Việt Nam là một nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, thúc đẩy xuất khẩu nói riêng được coi là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thúc đẩy xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế của đất nước thực hiện quá trình hội nhập kinh tế trong phạm vi khu vực cũng như quốc tế đồng thời phát triển nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định, chẳng hạn như trong việc chuyển hướng và mở rộng thị trường, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mặt hàng ngày càng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần lưu ý đó là việc cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là sản phẩm thô và sơ chế, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất hạn chế, chủ yếu là do tiêu chuẩn và giá thành của nhiều mặt hàng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
39 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trong xu thế hội nhập của thị trường hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp của bạn) phải làm những gì để nâng cao chất lượng hàng hoá và bắt kịp thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Nhiều năm đã đi qua sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bản đồ địa lý kinh tế, chính trị thế giới đã được phân bố lại. Sự thành công hay thất bại của từng quốc gia đã được thời gian khẳng định như giá trị chung của quá trình phát triển nhân loại. Một trong những nước thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội phải kể đến Nhật Bản và các nước NICs, Châu á... tất nhiên không thể dựa vào một vài khía cạnh kinh tế xã hội để định giá sự phát triển, song nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách đều khẳng định được mấu chốt ở chỗ các nước đều phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế không còn là xu hướng mà đã trở thành quy luật khách quan. Tuy nhiên để thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước trong đó việc hoạch định chính sách đúng đắn và các biện pháp thực hiện có vai trò đặc biệt quan trọng.
Việt Nam là một nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, thúc đẩy xuất khẩu nói riêng được coi là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thúc đẩy xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế của đất nước thực hiện quá trình hội nhập kinh tế trong phạm vi khu vực cũng như quốc tế đồng thời phát triển nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định, chẳng hạn như trong việc chuyển hướng và mở rộng thị trường, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mặt hàng ngày càng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần lưu ý đó là việc cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là sản phẩm thô và sơ chế, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất hạn chế, chủ yếu là do tiêu chuẩn và giá thành của nhiều mặt hàng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Do đó cần phải có một hệ thống các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, giảm thiểu những hạn chế trên. Chuyên đề: “Trong xu thế hội nhập của thị trường hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp của bạn) phải làm những gì để nâng cao chất lượng hàng hoá và bắt kịp thị trường” ở Việt Nam là tên đề án môn học thương mại hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương i. Sự cần thiết phải thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu
Các nhà kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng : có hai phương pháp thực hiện quá trình công nghiệp hoá (CNH) là chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng về xuất khẩu. Còn chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô được coi là chiến lược tạo nguồn vốn ban đầu cho quá trình CNH. Đồng thời, họ cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn chiến lược nào cho phát triển kinh tế đất nước là tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi nước.Tuy nhiên, đối với nước nào áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu cũng chỉ phát huy tác dụng trong thời gian ngắn và trong một phạm vi nhất định là quy mô thị trường nhỏ dung lượng thương mại không lớn. Trong khi đó, công nghiệp hoá là một quá trình đa ngành công nghiệp tác động vào nền kinh tế xã hội một cách toàn diện, liên tục với trình độ công nghệ ngày càng cao. Quá trình đó làm thay toàn diện nền kinh tế đa đất nước từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu lên một nước có nền công nghiệp hiện đại, phát triển. Điều đó có nghĩa là quá trình CNH đòi hỏi một khoảng thời gian dài để xây dựng một nền kinh tế có tiềm lực mạnh về mọi mặt. Đây cũng được xác định là nhiêm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển của mọi quốc gia.
