Tôi muốn nói rằng, chúng ta đang thảo luận về một thể loại sách đặc biệt -giáo trình quốc gia. Do vậy, việc đòi hỏi thể loại này một cái gì đó lớn lao mà nó không thể đáp ứng được, rõ ràng là không nên. Thể loại giáo trình là của tác giả, chúng ta phải luôn nhớ điều đó. Yếu tố quan trọng thứ hai mà tôi muốn đề cập tới có liên quan đến hy vọng của tôi là
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học với tư cách là lịch sử triết học, hội nghị bàn tròn về cuốn sách của v.v.xôcôlốp "nhập môn lịch sử triết học", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (HỘI NGHỊ BÀN
TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP "NHẬP MÔN LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC"
(Tiếp theo kỳ trước)
N.S.Kirabaép: Tôi muốn nói rằng, chúng ta đang thảo luận về một thể loại
sách đặc biệt - giáo trình quốc gia. Do vậy, việc đòi hỏi thể loại này một cái gì
đó lớn lao mà nó không thể đáp ứng được, rõ ràng là không nên. Thể loại giáo
trình là của tác giả, chúng ta phải luôn nhớ điều đó. Yếu tố quan trọng thứ hai
mà tôi muốn đề cập tới có liên quan đến hy vọng của tôi là, sau khi giáo trình
của V.V.Xôcôlốp được xuất bản sẽ làm cho nội dung chương trình chuẩn của
triết học có sự thay đổi. Tại sao vậy? Bởi tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của
giáo trình này có liên quan đến cái mà nó chỉ ra sau triết học là có vấn đề - đó
là cái mang tính kết cấu không chỉ về nguyên tắc của mô hình Hêghen và
C.Mác. Chính công trình của V.V.Xôcôlốp đã chỉ ra rằng, quan niệm truyền
thống về lôgíc của tiến trình lịch sử – triết học không còn là phương án duy
nhất. Do vậy, trong các giáo trình triết học mà chúng ta đang sử dụng, lịch sử
triết học không thể là “phần bổ sung” cho chương trình triết học cơ bản. Lịch
sử triết học mà chúng ta nghiên cứu không phải là khái lược về các tư tưởng cơ
bản và tiểu sử của các nhà tư tưởng nổi tiếng, mà là cái có một lôgíc đặc biệt
nào đó về sự phát triển của tri thức triết học. Do vậy, làm thế nào để trình bày
triết học thông qua những vấn đề của nó trong sự phát triển của lịch sử là việc
làm hết sức quan trọng. Nếu nói một cách tổng thể về lịch sử triết học hiện
thời, thì cách đây vài ba năm, chúng ta đã thảo luận ở Đại học Tổng hợp
Lumumba về lôgíc của tiến trình lịch sử – triết học. Tham gia cuộc thảo luận
này còn có cả các nhà sử học nổi tiếng, như M.A.Maxơlin, A.M.Rútkêvích,
V.V.Serbinencô, A.V.Semuskin, V.V.Xôcôlốp và những người khác. Khi đó, một
điều lấy làm lạ là chúng ta đã đi đến kết luận rằng, không hề có lôgíc riêng
trong lịch sử triết học. Cùng lúc đó còn có một cuộc thảo luận khác về vấn đề
lôgíc của lịch sử triết học – cái lôgíc được xác định bởi đặc trưng của nền văn
minh, được quy định bởi bối cảnh xã hội, v.v.. Thế nhưng, công trình của
V.V.Xôcôlốp đã chỉ ra rằng, dẫu sao thì lịch sử triết học cũng có lôgíc riêng
của nó và do vậy, chúng ta cũng có thể nói về lôgíc của tiến trình lịch sử - triết
học. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Tại sao tôi lại nhấn mạnh điều này?
