Trình tự lồng và nối dây quấn stato 1 lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng của động cơ kđb 3pha có z = 36 rãnh, 2p = 4

TRÌNH TỰ LỒNG VÀ NỐI DÂY QUẤN STATO 1 LỚP DẠNG ĐỒNG TÂM TẬP TRUNG, KIỂU MẶT PHẲNG CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 3PHA CÓ Z = 36 RÃNH, 2P =4 Bước 1: Phân tích sơ đồ trải dây quấn  Xét một stato có chứa dây quấn, bổ dọc stato và trải úp lên một mặt phẳng. Ta có sơ đ trải dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng với Z = 36 rãnh, 2 = 4. Bổ dọc stato rồi kéo dãn ra 2 bên, trải úp lên mặt phẳng

pdf11 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình tự lồng và nối dây quấn stato 1 lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng của động cơ kđb 3pha có z = 36 rãnh, 2p = 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 1 TRÌNH TỰ LỒNG VÀ NỐI DÂY QUẤN STATO 1 LỚP DẠNG ĐỒNG TÂM TẬP TRUNG, KIỂU MẶT PHẲNG CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 3PHA CÓ Z = 36 RÃNH, 2P =4 Bước 1: Phân tích sơ đồ trải dây quấn  Xét một stato có chứa dây quấn, bổ dọc stato và trải úp lên một mặt phẳng. Ta có sơ đồ trải dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng với Z = 36 rãnh, 2p = 4. Bổ dọc stato rồi kéo dãn ra 2 bên, trải úp lên mặt phẳng Dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung được trải trên mặt phẳng Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 2 Sơ đồ trải dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung với Z = 36 rãnh, 2p = 4. _ Một nhóm bối dây đồng tâm gồm 3 bối dây: bước bối dây 1 (nhỏ nhất): y1 = 7 rãnh, bước bối dây 2: y2 = 9 rãnh, bước bối dây 3 (lớn nhất): y3 = 11 rãnh. _ Tổng số nhóm bối dây là 6 nhóm bối, mỗi pha có 2 nhóm bối. _ Các nhóm bối dây của 1 pha nối tiếp nhau theo kiểu cực giả. _ Khoảng cách đầu vào (đầu ra) của 2 pha liên tiếp nhau là 6 rãnh.  Dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng A B C X YZ 3 nhóm bối 1,3,5 đặt liền kề nhau, tạo thành một mặt khép kín mặt trong lõi thép stato Tương tự 3 nhóm bối 2, 4, 6 đặt liền kề nhau, tạo thành một mặt khép kín chồng lên trên mặt 3 nhóm bối trên Ngoài ra dây quấn đồng tâm tập trung có thể được sắp đặt theo kiểu xếp ngói. Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 3 A B C X YZ Bước 2: Trình tự lồng các nhóm bối dây Chú ý: _ Chọn chiều lồng các nhóm bối dây. _ Xác định đúng vị trí rãnh đặt các bối dây. _ Buộc các cạnh của bối dây khi chưa được lồng vào rãnh. Các bối dây phải đặt cùng chiều quấn dây. _ Lồng các bối dây trong nhóm theo thứ tự. Bối dây nhỏ lồng trước, bối dây lớn kế tiếp lồng sau. Uốn nắn lại bối dây ngay sau khi lồng vào rãnh.  Lồng nhóm bối dây (đầu tiên) số 1  Lồng nhóm bối dây số 2: nhóm bối dây số 2 đặt nằm liền kề nhóm bối số 1 (xem hình sau). Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 4  Lồng nhóm bối dây số 3: tương tự như trên (xem hình sau)  Lồng nhóm bối dây số 4 : _ Xác định vị trí nhóm bối số 4: theo chiều lồng các nhóm bối dây và sơ đồ dây quấn, xác định khoảng cách đầu vào của nhóm bối số 1 pha A với đầu vào nhóm bối số 4 pha B là khoảng cách đầu vào của 2 pha có thứ tự liên tiếp nhau. Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 5  Lồng nhóm bối dây số 5 và số 6: tương tự như các nhóm bối dây trên (xem hình sau) Bước 3: Nối các nhóm bối dây của mỗi pha Chú ý: _ Do cạnh của các bối dây phân bố dưới một cực từ theo qui tắc A-C-B, nên từ sơ đồ dây quấn động cơ nhận thấy vị trí các đầu dây của các nhóm bối cũng phân bố theo A-C-B. _ Khoảng cách đầu vào (đầu ra) theo thứ tự (A_B_C) của hai pha liên tiếp.  Ký hiệu các đầu dây của các nhóm bối Nếu qui ước đầu vào thuộc bối dây nhỏ (số lẻ), đầu ra thuộc bối dây lớn (số chẵn), có thể đánh dấu thứ tự pha của các đầu dây như hình sau. A1B1C1 A2A3A4 B2B3B4 C2C3 C4 Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 6 Nếu quên làm dấu các đầu dây, có thể xác định vị trí các đầu dây trình tự như sau: _ Xác định đầu vào và đầu ra của một nhóm bối dây. _ Làm dấu các đầu dây theo thứ tự phân bố A-C-B: bắt đầu từ đầu vào của nhóm bối dây đã xác định ở trên là đầu vào pha A, theo chiều lồng các nhóm bối và sơ đồ dây quấn ta xác định được thứ tự pha các đầu dây và đầu vào, đầu ra của các nhóm bối dây.  Nối tiếp các nhóm bối dây của một pha theo kiểu cực giả. Cách nối kiểu cực giả: nối đầu ra của một nhóm bối với đầu vào của một nhóm bối kế tiếp cùng pha. _ Xác định các đầu dây là đầu vào của các pha. _ Nối tiếp các nhóm bối dây theo thứ tự từng pha. Trước khi nối, các đầu nối phải xử lý sạch lớp sơn cách điện, sau đó được nối chắc chắn, hàn dính và bọc cách điện. Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 7 TRÌNH TỰ LỒNG VÀ NỐI DÂY QUẤN STATO 1 LỚP DẠNG ĐỒNG TÂM TẬP TRUNG, KIỂU MẶT PHẲNG CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 3PHA CÓ Z = 36 RÃNH, 2P =4 B A C X Y Z B C A Z Y X Sơ đồ tròn dây quấn stato một lớp dạng đồng tâm tập trung, kiểu mặt phẳng với Z = 36 rãnh, 2p = 4. Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 8 Chiều lồng bối dây Lồng nhóm bối dây số 1 Theo trình tự, bối nhỏ lồng vào rãnh trước, bối lớn lồng sau Sau khi lồng nhóm bối dây vào rãnh phải uốn nắn lại các bối dây Chiều lồng bối dây Nhóm 2 Nhóm 1 Lồng nhóm bối dây số 2 đặt nằm liền kề nhóm bối dây số 1 Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 9 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Khoảng cách đầu vào của 2 pha liên tiếp 6 rãnh Nhóm 1 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 4 Lồng nhóm bối dây số 4 Căn cứ theo sơ đồ dây quấn xác định vị trí nhóm bối dây số 4. Đầu vào của nhóm bối số 1 là đầu vào pha A với đầu vào nhóm bối số 4 là đầu vào pha B cách nhau 6 rãnh. Lồng nhóm bối dây số 5 Lồng nhóm bối dây số 3 Ba nhóm bối dây nằm liền kề nhau, khép kín tạo thành một mặt bao quanh mặt trong lõi thép stato Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 10 A1 B1 C1 A2 A3 A4 B2 B3 B4 C2 C3 C4 A B C X Y Z (A1) (C4) (B1) (C1) (B4) (A4) Lồng nhóm bối dây số 6. Ba nhóm bối dây 4, 5, 6 nằm liền kề nhau, khép kín tạo thành một mặt thứ hai bao quanh mặt trong lõi thép stato Căn cứ vào sơ đồ dây quấn ký hiệu các đầu dây của các nhóm bối, với qui ước trong một nhóm bối đầu vào thuộc bối dây nhỏ (số lẻ), đầu ra thuộc bối dây lớn (số chẵn). Cách nối kiểu cực giả: nối đầu ra của một nhóm bối với đầu vào của một nhóm bối kế tiếp cùng pha. Trước hết xác định đầu vào của mỗi pha, sau đó nối tiếp các nhóm bối dây theo thứ tự từng pha. Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng_Khoa CN Điện-Điện Tử Tài liệu dành cho bậc Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề _ Biên soạn: Lê Thế Huân 11