Với bài tiểu luận Urbanism as a Way of Life, Louis Wirth, một thành viên trong trường
phái Chicago nổi tiếng vào nửa đầu thế kỷ XX, đã nêu lên các đặc trưng về lối sống
đô thị như một sự tương phản với lối sống nông thôn trên nhiều khía cạnh cơ bản từ
chính các nghiên cứu thực tế tại thành phố Chicago. Bài viết này đối chiếu và chỉ ra
những mức độ phù hợp giữa các quan điểm của Louis Wirth với các đặc trưng về lối
sống của người dân đô thị Sài Gòn - TPHCM. Các bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội
đa dạng của các thành phố đã định hình lối sống xã hội đô thị đa dạng, bao gồm cả
việc lưu giữ quá khứ ở những mức độ khác nhau trong lòng thành phố.
8 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ quan điểm của Louis Wirth nhìn về lối sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015 29
TỪ QUAN ĐIỂM CỦA LOUIS WIRTH NHÌN VỀ LỐI SỐNG
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÔN NỮ QUỲNH TRÂN
Với bài tiểu luận Urbanism as a Way of Life, Louis Wirth, một thành viên trong trường
phái Chicago nổi tiếng vào nửa đầu thế kỷ XX, đã nêu lên các đặc trưng về lối sống
đô thị như một sự tương phản với lối sống nông thôn trên nhiều khía cạnh cơ bản từ
chính các nghiên cứu thực tế tại thành phố Chicago. Bài viết này đối chiếu và chỉ ra
những mức độ phù hợp giữa các quan điểm của Louis Wirth với các đặc trưng về lối
sống của người dân đô thị Sài Gòn - TPHCM. Các bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội
đa dạng của các thành phố đã định hình lối sống xã hội đô thị đa dạng, bao gồm cả
việc lưu giữ quá khứ ở những mức độ khác nhau trong lòng thành phố.
1. TỪ CÁC QUAN ĐIỂM CỦA LOUIS
WIRTH VỀ LỐI SỐNG ĐÔ THị
Trên nền tảng các nghiên cứu về đô thị,
Louis Wirth (1938, tr. 1-24) cho rằng sự
chuyển đổi từ xã hội nông thôn sang xã
hội đô thị diễn ra trong vòng một thế hệ ở
những khu vực công nghiệp hóa, đã kéo
theo những sự thay đổi lớn lao trên hầu
hết các khía cạnh của cuộc sống xã hội.
Từ đó, đô thị và nông thôn có thể được
coi như hai cực nếu xét ở khía cạnh bố
trí sự định cư của con người. Ông đưa ra
quan điểm rằng tại các thành phố càng
lớn, càng đông đúc và càng không đồng
nhất thì lối sống đô thị càng thể hiện rõ
ràng những đặc điểm của nó. Mật độ dân
số cao là sự thể hiện đầy đủ nhất sự
đông đúc dân cư trong giới hạn của một
vùng và là tiêu chí cần thiết để tạo nên
một đô thị, còn tính không đồng nhất
cũng là một tiêu chí thể hiện tính chất
riêng biệt của cuộc sống đô thị.
1.1. Tính chất của đô thị
Tính không đồng nhất: Do khả năng tự
tái sản xuất dân số thấp, đô thị phải thu
nhận thêm người nhập cư từ các nơi
khác, đặc biệt là từ thôn quê. Do đó, về
mặt lịch sử, thành phố là nơi trộn lẫn các
chủng tộc, dân tộc và văn hóa khác nhau,
đồng thời nó là nơi ươm mầm tốt nhất
cho sự lai giống văn hóa. Thành phố đã
kết hợp những con người từ mọi nơi trên
đất nước và cả thế giới tạo ra sự khác
biệt và hỗ trợ lẫn nhau, thay vì là đồng
nhất và có cùng khuynh hướng tư duy
như nhau. Số lượng cá nhân tham gia
trong quá trình giao lưu hội nhập càng
lớn thì sự khác biệt tiềm tàng giữa họ
cũng càng cao. Do đó, đặc điểm cá nhân,
nghề nghiệp, cuộc sống văn hóa và tư
duy của các cư dân đô thị khác nhau rất
nhiều so với dân cư ở vùng nông thôn.
