Quyển sách mà bạn cầm trên tay là bản dịch tiếng Việt của tác
phẩm lừng danh On becoming a leadercủa Warren Bennis, mà
chúng tôi tạm đặt tên tiếng Việt là Trên bước đường trở thành nhà
lãnh đạo.
Warren Bennis là giáo sư danh tiếng của Trường Quản trị
thuộc Đại học Nam California và là nhà tư vấn cho nhiều công ty đa
quốc gia và chính phủ trên khắp thế giới. Ông cũng là thành viên
của Ban Cố vấn của Trung tâm Lãnh đạo Quần chúng thuộc Trường
Kenedy tại Đại học Harvard.
Trong nhiều năm, W.Bennies luôn tranh luận một cách thuyết
phục rằng lãnh đạo không phải do bẩm sinh mà có mà do đào tạo mà
thành. Với vô số độc giả, quyển Trên bước đường trở thành nhà lãnh
đạođã đem đến một kho tàng minh triết, những kết luận sâu sắc về
các phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo, những điển hình về những
nhà lãnh đạo đã thành công với các phẩm chất ấy và các chiến lược
có thể áp dụng để đạt được chúng. Quyển sách này từ lâu đã được
xem là một tác phẩm kinh điển về đề tài mà nó nói đến: lãnh đạo và
làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo đúng nghĩa.
230 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng tôi thực hiện bản dịch này với mục đích phi lợi nhuận và
cũng chưa có cơ hội xin phép các tác giả nguyên bản tiếng Anh. Nếu cơ
quan, tổ chức nào có ý định sử dụng các bản dịch này với mục đích
kinh doanh sinh lợi, xin liên hệ với người giữ bản quyền bản dịch tiếng
Việt theo thông tin dưới đây:
Vũ Thái Hà
Địa chỉ: 19/1A (15/4) Trần Bình Trọng, P.5, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ
Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08 5150763 Mobile: 090 3023735
Email: hay
WARREN BENNIS
Người dịch: Nhóm biên dịch INNMA
Hiệu đính: Vũ Thái Hà, MBA
TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG
trở thành
NHÀ LÃNH ĐẠO
... on becoming a leader ...
Quyn sách ca nhng nhà lãnh đo hôm nay và mai sau
Thành phố Hồ Chí Minh, 2007
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách mà bạn cầm trên tay là bản dịch tiếng Việt của tác
phẩm lừng danh On becoming a leader của Warren Bennis, mà
chúng tôi tạm đặt tên tiếng Việt là Trên bước đường trở thành nhà
lãnh đạo.
Warren Bennis là giáo sư danh tiếng của Trường Quản trị
thuộc Đại học Nam California và là nhà tư vấn cho nhiều công ty đa
quốc gia và chính phủ trên khắp thế giới. Ông cũng là thành viên
của Ban Cố vấn của Trung tâm Lãnh đạo Quần chúng thuộc Trường
Kenedy tại Đại học Harvard.
Trong nhiều năm, W.Bennies luôn tranh luận một cách thuyết
phục rằng lãnh đạo không phải do bẩm sinh mà có mà do đào tạo mà
thành. Với vô số độc giả, quyển Trên bước đường trở thành nhà lãnh
đạo đã đem đến một kho tàng minh triết, những kết luận sâu sắc về
các phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo, những điển hình về những
nhà lãnh đạo đã thành công với các phẩm chất ấy và các chiến lược
có thể áp dụng để đạt được chúng. Quyển sách này từ lâu đã được
xem là một tác phẩm kinh điển về đề tài mà nó nói đến: lãnh đạo và
làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo đúng nghĩa.
Trong một thế giới với rất nhiều hỗn độn và sự thiếu chắc chắn
như hiện nay, lãnh đạo là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Từ gia đình
đến xã hội, từ kinh doanh đến giáo dục, ở qui mô của các công ty vừa
và nhỏ hay các tập đoàn lớn..., không ở đâu có thể thiếu vắng vai trò
của lãnh đạo, hàm ý bao gồm các nhà lãnh đạo và hành vi lãnh đạo
của họ. Có thể là cực đoan, nhưng chúng tôi ủng hộ phát biểu cho
rằng nếu thiếu sự lãnh đạo thì sẽ không có gì xảy ra cả.
