Trình bày một bản hợp đồng mua bán máy bơm nước giữa Tổng công ty xậy dựng công trình giao thông 8 và Nordestgaard Privatte limited company

Hợp đồng mua bán ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. II. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương: - Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép chuyển qua biện giới hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo quy định của pháp luật - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể là ngoại tệ đối với một bên, là ngoại tệ hoặc nội tệ đối với cả hai bên. - Có thể kí kết hợp đồng thông qua thư tín, fax, telex, đơn chào hàng, đơn chấp nhận hàng, đơn đặt hàng, . - Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế và ở một số nước còn áp dụng án lệ là nguồn của pháp luật

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày một bản hợp đồng mua bán máy bơm nước giữa Tổng công ty xậy dựng công trình giao thông 8 và Nordestgaard Privatte limited company, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều cùng hoà nhập với nền kinh tế chung, thì việc trao đổi hàng hoá trở nên rộng rãi và phức tạp hơn. Chính vì vậy để tạo ra sự công bằng và không xâm phạm lợi ích giữa các bên, hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời để điều chỉnh quan hệ mua bán đó. Vậy hợp đồng mua bán ngoại thương là gì và một bản hợp đồng mua bán có phạm vi vượt ra khỏi một quốc gia thì có nội dung gì và các điều lệ như thế nào. Chính vì muốn tìm hiểu về vấn đề này em đã chọn đề tài: “Trình bày một bản hợp đồng mua bán máy bơm nước giữa Tổng công ty xậy dựng công trình giao thông 8 và Nordestgaard Privatte limited company”. Do chưa có kinh nghiệm về phân tích một bản hợp đồng ngoại thương, nên có lẽ còn nhiều thiếu xót, em kính mong các thầy cô trong khoa đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn! Phần nội dung Một số nhận thức về hợp đồng mua bán ngoại thương I. Khái niệm: Hợp đồng mua bán ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. II. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương: - Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép chuyển qua biện giới hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo quy định của pháp luật - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể là ngoại tệ đối với một bên, là ngoại tệ hoặc nội tệ đối với cả hai bên. - Có thể kí kết hợp đồng thông qua thư tín, fax, telex, đơn chào hàng, đơn chấp nhận hàng, đơn đặt hàng, ... - Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế và ở một số nước còn áp dụng án lệ là nguồn của pháp luật. III. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương 1. Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý 2. Hàng hoá đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo qui định của pháp luật 3. Hợp đồng mua bán ngoại thương phải có các nội dung chủ yếu theo điều 50 của Luật Thương mại Việt nam 4. Hình thức của hợp đồng phải là văn bản B. “Trình bày hợp đồng mua bán máy bơm nước giữa tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO 8) và công ty Nordestgaard Privatte limited company” Hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Việt Nam và Anh Hôm nay, ngày 13/12/2004 tại văn phòng tổng Công ty XD CTGT 8 chúng tôi gồm có: I. Đại diện bên mua (bên A): tổng công ty XDCTGT 8 (CIENCO). - Đại diện : Ông Phạm Văn Minh Chức vụ: Phó Tổng giám