Mối quan hệ họ hàng và tình cảm láng
Tôn Nữ Quỳnh Trân. Phó giáo sư tiến sĩ.
Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát
triển Khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED), mã số đề tài IV1.3-2011.
TÔN NỮ QUỲNH TRÂN – TỪ QUAN ĐIỂM CỦA LOUIS WIRTH30
giềng xuất phát từ việc sống chung nhau
qua nhiều thế hệ theo một truyền thống
dân gian chung sẽ không có, và hoặc giả
nếu có thì sẽ rất yếu trong một tập hợp
dân cư đông đảo với các nguồn gốc và
nền tảng khác nhau. Trong những điều
kiện như vậy, sự cạnh tranh và luật pháp
sẽ tạo ra các quan hệ mới, thay thế cho
những quan hệ đoàn kết vốn được giữ
gìn tồn tại qua nhiều thế hệ, sự quen biết
cá nhân vốn có giữa các cư dân đồng
hương cũng sẽ mất đi. Sự cạnh tranh
trong đô thị rất cao, và đô thị là nơi sống
và làm việc của các cá nhân vốn không
có quan hệ tình cảm với nhau. Những
mối quan hệ dựa trên công việc cộng với
khoảng cách xã hội lớn làm nổi bật sự
không gắn bó giữa cá nhân này với cá
nhân khác, con người sẽ trở nên cô độc.
Họ làm việc để nâng cao vị thế của mình
và lợi dụng lẫn nhau. Và để đối phó với
sự mất trật tự có thể xảy ra trong thế giới
cạnh tranh ấy, các hình thức kiểm soát
xã hội đô thị được hình thành. Đồng hồ
và đèn giao thông là những hình ảnh
tượng trưng cho nền tảng của trật tự đô
thị.
Các yếu tố về mật độ dân số, giá trị đất
đai, khả năng tiếp cận, lợi ích cho sức
khỏe, giá trị thẩm mỹ, chất lượng môi
trường quyết định giá trị của một vùng
đất trong thành phố, và cũng vì thế, có
những phân khúc cư dân khác nhau.
Ngoài các yếu tố thuộc về vùng đất, còn
có yếu tố thuộc về con người như là nơi
làm việc, bản chất công việc, thu nhập,
đặc điểm sắc tộc và dân tộc, địa vị xã hội,
phong tục, tập quán, ý thích, thị hiếu và
định kiến là những yếu tố quan trọng để
các dạng dân cư trong đô thị chọn lựa
nơi ở và như thế đô thị được phân bổ
thành những vùng định cư ít nhiều có sự
phân biệt. Do đó, đô thị gồm những
thành phần dân cư khác nhau cư ngụ
trong một bức tranh nhiều mảng của xã
hội, trong đó sự khác nhau từ vùng này
sang vùng khác rất đột ngột.
Tính di động xã hội cao: Sự tương tác
giữa các cá nhân có nguồn gốc khác
nhau trong xã hội đô thị đưa đến nhiều
khả năng phá vỡ biên giới của các giai
tầng xã hội. Con người trong đô thị có cơ
hội di động xã hội cao hơn, có cơ may
nhiều hơn trong việc thay đổi việc làm,
thay đổi vị trí xã hội. Con một người tài
xế taxi có nhiều cơ hội trở thành một
người bác sĩ hơn con một người nông
dân sống ở nông thôn. Tính di động xã
hội cao đã làm cho việc giữ gìn sự gắn
bó của một tổ chức nào đó, quan hệ gần
gũi lâu dài giữa các thành viên trở nên
vô cùng khó khăn. Hiện tượng các cá
nhân rời khỏi các cơ quan đã từng gắn
bó tạo thành một dòng chảy thay đổi, làm
cho các hành vi trong đô thị khó đoán
trước và khó giải quyết.