Trong lịch sử phát triển CNH, các quốc gia đều bắt đầu xây dựng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển còn hết sức sơ khai trở thành một nước xuất khẩu lương thực, công nghiệp hiện đại với công nghệ cao. Nhưng quá trình đó ở các nước khác nhau thời gian hoàn thành là không giống nhau : Anh cần khoảng 120 năm, Mỹ cần khoảng 80 năm, nhóm các nước NICs chỉ cần khoảng 30 năm... Như vậy một xu hướng chung là những nước tiến hành CNH cần thời gian hoàn thành càng ngắn nhưng lại đạt được những kết quả rất cao. Sở dĩ có xu hướng trên là do quá trình CNH ở các nước khác nhau tiến hành vào các thời kỳ khác nhau, tại các thời kỳ đó trình độ phát triển của khoa học công nghệ cũng không giống nhau mà cụ thể là càng ngày càng phát triển, càng hiện đại. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá ở các thời kỳ khác nhau được tiến hành theo các trình tự khác nhau từ thứ tự đến nhảy vọt hoặc kết hợp cả hai và sự can thiệp của Chính phủ vào quá trình đó cũng khác nhau. Đây là sự khác biệt cơ bản của quá trình công nghiệp hoá ở Châu á và các nước phương Tây. Đối với các nước NICs và ASEAN thì sự can thiệp của Chính phủ có thể coi là một nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình CNH. Điều đó chứng tỏ vai trò cần thiết của Nhà nước trong quản lý vĩ mô, lựa chọn đường đi nước bước kết hợp với việc lựa chọn các chính sách phát triển kinh tế, tạo ra hướng đúng để phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Từ đó, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế đất nước.
Trong thời kỳ đầu các nước NICs và ASEAN đều lựa chọn chính sách phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực có sẵn trong nước và hàng tiêu dùng. Thời kỳ này, vai trò của Chính phủ trong việc định hướng chiến lược, tạo khuôn khỗ pháp luật, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Khi chiến lược này bộc lộ những hạn chế đặt ra yêu cầu khách quan là phải chuyển hướng chiến lược thì Chính phủ đã nhanh chóng định hướng lái nền kinh tế cho phù hợp với quy luật và thời đại .Như vậy, quá trình chuyển hướng chiến lược hướng về xuất khẩu là đúng đắn và phù hợp với quy luật cái cũ thay thế cái mới, bắt kịp xu hướng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Để thấy được tính quy luật này, vai trò của Chính phủ thể hiện như thế nào và tiện liên hệ với điều kiện, đặc điểm nên khái quát mô hình CNH ở các nước NICs và ASEAN ở những điểm sau :
I - Nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu .
Chiến lược thay thế nhập khẩu là để đẩy mạnh các nghành công nghiệp trong nước trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các nghành công nghiệp khai thác, sản xuất sản phẩm nội địa thay thế sản phẩm từ trước đến nay phải nhập khẩu từ nước ngoài .
Năm 1971, ALin Coln nói: ” Tôi không biết nhiều về thuế quan .Nhưng tôi biết rất rõ khi tôi mua một cái áo ở nước Anh, tôi có áo và nước Anh có tiền. Khi tôi mua một cái áo ở Mĩ thì tôi có áo và nước Mĩ có tiền”. Có thể thấy ở đây một sự chú trọng vào thị trường nội địa, lấy nó làm trung tâm để sản xuất và lưu thông hàng hoá. Bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng ngoại là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược thay thế nhập khẩu. Chiến lược này được áp dụng rộng rãi từ cuối thập kỷ 50 đến gần cận nhất là các nước NICs và ASEAN.
Về cơ bản chiến lược này được áp dụng trong giai đoạn đầu với khoảng thời gian ngắn nhằm tạo tiền đề chuyển hướng chiến lược hướng về xuất khẩu. Cụ thể là đối với Hàn Quốc việc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên tạo điều kiện tăng dần dung lượng thị trường nội địa nhất là đẩy mạnh các ngành công nghiệp nhẹ có khả năng sử dụng nhiều sức lao động nhưng cần ít vốn như các ngành : dệt, may mặc, chế biến...
Trong khi đó, Đài Loan sử dụng chiến lược phát triển ông nghiệp gắn với chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này Đài Loan cũng đã thấy được khuyết điểm của chiến lược mà họ đang sử dụng đó là thị trường trong nước có quy mô nhỏ sức mua không lớn lên tăng trưởng chậm lại .
Kế hoạch 5 năm 1966 - 1970 của Malaixia thể hiện rõ đường lối phát triển kinh tế là thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu để khẳng của Malaixia trong buôn bán cũng như trong phân công lao động quốc tế. Thời kỳ này Malaxyia chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nhằm cơ giới hoá việc gieo trồng các loại cây mà Malayxia đã phải nhập khẩu. Có thể thấy rằng trong kế hoạch 5 năm 1966-1970 Malayxia tiến hành chiến lược thay thế nhập khẩu nhưng lại không lấy cây lúa làm trọng tâm mà lại phát triển cây công nghiệp dài ngày để thu sản phẩm xuất khẩu. Do đó, kết quả của việc thực hiện chiến lược này Malayxia không những đảm bảo cơ bản về nhu cầu lương thực mà còn tiết kiệm được ngoại tệ làm tiền đề chuyển hướng chiến lược hướng về xuất khẩu.