đốc - Representative address: 18 Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội - Số tài khoản: 0145789601 Ngân hàng: Vietcombank - Tel : 84.4-5620442 Fax: 844.8563580 II. Đại diện bên bán (bên B): Nordestgaard Privatte limited company - Đại diện : Miechel Nick Chức vụ: Giám đốc - Representative address: 20 Moorgate Street, London EC2 - Số tài khoản: 1245631255 Ngân hàng: ANZ bank - Tel: 01-89-353536 Fax: 01-89-243568 Hai bên thoả thuận ký hợp đồng nguyên tắc với các điều khoản như sau: Điều 1: Các khái niệm chung: 1.1 “Hợp đồng” là sự thoả thuận có hiệu lực và được ký kết giữa Bên bán và bên mua bao gồm cả các phụ lục hợp đồng và các bản vẽ kèm theo 1.2 “Giá hợp đồng” có nghĩa là giá đã được thoả thuận trong hợp đồng cho các thiết bị được bên bán cung cấp. Giá ở đây được hiểu là giá CIF Hải Phòng, SRVN (Incoterms 2000). 1.4 “Bàn giao” có nghĩa là chạy thử được tiến hành trên toàn bộ số thiết bị mà bên mua yêu cầu, trước khi tất cả các thiết bị được bàn giao cho bên mua 1.5 “Các tài liệu kỹ thuật” có nghĩa là tất cả các cataloug, các bản quy cách chi tiết kỹ thuật, chỉ dẫn vận hành... 1.7 “Ngày, tuần và tháng theo lịch greorian” Ngày tính theo lịch liên tục 1.8 Tiêu chuẩn: theo tiêu chuẩn châu Âu Điều 2: Hàng hoá và số lượng 1.Máy bơm nước thả chìm: - 100 chiếc Loại ATL 200-400K; lưu lượng 171l/s; cột áp 6.5m; 18.5 Kw; Điện áp 380-400V; Phụ kiện lắp đặt: khớp nối, chân vịt, 3m ray dẫn hướng, 6m dây, bảo vệ động cơ, đóng ngắt điện, chống mát pha, quá tải - 100 chiếc loại ATL 125-315 K; 671l/s; 4.5m; 7.5 kw; như trên 2. Van xả các loại Van xả khí Loại VAG DUOJET 246, single chamber + Vật liệu chế tạo: Thân và nắp van: Gang dẻo GG40 + Áp suất làm việc tối đa: 16bar + Kết nối ren: G1 ¼ + DN 50 Van nắp: VAG Flap Valve Flange circular shape + Vật liệu chế tạo: Khung và nắp van: Gang dẻo GG25 Gioang: EPDM DN 300 DN 400 DN 500 DN 600 Van một chiều Loại: VAG Ball check valve + Vật liệu chế tạo: Thân van: Gang dẻo GG40 Bóng van: Aluminium, đệm: NBR + Mặt bích tiêu chuẩn: DIN 2532 PN 10/16 + Khoảng cách giữa hai mặt bích theo tiêu chuẩn DIN 3206, F6 DN 40; PN 16 DN 50; PN 16 Điều 3: Giá Giá của các thiết bị này bao gồm cả phụ tùng thay thế cho 1 năm chạy máy sau thời gian bảo hành. Giá được hiểu là giá CIF Hải Phòng, SRVN Incoterm 2000. Việc bảo hành bao gồm 100% giá trị hợp đồng về mọi rủi ro. Điều 4: Thanh toán 4.1. Căn cứ vào tiến độ thi công của bên A được chủ đầu tư chấp thuận, hai bên sẽ thống nhất cụ thể bằng các phụ lục hợp đồng, bên A thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản. 4.2. Tiền đặt cọc, 10% sẽ được thanh toán cho bên B trong vòng 15 ngày sau khi kí hợp đồng, còn 90% số tiền hàng còn lại sẽ được thanh toán cho bên B sau khi đã giao hàng đầy đủ số lượng mà bên A đã yêu cầu. 4.3. Đơn giá sẽ được tính theo giá thị trường tại thời điểm giao hàng 4.4. Hồ sơ chứng chỉ thanh toán bao gồm: - Hoá đơn thương mại do bên bán cấp - Hoá đơn DHL: 1/3 bộ vận đơn gốc, bản photocopy của hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận xuất xứ và một bộ chứng từ không thanh toán được đã gửi tới bên mua - Việt nam - Giấy chứng nhận về thử máy do nhà sản xuất cấp. - Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại Italia cấp. - Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do nhà sản xuất cấp. - 2/3 Bộ vận đơn gốc sạch “Đã xếp hàng lên tàu” , có đóng dấu “cước đã trả”, lập theo lệnh của bên mua. Mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc mở L/C tại Việt nam, sẽ do bên mua thanh toán, mọi chi phí về Ngân hàng ngoài Việt Nam phát sinh sẽ được bên bán thanh toán. Chi phí cho việc sửa đổi hoặc ra hạn thêm L/C phát sinh sẽ do bên đề nghị thanh toán. Điều 5: Giao hàng. 5.1. Thời hạn trong vòng 30 ngày sau khi bên bán đã nhận được phần đặt cọc bằng đồng Bảng Anh. 5.2. Cảng bốc hàng: cảng Liverpool. 5.3. Cảng dỡ hàng: Hai phong – Vietnam. 5.4. Cân tịnh/ cân nặng. 5.5. Kích thước: Dài Rộng Cao. 5.6. Container: Số/ Toàn bộ số Container. 5.7. Mã hiệu: người nhận. 5.8. Mã hiệu: hợp đồng số. 5.9. Đóng gói theo đúng quy cách Quốc tế về vận tải biển. 5.10. Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất cứ sự hư hại hoặc đổ vỡ hàng hoá do bao bì không thích đáng hoặc sự rỉ xét do bảo vệ không đầy đủ. Phụ tùng thay thế sẽ được đóng gói riêng biệt, đóng dấu phụ tùng thay thế mỗi loại phụ tùng thay thế riêng biệt sẽ được đóng gói riêng biệt trong từng kiện hàng riêng và có ghi tên của từng loại số lượng, quy cách của từng loại – các ký mã hiệu phải được viết rõ ràng bằng sơn, viết bằng tiếng Anh ở hai mặt và trên đầu của bao bì và kích thước của chúng không được nhỏ hơn 5cm cho bao bì gỗ và 10 cm cho container. 5.11. Trong vòng 56 giờ sau khi xếp hàng lên tàu, Bên bán sẽ phải gửi cho bên mua bộ chứng từ bao gồm 1/3 bộ vận đơn gốc, bản copy hoá đơn thương mại có phiếu đống gói, bản chứng nhận xuất xứ hàng bằng DHL tới địa chỉ: 18 Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội. 5.12. Trong vòng 48 tiếng sau ngày tàu chở hàng rời bến, Bên bán phải thông báo cho bên mua tên tàu, số vận đơn, ngày tàu khởi hành. Ngày tàu dự tính cập cảng Hải Phòng, Hợp đồng, tên giá trị, số lượng, trọng lượng cả bì/tịnh, kích thước của bao bì, của Container, tổng cộng thể tích, cảng bốc hàng, thời gian dự kiến tàu tới cảng Hải Phòng - Việt nam bằng fax tới địa chỉ 18 Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội. Điều 6: Bảo hành Hàng hoá trong hợp đồng này được bảo hành trong 12 tháng kể từ ngày kí kết biên bản chạy thử nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày giao hàng. Bên bán chịu trách nhiệm đối với mọi khuyết tật do nguyên liệu hoặc tay nghề kém trong thời gian bảo hành. Điều 7: - Hợp đồng này sau khi được ký kết thì mọi cuộc trao đổi, thư tín và đàm phán có liên quan đều không có hiệu lực - Hợp đồng này có hiệu lực từ khi được các nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam thông qua và khi Bên mua nhận được bảo lãnh D/P ngân hàng của bên bán chứng nhận, mọi sự sửa đổi và các điều khoản thêm vào, bắt buộc phải bằng văn bản và có cả sự xác nhận của cả hai bên - Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiếng Anh và mỗi bên giữ hai bản Bên mua Bên bán C. Một vài lời phân tích về bản hợp đồng trên Trên đây đã khá đầy đủ một bản hợp đồng mua bán ngoại thương giữa bên A và bên B mà tôi đã trực tiếp được đọc. Nhìn chung đã đầy đủ, nhưng còn một số chỗ chưa được hoàn thiện lắm. Theo những kiến thức đã được học về hợp đồng mua bán ngoại thương trong môn Luật kinh tế 2, tôi xin đưa ra một vài nhận xét sau: 1. Thứ nhất ở phần đầu có ghi là: Hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Việt Nam và Anh, theo tôi bên dưới nên ghi thêm một câu nữa sẽ rõ ràng và đầy đủ hơn, ví dụ như: contract 40/2004. 