Sự phân đoạn trong quan hệ giữa các cá
nhân: Trong xã hội đô thị với mật độ dân
cư cao, mối quan hệ toàn vẹn giữa các
cá nhân không thể thực hiện được,
người đô thị gặp nhau trong những vai
trò mang tính phân đoạn cao. Điều này
không có nghĩa là cư dân đô thị có ít
quan hệ quen biết hơn cư dân nông thôn,
mà có nghĩa là trong quan hệ với số
người mà họ gặp gỡ, họ biết ít hơn về
người đó. Các cá nhân ở đô thị biết một
cá nhân nào đó dưới tư cách là con
người công chức, con người kinh doanh,
con người hoạt động xã hội, mấy ai biết
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015 31
đến chính con người đó dưới góc cạnh
là người cha, người mẹ trong gia đình,
người láng giềng trong cộng đồng.
1.2. Con người đô thị
Kết luận về lối sống đô thị, Louis Wirth
cho rằng trong xã hội đô thị, mối quan hệ
của nhóm sơ cấp (là những nhóm nhỏ
với số lượng ít người, gặp nhau thường
xuyên và có nhân tố cảm xúc cụ thể, là
nhóm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
cùng cơ quan) bị thay thế bằng mối quan
hệ của nhóm thứ cấp (nhóm có số lượng
người đông đảo như đảng phái, các tổ
chức xã hội, trong đó tình cảm thân
thuộc gắn bó ít được thể hiện), các quan
hệ họ hàng bị suy yếu, giá trị gia đình bị
suy thoái, tình cảm láng giềng bị xóa sổ
và các nền tảng truyền thống của sự
đoàn kết xã hội bị xói mòn.
Trong khi thu nhập của người dân thành
phố trung bình cao hơn người dân ở
thôn quê, nhưng giá sinh hoạt ở thành
phố cũng cao hơn. Nhà cửa đắt đỏ hơn
và cũng hiếm hoi hơn. Tiền thuê nhà cao
hơn và chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản
chi tiêu. Mặc dù cư dân đô thị được
hưởng lợi từ những dịch vụ công cộng,
người dân đô thị lại phải dành ra một
khoản khá lớn cho những thứ như giải trí,
còn khoản chi tiêu cho lương thực ít hơn.
Những thứ nào dịch vụ công ích không
mang đến được, người đô thị phải mua,
và trên thực tế, không có nhu cầu nào
của con người đô thị mà không được
khai thác ở góc độ thương mại. Việc phục
vụ cho các nhu cầu cảm giác mạnh và
cung cấp các phương tiện thoát ly khỏi
thực tế công việc vất vả, đơn điệu đã trở
thành một trong những chức năng chính
của ngành công nghiệp giải trí ở đô thị.
Có một tính chất nữa đáng chú ý trong
lối sống đô thị mà Louis Wirth đề cập đến
là sự khoan dung rộng rãi nhất (broadest
tolerance) của con người đô thị đối với
bối cảnh sống. Tình trạng kế cận nhau
của những lối sống khác biệt nhau tại
các đô thị tạo ra một tính chất thông cảm,
tạo nên khả năng chấp nhận cái mới, cái
khác biệt một cách dễ dàng hơn.
Tóm lại, dưới mắt Louis Wirth, những
thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế
trong quá trình đô thị hóa đã mang lại
những hậu quả nghiêm trọng cho người
dân. Thần kinh của họ bị kích thích, tâm
lý bị căng thẳng trong một đô thị quá
chuyên biệt, quá nhiều thông tin. Những
người ở thành phố gặp nhau trong các
vai trò bị cắt rời, không phải trong quan
hệ toàn bộ con người đó. Họ xem trọng
cơ chế chính thức. Sự tiếp xúc với nhiều
người khác nhau tạo cơ hội cho sự phát
triển của nhiều mối quan hệ đưa đến tình
trạng là không ai trung thành với một tổ
chức nào cả. Con người thị dân lúc ấy
dường như là một con người bị tha hóa
và có phần bất hạnh (Trịnh Duy Luân,
2004, tr. 40).
Luận điểm của Louis With đã từng là chủ
đề của nhiều nghiên cứu phản hồi, tranh
luận, phản biện, bổ sung. Harry Gold
(1982, tr. 25-26) cho rằng Louis Wirth đã
quá bi quan về đời sống đô thị, bị ám
ành bởi các vấn đề tiêu cực của đô thị
như tình trạng vô tổ chức của các cá
nhân, sự suy sụp tinh thần, tệ nạn, tội ác,
tham nhũng Stanley Milgram trong bài
viết The Urban Experience a Psychological
Analysis (1996, tr. 35-46) từ góc nhìn
của một nhà tâm lý học cho rằng dân số
đông, mật độ dân số cao và tính chuyên
TÔN NỮ QUỲNH TRÂN – TỪ QUAN ĐIỂM CỦA LOUIS WIRTH32
biệt là những yếu tố thuộc về nhân khẩu
học, là những yếu tố nằm bên ngoài của
cá nhân, cần phải xem xét sự liên quan
của các yếu tố ấy đến tính cách của cá
nhân. Tác giả cho rằng chính sự quá tải
của cá nhân, chính sự tiếp xúc quá nhiều,
“đầu vào” quá lớn đã làm rối loạn “đầu
ra”. Đời sống đô thị là một chuỗi những
chạm trán liên tục với sự quá tải và từ đó
xuất hiện tình huống mà các cá nhân
phải thích nghi.
2. NHÌN VỀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI ĐÔ
THỊ SÀI GÒN - TPHCM
2.1. Đối chiếu
Sự không đồng nhất: Dù không rập
khuôn như hình ảnh đô thị mà Louis
Wirth đưa ra, TPHCM hiện nay và Sài
Gòn trước đây cũng là một đô thị mang
tính không đồng nhất về lối sống khá cao.
Đây là một đô thị đa hợp, cư dân được
hình thành từ nhiều đợt nhập cư khác
nhau, mang theo nhiều lối sống khác
nhau, đồng thời ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau nên đã tạo ra một lối sống đô thị
phức hợp. Nhờ vào môi trường thoáng
mở vốn có của đô thị, người Sài Gòn
luôn có nhiều mối quan hệ rộng rãi,
phạm vi giao tiếp rộng, cường độ giao
tiếp cao và đa chiều. Người dân Sài Gòn
- TPHCM có những giao lưu dựa trên
các nhóm sở thích, nhóm đồng nghiệp,
nhóm làm ăn chứ không phải theo địa
bàn dân cư nơi cư trú. Đây là một lối
sống có những điểm đối chọi nhau. Điểm
tích cực toát ra trong môi trường giao lưu
đó là con người sẽ phát huy được nhiều
ưu điểm của bản thân để học hỏi và phát
triển, dễ dàng gặp được nhiều cơ hội
trong cuộc sống, thoải mái vô tư trong
các mối quan hệ rộng rãi Nhưng đồng
thời lối sống đó làm cho quan hệ xã hội
trên địa bàn cư trú sẽ trở nên lỏng lẻo,
láng giềng sống theo kiểu đèn nhà ai nấy
rạng, không như lối sống truyền thống
“bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng lối sống
ấy quả thật khác xa với truyền thống tối
lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam.
Quan điểm của Louis Wirth có vẻ khá
đúng khi xem xét mối quan hệ láng giềng
của cư dân đô thị Sài Gòn - TPHCM. Mối
quan hệ có phần lỏng lẻo, không mặn
nồng như ở nông thôn. Tuy nhiên, Sài
Gòn - TPHCM vẫn có những đặc trưng
riêng. Mới thoạt nhìn, cảnh quan tại các
con hẻm nhỏ ở thành phố, nơi mà các
ngôi nhà san sát nhau, chung tường,
chung lối đi, cửa đóng im ỉm, không
người qua lại, không tiếng em bé vui đùa,
hiếm tiếng chó sủa Dân cư thì người
lớn đi làm việc, trẻ con được gửi đến nhà
trẻ, học sinh sinh viên đi đến trường,
người nội trợ đi chợ hoặc làm lụng trong
nhà, khiến chúng ta nghĩ những con hẻm
thật yên ắng, bị chia cắt, mỗi gia đình
một cuộc sống. Nhưng không phải thế,
đấy chỉ là cái nhìn từ bên ngoài. Thật sự,
giữa các ngôi nhà im ắng ấy vẫn có một
mối quan hệ láng giềng, không đậm đà,
dễ thấy, nhưng nhẹ nhàng và khá bền
vững. Họ được ràng buộc với nhau bởi
nhiều cái chung, như vấn đề an ninh, vệ
sinh, môi trường sinh sống của con hẻm.