Bởi lẽ, trong giáo trình này không có phần dành cho tư tưởng triết học Trung
Quốc, nhưng lại có những trang dành cho triết học phương Đông – triết học
Arập và triết học Do Thái. Đối với một cuốn sách giáo khoa, điều này, đương
nhiên, là một thiếu sót, bởi theo thông lệ, những trang viết đó thường được xây
dựng theo nguyên tắc biên niên sử, nghĩa là trình bày cả tiểu sử lẫn những tư
tưởng cơ bản của các nhà triết học vĩ đại. Nhân đây, tôi xin nói thêm rằng,
V.V.Xôcôlốp cũng đã đọc các sách giáo khoa truyền thống về lịch sử triết học
Cổ và Trung đại, triết học thời Phục hưng và Cận đại. Song, giáo trình mà hôm
nay chúng ta đang thảo luận lại vượt ra khỏi phạm vi của cách tiếp cận truyền
thống đối với lịch sử triết học. Cuốn giáo trình này là cái mới, là cái mới được
sáng tạo. Trong phần dẫn luận, tác giả của nó cũng đã nói rằng, triết học cổ
điển châu Âu được nghiên cứu theo chính văn cảnh của nền văn hoá Địa Trung
Hải và do vậy, ông không đề cập đến tư tưởng triết học Trung Quốc.
Tôi xin phép được dừng lại ở phần dành cho triết học Arập - Hồi giáo và xem
xét nó một cách chi tiết. Tác giả đã đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng - đó là
vấn đề hiểu triết học Arập - Hồi giáo qua văn hoá, văn minh và tôn giáo. Đó
chính là quan điểm mang tính nguyên tắc của V.V.Xôcôlốp. Do vậy, khi đọc
phần này, dường như tôi không tìm thấy bóng dáng của V.V.Xôcôlốp mà tôi
từng biết đến qua cuốn sách giáo khoa về triết học Trung cổ của ông. Nhưng,
mặt khác, nếu không có cuốn giáo khoa đó thì có lẽ, đã không có cuốn giáo
trình này. Ở đây, một tư tưởng xuyên suốt và vì thế, có một lượng thông tin chi
tiết nào đó đã biến mất. Vậy cái gì là quan trọng đây? Thứ nhất, V.V.Xôcôlốp
đã chỉ ra rằng, trong những yếu tố cấu thành cơ sở nền tảng của triết học Arập
- Hồi giáo, văn hoá và văn minh là hai bộ phận cấu thành quan trọng - đó là
truyền thống abramist(1) (tác giả dành riêng một phần nói về điều này) và di
sản triết học cổ đại Hy Lạp. Khi nêu ra những nhận xét về vai trò đặc thù của
“tri thức” trong nền văn minh Arập - Hồi giáo, tác giả đã xem xét truyền thống
triết học của khu vực này trong phạm vi phát triển hệ các vấn đề triết học đã
được đưa ra trong các học thuyết của Platôn và Arixtốt. Đương nhiên, đây là
một cách tiếp cận mới. Với cách tiếp cận này, tác giả đã giúp cho chúng ta hiểu
tại sao Al - Pharabi có danh hiệu là người Thầy Thứ hai và tại sao trong triết
học Arập - Hồi giáo, người Thầy Đầu tiên bao giờ cũng là Arixtốt. Ngoài ra, sự
phân tích về đạo Hồi với tư cách một hiện tượng tôn giáo - văn hoá còn giúp
cho chúng ta hiểu rằng, bất cứ di sản nào có giá trị trong nền văn hoá Hồi giáo
cũng đều liên quan đến tri thức tôn giáo và tri thức thế tục. Thêm nữa, vấn đề
đa nguyên tôn giáo trong phạm vi Hồi giáo đã cho thấy tại sao triết học cổ đại
lại trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hoá Arập - Hồi giáo.
