Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách lớn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc. Nhưng kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.
Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
8 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển khai thực hiện các chính sách đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU - ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách lớn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc. Nhưng kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.
Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã, phường còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.
Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.
Ngày 12/3/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 449/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 với mục tiêu : Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực vùng dân thiểu số; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.
Trong những năm qua, UBND huyện Lâm Hà giao cho Phòng Dân tộc là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược công tác dân tộc, bước đầu mang lại một số kết quả khả quan, từng bước đảm bảo tạo ra sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất và tinh thần cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.
PHẦN II: NỘI DUNG
Đặc điểm tình hình:
1.1 Điều kiện tự nhiên:
Lâm Hà là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên 93.975 ha, trong đó đất lâm nghiệp 36.568 ha, đất nông nghiệp 48.089 ha, đất phi nông nghiệp 1.670 ha; độ cao trung bình trên 900 m so với mực nước biển; khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan phù hợp cho trồng cây cà phê, chè, dâu; có hệ thống sông ngòi phân bổ rải rác khắp huyện với 2 sông lớn chảy qua là sông Đa Dâng và sông Đa Nhim có tiềm năng để xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; về tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đất cao lanh, đá, cát để sản xuất vật liệu xây dựng.
1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội:
Huyện Lâm Hà có 16 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 2 thị trấn, 190 thôn, TDP. Tổng dân số 145.377 khẩu/34.788 hộ, là nơi hội tụ của nhiều dân cư trong nước đến sinh sống và lập nghiệp, có 30 dân tộc anh em sống đan xen: K’ho, Mạ, Mơnông, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, và các DTTS khác với khoảng 32.620 người chiếm 22,4%.
Tỷ lệ hộ nghèo chung tòan huyện đầu năm 2016 theo tiêu chí mới là 6,61%/2.417hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 5,86% /2.144hộ. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS 1,12%/1.153 hộ, hộ cận nghèo 12,61%/809 hộ.
2. Thuận lợi và khó khăn.
2.1. Thuận lợi:
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo nhằm tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn tương đối đồng bộ từ hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đời sống người dân và nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia thực hiện Chương trình.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đảng bộ huyện Lâm Hà có số lượng đảng viên khá đông, hoạt động có chất lượng, bản lĩnh chính trị vững vàng, hầu hết các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số đều có cán bộ Đảng viên sinh hoạt, đây là một thuận lợi cho việc tham mưu để đề ra các chủ trương, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn hợp lòng dân, sát với điều kiện thực tế của địa phương.
2.2. Khó khăn:
Là huyện có địa bàn rộng, hệ thống giao thông hẹp, dân cư không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều; đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt, manh mún nhỏ lẻ, giá cả nông sản bấp bênh, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp; nền kinh tế phát triển nhưng chưa bền vững.
Trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý của cán bộ cấp cơ sở (cấp xã, thôn, bản) còn hạn chế và lúng túng trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
3. Tình hình triển khai thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2013 - 2015.
Để triển khai thực hiện chiến lược công tác dân tộc một cách hiệu quả, đúng với nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp. UBND huyện Lâm Hà đã xây dựng kế họach Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lâm Hà cụ thể bao gồm:
3.1. Về mục đích và yêu cầu:
Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực vùng dân thiểu số; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.
Yêu cầu phải huy động cả hệ thống chính trị, tinh thần trách nhiệm của cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội và sự tích cực nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo được hỗ trợ để đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.
3.2. Về phương thức chỉ đạo và điều hành:
Cấp ủy lãnh đạo trực tiếp, chính quyền tổ chức thực hiện, MTTQ và Đoàn thể phối hợp phân công phụ trách đến từng hộ, nhóm hộ một cách triệt để. Cán bộ, Đảng viên và các tổ chức đoàn thể, tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp hộ nghèo và giám sát thực hiện chương trình; Từng địa bàn thôn, tổ dân phố có đối tượng hỗ trợ được cấp Ủy phân công các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên phụ trách hướng dẫn, chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình đến từng hộ được hỗ trợ.
