Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ xx ở trung quốc về phương diện tôn giáo của nho giáo đánh giá và bình thuật

Nho giáo (Nho gia, Nho học) là những khái niệm rất quen thuộc đối với chúng ta. Nói đến Nho giáo, người ta thường nghĩ ngay đến vai trò là chủ thể của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Ngược lại, khi nghiên cứu Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua yếu tố Nho giáo. Là một học thuyết do Khổng Tử đặt nền móng từ thời Xuân Thu - Chiến quốc, Nho giáo đã tồn tại và được các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp nhau coi là cơ sở của đạo trị nước, chiếm vị trí học thuyết độc tôn trong suốt hơn 2000 năm phát triển của lịch sử Trung Quốc. Với địa vị là tư tưởng chủ đạo trong cả chiều dài lịch sử như vậy, Nho giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hoá Trung Quốc. Đó là điều không ai có thể bác bỏ. Vấn đề còn tranh luận ở đây là, Nho giáo góp phần định hình nền văn hoá Trung Quốc đó với tư cách là một học thuyết triết học, chính trị, đạo đức hay là một tôn giáo? Nói một cách chặt chẽ hơn, Nho giáo có phải là tôn giáo hay không? Đây là vấn đề rất quan trọng và không hề đơn giản. Bởi vì nó không chỉ là vấn đề bản chất, cốt lõi của riêng Nho giáo; mà nó còn liên quan đến bản chất của văn hoá Trung Quốc; là một vấn đề lớn trong việc nhận thức đúng đắn văn hoá truyền thống Trung Quốc; cũng là một vấn đề quan trọng trong việc nhận thức quy luật phát triển lịch sử nhân loại. Thực tế cũng đã chứng minh tầm quan trọng và phức tạp của vấn đề khi mà nó đã được đặt ra từ lâu mà vẫn chưa đến hồi kết thúc. Chính không khí sôi nổi của cuộc tranh luận về vấn đề tôn giáo của Nho giáo cùng với “cơn sốt nghiên cứu Nho giáo” đang diễn ra trong và ngoài Trung Quốc là một lí do để người viết quyết định chọn nghiên cứu Nho giáo cho luận văn của mình, cụ thể là nghiên cứu tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo 20 năm cuối thế kỷ XX.

doc126 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ xx ở trung quốc về phương diện tôn giáo của nho giáo đánh giá và bình thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr­êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n -------o0o------- Tranh luËn häc thuËt 20 n¨m cuèi thÕ kû XX ë Trung Quèc vÒ ph­¬ng diÖn t«n gi¸o cña nho gi¸o : §¸nh gi¸ vµ b×nh thuËt LuËn v¨n th¹c sÜ Ch©u ¸ häc Chuyªn Ngµnh: Ch©u ¸ häc LỜI MỞ ĐẦU I . LÝ do chän ®Ò tµi. Nho giáo (Nho gia, Nho học) là những khái niệm rất quen thuộc đối với chúng ta. Nói đến Nho giáo, người ta thường nghĩ ngay đến vai trò là chủ thể của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Ngược lại, khi nghiên cứu Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua yếu tố Nho giáo. Là một học thuyết do Khổng Tử đặt nền móng từ thời Xuân Thu - Chiến quốc, Nho giáo đã tồn tại và được các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp nhau coi là cơ sở của đạo trị nước, chiếm vị trí học thuyết độc tôn trong suốt hơn 2000 năm phát triển của lịch sử Trung Quốc. Với địa vị là tư tưởng chủ đạo trong cả chiều dài lịch sử như vậy, Nho giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hoá Trung Quốc. Đó là điều không ai có thể bác bỏ. Vấn đề còn tranh luận ở đây là, Nho giáo góp phần định hình nền văn