Một vấn đề hết sức quan trọng mà trong thời gian gần đây, tuy chúng ta ít nói
đến nhưng đã được cách tiếp cận đặc biệt của V.V.Xôcôlốp chỉ ra - đó là vấn
đề có liên quan tới cách tiếp cận triết học về sự tồn tại của Chúa, về những yếu
tố đặc thù của sự phát triển tư duy duy lý thông qua tự do tư tưởng. Trên cơ sở
lịch sử và lý luận, tác giả đã xem xét vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và
thần học, đồng thời cụ thể hoá mối quan hệ giữa niềm tin và lý trí trong một hệ
vấn đề. Không chỉ thế, tác giả còn đưa ra một vấn đề hết sức quan trọng, bởi
nó đem lại cho chúng ta khả năng hiểu đúng triết học châu Âu Trung cổ. Đó là
vấn đề siêu hình học, cụ thể là vấn đề linh hồn. Trên cơ sở phân tích một cách
có so sánh, tác giả đã đưa ra những kết luận hết sức thú vị về vấn đề này. Công
cụ mà tác giả sử dụng được dựa trên cái gọi là so sánh triết học nội tại. Đây là
công cụ đã đem lại cho tác giả những thành công mỹ mãn.
Bây giờ, tôi xin phép được nói về những mong muốn của tôi, bởi tôi không
dám coi đây là những điểm lưu ý đối với tác giả. Nếu nhìn một cách tổng thể
về cuốn giáo trình này, thì điều tôi muốn nói đến nội dung của nó là việc tác
giả đã tập trung giải quyết nghịch lý mà Averrôesơ đã đưa ra, đó là con đường
phát triển trong học thuyết của Averrôesơ. Đây là một vấn đề hết sức quan
trọng. Trong công trình này của tác giả, chúng ta có thể tìm được câu giải đáp
cho vấn đề là, tại sao triết học châu Âu và triết học Arập - Hồi giáo lại đi theo
hai hướng khác nhau. Triết học châu Âu được phát triển nhờ quyết định luận
tích cực của bản nguyên thế tục; còn Ấn Độ, Trung Quốc và phương Đông -
Arập lại tạo nên cái gọi là truyền thống triết học phi thế tục. Về điều này, tôi
xin phép được giải thích thêm về một số thuật ngữ. Rõ ràng là, người đọc sẽ
cảm thấy dễ hiểu khi đạo Hồi, kinh Côran và nền văn hoá Hồi giáo được phân
tích trong sự so sánh với Kinh thánh, với Cơ đốc giáo và với nền văn hoá Cơ
đốc giáo. Tuy nhiên, theo lời khuyên của tác giả, việc sử dụng các khái niệm
và thuật ngữ của văn hoá Cơ đốc giáo để mô tả đạo Hồi và văn hoá Hồi giáo là
không chuẩn xác. Thí dụ, trong đạo Hồi không có những khái niệm và thuật
ngữ mà trong đạo Cơ đốc là vốn có, như tính chính thống, tà giáo, thể chế của
Giáo hoàng La Mã, Giáo hội Toàn cầu, v.v.. Thế nhưng, nếu cứ theo quan
niệm của tác giả, thì điều đó không còn là lời khuyên nữa, mà đơn giản là đừng
có sử dụng khái niệm và thuật ngữ nói trên đối với đạo Hồi và văn hoá Hồi
giáo. Người ta thường gọi triết học Arập - phương Đông là triết học Arập đa
thần giáo. Tuy nhiên, nói cho đúng hơn là nên sử dụng thuật ngữ của triết học
Arập - Hồi giáo, bởi nhiều công trình bất hủ của văn hoá và triết học châu Âu
thời Trung thế kỷ có thể được coi là những công trình tương đồng với các công
trình của triết học Arập đa thần giáo, còn đối với Hồi giáo thì không. Việc sử
dụng một cách chuẩn xác những thuật ngữ của nền văn hoá này hay nền văn
hoá khác khi phân tích các hệ thống triết học, chẳng hạn như học thuyết của
Ibơnơ Khanđun, sẽ cho phép chúng ta dễ dàng hiểu được những vấn đề hiện
đại của nền văn minh. Điều mà chúng ta đều biết là, ngay từ thế kỷ XIV, lần
đầu tiên, nhà tư tưởng Hồi giáo này đã sử dụng khái niệm văn minh trong các
công trình nghiên cứu khoa học của mình và nêu lên một cách khá chuẩn xác
đặc trưng của hai giai đoạn phát triển trong lịch sử nhân loại là thời đại dã man
(hoang dã) và thời đại văn minh. Đó là cách tiếp cận thế tục đối với lịch sử, khi
ông chú ý đến vai trò của các nhân tố địa lý, nhân chủng, xã hội, kinh tế và văn
hoá. Còn chính chúng ta thì lại dựa vào sự phân kỳ mà những nhân vật nổi tiếng
đã đưa ra - đó là sự phân kỳ của Moócgan và của Ph.Ăngghen. Có lẽ, công lao
chủ yếu của Ibơnơ Khanđun là ở chỗ, ông đã nâng lịch sử lên tầm khoa học triết
học.