UBND xã, thị trấn phải tổ chức bình xét công khai, dân chủ đúng quy trình, thủ tục theo quy định, để lập danh sách các đối tượng, khu dân cư được thụ hưởng từ các chương trình, dự án để đảm bảo điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước có hạn, chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ không phải đầu tư tòan bộ, do đó nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí nên đối tượng được hỗ trợ phải tự giác, chủ động thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đầu tư thêm tiền vốn, nhất là ngày công lao động để tăng năng suất, tạo thêm thu nhập là điều kiện cơ bản để thoát nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện tốt phương châm giảm nghèo “Hộ nghèo tự vươn lên, cộng đồng giúp đỡ, nhà nước hỗ trợ”
Quy trình thực hiện các chương trình hỗ trợ: từ khâu tuyên truyền, bình xét đối tượng được hỗ trợ và nội dung hỗ trợ phải được phối hợp chặt chẽ, công khai, dân chủ.
3.3. Về quy trình triển khai thực hiện:
- Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện công tác dân tộc cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- UBND các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch, văn bản hướng dẫn của huyện chỉ đạo các thôn, Tổ dân phố tổ chức họp dân công khai các nội dung chính sách theo chương trình hỗ trợ của nhà nước, bình xét đối tượng được thụ hưởng theo đúng quy định. Nhằm phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Sau đó tổng hợp nội dung hỗ trợ cũng như đối tượng được thụ hưởng báo cáo về UBND xã, thị trấn tổng hợp để làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt.
- UBND xã, thị trấn cùng với Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã xem xét, rà soát tổng hợp danh sách, lập tờ trình đề nghị hỗ trợ và báo cáo về UBND huyện (thông qua phòng Dân tộc). Phòng Dân tộc tổng hợp số liệu trình UBND huyện phê duyệt các đối tượng và nội dung được hỗ trợ. Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ và đối tượng được phê duyệt Phòng Dân tộc tiến hành lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và tham mưu UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Các chương trình dự án đầu tư đều được công khai, dân chủ từ cơ sở, định kỳ vào cuối năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đầu tư, phòng Dân tộc phối hợp với phòng Lao động thương binh xã hội rà soát các hộ được hỗ trợ đã được thoát nghèo hay chưa, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả đầu tư hỗ trợ, đồng thời rút kinh nghiệm để xây dựng kế họach thực hiện cho những năm sau được tốt hơn, hiệu quả hơn.
4. Kết quả thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2013 – 3015.
4.1. Lĩnh vực giảm nghèo an sinh xã hội.
+ Cấp thẻ BHYT cho các đối tượng DTTS, người nghèo, cận nghèo, người đang sinh sống tại khu vực đặc biệt khó khăn theo Luật BHYT số 25/2008/QH 12 ngày 14/11/2008; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH 13 ngày 13/6/2014; Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHYT; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT- BTC ngày 24/11/2014 của Liên bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT
Từ 2013-2015 đã thực hiện cấp 108.735 thẻ BHYT cho các đối tượng DTTS, người nghèo, cận nghèo, người đang sinh sống tại khu vực đặc biệt khó khăn (DTTS: 71.461 thẻ, nghèo: 19.155 thẻ, cận nghèo: 15.619 thẻ, Vùng ĐBKK: 2.500 thẻ) với kinh phí 58.89 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ tiền điện cho những hộ chưa có điều kiện mắc điện sinh hoạt từ hệ thống điện lưới quốc gia theo Quyết định số 28/2014/QĐ- TTg ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định về cơ cấu giá bán lẻ điện; Quyết định số 60/2014/QĐ- TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện; Thông tư số 190/2014/TT- BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính quy định chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Kết quả thực hiện từ 2013-2015 là 1.704 lượt hộ nghèo, kinh phí 231 triệu đồng.
+ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a /2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc 02 xã nghèo và 16 thôn, TDP nghèo trên các hợp phần hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, giải ngân kinh phí 12.600 triệu đồng.