hoá Trung Quốc đó với tư cách là một học thuyết triết học, chính trị, đạo đức hay là một tôn giáo? Nói một cách chặt chẽ hơn, Nho giáo có phải là tôn giáo hay không? Đây là vấn đề rất quan trọng và không hề đơn giản. Bởi vì nó không chỉ là vấn đề bản chất, cốt lõi của riêng Nho giáo; mà nó còn liên quan đến bản chất của văn hoá Trung Quốc; là một vấn đề lớn trong việc nhận thức đúng đắn văn hoá truyền thống Trung Quốc; cũng là một vấn đề quan trọng trong việc nhận thức quy luật phát triển lịch sử nhân loại. Thực tế cũng đã chứng minh tầm quan trọng và phức tạp của vấn đề khi mà nó đã được đặt ra từ lâu mà vẫn chưa đến hồi kết thúc. Chính không khí sôi nổi của cuộc tranh luận về vấn đề tôn giáo của Nho giáo cùng với “cơn sốt nghiên cứu Nho giáo” đang diễn ra trong và ngoài Trung Quốc là một lí do để người viết quyết định chọn nghiên cứu Nho giáo cho luận văn của mình, cụ thể là nghiên cứu tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo 20 năm cuối thế kỷ XX. Một lí do nữa cũng xuất phát từ tình hình nghiên cứu Nho giáo, đó là nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam ta. Ở Việt Nam, Nho giáo (Nho học) từ lâu đã là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc nghiên cứu Nho giáo trong những năm gần đây đang có chiều hướng mở rộng, số lượng các học giả cũng như các công trình nghiên cứu Nho giáo ngày càng nhiều. Tuy nhiên, dường như về phương diện tôn giáo của Nho giáo thì gần như chưa được quan tâm và nó vẫn còn là một mảnh đất chưa được khai thác nhiều. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn vấn đề này sẽ mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu Nho giáo; mặt khác có thể bổ sung thêm tư liệu nghiên cứu về phương diện tôn giáo của Nho giáo nói riêng và nghiên cứu Nho giáo nói chung ở Việt Nam. Một lí do nữa và cũng là cơ sở đáp ứng các lí do trên chính là không khí tranh luận vấn đề đặc biệt sôi nổi ở Trung Quốc 20 năm cuối thể kỷ XX đã để lại nguồn tư liệu tham khảo dẫn chứng rất phong phú giúp người viết tự tin thực hiện đề tài. Lí do quan trọng cuối cùng xuất phát từ chủ quan của người viết thực hiện đề tài này vừa là để hoàn thành quá trình quá trình nghiên cứu thạc sĩ Châu Á học, vừa là cơ hội để người viết vận dụng và nâng cao vốn kiến thức cũng như kỹ năng nghiên cứu khoa học đã được trang bị từng bước qua các chuyên đề khoa học. Hơn nữa, những thông tin, kiến thức thu thập nghiên cứu từ để tài sẽ làm phong phú hơn nữa hiểu biết của người viết về Nho giáo nói riêng và về văn hoá Trung Quốc nói chung. Hy vọng rằng những nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến Nho giáo và góp một phần nhỏ vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học về Nho giáo ở Việt Nam. II. LÞch sö nghiªn cøu vÊn ®Ò Tính đến hết thế kỷ XX, về cơ bản, lịch sử tranh luận vấn đề tôn giáo của Nho giáo ở Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn: Lần tranh luận thứ nhất (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX). Lần tranh luận thứ hai (từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX). Lần tranh luận thứ ba vào nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là 20 năm cuối thế kỷ XX, từ khi học giả Nhiệm Kế Dũ công khai nêu ra quan điểm “Nho giáo là tôn giáo” trong Đại hội thành lập Học