2. Điều 1: Viết như vậy là quá dài dòng. Vì đây là một hợp đồng mua bán ngoại thương, nên những kiến thức cơ bản như vậy thì chắc chắn cả hai bên đều phải hiểu rõ ràng rồi. 3. Điều 2: Liệt kê một loạt những thiết bị ra một bản hợp đồng như vậy rất dài và khó hiểu. Nên viết lại một cách có khoa học và cụ thể hơn. Ví dụ như ta có thể phân những loại máy bơm mà bên mua yêu cầu theo các loại sau: Loại hàng hoá: thì bao gồm những loại hàng hoá gì, phân theo từng loại cụ thể , rõ ràng, cho Bên bán dễ hiểu, tránh những sai sót không đáng có về mã hiệu và số lượng hàng hoá. Các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật: Yêu cầu bên bán phải cung cấp hàng hoá theo đúng những tính năng kỹ thuật mà bên mua đã đề cập trong hợp đồng Số lượng hàng: Phải nêu ra số lượng hàng cụ thể là bao nhiêu chiếc, ghi rõ bằng số. 4. Điều 3: Theo tôi nên viết lại giá cả rõ ràng và chính xác hơn để hai bên có thể triển khai hợp đồng một cách dễ dàng - Quy định cụ thể giá đối với từng loại hàng hoá Ví dụ: Đối với máy bơm nước: 100 Bảng Anh/chiếc, giá CIF Haiphong Incoterm 2000. - Và phải quy định thêm một điều nữa đó là đồng tiền thanh toán được quy định là loại tiền nào, đô la Mỹ hay là đồng bảng Anh. 5. Điều 4: Nên đổi lại là “Phương thức thanh toán” và đề nghị chia làm 2 phần: 4.1, 4.2, 4.3 là phần 1; còn riêng 4.4 là phần 2 có tên gọi là “Bộ hồ sơ thanh toán”. Trong phần 1: - Bên thảo hợp đồng nên ghi rõ quy định cụ thể phương thức thanh toán bằng chuyển khoản, thư tín dụng huỷ ngang hay không huỷ ngang hoặc nhờ thu v.v... - Bỏ phần 4.2, chỉ ghi là Bên A sẽ thanh toán cho Bên B theo từng loại phương thức thanh toán nêu trên và ghi thêm là đơn giá sẽ được tính theo hoá đơn thương mại Trong phần 2: Viết như trên rất khó theo dõi và không đầy đủ, vì thế theo tôi nên sửa lại là: Bộ hồ sơ bao gồm: - Hoá đơn thương mại do người bán cấp. - Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại của nước bán cấp. - Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng do nhà sản xuất cấp. - Phiếu đóng gói do bên Bán cấp. - Giấy chứng nhận vận hành máy móc do một cơ quan kiểm định chất lượng của nước bán cấp. - Bộ vận đơn gốc sạch có ghi chữ đã xếp hàng lên tàu, có đóng giấu cước đã trả theo lệnh của người mua - Đoạn từ “Mọi chi phí phát sinh ....đề nghị thanh toán” nên được lược bỏ đi, vì trong phương thức thanh toán bằng L/C đã quy định cụ thể các chi phí phát sinh do bên nào chịu. 6. Điều 5: Nên đổi lại là: Phương thức giao hàng: Thời hạn giao hàng: được quy định là sau 30 ngày kể từ ngày bên bán nhận được thông báo đã mở L/C của người mua tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Phần dưới viết như vậy là đã đầy đủ và rõ ràng. Riêng điều 5.10 nên được ghi lại là: “Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường giá trị thiệt hại hàng hoá do bao bì không thích đáng hoặc sự rỉ sét do bảo vệ không đầy đủ gây nên, có sự xác nhận của chủ tàu tại cơ quan kiểm tra chất lượng có thẩm quyền của nước người mua” Điều 5.11 nên được lược bỏ đi, điều này không cần thiết phải viết thêm vào tránh sự dài dòng, khó hiểu. 7. Điều 6: Theo tôi điều này nên được viết lại là Điều khoản về Bảo hiểm chứ không phải Bảo hành. Điều khoản này ví dụ được viết như sau:”Được thực hiện theo quy định về điều khoản giao hàng CIF Haiphong Incoterm 2000 mua tại công