Khác với Malayxia, Thái Lan ngay từ đầu đã có một cơ sở kinh tế khá vững vàng do Mỹ xây dựng trong thời kỹ chiến tranh Đông Dương. Cộng với vị trí địa lý thuận lợi, Thái Lan bước vào chiến lược thay thế nhập khẩu với mục tiêu chính là đẩy mạnh phát triển công nghiệp và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để tận dụng nguồn lao động trong nước. Nếu như Malayxia tong chính sách phát triển nông nghiệp chú trọng vào cây công nghiệp : cọ dừa, cà fê, ca cao... thì Thái Lan lại tập chung vào phát triển cây lương thực, áp dụng những chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản và những sản phẩm dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là Thái Lan luôn là một nước xuất khẩu lương thực lớn ra thị trường thế giới, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội góp phần ổn định đất nước .
Tóm lại, việc thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu ở các nước NICs cũng như các tiến hành chiến lược thay thế nhập khẩu các nước đều khắc phục được vấn đề lương thực và giải quyết được việc làm cho xã hội .
Ngay từ nhận định ban đầu, chiến lược thay thế nhập khẩu chỉ phát huy trong thời gian ngắn với quy mô thị trờng nhỏ. Sau đó, nó bộc lộ những hạn chế của mình như giới hạn về thị trường trong nước, không cập nhật được với khoa học công nghệ hiện đại đặc biệt là làm chậm tiến độ công nghiệp hoá của đất nước .
II. Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu .
Những hạn chế của chiến lược hướng nội là xuất phát từ phạm vi áp dụng của nó và yêu cầu để thực hiện chiến lược này có hiệu quả. Khi đối tượng áp dụng cho chiến lược này không phù hợp thì những ưu điểm của nó không những không được phát huy mà còn bộc lộ những hạn chế làm kìm hãm xu hướng phát triển kinh tế của một đất nước .
Thực vậy, khi thực hiện một đường lối, vạch ra một phương hướng phát triển thì không thể không tính đến thị trường ảnh hưởng của nó. Xuất phát từ nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu là sản xuất những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đất nước tức là lấy thị trường trong nước làm trọng tâm để buôn bán và lưu thông hàng hoá thì chí ít về quy mô thị trường đó trước hết phải rộng rãi. Đối với một nước thị trường nội địa được coi là phù hợp với chiến lược này là một đất nước có quy mô dân số đông, sức tiêu thụ lớn. Khi quy mô dân số đông và khả năng tiêu dùng lớn thì tương quan giữa sản xuất và tiêu dùng mới cân đối tức là sản xuất mở rộng cũng tiêu thụ hết. Do đó, với những nước có quy mô dân số nhỏ bé thì dung lượng thị trường nhỏ, chỉ cần sản xuất dưới mức tối ưu cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu. Điều đó đồng nghĩa với không có động lực để mở rộng sản xuất hay tối ưu hoá các yếu tố nguồn lực.Thực tế điều này xảy ra ở những nước có quy mô nhỏ bé như Hàn Quốc.
Như vậy với những nước có phạm vi, quy mô thị trường nhỏ thì việc áp dụng chiến lược hướng nội là không phù hợp. Đây có thể coi là một yêu cầu để thực hiện chiến lược nhưng cũng có thể coi là một hạn chế của chiến lược.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là khi quy mô thị trường lớn thì áp dụng chiến lược hướng nội là thành công mà ngay khi điều kiện đó được đáp ứng thì những hạn chế khác của chiến lược như làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lại tăng lên. Sở dĩ nảy sinh ra vấn đề này là xuất phát từ sự can thiệp của Chính phủ.
Khi mà động cơ có tác động mạnh mẽ nhất để các doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh với nhau là lợi nhuận thì yếu tố này đã bị triệt tiêu khi có sự can thiệp của Chính phủ. Bởi vì, khi Chính phủ bảo hộ bằng hạn ngạch hay thuế quan tức là Chính phủ đã chịu phần thua lỗ thực sự mà các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả mang lại. Do được bảo hộ và mua nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ nên các nhà sản xuất yên tâm không phải lo cạnh tranh tìm kiếm thị trường để mua được nguyên liệu rẻ, hay cải tiến công nghệ để nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với giá hàng nhập trên thị trường quốc tế. Tất cả các quá trình đó đáng nhẽ họ phải tìm tòi nghiên cứu thì họ lại trông chờ vào sự bảo hộ của Chính phủ. Kết quả của sự bảo hộ này làm thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời làm tăng khoảng cách chênh lệch trình độ sản xuất giữa các nước trong khu vực cũng như trong thị trường quốc tế. Quá trình này nếu không kịp thời nhận ra, dần dần bãi bỏ bảo hộ thì sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ lạc hậu, ngày càng tụt hậu so với thời đại.
Thực tế các nước NICs và ASEAN cũng nhanh chóng nhận ra hạn chế này và họ khắc phục bằng cách giảm dần bảo hộ hoặc thay đổi chiến lược bảo hộ cho phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Hàn Quốc là một ví dụ: trong giai đoạn phát triển mậu dịch 1962-1971 Hàn Quốc thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu gặp khó khăn là năng lực xuất khẩu hạn chế dẫn tới mất cân đối xuất và nhập khẩu. Hàn Quốc cũng phát triển một số ngành công nghiệp nặng tạo điều kiện chuyển mạnh sang chính sách hướng về xuất khẩu.
Như vậy, hạn chế thứ nhất của chiến lợc hướng nội là làm giảm cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được xuất phát từ sự can thiệp của Chính phủ. Nhưng không vì thế mà Chính phủ bỏ mặc cho nền kinh tế tự vận động theo cơ chế thị trường mà cần phải khẳng định một cách chắc chắn rằng: vai trò của Chính phủ là một điều kiện quan trọng nhất để thực hiện chiến lược hướng nội thành công. Bởi vì, trong thời kỳ đầu công nghiệp trong nước còn non trẻ chưa thể đa ra để cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì Chính phủ cần phải bảo hộ để nuôi dưỡng nó cho “đủ lông đủ cánh” rồi phải đưa nó ra thi trường cho nó tự vận động. Cho nên, biện pháp bảo hộ chỉ là biện pháp tạm thời và cần phải được giảm dần khi các ngành sản xuất trong nước phát triển hơn.
Hạn chế thứ hai của chiến lược hướng nội đó là những tệ nạn phát sinh từ việc thực hiện không nghiêm túc của các đối tượng chịu thuế và các cơ quan thuế vụ. Điều này dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ cán bộ thuế quan gây ra thất thu cho ngân sách nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân. Đây không còn là vấn đề vi phạm luật đơn thuần mà ngày nay đặc biệt đối với nước ta nó trở thành một quốc nạn.
Bên cạnh việc trốn lậu thuế là việc xin xỏ, hối lộ các quan chức phụ trách phân phối hạn ngạch nhập khẩu. Việc đánh giá sự thành công của các doanh nghiệp sẽ không còn chính xác nếu nhìn vào đó mà đánh giá thực lực của doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý của lãnh đạo mà sự thành công đó có thể nhờ vào tài khéo léo, biết thương lượng có hiệu quả với các nhà chức trách phụ trách thuế quan hay hạn ngạch. Điều này không khuyến khích các tư nhân giỏi phát huy năng lực của mình.
Một hạn chế nữa của chiến lược thay thế nhập khẩu là hạn chế xu hướng công nghiệp hoá của đất nước. Chiến lược này bắt nguồn từ công nghiệp hàng tiêu dùng sau đó tiếp tục tạo thị trường cho các ngành sản xuất sản phẩm trung gian. Thường thị trường trung gian nhỏ hơn thị trường hàng tiêu dùng nên đầu tư vào lĩnh vực này lại gặp những khó khăn nhất định. Do vậy, lại trông chờ vào bảo hộ điều này làm tăng giá đầu vào đối với những ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Để đảm bảo lợi nhuận của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu trong nước không có khả năng phát triển hạn chế sự hình thành cơ cấu công nghiệp đa dạng của đất nước.
