủ, trung thực, khách quan những gì đang diễn ra trong nước và trên thế giới. Nhưng, nghĩa vụ công dân đòi hỏi người làm báo phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa những thông tin đó lên các phương tiện thông tin đại chúng, cần phải bảo đảm rằng thông tin không gây phương hại lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước. Nghĩa vụ công dân cũng đòi hỏi sự dũng cảm của nhà báo trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái sai, cái tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm, đường lối của Ðảng, của Nhà nước ta; không để những kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các ý đồ xấu.
Những người làm báo cách mạng Việt Nam đã nhận thức rất tốt điều này. Nhiều nhà báo đã đi sâu vào thực tế cuộc sống, phát hiện và biểu dương, động viên kịp thời những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, đồng thời cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, không thờ ơ với những vấn đề mà xã hội, nhân dân quan tâm. Nhiều nhà báo đã bất chấp sự đe dọa, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và gia đình, dũng cảm bám sát sự việc, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm việc thực thi pháp luật. Có thể kể ra vô số những vụ việc mà báo chí đã tham gia đấu tranh thành công. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng còn có những nhà báo, thậm chí có cả một số lãnh đạo của một vài cơ quan báo chí chưa làm tròn nghĩa vụ công dân trong quá trình hành nghề báo chí. Có tờ báo, vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí mà quên đi lợi ích của cộng đồng, đưa thông tin thiếu cân nhắc, để những kẻ thù địch lợi dụng khai thác nhằm chống lại nhân dân, chống lại Nhà nước ta. Vẫn còn là chuyện thường ngày trên nhiều tờ báo các thông tin tiêu cực thì tràn lan trên trang nhất, trong khi những gương tốt thì lèo tèo, lẩn khuất ở trang trong.