Vẫn biết việc chuyển ngữ một tác phẩm lớn của một học giả
được coi là bậc thầy về ngôn ngữ là một việc khó, nhưng với mong
muốn cống hiến cho độc giả một phương cách để tiếp cận với những
thông tin thực sự bổ ích và đáng suy ngẫm của tác phẩm này, chúng
tôi vẫn quyết tâm đương đầu. Với tinh thần đó, chúng tôi xin trân
trọng giới thiệu tác phẩm này cùng bạn đọc.
Chúng tôi chân thành cám ơn các bạn Lương Quỳnh Mai,
NB.Tú, LMH.Giao, NĐ.Ân và PTH.Ân đã góp phần hoàn thành bản
dịch này.
Chúng tôi cũng mong đọc giả lượng thứ, do chưa có đủ thời
gian nên chúng tôi chưa chuẩn bị kịp các ghi chú cần thiết cho rất
nhiều chi tiết trong quyển sách này. Mặc dù vậy, ở những chỗ rất cần
thiết, chúng tôi cũng có vài ghi chú ngắn (ND) để giúp độc giả dễ đọc
hơn.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý, phê bình của quí độc giả
về quyển sách này để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Mọi
thông tin xin gửi về:
Email:
Chân thành cám ơn và chúc quí độc giả thành công.
Vũ Thái Hà
Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành xã hội. Họ là
biểu tượng cho sự thống nhất về đạo đức của xã hội. Họ thể hiện những
giá trị giúp cho mọi người gắn kết với nhau. Quan trọng hơn cả, họ có thể
đưa ra và sắp đặt những mục tiêu có thể giúp cho con người thoát khỏi
những lo lắng vụn vặt, những xung đột gây chia rẽ, và kết hợp người ta lại
để cùng theo đuổi những mục tiêu xứng đáng với nỗ lực của mọi người.
John W.Gardner (Trích “Không có chiến thắng nào là dễ dàng”)
Khi nghiên cứu con đường hình thành và phát triển của lý thuyết về lãnh
đạo, chúng ta bắt gặp dấu vết của rất nhiều các học thuyết khác nhau...
Việc bàn cãi về các phong cách lãnh đạo khác nhau và tìm cách kết hợp
chúng lại cũng lẩn thẩn như những gì xảy ra trong công việc nuôi dạy trẻ.
Trong khi đó, Gertrude Stein lại nói rằng: “Nhà lãnh đạo là người mà người
đi sau anh ta là một nhà lãnh đạo”.
(Trích “Khoa học lãnh đạo theo từng quý”)
Tôi thường cho rằng cách tốt nhất để xác định tính cách của một người là
tìm ra đặc điểm tinh thần hay đạo đức của người đó, đặc điểm mà khi nó
biểu hiện thì anh ta sẽ cảm nhận được bản thân mình một cách sâu sắc và
sống động nhất. Vào những khoảnh khắc như thế, một tiếng nói bên trong
sẽ thốt lên: “Đây đích thực là tôi”.
William James (Trích “Những bức thư của William James”)
Tôi đã dồn nhiều tâm trí vào việc dạy dỗ cậu ấy, thưa ngài; hãy để cậu ta
lăn lộn với cuộc sống và tự xoay sở lấy khi còn trẻ. Đó là cách duy nhất để
làm nên một cậu thiếu niên mạnh mẽ, sắc sảo, thưa ngài.
Charles Dickens (Trích “Pickwick Papers”)
Có hai điều dường như khá hiển nhiên đối với tôi. Một là, để trở thành một
hoa tiêu trên sông Mississippi thì người ta phải học nhiều hơn bất kỳ một
một người nào khác; và điều còn lại là, anh ta phải học liên tục theo nhiều
cách khác nhau trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Mark Twain (Trích “Cuộc sống trên dòng sông Mississippi”)
Có một cái tôi hiện hữu, và điều mà đôi khi tôi đề cập đến như “việc lắng
nghe những tiếng nói thôi thúc” có nghĩa là việc thể hiện cái tôi của mình.