hội vô thần luận Trung Quốc tổ chức vào cuối năm 1978. Sang thế kỷ XXI, tranh luận về vần đề vẫn tiếp tục đuợc triển khai sâu rộng. Mỗi lần tranh luận đều có sự tăng thêm về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, sự tham gia của các học giả thường là trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tranh luận, còn các bài viết hoặc công trình nghiên cứu chung về tình hình tranh luận lại rất ít, đặc biệt là các công trình nghiên cứu lớn. Cho đến nay, số lượng các bài viết dạng tổng hợp tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo vẫn còn dừng ở con số rất khiêm tốn, như qua trang web: www.confucius2000.com ta thấy một số bài “Nho giáo tranh luận đích lịch sử tính dữ thế giới tính”, “Nho giáo vấn đề nghiên cứu đích phát triển hoà thâm nhập”, “Quan vu Nho giáo vấn đề đích tối tân thảo luận” của Hàn Tinh, hay “Nho giáo chi tranh khảo” của Thẩm Vĩ Hoa (xem www.rxyj.org), “Nho giáo cập Nho học chi tôn giáo tính vấn đề” của Quách Tề Dũng (xem www.yuandao.com) và một số bài viết khác. Đáng chú ý nhất là cuốn “Nho giáo vấn đề tranh luận tập” của tác giả Nhiệm Kế Dũ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000. Đây là một cuốn sách chuyên tập hợp các bài viết tiêu biểu của các học giả tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo diễn ra vào khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. Sau Nhiệm Kế Dũ, năm 2004, Hàn Tinh cho xuất bản cuốn “Nho giáo vấn đề__tranh minh dữ phản tư”. Cuốn sách này ngoài giới thiệu khái quát tình hình tranh luận vấn đề Nho giáo ở Trung Quốc hơn 20 năm cuối thế kỷ XX, còn giới thiệu cả tranh luận vấn đề trên mạng Khổng Tử 2000 đầu thế kỷ XXI... Có thể nói, “Nho giáo vấn đề tranh luận tập” và “Nho giáo vấn đề__tranh minh dữ phản tư” là hai công trình điển hình có sự tập hợp, liệt kê hoặc khái quát về các bài viết tham gia tranh luận vấn đề Nho giáo. Tuy nhiên, kể cả các bài viết hay hai cuốn sách trên đều chỉ dừng lại ở việc tập hợp các tác phẩm, các bài viết mang tính chất liệt kê, gần như chưa có phần đánh giá chung về tổng quan tình hình tranh luận. Đó là ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam chúng ta, người viết có thể khẳng định là chưa có công trình nghiên cứu nào về tình hình tranh luận phương diện tôn giáo của Nho giáo. Có thể nói, đề tài này là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề trên. III. §èi t­îng nghiªn cøu . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ý kiến tranh luận về vấn đề Nho giáo có phải là tôn giáo hay không cùng phạm vi là “ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX”. Qua đó phân loại, khái quát thành các khuynh hướng chủ đạo tạo ra bức tranh về tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc. Thực ra, vấn đề “Nho giáo có phải là tôn giáo hay không” không chỉ giới hạn ở sự tranh luận của các học giả Trung Quốc, mà từ lâu nó đã trở thành một vấn đề học thuật mang tính quốc tế. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian không thể sưu tầm hết cả các tranh luận trong và ngoài Trung Quốc, nên người viết dừng lại ở Trung Quốc, muốn xuất phát từ chính nơi được coi là trung tâm của tranh luận để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề. Sở dĩ luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề vào 20 năm cuối thế kỷ XX là xuất phát trực tiếp từ bản thân giai đoạn này, đó được coi là giai đoạn vấn đề tranh luận thực sự được “bùng nổ”; và vì lần tranh luận diễn ra gần đây hơn nên còn để lại nhiều dư âm, dễ đối chứng tài liệu, phạm vi tranh luận rộng hơn, không khí tranh luận sôi nổi hơn, trình độ tranh luận học thuật cũng cao hơn hai lần tranh luận trước. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các ý kiến tranh luận về vấn đề Nho giáo có phải là tôn giáo hay không ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, do có cả phần đánh giá và mở rộng tình hình tranh luận nên người viết mở rộng ra nghiên cứu cả tình hình tranh luận trước và sau lần tranh luận 20 năm cuối thế kỷ XX này. Mặt khác, do sự tranh luận có liên quan đến các vấn đề được coi là cốt lõi của Nho giáo, nên người viết cũng nghiên cứu thêm về nội dung các vấn đề cốt lõi của Nho giáo để có sự đối chứng và lựa chọn dẫn chứng chính xác hơn, tiêu biểu hơn, đưa ra những nhận xét xác đác hơn. IV. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ nguån t­ liÖu. 1. Phương pháp nghiên cứu. Người viết xác định công việc tổng quan của mình gồm hai công đoạn: tổng thuật và đánh giá. Trước hết là tổng thuật, nghĩa là thuật lại, trình bày lại một cách khái quát có hệ thống toàn cảnh tranh luận về vấn đề “Nho giáo có phải là tôn giáo hay không” ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX. Thái độ xuyên suốt quá trình tổng thuật là nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách khách quan bao quát. Trong phần này, nhiệm vụ của người viết đúng như câu nói của Khổng Tử là “thuật nhi bất tác”, cố gắng đứng ở một vị trí khách quan nhất để sắp đặt, thâu tóm các ý kiến; từ đó nhằm phác thảo lại tình hình tranh luận liên quan. Cụ thể hơn là liệt kê một cách khoa học các ý kiến thể hiện thái độ đối với vấn đề tôn giáo của Nho giáo theo những khuynh hướng cơ bản. Tiếp sau phần tổng thuật là phần đánh giá. Đây là phần được coi là khá quan trọng, bởi vì người viết xác định rằng giá trị của luận văn không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc tổng thuật, mà cao hơn là những điều đúc rút qua sự tổng thuật. Trên cơ sở phần tổng thuật, người viết sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử để đưa ra những đặc điểm về bản thân lần tranh luận này. Cố gắng bám sát thực tế tranh luận một cách khách quan, chính xác đưa ra những đặc điểm được coi là nổi bật của lần tranh luận chính là tiêu chí của người viết. 2. Nguồn tư liệu. Luận văn mang tính chất tổng thuật nghiên cứu và phân tích đánh giá nên thao tác sưu tập tài liệu rất quan trọng, nó đòi hỏi một nguồn tư liệu phong phú mà chính xác, tiêu biểu, việc lựa chọn tài liệu dẫn chứng phải khách quan, chân thực. Với yêu cầu như vậy, người viết đã rất thận trọng trong việc lựa chọn tài liệu, những trích dẫn về tình hình tranh luận phương diện tôn giáo của Nho giáo ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX ở đây bao gồm những ý kiến phát biểu, các bài viết trên tạp chí và một số công trình nghiên cứu học thuật hữu quan (đều được ghi chú ở phần tài liệu tham khảo). Tất cả đều là tài liệu tiếng Trung, người viết đã cố gắng đọc dịch và chọn lọc những ý kiến tiêu biểu cho từng khuynh hướng tư tưởng, từng nội dung, cố gắng đem lại