ty Bảo hiểm Bảo Việt - Việt Nam, loại hình bảo hiểm toàn bộ” 8. Điều 7: Nên đặt tên là “Điều khoản chung”. Và ở điều này viết như vậy là đã đầy đủ và chính xác rồi, nhưng theo tôi đoạn cuối nên được viết lại là: “Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiếng Anh và mỗi bên giữ hai bản và các bản này có giá trị pháp lý như nhau.” Theo điều 50 của Luật Thương mại Việt Nam, nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong 6 điều khoản chủ yếu này thì hợp đồng coi như vô hiệu: Điều khoản tên hàng Điều khoản số lượng Điều khoản về qui cách, phẩm chất Điều khoản về giá cả Điều khoản về phương thức thanh toán Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Nhưng trong bản hợp đồng này Điều khoản về quy cách phẩm chất chưa được nhắc đến, nên ghi thêm điều khoản này vào. Ví dụ như hàng hoá được yêu cầu phải có tiêu chuẩn chât lượng ISO 9001 hay ISO 9002 Trên đây là toàn bộ lời nhận xét, có sửa đổi và bổ sung về một bản hợp đồng mà tôi đã nêu ra ở trên. D. Một số kiến nghị về cách viết một bản hợp đồng Luật Việt Nam quy định các điều kiện chủ yếu của hợp đồng bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, thời hạn, địa điểm giao hàng, giá cả và điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán tức là gồm 3 nhóm: đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng. Nhưng luật pháp của một số nước thì lại quy định khác. Luật của Pháp quy định chỉ cần đối tượng và giá cả. Luật Anh, Mỹ quy định chỉ gồm tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất..., mỗi nước đều có những quy định khác nhau. Vì thế theo tôi phải xây dựng một bản hợp đồng mua bán ngoại thương hoàn chỉnh, rõ ràng, kết hợp chặt chẽ hai yếu tố nghiệp vụ và pháp luật, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, hình thức, chủ thể, thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nội dung các điều kiện chữ ký, con dấu của mỗi bên - Đảm bảo trình độ cần thiết của người tham gia đàm phán ký kết hợp đồng. - Và phải chú ý từ những điều nhỏ nhất trong một bản hợp đồng vì nếu chỉ sai một điều nhỏ cũng có thể dẫn đến sự nhầm lân không đáng có về hàng hoá và có thể dẫn đến những mâu thuẫn giữa Bên mua và Bên bán. Lời kết thúc Vai trò của hợp đồng mua bán ngoại thương là hết sức tất yếu và vô cùng quan trọng, nó góp phần quan trọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân. Hợp đồng ngoại thương ra đời giúp cho hoạt động mua bán ngoại thương giữa các quốc gia trở lên thuận lợi hơn. Hi vọng trong một tương lai gần Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế, và trước tiên là có thể trở thành thành viên của WTO, theo tôi điều này sẽ không còn xa nữa!!! Mục lục Lời mở đầu ........................................................................................... 1 Phần nội dung ...................................................................................... 2 Một số kiến thức vể HĐMBNT ........................................................... 2 Trình bày một bản hợp đồng cụ thể ..................................................... 3 Một vài lời phân tích ............................................................................ 8 Một số ý kiến về viết một bản HĐMBNT .......................................... 10 Lời kết thúc ........................................................................................ 11
Tài liệu liên quan