Sống trong đô thị, những con người này
biết tự điều tiết để đừng xảy ra xô xát
giữa láng giềng vì rốt cuộc không ai
được hưởng lợi gì mà đi về vẫn phải
chạm mặt nhau hàng ngày.
Lưu Phương Thảo (2006, tr. 55) cho
rằng: “Môi trường sống nơi hẻm phố
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015 33
thân thiện và đoàn kết. Khái niệm ‘hàng
xóm láng giềng’ tưởng như không còn có
thể tìm thấy ở nơi đô thị, vốn là nơi đặc
thù với lối sống đứt đoạn và vô danh”
vẫn còn tồn tại nơi đây.
Chứng minh cho sự hiện diện của mối
thân thiện láng giềng trong các hẻm phố,
Lưu Phương Thảo đưa ra kết quả một
cuộc điều tra định lượng được tiến hành
vào năm 2005 đối với 500 hộ về mối
quan hệ giữa các gia đình ở trong hẻm
thông qua việc có mời hay không các
láng giềng đến nhà dự đám tiệc, như
Bảng 1.
Kết quả trên cho thấy có 12,8% hộ không
mời láng giềng đến dự đám tiệc do gia
đình tổ chức, tương ứng với kiểu sống
phân đoạn, hời hợt mà Wirth phân tích,
nhưng đồng thời có đến 21,2% hộ mời
hầu hết các hộ trong hẻm cùng tham dự
và 56,8% mời một ít hộ thân nhất trong
hẻm. Như vậy, tỷ lệ số có mời láng giềng
lên đến 78%. Đây là một con số khá lớn,
bên cạnh đó, theo phong tục Việt Nam,
các mối quan hệ thường “có qua có lại”,
người được mời bao giờ cũng sẽ mời lại
người đã mời mình, tạo ra các quan hệ
xã hội đan cài nhau. Qua đó, ta có thể
hình dung mối quan hệ giữa các láng
giềng của người đô thị ở đây không lợt
lạt, phân đoạn như mô tả của Wirth, mà
trái lại sự giao lưu giữa cư dân sống
cùng trên địa bàn khá dày.
Giá trị của mối quan hệ sơ cấp (gia đình,
bạn bè) trong cư dân đô thị không bị mối
quan hệ thứ cấp thay thế như Wirth mô
tả. Dù quy mô gia đình có nhỏ đi, gia
đình ba thế hệ có ít đi, con người đô thị
của TPHCM có bị cuộc mưu sinh chi
phối quá nhiều đi, nhưng truyền thống
gia đình vẫn còn được duy trì và giá trị
của tình bạn vẫn được ca tụng.