nhiều ý kiến đa dạng để mọi người thực sự hình dung được toàn cảnh của cuộc tranh luận. V. Ý nghĩa, mục đích và đóng góp. Trong bề dày và bề rộng của nghiên cứu về Nho giáo nói chung và Khổng Tử nói riêng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về nội dung học thuyết Nho gia cũng như tác dụng của nó đến các lĩnh vực của đời sống, vai trò và tác động của Nho giáo, quá trình của Nho giáo... có thể nói là không kể xiết. Người quan tâm có thể dễ dàng tìm đọc và nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu về Nho giáo không chỉ dừng lại ở đó, nó còn nhiều khía cạnh rất hấp dẫn đã và đang đuợc khai thác; vấn đề phương diện tôn giáo của Nho giáo là một trong số đó. Mong muốn đem lại một chút gì mới mẻ cho nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, người viết đã nỗ lực vừa nghiên cứu vừa học hỏi để hoàn thành luận văn “Tranh luận học thuật 20 năm cuối thế kỷ XX ở Trung Quốc về phương diện tôn giáo của Nho giáo_ đánh giá và bình thuật”. Luận văn với việc sưu tập đuợc rất nhiều những ý kiến, quan điểm của các học giả có thể đem đến cho người đọc sự hiểu biết cụ thể nhất về việc tranh luận vấn đề tôn giáo của Nho giáo. Thêm một bước nữa, trên cơ sở những ý kiến; quan điểm của từng bài viết, bài phát biểu riêng rẽ; người viết tổng hợp và nhóm thành những khuynh hướng cơ bản, sắp xếp một cách hệ thống giúp những ai quan tâm có thể hình dung khái quát, dễ dàng nắm bắt được động thái của vấn đề mà không mất nhiều thời gian tìm tòi, sắp xếp rất nhiều tài liệu liên quan. Phần nhận xét đánh giá của luận văn cũng có thể trở thành những gợi ý nhỏ để mọi nguời nghiên cứu sâu rộng hơn. Nói chung, về cơ bản, người viết hy vọng luận văn này sẽ là một tài liệu hữu ích trong nghiên cứu Nho giáo. VI. KÕt cÊu cña luËn v¨n. Về bố cục chi tiết của luận văn, ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, phần “Nội dung” cũng là phần chính của luận văn, được chia ra làm ba chương như sau: Chương I: Trình bày khái quát các quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo”, được chia làm hai mục lớn: I. Quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” của Nhiệm Kế Dũ. II. Các quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” khác. Chương II: Trình bày khái quát các quan điểm phủ nhận “Nho giáo là tôn giáo” và các quan điểm khác, cũng được chia làm hai mục lớn: I. Các quan điểm phủ nhận “Nho giáo là tôn giáo”. II. Các quan điểm khác về vấn đề tôn giáo của Nho giáo. Chương III: “Đánh giá và bình thuật”, đưa ra những đặc điểm nổi bật cùng những nhận xét về lần tranh luận vừa tổng thuật ở hai chương I và II. Đề tài nghiên cứu này là luận văn tốt nghiệp của bản thân, song người viết cũng mong muốn qua đó có thể đóng góp nho nhỏ cho nghiên cứu Nho giáo đang phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là về phương diện tôn giáo của Nho giáo. Nỗ lực dành nhiều thời gian, công sức và tinh lực cho việc tìm đọc tài liệu tham khảo, dịch thuật và trình bày vấn đề một cách chân thực, người viết hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho những ai muốn nghiên cứu về phương diện tôn giáo của Nho giáo nói riêng và Nho giáo nói chung. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện hạn chế mà vấn đề lại phức tạp, nguồn tài liệu phong phú nhưng hầu như không có tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, không phải là tài liệu cập nhật, rất khó sưu tập; về phần mình, trình độ tiếng và năng lực đọc dịch tiếng Trung cũng như kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học của người viết còn hạn chế; vì vậy, trong quá trình dịch thuật, diễn giải và trình bày chắc sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập nhất định. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người. Néi dung CH¦¥NG I: C¸c quan ®iÓm kh¼ng ®Þnh “Nho gi¸o lµ t«n gi¸o” Theo lịch sử vấn đề tranh luận, chúng ta thấy, trong suốt quá trình tranh luận từ trước những năm 80 thế kỷ 20, quan điểm cho rằng Nho giáo không phải là tôn giáo luôn chiếm ưu thế. Đặc biệt, từ khi các bậc tiền bối như Lương Khải Siêu, Sái Nguyên Bồi, Cụ Trần Độc Tú đưa ra quan điểm phủ nhận Nho giáo là tôn giáo; trong khoảng gần một trăm năm, gần như giới học thuật đều công nhận Trung Quốc cổ đại là nước phi tôn giáo, Nho giáo không phải là tôn giáo. Chỉ đến khi học giả Nhiệm Kế Dũ công khai đưa ra quan điểm “Nho giáo là tôn giáo” vào năm 1978, khuynh hướng khẳng định này mới dần dần phát triển. I. Quan điểm khẳng định “Nho giáo là tôn giáo” của Nhiệm Kế Dũ: Nhiệm Kế Dũ là nhân vật tiêu biểu cho quan điểm “Nho giáo là tôn giáo”. Cuối năm 1978, trong đại hội thành lập Học hội vô thần luận tổ chức tại Nam Kinh, Nhiệm Kế Dũ đã tham gia diễn giảng lần đầu tiên quan điểm “Nho giáo là tôn giáo”. Năm 1979, trong hội nghị thảo luận học thuật mang tính toàn quốc của hội triết học sử Trung Quốc tổ chức tại Thái Nguyên, Nhiệm Kế Dũ lại đưa ra vấn đề “Nho giáo là tôn giáo”. Cũng năm đó, ông thăm Nhật và có báo cáo học thuật “Nho gia và Nho giáo”. Năm 1980 báo cáo này được bổ sung lấy tên là “Bàn về sự hình thành của Nho giáo” (nguyên văn “Luận Nho giáo đích hình thành”), đăng trên tạp chí “Khoa học xã hội Trung Quốc”, kỳ 1. Cũng trong năm 1980, tạp chí “Triết học Trung Quốc” kỳ 3 đã đăng bài “Nho học và Nho giáo”.Ở đây, người viết lấy bài “Luận Nho giáo đích hình thành” để khái quát nội dung cơ bản trong quan điểm của Nhiệm Kế Dũ coi “Nho giáo là tôn giáo”. Nhiệm Kế Dũ đã tiếp thu quan điểm cơ bản trong nghiên cứu lịch sử Trung Quốc của một số học giả theo chủ nghĩa Mác- Lênin, đó là luận điểm chia sự phát triển xã hội thành 5 giai đoạn, trên cơ sở đó coi Nho giáo là trung tâm của hình thái ý thức xã hội phong kiến để tiến hành nghiên cứu. Ông cho rằng “Hình thái ý thức này thích ứng với sự thống nhất chính quyền giữa chế độ tông pháp phong kiến và chế độ quân chủ, có tác dụng lớn trong việc mê hoặc dân chúng, do đó nó duy trì hữu hiệu trật tự xã hội phong kiến”. Với nhận định Nho giáo là hình thái ý thức phong kiến; hình thái ý thức phong kiến là để bảo vệ sự thống trị phong kiến, là sự mê hoặc lừa gạt dân chúng lao động; Nhiệm Kế Dũ đã triển khai luận điểm của mình trong bài viết, thể hiện ở 4 điểm sau: Một là, học thuyết Nho gia do Khổng Tử sáng lập thời Xuân Thu vốn là sự kế thừa và phát triển tư tưởng tôn giáo thờ cúng tổ tiên và thần học thiên mệnh từ thời Thương Chu. Hạt nhân của học thuyết này là sự nhấn mạnh tôn tôn, thân thân, duy trì địa vị thống trị tuyệt đối của quân, phụ (vua và cha), củng cố chế độ đẳng cấp tông pháp chuyên chế. Vì vậy, theo Nhiệm Kế