Nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách tổng quát. Chủ nghĩa xã hội là gì?
Người trả lời: chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và tinh thần ngày càng tốt. Nói một cách cụ thể là: chủ nghĩa xã hội là phải làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những con người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công nghệ xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách tổng quát. Chủ nghĩa xã hội là gì?
Người trả lời: chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và tinh thần ngày càng tốt. Nói một cách cụ thể là: chủ nghĩa xã hội là phải làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những con người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.
2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác - Lênin, trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn, giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Văn hóa trong xã hội Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế.
b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
Theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có quan niệm như sau:
- Tổng quát: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện.
- Trên một số mặt nào đó: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng không tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt mà cần đặt trong một tổng thể chung.
- Xác định mục tiêu: vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
- Xác định động lực: động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau:
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
- Không còn người bóc lột người.
- Xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Các đặc trưng trên thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử của nhân loại.
3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chính trị: chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có hai chức năng; dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
+ Kinh tế: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh đó cần phát triển toàn diện các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà.
+ Văn hóa - xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Vì thế, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người.
b. Động lực
- Hồ Chí Minh xem xét động lực ở cả các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - trí thức.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
- Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu.
Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực xã hội.
Ngoài các động lực bên trong, cần phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Cùng với việc chỉ ra các nguồn lực phát triển, Hồ Chí Minh còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội như: tham ô, lãng phí, quan liêu
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định, nội lực là quyết định, ngoại lực là rất quan trọng.
I. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH
Đây là một hệ thống bao gồm các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của Chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu của thời ký quá độ và các hình thức,
bước đi trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tất nhiên, trong điều kiện, hoàn cảnh của miền Bắc trong những năm 60 của thế kỷ XX nên có nhiều điều Người chưa kịp tổng kết.
Ngày nay, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, nhưng những luận điểm của Người về vấn đề này vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo để chúgn ta tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi làm sống động tư tưởng của Người.
Khái quát về công cuộc đổi mới từ đại hội VI (1986) đến đại hội IX với những thành tựu của nó để khẳng định đường lối do Đảng và Hồ Chí Minh vạch ra là đúng đắn.
Vấn đề thời cơ và nguy cơ. Để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới tiến lên cùng những thành tựu mới, Đảng ta đang kiên trì vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết tốt các vấn đề dưới đây:
1. Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ Nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phân tích các ý sau:
- Đây là MT bất biến của Đảng và nhân dân ta.
- Mối quan hệ giữa MT độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp đổi mới ngày nay với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” cũng là để hoàn thành mục tiêu của Đảng và nhân dân ta trong hoàn cảnh mới.
Tác động sau khi Chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu sụp đổ – bài học.
Xây dựng Chủ nghĩa xã hội gián tiếp là sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực, là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp.
2. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn đi lên Tư bản chủ nghĩa. Chúng ta phải tranh thủ những thành tựu của cuộc Cách Mạng khoa học và công nghệ để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, chúng ta cần phát huy tất cả các nguôn lực bên trong và bên ngoài, lấy nguồn lực bên trong làm gốc để phát huy nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”.
Nguồn nội lực con người là to lớn (trên 80 triệu dân với sức lực, trí tuệ, tài năng), làm thế nào để khơi dậy mạnh mẽ nguồn nội lực đó?
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân, tạo nên không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Muón thế phải nâng cao dân trí, bồi dướng văn hoá chính trị, trau dồi bản lĩnh công dân, cung cấp thông tin đúng đắn cho người dân, phải thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo cho người dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của Nhà nước. Đồng thời phải thực hiện nhất quán chiến lược Đ ĐK của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công – nông - trí thức làm nòng cốt, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đaị:
Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phải khai thác và sử dụng tốt nguồn lực bên ngoài: vốn, kinh nghiệm quản lý, và công nghệ hiện đại (phân tích)
Hợp tác bên ngoài đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân sẵn sàng đem nhân lưc, vật lực, tài lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.
Giao lưu, hội nhập đồng thời phải không ngừng trau đồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt cho
Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ mới tạo ra bộ lọc tốt để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt để chống lại mọi yếu tố văn hoá độc hại từ bên ngoài tràn vào.
4. Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
- Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đòi hỏi Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên phải thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính, thực sự là người “đầy tớ trung thành của nhân dân”
- Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn.
Bài học thực tiễn đã nhắc nhỡ chúng ta phải không ngừng xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh; kiên quyết loại trừ nhừng phần tử thoái hóa, biến chất làm cho đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh.
- Phải thường xuyên chăm lo mối quan hệ gắn bó, máu thịt giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Trong 15 năm đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, song sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn mà chúng ta phải chủ động đón lấy
và vượt qua. Trong lúc này, cần nắm chắc, vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên.
1) Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước:
Hội nghị lần thứ tư (Khóa VIII) BCHTW Đảng đặt vấn đề phải xác định rõ các nguồn lực và phát huy tối đa các nội lực, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất là nguồn lực con người với sức mạnh vật chất và tinh thần.
Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, gắn kết cộng đồng, có ý chí kiên cường bất khuất, không chịu làm nô lệ, không cam phận hèn
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tinh thần yêu nước ấy đã được phát huy cao độ, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống quý báu ấy cần tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ thử thách, vững bước tiến lên.
2) Quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
- Luôn khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân trong quá trình cách mạng Việt Nam.
- Chủ trương đại đòan kết dân tộc rộng rãi nhưng phải dựa trên nền tảng liên minh công – nông – trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Trong đấu tranh giành và giữ chính quyền, cần thiết phải biết sử dụng bạo lực của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.
- Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
3) Chăm lo xây dựng khối đoàn kết dân tộc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Nhờ vận dụng sáng tạo và kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc đa số và thiểu số, khơi dậy và phát huy được tiềm năng cách mạng của toàn dân tộc, đưa đến thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
- Trong thời kỳ lịch sử mới, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, ra sức phấn đấu để tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những quan điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc (NQ 07/1993)
- Phải chăm lo và giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Đại hội IX nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. (Văn kiện ĐH IX tr.127) (xem GTQG tr.86).
- Trong việc đền ơn, đáp nghĩa cho đồng bào miền núi, giúp miền núi nhanh chóng tiến kịp miền xuôi, Người dạy: “Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc”.
- Sau 15 năm đổi mới, đời sống của nhân dân miền núi đã có những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên không phải không có những cơ sở cho các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng.
- Để loại trừ nguyên nhân có thể dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ giữa các dân tộc, có thể bị kẻ thù lợi dụng, chúng ta phải thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà ĐH IX của Đảng đã đề ra cho miền núi, trong đó có nhiệm vụ: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, xóa đói, giảm nghèo; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến, thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, chống kỳ thị chia rẽ dân tộc.
III.TƯ TƯỞNG HCM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
a) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu quả của nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức cảu người cầm quyền.
Người đòi hỏi “cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân”, đồng thời kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí.
Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí quan liêu cũng cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Người nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,...Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính tội lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám”. Mác và Ăngghen đã từng cảnh tỉnh giai cấp vô sản rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cộng sản cầm quyền đến chỗ “đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được”. Lênin cũng viết “... chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”.
Tham ô, lãng phí có nhiều nguyên nhân, Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân quan trọng là bệnh quan liêu. Người viết: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỹ luật mà không nắm vững Thế là bện quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Vì vậy không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh để ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
b) Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh. Do tập quán của kinh tế tiểu nông, muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền là chưa thể được. Xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, ban hành luật pháp, phải khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Nhưng không thể đề cao vai trò một chiều của pháp luật mà bỏ qua sự hổ trợ của các yếu tố khác, nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế quản lý xã hội, điều hành đất nước.
Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức, nhưng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm minh.
3. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ
Đó là quá trình dài kêu gọi tuổi trẻ cả nước phát huy những kết quả đạt được, không ngừng học tập và làm theo những lời dạy của Bác, nỗ lực trong học tập, lao động, rèn luyện, quyết tâm hành động góp phần thực hiện thắng lợi những đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước
Học tập và làm theo lời Bác là một lòng, một dạ với Đảng, với đất nước, với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Không ngừng sang tạo và tự hoàn thiện bản thân cho xứng đáng là lực lượng “nòng cốt’ của đất nước
Học tập và làm theo lời Bác là nỗ lực vươn lên, tự lực tự cường, lao động, cống hiến không ngừng cho vận mệnh của nước nhà
Học tập và làm theo lời Bác là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội . Luôn giữ trong mình lòng nhiệt huyết với ngọn lửa “đỏ” và trái tim “hồng” của người Việt Nam, lòng tự hào và tự tôn dân tộc luôn rực cháy trong nguồn sức mạnh từ ý chí của những người thanh niên.
Học tập và làm theo lời Bác là luôn xung kích trong các phong trào thanh niên; gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tấm gương đạo đức cao cả, cuộc đời bình dị trong sáng, tư tưởng vĩ đại, những lời dạt sâu sắc và tình thương yêu của Bác sẽ mãi là ngọn lửa thiêng soi đường cho tuổi trẻ Việt Nam tiến bước.Vì thế học tập và làm theo lời Bác là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ Việt Nam.
IV.TƯ TƯỞNG HCM VỀ XD CON NGƯỜI MỚI
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
- Con người được xem xét như chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân - Thiện - Mỹ,
mặc dù “có thế này, thế khác”.
Hồ Chí Minh đề cập đến con người trong tính đa dạng: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, cũng như năm ngón tay dài ngắn khác nhau nhưng đều hợp lại nơi bàn tay; mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều