- Tán thành Đề án này đề cập đến hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, bao gồm đảng bộ, chi bộ cơ sở, chính quyền (hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội. Còn các cơ quan, doanh nghiệp. cũng là đơn vị cơ sở, nhưng không thuộc phạm vi Đề án. Nội dung Đề án cần đề cập đầy đủ và sâu hơn về hệ thống chính trị ở phường (nay đang có xu hướng phát triển đô thị hoá, số phường và thị trấn sẽ tăng lên); làm rõ những giải pháp được thực hiện cho cả xã, phường, thị trấn và cả những giải pháp chỉ áp dụng riêng đối với phường.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hệ tư tưởng chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại phiên họp ngày 01-02 và 02-02-2002, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ trình bày về Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở; Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo như sau : 1- Về phạm vi của Đề án. - Tán thành Đề án này đề cập đến hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, bao gồm đảng bộ, chi bộ cơ sở, chính quyền (hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội. Còn các cơ quan, doanh nghiệp... cũng là đơn vị cơ sở, nhưng không thuộc phạm vi Đề án. Nội dung Đề án cần đề cập đầy đủ và sâu hơn về hệ thống chính trị ở phường (nay đang có xu hướng phát triển đô thị hoá, số phường và thị trấn sẽ tăng lên); làm rõ những giải pháp được thực hiện cho cả xã, phường, thị trấn và cả những giải pháp chỉ áp dụng riêng đối với phường. - Với phạm vi của Đề án như trên, Bộ Chính trị đồng ý tên của Đề án là "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở". Kết cấu của Đề án đi thẳng vào những vấn đề bức xúc phải đổi mới để nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị. Từng vấn đề lấy yêu cầu mới để đánh giá thực trạng, làm nổi bật những điểm cần đổi mới; trên cơ sở đó đề ra chủ trương đến giải pháp. Tuy nhiên, cân nhắc thêm ý kiến đề nghị nên có một phần riêng về đổi mới phương thức và phong cách làm việc của hệ thống chính trị ở cơ sở theo hướng : gần dân, sát dân, trực tiếp với dân và phục vụ nhân dân; nên có một mục riêng về hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn kết được vị trí, vai trò của già làng với trưởng bản cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy việc đánh giá tình hình Đề án không đặt thành vấn đề trung tâm. Song, cũng cần thể hiện một cách khái quát nêu rõ những bất cập về hệ thống tổ chức (cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ), năng lực lãnh đạo, quản lý và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, phường trước yêu cầu phát triển của nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2- Những vấn đề cơ bản và bức xúc về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị từ nay đến năm 2005. Cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng, là cấp chấp hành và hành động, là cấp trực tiếp với dân, có trách nhiệm tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Do vậy, việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở có quan hệ đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp; phải dùng sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị để thúc đẩy hệ thống chính trị ở cơ sở vươn lên đáp ứng yêu cầu mới. Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở phải nhằm mục đích thực hiện chủ trương kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; nâng cao dân sinh, dân trí và dân chủ; bảo đảm ổn định chính trị xã hội. Với yêu cầu trên, từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản và bức xúc sau : Một là, xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị thật sự gắn bó với dân, được dân tin cậy. Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở và trong quan hệ với dân, phát huy quyền làm chủ của dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, trật tự theo pháp luật, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm cơ sở cho khối đại đoàn kết toàn dân. Ba là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. 3- Về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở. - Phải làm rõ hơn vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng ở cơ sở, Đảng vừa phải là lực lượng lãnh đạo chính trị toàn diện, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt; vừa phải là hạt nhân lãnh đạo để gắn kết và phát huy được vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị, khơi dậy trí tuệ và nguồn lực của nhân dân, đem lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân. - Phải cụ thể hoá hơn nhiệm vụ của người đảng viên trong cộng đồng dân cư. Đảng viên phải thực hiện tốt các nhiệm vụ và đúng với tiêu chuẩn người đảng viên đã ghi trong Điều lệ Đảng; đồng thời, nhấn mạnh việc đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đảng viên phải là người lao động giỏi, nếu là đảng viên sản xuất kinh doanh phải là người làm kinh tế giỏi, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; biết làm giầu chính đáng cho mình và lôi cuốn, giúp đỡ bà con làng xóm cùng nhau làm giàu, không cam chịu đói nghèo; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Làm rõ và đậm nét trách nhiệm chính trị của đảng viên, phải hết lòng vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích chung của cộng đồng, phải là người đi đầu trong vận động, thuyết phục và tập hợp quần chúng cùng làm. - Về đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở : + Phân định rõ hơn vai trò lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở với sự điều hành của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân, để vừa bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, vừa không quyết định làm thay công việc điều hành của chính quyền và đoàn thể. Cần nhấn mạnh tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội, an ninh chính trị ở xã, phường; mọi việc quan trọng ở xã, phường, tổ chức đảng phải được bàn để có biện pháp xử lý, nhưng không lấy quyết định của Đảng thay cho quyết định của chính quyền và đoàn thể. + Cần bổ sung, làm rõ trong đề án về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ cơ sở cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. - Về đổi mới công tác cán bộ, đa số ý kiến đồng tình với những nội dung nêu trong Đề án, như : tổ chức thăm dò tín nhiệm và lấy giới thiệu trong dân về các chức danh chủ chốt trước khi bầu; bí thư cấp uỷ cơ sở nên đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân; có thể bầu các chức danh chính quyền trước, sau đó mới bầu các chức danh trong Đảng. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác tổ chức và cán bộ. Nên cân nhắc kỹ việc thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch uỷ ban nhân dân, trước mắt chỉ vận dụng thí điểm ở một số nơi có đủ điều kiện. 4- Về đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở. - Xác định rõ hơn chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong quản lý kinh tế - xã hội, không trực tiếp chỉ đạo hay can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhưng cần thấy rõ, việc xác định ranh giới giữa quyền quản lý nhà nước với quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh ở cấp cơ sở không giống như cấp tỉnh và cấp huyện, mà chính quyền cấp xã vừa là người quản lý, điều hành bằng pháp luật, vừa là người đứng ra tổ chức mọi công việc cho nhân dân trên địa bàn. - Làm rõ vai trò, vị trí của thôn, tổ, khu phố trong việc giúp chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các yêu cầu tự quản của nhân dân. Tuy thôn, tổ, khu phố không phải là một cấp hành chính, nhưng là cầu nối và là nơi phối hợp giữa sự quản lý của chính quyền xã, phường, thị trấn với quyền tự quản của cộng đồng dân cư. Khi quyền dân chủ và dân trí của dân càng được nâng cao, thì nhu cầu tự quản của dân càng mở rộng và vai trò thôn, tổ dân phố càng trở nên có ý nghĩa. Vì vậy, trong đề án cần phải nghiên cứu tổ chức của thôn, tổ dân phố như thế nào cho phù hợp. - Đổi mới cơ chế bầu cử và nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã. Các ý kiến đều đồng tình với đề án (như tăng số lượng đại biểu hội đồng nhân dân lên từ 25-30 người). Việc tăng tỉ lệ người ngoài đảng là đại biểu hội đồng nhân dân là cần thiết, song không nên quy định là 30-40%. - Tăng cường các điều kiện, phương tiện và kinh phí hoạt động cho cấp xã. Vấn đề này, trong đề án có thể nêu một số mục tiêu cụ thể cho đến năm 2005. 5- Về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Cần nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung trong đề án một số vấn đề sau : - Từ thực tiễn hoạt động, nên tổng kết rút kinh nghiệm về những cách làm mới vừa qua (như giao các đề án, chương trình phù hợp cho các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện...) để từ đó khuyến khích, tạo điều kiện cho cách làm này, nhằm tránh việc hành chính hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể. - Đổi mới cơ chế nhà nước tài trợ một phần kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội theo cách : cân đối trong ngân sách địa phương và do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức trợ cấp này cho các đoàn thể ở địa phương (như cách một đã nêu trong đề án). 6- Đổi mới chính sách đối với cán bộ cơ sở. - Đa số ý kiến đồng tình phải có chính sách và chế độ đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ xã, đồng ý với việc xác định cán bộ xã có bộ phận chuyên trách và không chuyên trách (bộ phận chuyên trách có từ 17-21 người); cán bộ chuyên trách được hưởng các chế độ tương tự như công chức nhà nước, được trả lương thay vì trả sinh hoạt phí; có thang, bảng lương riêng cho cán bộ cơ sở... Một số ý kiến còn băn khoăn về việc đề án không làm rõ chế độ cho người không chuyên trách; sự hành chính và quan liêu hoá khi bộ phận cán bộ chuyên trách ở cơ sở được xếp vào "cán bộ, công chức cơ sở", chế độ và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ cơ sở; Tiểu ban cần nghiên cứu để hoàn chỉnh đề án. - Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở, các ý kiến cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng và bức xúc hiện nay. Cần đổi mới căn bản cách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở (từ chương trình, nội dung, phương thức và phân cấp đào tạo) cho thật rõ ràng và thiết thực vào các chức danh quy định để cán bộ có khả năng xử lý mọi vấn đề, mọi tình huống có thể xảy ra ở xã, phường. Cần coi đây là giải pháp lớn trong đề án và phải đặt vấn đề cán bộ một cách toàn diện, không chỉ là chính sách cán bộ. 7- Về đổi mới sự chỉ đạo của cấp trên đối với cơ sở. Đồng ý với những nội dung nêu trong đề án, song cần nhấn mạnh vào hai vấn đề : - Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về "đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở", cần tập trung ngay vào việc điều chỉnh, sửa đổi Luật và các văn bản pháp quy có liên quan đến hệ thống chính trị cơ sở (như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Pháp lệnh công chức...) để Nghị quyết sớm thực thi đi vào cuộc sống. - Phải thực sự đổi mới phong cách làm việc, trước hết là ở cấp tỉnh và cấp huyện, tập trung hướng về cơ sở, gần dân, sát dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân. * * * Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo trên và ý kiến phát biểu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại cuộc họp này, Tiểu ban hoàn chỉnh đề án, dự thảo Nghị quyết để gửi Trung ương trước ngày 06-02-2002.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ Phan Diễn
Các từ khóa theo tin:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
08:54 | 19/06/2006
I. Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước 1. Qua hơn 15 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển tầm cao hơn trước. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và chỉnh đốn tổ chức, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý. Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của công đồng dân cư. Trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở phần lớn cơ sở đã tích cực thực hiện nhiệm vụ, thực hiện quy chế dân chủ, cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá. Những yếu kém đó có phần trách nhiệm của bản thân hệ thống chính trị ở cơ sở, có phần thuộc trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Một nguyên nhân quan trọng là từ Trung ương đến các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở; quan liêu, không sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời bàn định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở. 2. Để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc sau đây: Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy. Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. II. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở 1. Nâng cao nhận thức và làm đúng vai trò hạt nhân chính trị - Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, cần nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị hướng vào phục vụ nhân dân, đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi người dân và tổ chức thực hiện tốt ở cơ sở, phản ánh và giải đáp mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân, khơi dậy trí tuệ và nguồn lực của dân, không ngừng nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở. - Mọi đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, thật sự tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ nhất ở cơ sở, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, người công dân mẫu mực. Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải phấn đấu làm kinh tế giỏi, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, ra sức làm giàu chính đáng và lôi cuốn, vận động bà con cùng làm giàu, không cam chịu đói nghèo. - Công tác phát triển đảng viên mới nhằm vào những người lao động giỏi, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng, những người có lý tưởng cách mạng, tích cực hoạt động trong hệ thống chính trị, có vai trò nòng cốt trong các đoàn thể nhân dân và các tổ chức tự quản của dân. Đối với những đảng viên không chịu khó làm việc, lười học tập, đã được tập thể giúp đỡ mà không tiến bộ thì vận động họ ra khỏi Đảng. Từng đảng bộ, chi bộ cơ sở phải phấn đấu không còn đảng viên yếu kém. 2. Đổi mới phương thức lãnh đạo - Đổi mới việc ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, của cấp uỷ đảng: Đối với những vấn đề lớn, quan hệ tới cuộc sống và quyền lợi của đông đảo nhân dân địa phương, đòi hỏi sự phối hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, đảng bộ, chi bộ và cấp uỷ đảng đề ra chủ trương và các giải pháp có tình định hướng và phân công, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức. Những chủ trương công tác thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền và đoàn thể thì chính quyền và đoàn thể chủ động đề xuất, cấp uỷ đảng bàn và có ý kiến về những nội dung quan trọng. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa Bí thư cấp uỷ với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân để bàn và giải quyết kịp thời những công việc quan trọng và bức xúc trên địa bàn, bảo đảm cho cấp uỷ đảng quán xuyến được các mặt công tác ở xã, phường, thị trấn. - Đảng bộ, chi bộ và cấp uỷ đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ gồm nhiều thế hệ bổ sung, kế tiếp nhau thông qua việc rèn luyện đội ngũ đảng viên, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những người có tài, có đức trong dân để đảm đương các vị trí công tác trong hệ thống chính trị. Dựa vào dân và thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cán bộ. Sự lãnh dạo của Đảng đối với các cuộc bầu cử ở cơ sở trước hết là bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn. Việc giới thiệu đảng viên và người ngoài Đảng để nhân dân, hội đồng nhân dân, đại hội và ban chấp hành các đoàn thể bầu vào các chức danh lãnh đạo phải dựa trên sự đề cử, ứng cử từ dưới lên. Thực hiện nghiêm túc việc thăm dò, lắng nghe ý kiến nhân dân trước khi bầu cử cấp uỷ. Việc bố trí Bí thư đảng uỷ đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân hay Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tuỳ theo tình hình cụ thể ở từng nơi. - Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của đảng bộ, đảng uỷ; kiểm tra công tác đồng thời kiểm tra tư cách đảng viên. Chú trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của quần chúng đối với đảng viên và tổ chức đảng thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng năm, Bí thư cấp uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tự phê bình trước dại diện của nhân dân. Theo tinh thần trên, Ban Bí thư ban hành quy chế và hướng dẫn cho các tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. III. Đổi mới và nâng cao hiểu lực của chính quyền cơ sở 1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở Chính quyền cơ sở có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của dân, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp làm ăn theo pháp luật. Cấp trên không dồn cho cơ sở những công việc thuộc chức năng cấp trên phải làm và không buộc cơ sở phải làm tất cả mọi việc về quản lý hành chính nhà nước. Phân cấp rành mạch cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện thực hiện cho chính quyền cấp cơ sở trong việc thu, chi ngân sách, sắp xếp và quản lý cán bộ, quản lý đất đai, bảo vệ đê điều, thuỷ nông, quản lý hộ tịch, quản lý các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách và vốn huy động trong dân, quản lý cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá phục vụ cho nhân dân trong xã, phường, thị trấn. Chính quyền cấp cơ sở được cấp trên uỷ quyền thực hiện trên địa bàn việc thu một số loại thuế, quản lý tài nguyên, thực hiện chính sách xã hội bằng kinh phí ngân sách, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh... Chính quyền phường kh