V.V.Xôcôlốp: Tôi xin nói rằng, Ibơnơ Khanđun đã đưa ra sự phân kỳ lịch sử này
sớm hơn nhiều so với những người châu Âu.
N.S.Kirabaép: Đúng là như vậy. Nhưng vấn đề là ở chỗ, tất thảy những gì mà
Ibơnơ Khanđun đã cập đến sự phát triển tương lai của nền văn minh Hồi giáo
và các nền văn minh khác thì trên thực tế, nó đã diễn ra. Đối với châu Âu, điều
này đã diễn ra ở Địa Trung Hải, khi các quan hệ tiền tư sản bắt đầu phát triển,
còn Ibơnơ Khanđun thì đã mất ở Ai Cập đầu thế kỷ XV. Do vậy, xét về
phương diện này thì dường như, ở đây đã có sự phù hợp một cách có lôgíc với
quan điểm chủ - khách thể mà ông đã đưa ra với tư cách một quan điểm căn
bản.
V.V.Xôcôlốp: Tiếc rằng, chúng ta còn biết quá ít về nhà tư tưởng vĩ đại này!
N.S.Kirabaép: Thêm nữa, đây là một yếu tố rất quan trọng. Tôi có cảm giác
rằng, phần viết về triết học Arập - Hồi giáo dường như hơi thiếu. Thiếu theo
nghĩa nào? Vấn đề là ở chỗ, sẽ là tốt hơn nếu việc nghiên cứu triết học Arập -
Hồi giáo cũng được tiến hành đúng như đã nghiên cứu về triết học kinh viện
châu Âu. Bởi lẽ, triết học Arập - Hồi giáo có ảnh hưởng rất lớn đến trường
phái Ôguýtxtanh mới, đến học thuyết của Albe Đại đế, Tômát Đacanh, v.v..
Chúng ta có thể tìm thấy nhiều cái mới khá thú vị ở sự phân tích một cách có
so sánh học thuyết về nguyên nhân của al-Gadali, N.Otrecurơ, Đ.Hium. Chúng
ta cũng có thể tìm thấy khá nhiều thí dụ khác, cụ thể là những thí dụ có liên
quan đến học thuyết Averroit. Và, để kết luận, tôi muốn nhấn mạnh rằng, công
trình của V.V.Xôcôlốp không chỉ giản đơn là lôgíc của các sự kiện lịch sử, cá
nhân các nhà triết học và cuộc đời, sự nghiệp của họ, mà chính là lôgíc của vấn
đề.
G.G.Maiorốp: Tôi xin nói ngắn gọn, bởi trước tôi đã có ý kiến rồi và xin được
bắt đầu từ sự đánh giá chung. Theo tôi, đây thực sự là một công trình hoàn
toàn mang tính sáng tạo mới. Tôi chưa hề thấy trong số các chuyên khảo và
sách giáo khoa về lịch sử triết học ở nước ta có công trình nào thuộc loại công
trình mà ở đó, dấu ấn của tác giả lại nổi bật như công trình này. Trong công
trình này, tác giả đã đưa ra một quan niệm mới về lịch sử triết học hết sức độc
đáo. Quan điểm này có thể bị phê phán, nhưng không thể bị bác bỏ một cách
giản đơn, bởi theo nội dung cũng như tính phức tạp về những vấn đề nghiên
cứu, công trình này đã vượt xa phạm vi của một cuốn giáo khoa bình thường.