Đa số chúng ta, đặc biệt là khi còn trẻ, thường không nghe theo bản thân
mình, mà lại dễ dàng nghe theo cha mẹ, nghe theo các bậc cao niên,
những người có thẩm quyền, hay nghe theo tiếng gọi của của những truyền
thống, lề thói.
Abraham Maslow (Trích “Bước đi lớn của loài người”)
Nếu muốn hiểu thấu đáo một cái gì đó, bạn hãy tìm cách thay đổi nó.
Kurt Lewin
Ôi, hãy tin rằng cái mà chúng ta gọi là những tổ chức thiết yếu thật ra cũng
không là gì khác hơn so với những tổ chức mà chúng ta đã từng biết đến.
Khi nói về các hình thức kết cấu xã hội, số lượng các hình thức có thể có là
lớn hơn rất nhiều so với sức tưởng tượng của con người.
Alexis De Tocqueville (Trích “Nền dân chủ Mỹ”)
Trong thời buổi đầy biến động, những người luôn học hỏi là những người có
thể nắm lấy tương lai trong tay mình. Còn các học giả thì sẽ nhận ra rằng
họ đã được trang bị những hiểu biết để tồn tại trong một thế giới không còn
tồn tại nữa.
Eric Hoffer (Trích “Những người quản lý tiên phong”)
Warren Bennis 9
Làm chủ hoàn cảnh
Chương 1
LÀM CHỦ HOÀN CẢNH
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong sự hình thành của xã
hội. Họ có thể là những biểu tượng về mặt đạo đức trong xã hội. Họ có
thể biểu hiện những giá trị gắn kết mọi người lại với nhau. Quan trọng
hơn cả, họ có thể tạo dựng và liên kết những mục tiêu làm cho con
người ta thoát khỏi những lo lắng vụn vặt, khỏi những xung đột chia rẽ,
và kết hợp người ta lại để cùng theo đuổi những mục tiêu xứng đáng với
nỗ lực của mọi người.
John W.Gardner (Trích “Không có chiến thắng nào là dễ dàng”)
Tháng 11 năm 1987, Thời báo Time đã đặt vấn đề ngay trên trang
bìa: “Ai chịu trách nhiệm?” và rồi tự trả lời cho câu hỏi này: “Đất nước
kêu gọi những người có khả năng lãnh đạo, nhưng chẳng ai góp mặt
cả”. Một cuộc điều tra gần đây của Google về vấn đề “Thiếu hụt nhân
tài lãnh đạo” đã có 27,000 lượt truy cập, mỗi ý kiến là một lời kêu than
về việc khan hiếm các nhà lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế, quốc
gia, tiểu bang, các tổ chức tôn giáo, tập đoàn, các tổ chức phi lợi nhuận,
các ngành nghề như giáo dục, y tế, thể thao và hầu như trong mọi hoạt
động khác của con người.
Các nhà lãnh đạo đi đâu cả rồi? Họ, giống như những bông hoa
trong bài hát khó quên của Pete Seeger, “đã mất từ lâu rồi”. Tất cả các
nhà lãnh đạo mà chúng ta từng một thời ngưỡng mộ đều đã ra đi. FDR,
người đã kêu gọi cả quốc gia vượt lên nỗi sợ hãi, không còn nữa.
Churchill, người đã đổ nhiều máu, mồ hôi và nước mắt, không còn nữa.
Schweitzer, người đã làm cho loài người biết quý trọng sự sống từ
những cánh rừng ở Lambaréné, không còn nữa. Einstein, người đã đem
lại cho chúng ta ý nghĩa về sự đồng nhất trong vô cực, về sự hòa hợp
trong vũ trụ, cũng không còn. Gandhi, gia đình Kennedy, Martins Luther
King, Jr. – tất cả đều đã bị ám sát, đó là minh chứng cho mối rủi ro chết
người khi nói với mọi người rằng chúng ta có thể vĩ đại hơn, tốt đẹp
hơn chính chúng ta hiện tại.