Dũ, học thuyết này “chỉnh sửa thêm ít nữa thì có thể thích ứng với nhu cầu của kẻ thống trị phong kiến, bản thân có khả năng phát triển thành tôn giáo”. Hai là, Nhiệm Kế Dũ cho rằng học thuyết Nho gia thời tiên Tần vẫn chưa phải là Nho giáo, mà là học thuyết chính trị luân lí, đua tiếng với bách gia chư tử. Sự phát triển từ Nho học thành Nho giáo là quá trình lịch sử hơn một ngàn năm, nó diễn ra dần dần cùng với sự hình thành và củng cố của đế quốc phong kiến thống nhất. Nói một cách cụ thể, “trong lịch sử phát triển, học thuyết Nho gia đã trải qua hai lần biến đổi lớn. Lần thứ nhất vào thời Hán, và lần thứ hai vào thời Tống, qua đó học thuyết Nho gia bị biến thành Nho giáo”. Theo Nhiệm Kế Dũ, sự biến đổi từ Nho gia thành Nho giáo tuy nói là hoàn thành vào thời Tống, song có thể tính từ đời Đường. Ví dụ như Hàn Dũ coi trọng “Đại học”, dùng đạo thống của Nho giáo chống lại pháp thống của Phật giáo; Lí Cao dùng “Trung Dung” để chống lại chủ nghĩa thần bí tôn giáo của Phật giáo. Đến Chu Hy đời Tống lại coi “Luận ngữ”, “Mạnh Tử”, “Đại học”, “Trung dung” là Tứ thư, dồn hết tinh lực để chú giải nó. “Tứ thư tập chú” của Chu Hy được kẻ thống trị phong kiến các triều đại sau coi là sách giáo khoa dùng thích hợp trong toàn quốc. “Tứ thư” trở nên nổi bật trong Thập tam kinh, được coi trọng đặc biệt. Ba là, về đặc trưng tôn giáo của Nho giáo. Nhiệm Kế Dũ chỉ ra rằng: từ khi Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật, Nho gia tuy đã có mầm mống Nho giáo; song, những đặc trưng tôn giáo của nó vẫn cần hoàn thiện. Qua sự giao lưu trao đổi không ngừng, ảnh hưởng lẫn nhau với Phật giáo và Đạo giáo vào thời Đường; cộng thêm sự thúc đẩy có mục đích của đế vương phong kiến, điều kiện Tam giáo hợp nhất đã chín muồi; sự ra đời của Lí học Tống- Minh lấy lí luận phong kiến Nho giáo làm hạt nhân, hấp thu một số phương pháp tu hành tôn giáo của Phật giáo, Đạo giáo, đã đánh dấu sự hoàn thành của Nho giáo Trung Quốc. Tiếp ngay đó, Nhiệm Kế Dũ còn trình bày sự tín thờ của Nho giáo là “thiên,địa, quân, thân, sư”, nó kết hợp một cách hữu cơ chế độ tông pháp phong kiến với thế giới quan tôn giáo thần bí. Trong đó, quân thân là hạt nhân của chế độ tông pháp phong kiến Trung Quốc. “Thiên” là căn cứ thần học của quân quyền thần thụ, “địa” là cái nền của thiên, “sư” là người phụ trách, thay thiên địa quân thân giảng đạo, có quyền giảng giải cao nhất, giống như Phật giáo tôn Phật, Pháp, Tăng làm Tam bảo, tách khỏi tăng, phật và pháp thì không thể truyền bá. Thời kỳ hưng khởi của Lí học đời Tống cũng đúng vào thời kỳ Thích, Đạo suy vi. Phật giáo vốn thịnh hành cả nước, truyền sang cả các nước khác, về hình thức tuy đã suy vi, nhưng trên thực tế vẫn chưa bị tiêu vong, bởi vì Nho giáo đã hấp thu Phật giáo thành công. Có thể thấy, Trung Quốc không có tôn giáo chiếm quyền uy tuyệt đối như ở châu Âu trung đại, song, lực lượng chi phối độc tôn ở Trung Quốc trung đại là Nho giáo tuy không mang danh tôn giáo nhưng thực là tôn giáo. Qua so sánh với các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ixlam giáo, Phật giáo…, Nhiệm Kế Dũ đã chỉ ra 4 đặc trưng tôn giáo cụ thể của Nho giáo, gồm: - Về vị thần tối cao: phàm là tôn giáo đều phải xây dựng một vị thần tối cao cho riêng mình. Nho giáo cũng tuyên truyền kính trời,