Và, sinh viên có thể sẽ phải vất vả với loại sách nhập môn lịch sử triết học như
thế này.
V.V.Xôcôlốp: Hiện tôi đang sử dụng công trình này để giảng cho sinh viên
năm thứ năm.
G.G.Maiorốp: Đúng vậy. Nhưng ít ra thì công trình này cũng là khó đối với
sinh viên những năm đầu và không phải ai cũng hiểu. Cuốn sách này là kết quả
của sự lao động miệt mài và dày dạn kinh nghiệm của V.V.Xôcôlốp với tư
cách nhà nghiên cứu lịch sử triết học. V.V.Xôcôlốp không chỉ là một giảng
viên, mà trước hết là nhà nghiên cứu, nhà tư tưởng. Tôi có thể nói ngay được
rằng, kinh nghiệm của một nhà tư tưởng đã được tác giả sử dụng vào việc giải
quyết một nhiệm vụ không hề giản đơn. Đó là, trước hết, làm rõ chính khái
niệm triết học, chính tư tưởng triết học. Nói cách khác, làm rõ chính tư tưởng
triết học trong các khái niệm. Và, tác giả đã đưa ra một quan niệm hoàn toàn
độc lập và độc đáo về nhận thức triết học để sau đó, với một sự nhất quán được
thể hiện trong hầu hết 900 trang sách, tác giả lần lượt thể hiện sự hiểu biết của
mình về triết học dựa trên những tư liệu về lịch sử hiện thực của nó. Do vậy,
tôi có thể gọi cuốn sách này là “Nhập môn lý luận và lịch sử triết học”, bởi
phần lớn cuốn sách dành cho việc trình bày chính phương diện lý luận của triết
học. Để tái bản, tôi xin mạnh dạn đề nghị đổi tên sách như vậy. Hơn nữa, cả
hai phương diện – lịch sử và lý luận – ở bất cứ chỗ nào trong cuốn sách này
cũng liên quan với nhau một cách hữu cơ. Không chỗ nào V.V.Xôcôlốp bỏ qua
mục đích lý luận căn bản của mình và mục đích này đã được thể hiện qua toàn
bộ cuốn sách. Tính nhất quán như vậy trong quan niệm của tác giả đã làm cho
cuốn sách này có giá trị và làm cho người đọc dễ tiếp thu. Tác giả không cần
phải thay đổi cách kiến giải triết học đã được trình bày trong lịch sử mỗi khi tái
bản. Tôi cho rằng, sự kiến giải của tác giả về chính tư tưởng triết học là khía
cạnh độc đáo nhất của cuốn sách, là phát minh của vị giáo sư khả kính của
chúng ta. Mọi vấn đề liên quan đến việc trình bày và phân tích các học thuyết
triết học cụ thể của quá khứ cũng đã được giáo sư V.V.Xôcôlốp làm nổi bật
bằng những nội dung và sự luận giải trong cuốn sách của mình. Tôi xin chỉ ra
tính độc đáo trong sự kiến giải của tác giả về các hệ thống triết học quá khứ mà
tác giả đã thực hiện, cụ thể là về các hệ thống triết học ở thời Cận đại. Có thể
nói một cách khái quát rằng, V.V.Xôcôlốp là bậc thầy của phần đông trong số
chúng ta. V.V.Xôcôlốp đã tổng hợp được toàn bộ tri thức mà tác giả đã tích luỹ
trong suốt thời gian qua trên lĩnh vực lịch sử triết học và lý luận triết học. Nói
một cách ngắn gọn, cuốn sách có nội dung tốt, có tính khoa học ở trình độ cao,
nhưng tính giáo trình lại ở mức thấp. Nếu đây là “cuốn sách giáo khoa” thì đó
chính là sách giáo khoa dành cho các giáo sư, bởi nó hàm chứa những khái
quát sâu sắc tới mức chuẩn xác và đem lại cho người đọc nhiều kiến thức. Và,
nếu trình bày toàn bộ những gì có trong cuốn sách này một cách chi tiết, thì tác
giả phải viết đến ba tập. Đó là sự nghiên cứu khái quát. V.V.Xôcôlốp luôn dạy
chúng ta phải thể hiện tư duy một cách khái quát. Và, ở đây, tác giả đã thể hiện
mình như một nhà kinh điển về việc trình bày khái quát và qua đó, thể hiện cả
tư tưởng của mình.