Chính trường bị bôi bẩn bởi những nhà lãnh đạo thất bại. Ronald
Reagan, người được mệnh danh là “vị tổng thống không bị ngoại cảnh
tác động”, lại bị thảm họa chống lại Iran và những tai tiếng khác làm
hoen ố. Bill Clinton mắc kẹt trong những đồn đại về vụ bê bối cá nhân
ngay trước khi nhậm chức và đã bị luận tội (nhưng trắng án), ông là vị
Tổng thống Mỹ đầu tiên bị đem ra chỉ trích một cách ầm ĩ như thế.
Cuộc tổng tuyển cử Tổng thống năm 2000 được chú ý bởi tài
năng xuất chúng của những ứng cử viên thì ít mà bởi sự vòng vo phiền
nhiễu của quy trình tuyển cử thì nhiều, kết quả là George W. Bush đắc
cử, bất chấp đối thủ theo sau là Al Gore nhận được hơn ông tới nửa
triệu phiếu bầu của cử tri thường (Luật bầu cử tổng thống Mỹ bầu hai
lượt: cử tri thường và đại cử tri – ND). Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa
Kỳ, cuộc tuyển cử được quyết định bởi Tòa án Tối cao, đối với nhiều
người, đây là một sự giảm sút uy tín chưa từng có của một tổ chức vốn
được coi là đứng ngoài các đảng phái chính trị. Và mặc dù Tổng thống
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
10 Warren Bennis
Bush đã phản ứng tuy muộn màng nhưng rất mạnh mẽ trước cuộc tấn
công của bọn khủng bố vào ngày 11/09/2001, ông lại dành khá nhiều
thời gian trong năm 2002 để cổ vũ cho cuộc chiến chống Saddam Hus-
sein ở Iraq, mặc kệ những gì mà người Mỹ cho là bức thiết nhất vào lúc
đó – chính là tình trạng đáng buồn của nền kinh tế đang ngày càng lún
sâu vào sự khủng hoảng tệ hại nhất kể từ năm 1970.
Nếu những nhân vật ở Nhà trắng khiến chúng ta thất vọng thì các
nhà lãnh đạo trong các tập đoàn còn khiến chúng ta bi quan hơn nữa.
Khi bằng chứng về những sai phạm trong các tập đoàn đã từng được
đánh giá cao như tập đoàn kiểm toán tầm cỡ Arthur Andersen lộ ra, cả
công chúng lẫn giới truyền thông đều tự hỏi: các nhà lãnh đạo đã đi đâu
cả rồi? Không cần lôi kéo nhiều sự chú ý về phía mình, những người có
tài vẫn tiếp tục giữ cho các tập đoàn không bị chết chìm – đó là các
Hiệu trưởng trường Đại học, Thị trưởng, Thống đốc bang, người đứng
đầu các tổ chức phi chính phủ, và nhiều người khác nữa. Nhưng chúng
ta ngày càng nhận ra rằng các nhà lãnh đạo lỗi lạc đang gặp nguy hiểm,
họ bị vùi dập trong những tình huống và hoàn cảnh không thể kiểm soát
hoặc khó có thể phát huy khả năng.
Một nhà khoa học ở Đại học Michigan đã từng liệt kê 10 điều mà
ông cho là nguy cơ căn bản đối với xã hội chúng ta. Điều đầu tiên và
quan trọng nhất là khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc những rủi
ro có thể hủy diệt cả loài người. Nguy cơ thứ hai là dịch bệnh, bệnh
truyền nhiễm, nạn đói và sự khủng hoảng toàn cầu. Vấn đề quan trọng
thứ ba mà nhà khoa học này cho là có thể dẫn tới sự sụp đổ của xã hội
chính là chất lượng quản lý và lãnh đạo trong các tổ chức của chúng ta.