4.2. Lĩnh vực cán bộ người dân tộc thiểu số, người có uy tín.
Huyện Lâm Hà đã bố trí sử dụng 202 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS, cụ thể: Khối hành chính 08 người; Khối sự nghiệp giáo dục 146 người; sự nghiệp khác 14 người; UBND các xã, thị trấn 34 người (Trong đó có 04 trường hợp tuyển dụng công chức dự nguồn theo kết luận 316 của Tỉnh ủy Lâm Đồng, 03 hợp đồng theo đề án 50 của tỉnh). Thực hiện Công văn số 103/SNV-XDCQ ngày 20/02/2013 của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng về việc chọn tri thức trẻ là người dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên có trình độ đại học tăng cường về làm PCT UBND các xã đặc biệt khó khăn. Có 3 em đang được bố trí làm trợ lý cho chủ tịch, phó chủ tịch tại các xã Liên Hà, Phi Tô, Tân Thanh.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS là người có được lòng tin của nhân dân tại địa phương, là người có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng các dân tộc, người có uy tín là già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ có vai trò quan trọng trong việc vận động bà con đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là người trực tiếp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào các DTTS, là lực lượng nòng cốt tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp ở cơ sở, gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương.
Năm 2013 được UBND tỉnh phê duyệt là 56 người, năm 2014 là 55 người năm 2015 là 57 người. Công tác bình xét người có uy tín được tổ chức công khai từ thôn, đảm bảo sự thống nhất của toàn thể nhân dân tại địa phương, chọn ra người có đủ khả năng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động nhân dân nghe và làm theo. Đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có uy tín đúng theo quy định như tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm. Thăm hỏi, tặng quà nhân những dịp lễ, tết, gia đình người có uy tín gặp ốm đau, hoạn nạn
4.3. Lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Căn cứ Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đã tổ chức đào tạo nghề được 96 lớp cho cho 2.800 lao động với kinh phí trên 4 tỷ đồng. Đào tạo các ngành nghề như: Dệt len, thêu, Mây tre đan, sửa chữa máy nông nghiệp, chăm sóc cà phê, chăm sóc dâu tằm.
- Bên cạnh việc đào tạo nghề, huyện đã giao phòng Dân tộc làm chủ đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giúp bà con thoát nghèo bền vững:
+ Năm 2013: Tổng số hộ được hỗ trợ là 521 hộ, trong đó: 2 xã nghèo 284 hộ ( hộ nghèo 229 hộ, hộ cận nghèo 55 hộ); 16 thôn nghèo 237 hộ ( hộ nghèo 108 hộ, hộ cận nghèo 129 hộ). Song song với việc hỗ trợ vật tư phân bón, UBND huyện đã trích một phần kinh phí để tập huấn, xây dựng mô hình điểm chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng chế phẩm sinh HN2000 vào thâm canh tăng năng suất, chất lượng cà phê theo hướng bền vững. Tổ chức tập huấn được 8 lớp với trên 600 lượt người tham dự, xây dựng được 8 điểm trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
+ Năm 2014: Đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho 596 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã, thôn nghèo và ĐBKK, trong đó: 2 xã nghèo 296 hộ; 16 thôn nghèo 83 hộ; 2 xã ĐBKK và 19 thôn ĐBKK 217 hộ. Tổ chức tập huấn được 15 lớp với trên 600 lượt người tham dự, xây dựng được 14 mô hình điểm chuyển giao khoa học kỹ thuật.
+ Năm 2015: Đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho 599 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã, thôn nghèo và ĐBKK, trong đó: 2 xã nghèo 285 hộ; 16 thôn nghèo 73 hộ; 2 xã ĐBKK 96 hộ, 19 thôn ĐBKK 145 hộ.
4.4. Lĩnh vực bảo tồn phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền.
Công tác thông tin tuyên truyền, họat động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn diễn ra sôi nổi và rộng khắp, lễ hội văn hóa được tổ chức vui tươi lành mạnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuyên truyền khuyến khích động viên, bà con giữ gìn giá trị văn hóa cồng chiêng, các loại nhạc cụ, các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống tốt đẹp như Lễ cúng bến nước, lễ cúng Giàng, lễ cầu mưa, cúng mừng lúa mới
Phục hồi và phát huy văn hóa lễ hội cồng chiêng ở thôn, buôn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương. Phối hợp với sở văn hóa- thể thao và du lịch tổ chức 2 lớp truyền dạy cồng chiêng cho 80 hội viên là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên. Tại các địa phương xã, thị trấn trên địa bàn huyện hàng năm thường tổ chức lễ hội đại đòan kết các dân tộc. Ở huyện cứ 2 năm tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc với nhiều họat động phong phú như: Mở hội thi hát dân ca, hội thi người ăn mặc trang phục dân tộc đẹp, thi ẩm thực, thi giã gạo và các trò chơi dân gian như đẩy gậy, bắn cung, kéo co, nhảy sạp, ném còn. Xây dựng và triển khai 2 đề án về bảo tồn, phát triển văn hóa, sưu tầm, bảo tồn dân ca các dân tộc thiểu số gốc tây nguyên trên địa bàn huyện.