Bây giờ, tôi xin đưa ra một số ý kiến đóng góp về nội dung cuốn sách, bởi
khen thì biết bao nhiêu cho vừa. Vả lại, đối với tôi, tác giả là một người thân
thích, là một giáo sư khả kính và còn là niềm tự hào của chúng ta - niềm tự hào
không chỉ đối với bộ môn chúng ta, mà còn đối với cả nền triết học của chúng
ta nữa. Chúng ta đã có trong tay nhiều cuốn sách hay do V.V.Xôcôlốp viết và
hơn nữa – tôi xin lỗi vì nói một ít ngoài lề – tác giả viết cuốn sách mới này trên
cơ sở của những kinh nghiệm mà trước đây đã được phản ánh trong các công
trình của mình về toàn bộ đề tài này, tức là về triết học Cổ đại, Trung đại và
Cận đại. Vậy thì tại sao tác giả lại dừng lại ở Cantơ? Bởi tác giả không cho
phép bản thân mình viết về cái mà mình không nghiên cứu một cách hết sức
căn bản trong suốt cả cuộc đời. Nếu cuốn sách này là sách giáo khoa, thì đó là
sách giáo khoa chỉ để cho những sinh viên giỏi, những nghiên cứu sinh và
tuyệt nhiên không phải cho những sinh viên trung bình của hai năm đầu. Hơn
nữa, chúng ta đã có một loạt sách giáo khoa được xuất bản thuộc loại này rồi.
Dù sao, cuốn sách của V.V.Xôcôlốp cũng hoàn toàn khác với những cuốn sách
giáo khoa mà chúng ta đã có. Tôi cho rằng, chúng ta nên tái bản cuốn giáo
khoa này của tác giả như T.I.Ôiderơman đã nói. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý
kiến này. Tái bản và, - xin nói thêm, - thay đổi tên cho nó. Cần đưa từ “lý
luận” vào tên của cuốn sách, bởi ở đây, vấn đề quan trọng nhất là phương diện
lý luận đã hoàn toàn được làm rõ, được trình bày xuyên suốt toàn bộ lịch sử,
suốt toàn bộ cuốn sách. Và, tác giả cũng nên dành cho nó một vài chương
chuyên biệt để lấy đó làm cơ sở luận giải, thiếu những chương này, cuốn sách
sẽ trở nên khó hiểu.
G.G.Maiorốp: Giáo sư V.V.Xôcôlốp kính mến! Tôi là học trò của Thầy, rất kính
yêu Thầy và chính vì vậy, tôi đã đọc cuốn sách này của Thầy và, cũng như tất cả
mọi người, tôi đã đọc với một tinh thần phê phán. Thật vậy, tôi đã đọc nó rất kỹ,
do vậy, tôi xin mạnh dạn phát biểu, mà trước hết là về thuật ngữ được sử dụng
trong cuốn sách. Xin được bắt đầu từ khái niệm tri – tín. Hai từ này được gạch nối
với nhau.
V.V.Xôcôlốp: Không đúng, khái niệm đó của tôi được viết liền nhau thành một
từ.