Tôi nghĩ ông ấy nói đúng. Nhưng tại sao? Tại sao chúng ta cần
người lãnh đạo? Tại sao mỗi cá nhân cao quý chúng ta lại không thể
dẫn dắt chính bản thân theo hướng riêng của mình bất kể là đi đến
phương nào? Sự thật rất đơn giản là 288 triệu người không thể phục
tùng nhau lâu dài mà không có ai lãnh đạo, hơn 288 triệu người sẽ
Làm chủ hoàn cảnh
11Warren Bennis
không thể lái xe trên xa lộ mà không cần một luật lệ giao thông nhất
định nào, hoặc 11 người không thể chơi bóng đá mà chẳng cần tiền vệ,
hoặc 4 người không thể đi bộ từ điểm X đến điểm Y mà không ai biết
điểm Y nằm ở đâu.
Một người có thể sống trên hoang đảo mà không cần ai lãnh đạo.
Hai người, nếu hoàn toàn hợp ý nhau, rất có thể sẽ hòa thuận và thậm
chí phát triển hơn. Nếu có ba người hoặc hơn nữa thì một người nào
đó phải đứng ra lãnh đạo. Nếu không hỗn loạn sẽ xảy ra
Dân số chúng ta là 288 triệu người, và chúng ta đã nỗ lực qua
hàng thập kỷ để thích nghi với việc không có người lãnh đạo. Nhưng
chẳng hiệu quả gì lắm! Vậy thì hãy chấp nhận điều này: chúng ta không
thể thực hiện vai trò của mình mà không có người lãnh đạo. Chất lượng
cuộc sống phụ thuộc vào khả năng của các nhà lãnh đạo. Và vì chẳng
ai có vẻ như muốn tình nguyện đứng ở cương vị này, nên nhiệm vụ ấy
là của bạn. Nếu bạn đã từng mơ ước làm lãnh đạo, đây chính là thời cơ
thực hiện mơ ước đó. Chúng tôi cần bạn.
Có ba lý do cơ bản giải thích vì sao người lãnh đạo quan trọng.
Thứ nhất, họ chịu trách nhiệm về hiệu quả của tổ chức. Thành công
hay thất bại của mọi tổ chức, dù cho đó là một đội bóng rổ, một nhóm
hoạt động xã hội, một đoàn làm phim hoặc một công ty sản xuất điện
thoại di động, tất cả đều phụ thuộc vào khả năng nắm bắt của người
lãnh đạo. Thậm chí giá cả thị trường chứng khoán lên hay xuống cũng
phụ thuộc vào việc người ta nhận thấy lãnh đạo của công ty đó giỏi hay
không.
Thứ hai, sự thay đổi và biến động trong những năm qua khiến
cho chúng ta không thể lẩn tránh được nữa. Chúng ta cần những cái
neo trong cuộc sống của mình, cần một cái gì đó như một bánh lái, một
mục đính dẫn đường. Nhà lãnh đạo sẽ đáp ứng được yêu cầu đó.
Thứ ba, có một mối lo ngại lan rộng khắp quốc gia về sự liêm
chính của các doanh nghiệp. Thật khó tưởng tượng ra rằng Wall Street
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
12 Warren Bennis
từng một thời là nơi mà lời nói của một người chính là trái phiếu mà
anh ta bán (hầu như không có phụ nữ tham gia thị trường chứng khoán
cho đến khi Muriel Siebert chiếm được một vị trí trên Sàn giao dịch
chứng khoán New York). Danh tiếng này bị bôi nhọ bởi một số vụ phạm
pháp trong bộ phận viên chức như Ivan Boesky, Michael Milken và một
số người khác, Wall Street mất vị trí một cách thê thảm trong những
năm đầu thế kỷ 21 bởi sự tham lam và trò dối trá hai mặt của một loạt
các giám đốc điều hành, những kẻ đã nhận một số tiền bồi thường kếch
sù ngay cùng lúc với việc lừa tiền của các cổ đông lẫn nhân viên công
ty.