Cuộc sống bôn ba ở đô thị, người đi làm
việc, người đi học, người đi công tác,
người làm ca trực, bữa ăn gia đình
không còn là “một ngày ba bữa quây
quần” như trước, nhưng bữa cơm gia
đình vào buổi chiều hay vào ngày cuối
tuần vẫn là dịp để các thành viên trong
gia đình gặp gỡ, trò chuyện. Hàng năm,
dân cư TPHCM vẫn tôn vinh Ngày gia
đình 28/6 một cách rộn rã. Các nơi đưa
ra nhiều hình thức chào mừng khác nhau,
như Hội thi Nấu ăn, Hội thi Gia đình và
pháp luật, Hội thi Kiến thức gia đình nuôi
con khỏe, Hội thi Gia đình thời hội nhập,
Vận động bữa cơm gia đình
Bên cạnh gia đình, bạn bè luôn là nơi mà
Bảng 1. Thống kê dựa trên câu hỏi: Có mời các gia đình trong hẻm dự đám tiệc
Một ít hộ thân
nhất
Hầu hết các
hộ trong hẻm
Chỉ mời bà
con dòng họ Không mời Tổng
n % n % n % n % n %
Phân
loại hẻm
Nghề 88 52,4 58 34,5 12 7,1 10 6,0 168 100
Dân tộc 82 66,1 32 25,8 2 1,6 8 6,5 124 100
Tôn giáo 8 44,4 8 44,4 2 11,1 18 100
Dân cư 106 55,8 8 4,2 32 16,8 44 23,2 190 100
Tổng 284 56,8 106 21,2 46 9,2 64 12,8 500 100
Nguồn: Hẻm phố Sài Gòn - TPHCM, Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên), 2006, tr. 55.
TÔN NỮ QUỲNH TRÂN – TỪ QUAN ĐIỂM CỦA LOUIS WIRTH34
mỗi cư dân đô thị tìm đến khi cần. Bạn
bè là chỗ dựa cả tinh thần lẫn vật chất
trong cuộc sống đô thị đầy vất vả, bất
trắc. Kết quả nghiên cứu đề tài Thanh
niên vùng đô thị hóa và vấn đề việc làm
– trường hợp TPHCM, đưa ra kết quả là
trong các kênh thông tin giúp cho thanh
niên tìm được việc làm, thì thông tin từ
bạn bè đứng hàng thứ hai, chỉ sau bảng
thông báo tuyển dụng của các nhà máy,
xí nghiệp trong vùng, như Biểu đồ.
Tính di động xã hội: Xã hội đô thị năng
động của Sài Gòn - TPHCM với nhiều
ngành nghề rất đa dạng của một đô thị
công nghiệp, xuất khẩu, khoa học, dịch
vụ, thương mại tạo cho người đô thị
muôn vàn cơ hội đổi nghề, đổi chỗ làm.
Nhân dân ta vẫn thường có câu “Thóc ở
đâu thì bồ câu ở đấy”. Con người thay
đổi chỗ làm nhiều lần thì hẳn nhiên độ
gắn bó với nơi làm việc không sâu sắc,
phá vỡ đi giá trị của câu nói “Ăn cây nào,
rào cây ấy”. Thị trường nhân lực của
TPHCM hiện nay cũng có hiện tượng ấy.
Sự chảy máu chất xám vào các khu vực
thu nhập cao, quyền lợi nhiều, nhất là
vào các công ty, cơ quan, tổ chức nước
ngoài đang ngày càng lộ rõ, nhưng chưa
phải là tính chất chung. Sự cạnh tranh
cao, nhiều cơ hội việc làm được con
người thành phố vận dụng làm cho mình
có cuộc sống năng động hơn. Vì chỉ có
tính năng động cao, con người đô thị
mới có thể thích ứng được với những
hoàn cảnh hay thay đổi của môi trường
đô thị, nếu không, họ có thể bị loại bỏ,
hoặc nếu vẫn bám trụ thì chất lượng
cuộc sống khó thoát khỏi nghèo nàn.
Sự phân đoạn trong quan hệ giữa các cá
nhân: Mối quan hệ giữa các cá nhân với
cá nhân ở TPHCM cũng có tình trạng
phân đoạn, nhưng không đến nỗi con
người giao thiệp với nhau mà không hiểu
biết về nhau. Khi có mối quan hệ mới,
người Việt Nam nói chung và người
thành phố nói riêng đều hỏi thăm đến
cuộc sống cá nhân, như tuổi tác, tình
trạng gia đình, cha mẹ, vợ con, nơi làm
việc nhằm hiểu rõ và định vị
đối tượng. Những câu hỏi này
là rất thông thường đối với
người Việt Nam, nhưng người
Tây phương lại không đưa ra
khi mới quen. Thói quen,
phong tục, tập quán trên giúp
cho con người đô thị gần nhau
hơn. TPHCM tuy rộng, người
tuy đông, nhưng trong các mối
quan hệ, con người vẫn biết
nhau, vẫn hiểu về nguồn gốc,
giai tầng của nhau.