G.G.Maiorốp: Vâng! Đúng là như vậy. Nhưng nhìn chung, theo tôi, lần tái bản
sau cũng nên giải thích một cách chi tiết về thuật ngữ này. Đó là điều rất quan
trọng. Thật khó mà đọc nổi, nếu các khái niệm cơ bản ngay từ đầu đã không
được giải thích. “Tính chủ - khách thể” hay là các quan hệ chủ - khách thể - đó
là điều tôi muốn biết. Còn điều thứ ba - đó là định nghĩa triết học với tư cách
thế giới quan được duy lý hoá một cách tối đa mà Thầy đã đưa ra.
V.V.Xôcôlốp: Hai từ đó luôn đi liền với nhau, từ nọ mà thiếu thì từ kia sẽ
không là gì cả.
G.G.Maiorốp: “Thế giới quan được duy lý hoá một cách tối đa” – khái niệm
này ở Thầy dường như khá quan trọng. Tôi nghĩ rằng, dầu sao thì một định
nghĩa cũng không thể áp dụng cho tất cả các học thuyết trong lịch sử triết học,
bởi làm như thế, chúng ta biết xếp Kiếckơga, Nítsơ và nhiều người khác vào
đâu được.
V.V.Xôcôlốp: Về điều này, tôi xin nói rằng, không hề có triết học duy lý thuần
tuý, tổng thể. Ngay cả nhà duy lý Hêghen vĩ đại cũng không có sự trình bày được
coi là quan trọng về sự lắt léo của lý tính thế giới.
G.G.Maiorốp: Tôi xin được dẫn ra đây vấn đề thứ hai có liên quan đến điều
đó. Thầy đã đánh giá hệ thống triết học của Platôn và của Arixtốt như những
hệ thống duy lý. Tôi cho rằng, dầu sao thì thuật ngữ “chủ nghĩa duy lý” cũng
mang một nghĩa khác. Nếu Thầy sử dụng tính từ “trí tuệ” thì chắc là tôi đã
đồng ý. Song, “chủ nghĩa duy lý” là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen
rồi. Trong thuật ngữ này có khái niệm “ratio” – lý trí, tính toán, tỷ lệ và nói
chung, là cái gì đó mang tính sắp đặt, tính tổ chức về mặt hình thái. Lý trí khác
gì với lý tính? Đó là tính toán, tính tổ chức về mặt hình thái. Nếu thế, chẳng lẽ
lại xếp Platôn vào nhóm các nhà triết học duy lý hay sao? Đương nhiên là
không. Thuyết duy trí tuệ thì được. Đó là điều đương nhiên. Từ đồng nghĩa với
“trí tuệ” trong tiếng Hy Lạp là “Nus” bắt nguồn từ động từ “noein”; nghĩa đầu
tiên của nó là “xem xét”, sau đó mới đến “tư biện”, nhưng không thể xem là
“lập luận” được.
V.V.Xôcôlốp: “Nus” thường được dịch là “trí tuệ”.
G.G.Maiorốp: Vâng! Đúng là như vậy. “Intellectus” cũng có nghĩa là “trí tuệ”,
là “lý tính” (xuất phát từ “intelligo” – hiểu biết, nhận thức, tư duy, v.v.), nhưng
không thể xem là “lập luận” được (“lập luận” – ratiocinor).
V.V.Xôcôlốp: Còn “intellectus”, xin lỗi, người Pháp dịch là “entendement”,
người Đức dịch là “Verstand”.
G.G.Maiorốp: Nói đến người Pháp làm gì! Những người Pháp nghiên cứu triết
học kém lắm. Điều đó thì ai cũng biết. Còn người Đức lại là chuyện khác. Tôi
cho rằng, trong tiếng Nga, từ “duy lý”, “chủ nghĩa duy lý” liên quan đến tư duy
khái niệm nhiều hơn là tư duy ý niệm. Do vậy, khi Thầy nói đến “tri tín” thì
thuật ngữ này có thể chấp nhận