Bắt đầu với việc khám phá ra công ty năng lượng Enron xác nhận
đã thực hiện những gian lận trong bút toán mà đến cả Al Capone (trùm
gangster Mỹ hồi đầu thế kỉ 20 – ND) cũng phải hổ thẹn, cả nước nhìn
thấy những lãnh đạo cao cấp nhất của tập đoàn này bị còng tay dẫn ra
từ nhà họ dưới ống kính camera. Không lâu sau đó, các nhà quản lý cấp
cao tại các công ty như Tyco International, ImClone Systems, và Adel-
phia Communications lại bị kết tội vi phạm pháp luật. WorldCom, Global
Crossing và những tên tuổi khác trong nền kinh tế mới đã bị phá sản vì
lời cáo buộc về sự bất minh trong tài chính. Ngay lập tức, những lời kêu
gọi về việc cải tổ chất lượng trong ban lãnh đạo công ty, hạch toán kế
toán, tuyển dụng nhân sự điều hành và kế hoạch hưu bổng cho nhân
viên ngày càng tăng cao, lời kêu gọi thay đổi toàn diện phương pháp
làm kinh doanh của người Mỹ khác hẳn bất kỳ phương pháp nào kể từ
cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây.
Những vụ bê bối kể trên đã gây lúng túng cho chúng ta, những
người tham gia vào việc đào tạo các nhà lãnh đạo cho tương lai trong
vài thập kỷ nay. Các trường dạy kinh doanh đã phản ứng nhanh nhạy
trước tình hình đó bằng việc thêm vào chương trình giảng dạy của mình
tình huống cảnh báo của công ty Enron và ImClon, và tăng cường các
khóa học về đạo đức kinh doanh. Nhưng điều mà chúng ta, những
người cố gắng dạy khả năng lãnh đạo, không thể không tự vấn lương
Làm chủ hoàn cảnh
13Warren Bennis
tâm là, liệu có nên chấp nhận cho những sinh viên từng thuộc nhóm rất
giỏi nay quay lưng, thậm chí chế nhạo những nguyên tắc nền tảng của
tính trung thực và công bằng không?
Các doanh nghiệp Mỹ không phải là nơi duy nhất cho thấy những
biến cố thảm hại như vậy. Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ cũng đã kinh qua
hàng loạt vụ bê bối liên quan đến việc các Linh mục quấy rối tình dục
trẻ em và trẻ vị thành niên. Việc phát hiện một số Linh mục lừa dối và
lạm dụng trẻ em đã gây sốc cho chính niềm tin của Giáo hội này. Nhưng
điều làm cho sự kiện này gây bức xúc nhiều hơn cả chính là giới chức
trách trong giáo quyền đã biết chuyện này nhưng ém nhẹm chúng đi,
thường là bằng cách điều các Linh mục quấy rối đến một họ đạo mới,
và ở đó, họ lại tiếp tục quấy rối. Có vẻ như không một tổ chức nào của
Hoa Kỳ là không bị dính nhọ, kể cả các trường Đại học nổi tiếng uy tín
của Hoa Kỳ. Năm 2002, nhân viên Đại học Princeton đã đột nhập vào
hệ thống dữ liệu của Đại học Yale, hiển nhiên là để trộm những thông
tin có thể giúp họ tước khỏi tay đối thủ các ứng viên hàng đầu.
Cơ quan chính phủ cũng dính vào các vụ bê bối. Người ta chất
vấn rằng Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã ở đâu khi bọn
khủng bố với thị thực quá hạn lại được tham gia lớp học tại trường dạy
lái máy bay của Mỹ để thực hiện vụ đâm vào Tòa nhà Trung tâm thương
mại quốc tế và Lầu năm góc? Cũng với vụ việc trên, CIA đã ở đâu khi
hai thành viên của mình làm gián điệp mấy năm trời cho Matxcơva? Và
Cục điều tra liên bang (FBI) cũng chẳng khá gì hơn. Cơ quan này cũng
thất bại trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của bọn khủng bố năm
2001 và vụ bom thư chứa vi-rút bệnh than gây chết người tiếp sau đó.
