Triết học về con người trong triết học trước Mác

Từ xa xưa, con người là một khách thể hết sức phong phú được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Mỗi ngành khoa học có cách nghiên cứu và nhìn nhận khác nhau.Do vậy, vấn đề con người luôn được coi là chủ đề trung tâm từ cổ đại đến hiện đại của môn “khoa học của mọi khoa học” - triết học.

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học về con người trong triết học trước Mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, con người là một khách thể hết sức phong phú được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Mỗi ngành khoa học có cách nghiên cứu và nhìn nhận khác nhau.Do vậy, vấn đề con người luôn được coi là chủ đề trung tâm từ cổ đại đến hiện đại của môn “khoa học của mọi khoa học” - triết học. Triết học nghiên cứu về con người và giải đáp những vấn đề chung của con người như bản chất con người là gì? Vị trí vai trò của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữ cá nhân và xã hội trong đời sống con người ra sao?... bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống. Để có thể giải mã được rõ ràng những điều trên, điều tiên nhất là chúng ta cần phải tìm hiểu rõ bản chất của loài người. Đây là vấn đề luôn được các nhà triết học đi sâu và tìm cách lý giải. Thông qua đó, ta không chỉ hiểu rõ được sinh vật nhỏ bé song có ảnh hưởng rất to lớn tới sự tồn tại và phát triển của trái đất; mà còn giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn về cả mặt thể và trí. Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học là một hệ thống các ý kiến bao hàm toàn diện về bản chất con người và bản chất của cái thực tại mà chúng ta đang sống trong đó. Nó là một hướng dẫn viên cho cuộc sống, vì các vấn đề nó khởi sự rất cơ bản và lan tỏa, định đoạt tiến trình mình chọn trong đời và cách cư xử với người khác. Triết học về con người trong triết học trước Mác. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước Mác không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người. Từ buổi sơ khai của mình, do hạn chế về nhận thức, con người đã không hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Sợ hãi trước sức mạnh đó, con người đã thờ trời, thờ đất, thờ núi sông, thờ muông thú, nhiều lúc cũng đã coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình. ( tôtem giáo ). Trong triết học phương Đông. Từ thời kỳ xã hội cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của bản thân mình. Nói chung, các tôn giáo đều quan niệm con người do thần thánh, thượng đế sinh ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốc con người từ trời, từ thần thánh hay từ con vật linh thiêng nào đó, nhưng đã giải thích một cách không kém phần bí hiểm. Trong triết học trung hoa, vấn đề bản tính con người được coi là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, từ góc độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức, xã hội, Nho gia đã đi đến kết luận bản tính của con người là Thiện. Phật gia thì cho rằng bản tính của con người là Bất Thiện. Từ góc độ khác, Đạo gia lại đi tới kết luận về bản tính tự nhiên của con người. Trong triết học Ấn Độ, từ góc độ suy tư về con người và đời người, Đạo phật kết luận về bản tính Vô Thường, Vô Ngã và tính hướng thiện của con người. Các hệ thống phổ biến nhất có nhiều ý kiến lộ ý chỉ đạo triết lý là các tôn giáo như đạo Phật, thiên chúa giáo, đạo Do thái, và hồi giáo. Từ các triết học các tôn giáo không khác nhau ở các chủ thể họ xưng hô mà ở cái phương pháp họ dùng để xưng hô. Các tôn giáo có cơ sở của họ trong các câu chuyện hoang đường có từ lâu trước khi có sự khám phá các phương pháp điều tra hợp lí và dứt khoát. Nhiều tôn giáo ngày nay thỉnh cầu tới niềm tin thần bí và sự thiên khải — các cách thức về lòng tin quả quyết có căn cứ vững chắc không lệ thuộc vào luận lý và phương pháp khoa học, ít ra cho những câu hỏi lớn nhất. Nhưng phần lớn các tôn giáo thì trong các nguồn gốc của họ tiền luận lý chứ không phải là kháng luận lý, biên bản các vấn đề triết lý của người kể truyện chứ không phải của một khoa học gia. Trong triết học phương Tây. Chủ nghĩa duy vật lựa chọn góc độ KHTN để lý giải về bản chất con người.Các nhà triết học cổ đại coi con người như vạn vật trong giới tự nhiên, không có gì là thần bí, đều được cấu tạo từ vật chất. Đêmôcrit cho rằng con người được cấu tạo từ nguyên tử. Linh hồn cũng được cấu tạo từ nguyên tử nhưng là 1 loại nguyên tử đặc biệt nhỏ bé, hình cầu, hết sức linh động.Các nhà triết học cổ điển Đức mà tiêu biểu là Phoiơbắc quan niệm rằng : vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người, chỉ có con người mới có tư duy. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và Phoiơbắc đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc, bản chất con người theo quan điểm duy vật. “ Không phải Chúc đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người”. Lời nói sắc sảo này của Phoiơbắc đã được Mác và Ăngghen đánh giá cao. Phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, phoi ơ bắc đã đạt tới Chủ nghĩa duy vật khi khẳng định rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nhục thể, tức là bộ óc, rằng vật chất không phải là sản phẩm của tình thần mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Song Phoi ơ bắc đã không còn giữ được quan điểm duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người. Phoi ơ bắc không xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt nhất định của họ, những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như nó đang tồn tại. Phoi ơ bắc xem xét con người tách rời với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhất định. Ông chỉ coi con người là “đối tượng cảm tính” mà không phải là những thực thể đang hoạt động. Phoi ơ bắc không biết đến những quan hệ người với người nào khác ngoài tình yêu, tình bạn hơn nữa lại là tình yêu, tình bạn lý tưởng hóa. Trong chủ nghĩa duy tâm, các nhà triết học chú trọng góc độ hoạt động lý tính của con người. Với Platon, đó là bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối. Với Đề Cactơ, đó là bản tính phi kinh nghiệm của lý tính. Hêghen cho rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Điều này mang tính phiến diện trong phương pháp tiếp cận. Có thể nói các quan niệm trên là những quan niệm trừu tượng về con người. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người. Mác khẳng định rằng : “Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội trên nền tảng sinh học của nó. Con người không phải là cái gì đó đồng nhất, tuyệt đối về chất, mà đó là sự đồng nhất bao hàm trong mình sự khác biệt giữa 2 yếu tố đối lập nhau : Con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên; Mặt khác, con người là 1 thực thể xã hội được tách ra như 1 lực lượng đối lập với giới tự nhiên. Con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người là một thực thể sống được thiên nhiên phú cho những sức mạnh bẩm sinh và sức sống. Con người là đại biểu thuộc bậc thang cao nhất của tiến hóa vật chất. Con người bình đẳng với các sinh vật khác trên trái đất và cùng chung sống dưới mái nhà chung. Con người bị chi phối bởi các quy luật chung của thế giới tự nhiên, sinh vật. Con người hòa hợp với thiên nhiên, học hỏi thiên nhiên. Con người là một thực thể tự nhiên hoạt động, bằng lao động con người đấu tranh với thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên và cũng bằng lao động con người sáng tạo ra chính bản thân minh. Ví như vấn đề môi trường hiện nay đang là mối nguy cơ đe dọa lớn mà cả nhân loại đang phải gánh chịu. Nó do chính con người tạo nên bởi sự thiếu hiểu biết và ý thức sai, hành động sai trái chứkhông phải do thiên nhiên. Có thể nói, thiên nhiên tồn tại được lâu dài hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào con người. Cái gọi là tính người là sản phẩm của lao động của chính bản thân con người. Vì là thực thể tự nhiên hoạt động nên con người đã tự hình thành cho mình những sức mạnh, những sức mạnh này tồn tại trong con người dưới dạng các tư chất và những năng lực. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, cũng như về bản chất con người. Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người : mặt sinh vật và mặt xã hội. Trước hết, Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật như tiến hóa luận của Đác Uyn chỉ ra. Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìm thức ăn, nước uống … từ trong thiên nhiên. Con người phải “đấu tranh” để tồn tại, ăn uống, sinh đẻ… Tuy nhiên, Mác không trừ quan điểm cho rằng : Cái duy nhất tạo nên bản chất con người là bản năng sinh vật của nó. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt căn bản với các sinh vật khác. Trước Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra nhưng xitêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con ngươờ là “một động vật có tính xã hội”, Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người la sức mạnh của con người là ở chỗ con người biêế suy nghĩ. Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Triết học Mác xem xét vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác con vật. Mác phân biệt rõ ràng : “ Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Câu nói sâu sắc này nêu lên tính tất yếu của sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên; bởi tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người”. Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng. Nó cũng có những là tính xã hội và loài người chính là “xã hội người”. Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội, trong đó có bản thân mình. Hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Con người là 1 bộ phận của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của môi trường tự nhiên. Điều quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Mác khẳng định “ Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình… Sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên :” Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên.” Nhờ đó, ta có thể rút ra kết luận : Lao động là yếu tố quyết định, hình thành bản chất xuất hiện của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Bởi vì lao động là nguồn gốc của nên văn minh vật chất và tinh thần. Lao động là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức. Trong lao động, con người quan hệ với nhau trong sản xuất, phân công lao động, phân phối sản phẩm. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người chịu sự chi phối của 3 quan hệ : + Hệ thống quy luật tự nhiên quy định phương diện sinh học của con người. + Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người. + Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Ba quy luật trên không tách rời mà hòa quyện vào nhau tạo nên “chất nhân” với tư cách là sự thống nhất của mặt tự nhiên và mặt xã hội trong 1 con người hiện thực. Tóm lại, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt : quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Khi phê phán quan niệm của Phoi ơ bắc, Mác đã khái quát :” Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.” Sự hoạt động và phát triển của con người khác loài vật ở 3 phương diện chính. Đó là con người quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với chính bản thân con người. Suy đến cùng, cả 3 mối quan hệ đều mang tính xã hội trong đó quan hệ giữa con người với con người là quan hệ bản chất. Không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử xã hội. Con người là cụ thể, xác định, sống trong điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Và chỉ khi tham gia các quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Ở đây, ta không phủ định mặt tự nhiên trong đời sống con người, song mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hôi. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự biến hóa lâu dài của giới hữu sinh vì không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Có thể nói, con người chính là chủ thể của lịch sử. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Thông qua hoạt động vật chất, tinh thần, con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và việc xây dựng con người mới. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lòng yêu nước thương dân, tinh hoa của Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, tinh hoa của tư tưởng dân chủ và nhân văn của cách mạng tư sản ở Phương Tây và ở Trung Quốc, và chủ nghĩa Mác - Lê Nin.Tư tưởng của Người như kim chỉ nam giúp chúng ta vững tin hơn vào tương lai, không bị gục ngã”. Bạn Vũ Xuân Dũng, lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản gửi tâm sự nhân dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ - vị cha già dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tư tưởng Hồ Chí MInh về con người là 1 quá trình phát triển từ thấp đến cao, từng bước sâu sắc và hoàn thiện hơn từ phạm vi dân tộc vươn tới tầm nhân loại, hướng tới việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người. Với Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng là vốn quý nhất, là tâm điểm mà xã hội cần tập trung giải quyết. Hồ Chí Minh nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cây có đơm hoa kết trái, cành lá sum suê, đều ở cái gốc đó mà ra. Nhưng muốn có cán bộ, trước hết phải xây dựng con người. Muốn trở thành cán bộ, trước hết phải trở thành con người. Những năm 20, dưới sự áp bức bóc lột của CNĐQ, xã hội được chia ra làm hai kiểu người. Một là đế quốc thực dân tàn bạo. Hai là những người lao động bị áp bức bóc lột nặng nề. “Dù màu da có khác nhau trên đời này có 2 loại người: giống người bị bóc lột và giống người bị bóc lột.” Cuối những năm 40, căn cứ vào đạo đức cách mạng Người đã đưa ra khái niệm: “ Trên trái đất có muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm 2 hạng: Người thiện và người ác.” Cuối cùng, Người khẳng định :” Bọn Việt gian bán nước… “, bọn phát xít thực dân là ác quỷ ma tà” vào 1 nhóm, còn tất cả những kiểu người khác vào 1 nhóm. Trên cơ sở phân chia như vậy, Hồ Chí Minh cũng cho rằng những người bị bóc lột, những người đi theo điều thiện dù màu da, tiếng nói có khác nhau nhưng có thể coi nhau như an hem 1 nhà, có thể “đại đoàn kết”, “đại hòa hợp” trong “1 TG đại đồng”. Theo Hồ Chí Minh, người ta sinh ra vốn tốt cả, nhưng về sau do ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, xã hội, mà dần dần mỗi người một khác. Đồng thời, ngay trong “mỗi con người đều có thiện có ác trong long”. Vì vậy, “ Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi... Đối với mỗi thói hư tật xấu trừ hạng người phản lại tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong con người họ nảy nở còn phần ác bị đẩy lùi chứ không phải đập cho tơi bời.” ( HCM toàn tập) Từ đó, Hồ Chí Minh đã rút ra được định nghĩa về chữ Người. Xét theo nghĩa hẹp, Chữ “ Người “ là gia đình, bạn bè, anh em. Xét theo nghĩa rộng : Chữ “Người” là đồng bào cả nước, là cả loài người. Tuy nhiên, chữ Người mà HCM quan tâm trước hết là tuyệt đại bộ phận dân tộc và thành phần chủ yếu là người lao động. Xây dựng con người mới trong tư tưởng HCM. Đầu những năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định hằng tháng mời các Ủy viên Bộ Chính trị đến nhà sàn trong Phủ Chủ tịch để ăn bánh, uống chè, tiến hành phê bình và tự phê bình. Người bắt đầu là Chủ tịch. Việc này chỉ làm được vài lần, vì sau các Ủy viên Bộ Chính trị... không hào hứng. Người nói, thế là mất "cả bánh" lẫn "chè ngon"!... Chuyện đã qua cả nửa thế kỷ, nhưng ngẫm lại mới thấy, để xây dựng tính kỷ luật cho lãnh đạo không phải chuyện đơn giản, nếu mỗi người không biết tự nhìn lại chính mình. Có thể nói, xây dựng con người mới là chiến lược hàng đầu của cách mạng; là quan điểm mang tính tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. a/ Yêu cầu con người mới. Người khẳng định rằng:” Nếu xây dựng XHCN trước hết cần có những con người XHCN.” Con người XHCN phải do CNXH tạo ra.Hồ Chí Minh quan niệm về con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Thứ hai là hình thành những phẩm chất mới như có tinh thần XHCN, có đạo đức cách mạng, có trí tuệ, có bản lĩnh để làm chủ, có tác phong XHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. b/ Biện pháp xây dựng con người mới . Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. HCM khẳng định :” Một dân dốt là một dân tộc yếu. Nội dung là phương pháp giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài phải thống nhất với nhau. “Trồng người” là công việc trăm năm, không thể nóng vội, 1 sớm 1 chiều, cũng không thể tùy tiện đến đâu hay đến đó. Vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN. Vai trò của nguồn lực con người. a/ Trong lĩnh vực kinh tế. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào cũng đều chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, đặc biệt là nhân tố con người.Trong lĩnh vực kinh tế cần xem xét con người với tư cách là LLSX và vai trò trong QHSX.Lênin chỉ ra rằng: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.” Ngày nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa đã làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Đó là cuộc cạnh tranh không chỉ về sản phẩm, mà cả về nguồn nhân lực. Chính điều này đò