Đến nay trên địa bàn tòan huyện đã phủ sóng phát thanh - truyền hình, hệ thống trạm truyền thanh không dây cũng được đầu tư nâng nấp, hiện nay 16/16 xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh không dây với 976 loa được lắp đặt tại các thôn, TDP, hệ thống pano, áp phích, khẩu hiệu (đã in, treo trên 1.500 m2 pano, 500m2 khẩu hiệu, đã có 60 tin, bài, và nhiều chuyên mục có nội dung về thực hiện chính sách dân tộc). Đài truyền thanh - truyền hình huyện thực hiện phát thanh chương trình tiếng K’Ho phục vụ đồng bào DTTS, qua đó đã tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Các chương trình khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các mô hình làm ăn kinh tế giỏi, các tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt cũng thường xuyên được phát sóng và được đông đảo quần chúng nhân nhân đồng tình ủng hộ.
Việc bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống được nhà nước quan tâm hỗ trợ khôi phục như làng nghề dệt thổ cẩm tại thôn Đam Pao xã Đạ Đờn đã được UBND tỉnh cấp giấy công nhận làng nghề truyền thống. Ngoài ra còn có một số làng nghề truyền thống khác cũng được bảo tồn trong ĐBDT như Đan lát mây tre, Nấu rượu cần, dệt thổ cẩm...
Bên cạnh đó các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động từng bước xóa bỏ dần các phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, không mê tín dị đoan... Nhìn chung qua phong trào thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng đồng bào DTTS ngày càng nâng cao, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa, khu dân cư không có tệ nạn xã hội.
4.5. Về cơ sở hạ tầng.
Giai đoạn 2013 - 2015 huyện Lâm Hà đã tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hàng hóa nông sản được thuận lợi, hạn chế tình trạng tư thương ép giá nông sản của bà con nhất là ở những vùng giao thông đi lại khó khăn.
Bên cạnh việc đầu tư đường GTNT là đầu tư xây dựng các nhà sinh họat cộng đồng của các thôn, giúp bà con giao lưa văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao nhận thức và cải thiện đời sống tinh thần cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
- Năm 2013: Bằng nguồn vốn của Chương trình 134, 135 và nguồn vốn ngân sách huyện, trong năm 2013 đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 3 công trình nước sinh họat, phục vụ cho 250 hộ ĐBDTTS có nước sinh họat hợp vệ sinh; Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa đường GTNT với chiều dài 7,9 km giúp cho bà con giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi. Do nguồn vốn của nhà nước có hạn, trong khi đó nhu cầu về GTNT của các địa phương là rất lớn, đầu tư nâng cấp đường GTNT bằng cấp phối sỏi đồi là chủ yếu, cho nên tuổi thọ công trình không cao. Do vậy các địa phương đã mạnh dạn lựa chọn đăng ký đầu tư đường GTNT bằng bê tông xi măng, đến nay đã xây dựng được 5 tuyến đường bằng bê tông (Mê Linh 2 tuyến 700m, Liên Hà 2 tuyến 1.200m, Tân Thanh 1 tuyến 330m), đã giải quyết được những đọan đường dốc cao cục bộ, giao thông đi lại khó khăn và nguy hiểm. Ngòai nguồn vốn của Nhà nước các địa phương còn huy động nhân dân đóng góp thêm tiền, ngày công lao động, hiến đất đai, cây trồng giải phóng mặt bằng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường GTNT tại địa phương. (Thôn Hà Lâm, xã Liên Hà huy động được nguồn vốn trong dân là 300 triệu đồng, nâng cấp hơn 1km đường GTNT)
- Năm 2014: Bằng nguồn vốn của Chương trình 134, 135 và nguồn vốn ngân sách huyện, trong năm 2014 đã đầu tư xây