Theo một số nhà kinh tế hiện đại thì chiến lược thay thế nhập khẩu không đồng nhất với sự đóng cửa nền kinh tế mà nó song song diễn ra hai quá trình : một mặt hạn chế thậm chí ngăn cấm việc nhập khẩu hàng hoá trong nước có khả năng sản xuất, khuyến khích tiêu dùng nội địa, Mặt khác cho phép nhập khẩu các yếu tố để sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu. Trong khi đó để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, Chình phủ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hàng hoá sản xuất trong nước bằng thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, ưu đãi đầu tư, Chính từ những ưu đãi này nên các sản phẩm sản xuất trong nước không có khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Do đó, không có khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu nhưng vẫn phải chi ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị và ngyuên liệu từ nước ngoài dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và nợ nước ngoài gia tăng. Nền kinh tế đó trái hẳn với mô hình kinh tế mà các nước đang phát triển xây dựng đó là : xây dựng một nền kinh tế độc lập, phát huy nội lực là chính, ít bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Do chiến lược hướng nội có những hạn chế trên, muốn khắc phục nó để đưa nền kinh tế phát triển đi lên tất yếu phải tìm cách thay đổi chiến lược. Các nước đang phát triển nhận thấy rằng để khắc phục vấn đề nợ nước ngoài, mất cân đối trong hoạt động xuất khẩu, quy mô thị trường nhỏ hẹp thì chỉ có cách là dựa vào thị trường rộng lớn bên ngoài. Muốn vậy, phải mở cửa tiến hành chiến lược hướng ngoại.
III. Tính tất yếu khách quan thực thi chiến lược hướng vào xuất khẩu.
Như đã phân tích ở trên, lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế cho một đất nước có tầm quan trọng như thế nào tới sự thành công hay thất bại của nước đó. Nó quyết định nhanh chóng phát triển cùng với xu hướng thời đại hay không, hoàn thành quá trình CNH nhanh hay chậm. Chiến lược thay thế nhập khẩu đã nhanh chóng bộc lộ những hạn chế đặt ra một đòi hỏi tất yếu cho các nước đang áp dụng nó phải đổi hướng chiến lược. Điều đó là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với quy luật khách quan đó là cái cũ phải được thay thế bằng một cái mới tiến bộ hơn, là chiến lược hướng về xuất khẩu. Với chiến lược này các nớc khắc phục được những điều kiện không phù hợp của mình với chiến lược thay thế nhập khẩu đó là một thị trường trong nước nhỏ hẹp, một nền kinh tế mất cân đối và nợ chồng chất nước ngoài. Đồng thời chiến lược này cho phép tất cả mọi nước tiêu dùng một lượng hàng hoá dịch vụ nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với giới hạn sản xuất trong nước dựa vào lợi thế so sánh. Điều ấy có nghĩa là tôi có thể tiêu dùng một mức nhiều hơn khả năng tôi sản xuất nếu tôi trao đổi với anh và ngược lại anh cũng được lợi khi anh trao đổi với tôi. Xét một cách khái quát hơn chiến lược hướng về xuất khẩu tác động vào phát triển nền kinh tế ở những mặt sau.
-Tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động hơn. Sự phát triển của ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu tác động đến các ngành cung cấp đầu vào tạo ra một mối liên hệ ngược có hệ thống thúc đẩy những ngành phát triển. Không những thế, khi có tích luỹ từ việc xuất khẩu sản phẩm tìm mối liên hệ xuôi giữa sản phẩm thô và ngành công nghiệp chế biến phát triển. Sự phát triển của tất cả các ngành này làm tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra mối liên hệ gián tiếp cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ. Như vậy, chiến lược hướng ngoại kéo các ngành trong nền kinh tế lại gần nhau và buộc chúng phải có quan hệ với nhau.
- Nếu như chiến lược thay thế nhập khẩu lấy thị trường trong nước làm trọng tâm cho phát triển thì chiến lược hướng vào xuất khẩu lại lấy thị trường quốc tế làm trung tâm cho mọi sự phát triển. Trong chiến lược hướng nội các doanh nghiệp Nhà nước ỷ lại vào Chính phủ, không có khả năng cạnh tranh thì trong chiến lược hướng ngoại các doanh nghiệp trong nước muốn đứng vững trong cạnh tranh phải