FBI cũng đã bí mật dò xét trong nội bộ nhân viên của mình. Và trong
năm 2002, người ta phát hiện ra rằng FBI đã tuyển dụng một số tên
cướp ở Boston làm nhân viên thông tin, cho phép ít nhất một trong
những tên này thủ tiêu kẻ thù của mình và lên tiếng bênh vực chúng
trong khi những người vô tội lại phải ngồi tù.
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
14 Warren Bennis
Chúng ta thấy những việc đó, chúng ta đau xót trước những việc
đó, nhưng chúng ta đã làm gì đối với những việc đó? Chúng ta có thể
làm gì, đặt trong bối cảnh công việc và cuộc sống riêng của chính chúng
ta? Với đại đa số, cuộc sống của người ta ngày nay bận rộn hơn và đòi
hỏi khe khắt hơn cuộc sống của bất kỳ thế hệ nào trước đây. Với đầy
rẫy các loại điện thoại di động và hình thức liên lạc nhanh khác, chúng
ta bị bó buộc vào nơi làm việc hơn trước đây, bị nhấn chìm trong cảnh
tượng bất ổn, hỗn loạn và nhập nhằng đủ thứ nhưng chẳng thể nào
thoát ra được. Việc chúng ta bị đè nén trong bối cảnh này rõ ràng bắt
nguồn từ nỗi tuyệt vọng của nhiều người khi mơ ước một cuộc sống
giản dị hơn. Nhưng chúng ta phải nắm bắt được bối cảnh này nếu muốn
giải quyết rắc rối của chính mình, phải bỏ qua những vấn đề thuộc xã
hội, và để làm được điều đó, trước hết phải xem xét lại tình hình. Nhưng
thật đáng buồn, nhìn vào chính hoàn cảnh của chúng ta cũng khó như
cá phải nhìn vào nước vậy.
Mọi thứ đều đang chuyển động. Việc sát nhập và mua lại các
công ty, việc bãi bỏ các quy định, công nghệ thông tin và cuộc cạnh
tranh quốc tế đã làm thay đổi hình thức và quan điểm kinh doanh của
người Mỹ. Việc thay đổi trong phân bố nhân khẩu, mức độ phức tạp
trong tiêu dùng leo thang và những nhu cầu mới làm thay đổi thị trường.
Biến đổi trong cấu trúc công nghiệp, các liên minh chiến lược mới, các
phương thức và kỹ thuật mới, và tính bất ổn trên thị trường chứng
khoán đã thay đổi phương pháp mà người ta kinh doanh. Các cuộc
cạnh tranh tăng lên, việc liên lạc nhanh hơn và việc cả thế giới co cụm
lại thành một ngôi làng địa cầu khổng lồ − cũng như việc chuyển động
về phía thị trường tự do hơn (đang diễn ra) ở bất cứ nơi đâu, kể cả
Trung Quốc và Cuba, và một thực tế đang mở ra trước mắt là Khối Liên
minh Châu Âu EU đang ngày càng phát triển – đã làm thay đổi cách
chúng ta giao tiếp với thế giới và cách thế giới giao tiếp với chúng ta.
Mặc cho nền kinh tế mới đang dần yếu thế, những công ty nhỏ
và có tổ chức đang tạo ra nhiều việc làm hơn những công ty lớn và cũ
Làm chủ hoàn cảnh
15Warren Bennis
trước đây. Việc sát nhập công ty và mua lại công ty tiếp tục hình thành
nên các tập đoàn lớn mạnh, kết quả là nhanh chóng tạo lợi nhuận cho
những người tiếp quản tập đoàn và sự mất việc của công nhân. Ba Ông
Lớn trong ngành truyền hình là Fox, UPN, WB − và kể cả hệ thống mạng
đang được khen ngợi nhiều hiện nay là HBO − hiện đang bị quản lý bởi
những tập đoàn lớn hơn, và cả ba công ty đó đ