2.2. Lối sống dung nạp cao
của con người đô thị Sài Gòn -
TPHCM
Biểu đồ: Kênh thông tin tìm việc làm của thanh niên (%)
46.6
37.1
22.8
15.4 13.6
2.7 0.3
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Thông
báo tuyển
dụng tại
cổng Cty
Bạn bè
mách
Radio TV Internet Báo Khác
Nguồn: Báo cáo đề tài Thanh niên vùng đô thị hóa và
vấn đề việc làm – trường hợp TPHCM, Tôn Nữ Quỳnh
Trân và cộng sự, tr. 47-86.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015 35
Một tính chất quan trọng của người đô
thị mà Louis Wirth nhắc đến là tính
khoan dung rộng rãi của người đô thị đối
với các yếu tố mới, đối với các khác biệt.
Bao dung là tính chất chung của hầu hết
các đô thị hiện đại trên thế giới, không
riêng gì TPHCM. Ở TPHCM, tính chất
này rất đậm nét và chính nó đã tạo nên
những giá trị đặc trưng trong văn hóa
cũng như trong lối sống của con người
Sài Gòn trước đây và TPHCM hiện nay.
Với tốc độ phát triển kinh tế cao, với khả
năng tạo ra nhiều việc làm và cơ hội kinh
doanh, TPHCM có một sức hút mạnh mẽ
đối với người dân ở các vùng khác đến
lập nghiệp. Hiện nay phần lớn dân cư
thành phố là những người có nguồn gốc
từ nơi khác đến qua nhiều giai đoạn lịch
sử khác nhau. Sống trong “thành phố
của những người nhập cư” như thế nên
người đến trước cũng dễ dàng chấp
nhận những người đến sau, dù khác biệt
nhau về nơi xuất thân, tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, phong tục tập quán, lối
sống. Trong lịch sử phát triển, thành phố
từng tiếp nhận nhiều ngành nghề thủ
công của cư dân từ mọi miền đất nước.
Đợt di cư năm 1954 đánh dấu sự hình
thành một loạt làng nghề mới do những
người nhập cư, vốn là những người thợ
thủ công mang vào. Họ là những cộng
đồng cùng quê, cùng ra đi và cùng định
cư tập trung vào một nơi. Những kỹ xảo
truyền thống từ quê hương miền Bắc
được du nhập làm nên những làng nghề
thủ công như làng dệt vải Bùi Môn -
Trung Chánh (Tân Xuân - Hóc Môn), các
làng dệt chiếu Bình An (phường 6, quận
8), Bến Hải (phường 5, Gò Vấp), Kênh
Xáng (Bình Chánh), làng lồng đèn Phú
Bình (phường 5, quận 11), làng giò chả
Hà Nội (phường 12, Gò Vấp), làng tinh
bột Kiết Tâm (phường Tam Bình, Thủ
Đức), làng đậu hũ Bùi Môn (Hóc Môn),
v.v Hoặc, giữa lòng thành phố là một
khu “phố Tây” ồn ào náo nhiệt quanh trục
đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão (quận 1),
một khu “phố Hàn Quốc” ở đường
Hoàng Việt, quận Tân Bình (Tôn Nữ
Quỳnh Trân, 2002).
Sự xuất hiện các làng nghề mới, sự tồn
tại của những khu phố “quốc tế” cho thấy
rằng người thành phố dễ dàng tiếp nhận
những cộng đồng cư dân khác tuy không
cùng màu da, ngôn ngữ, dân tộc, biểu
hiện sinh động về tính bao dung, dễ chấp
nhận của đô thị này.
Những tính chất như sự phân đoạn, tính
di động cao, tính dung nạp của đời sống
đô thị mà Louis Wirth đề cập, thể