Tương lai của tiền số và những đề xuất quản lý ở Việt Nam

Kinh tế số đã có sự phát triển nhanh và rộng khắp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Quá trình chuyển đổi số xuất hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội. Hàng ngàn tài sản số- tài sản mã hoá đã xuất hiện và trong đó có phần không nhỏ đang được gọi là “tiền số- tiền mã hoá”. Theo thông lệ và luật pháp quốc tế hiện nay, những loại “tiền số” này chưa được công nhận là một loại tiền tệ. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, việc xuất hiện các loại tiền số thực sự (do Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của một quốc gia/ nhóm quốc gia phát hành hay đảm bảo) là hoàn toàn không thể đảo ngược. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm rõ bản chất của “tiền số”, những điều kiện để phát hành “tiền số của ngân hàng trung ương” và đề xuất những giải pháp quản lý tiền số phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương lai của tiền số và những đề xuất quản lý ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018 Tương lai của tiền số và những đề xuất quản lý ở Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phạm Quốc Khánh Ngày nhận: 05/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/12/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018 Kinh tế số đã có sự phát triển nhanh và rộng khắp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Quá trình chuyển đổi số xuất hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội. Hàng ngàn tài sản số- tài sản mã hoá đã xuất hiện và trong đó có phần không nhỏ đang được gọi là “tiền số- tiền mã hoá”. Theo thông lệ và luật pháp quốc tế hiện nay, những loại “tiền số” này chưa được công nhận là một loại tiền tệ. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, việc xuất hiện các loại tiền số thực sự (do Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của một quốc gia/ nhóm quốc gia phát hành hay đảm bảo) là hoàn toàn không thể đảo ngược. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm rõ bản chất của “tiền số”, những điều kiện để phát hành “tiền số của ngân hàng trung ương” và đề xuất những giải pháp quản lý tiền số phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Tài sản số/ mã hoá; Tiền số của ngân hàng trung ương; Công nghệ sổ cái phân tán 1. Tiền số và xu thế phát triển của tiền số trên thế giới huật ngữ “Tiền số”1 (còn được gọi là tiền mã hoá- digital/ crypto currency/ 1 Quan điểm của tác giả thì những gì đang được gọi là “Tiền số” chưa thực sự là tiền theo cả ý nghĩa về kinh tế và pháp lý quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, để thuận lợi cho các ý kiến chia money) đã và đang được phát triển trên thế giới với gần 2.000 loại khác nhau do các cá nhân, tổ chức (không thuộc Chỉnh phủ, Nhà nước) tạo lập và phát hành. Ý kiến về thực tế và triển vọng ứng dụng rộng rãi loại tiền này là rất khác nhau. Theo tiêu chuẩn Thống kê tài chính và tiền tệ (MFS) sẻ trong đánh giá, khuyến nghị trong nghiên cứu này, tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ “Tiền số” trong bài viết của IMF thì hiện tại các loại tiền số này chưa được công nhận vì một số lí do: Chưa được Ngân hàng trung ương (NHTW) hay Chính phủ nào phát hành/ bảo đảm; Chưa được công nhận như là trung gian trong quá trình trao đổi một cách rộng rãi; Giá trị danh nghĩa còn biến động mạnh Các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Australia, Nhật Bản, Liên CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018 minh châu Âu, Hoa Kỳ đều đã có các nghiên cứu (công bố hoặc không công bố chính thức) về tiền số nói chung và tiền số do NHTW phát hành. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức thông báo, từ ngày 01/01/2018, bitcoin và các loại tiền ảo vào nhóm các phương tiện thanh toán bất hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Mặc dù vậy, để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số và hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa. Đây là định hướng rất quan trọng và phù hợp của Chính phủ trước yêu cầu phát triển của đất nước. Để hiểu rõ bản chất và điều kiện làm chủ tài sản số và tiền số, chúng ta cần hiểu rõ công nghệ chuỗi khối và các loại tiền số tư nhân (private digital currency). 1.1. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) và phạm vi ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội Chuỗi khối (blockchain) là cơ sở dữ liệu (có tính cấu trúc, được quy định rõ về tiêu chí) được ghi nhận (recording), cập nhật (registering) và lưu trữ (storing) trên mạng thông tin (network, không phải trên Nguồn: Don & Alex Tapscott, 2016 Hình 1. Cơ chế vận hành của công nghệ chuỗi khối- blockchain CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018 một máy chủ/ nhóm máy chủ tập trung). Cơ sở dữ liệu này còn được gọi là một sổ cái/ sổ tổng hợp giao dịch kỹ thuật số (digital ledger), được quản lý, phân phối (distributing) và xác thực (validating) ở nhiều điểm trên mạng (nodes of network) với đặc điểm phi tập trung hoá thông tin (decentralising information). Chính việc phi tập trung hoá này giúp hạn chế việc xáo trộn các thông tin của hệ thống và mỗi blockchain trở thành duy nhất (unique). Những yếu tố căn bản tạo nên sự tin cậy của mỗi blockchain: một thuật toán mã hoá phải được giải mã (cryptographic puzzle); việc giải mã (proof-of-work) được lưu trữ trên toàn bộ mạng thông tin; toàn mạng thông tin sẽ xác nhận (verify/ validate) kết quả giải mã. “Một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng (permanent/ everlasting), có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị” (Don & Alex Tapscott, 2016). Ưu điểm nổi bật nhất là blockchain mang lại sự tin cậy cao nhất trong môi trường mạng hay internet. Sự vận hành của blockchain không cần có các trung gian. Công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) về bản chất là việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin- truyền thông để quản lý sự vận hành và lưu giữ các chuỗi khối với nền tảng là công nghệ Sổ cái điện tử phân tán (DLT- Distributed Ledger Technology). Việc kiểm soát các dữ liệu và đảm bảo độ tin cậy dữ liệu chuỗi khối đòi hỏi năng lực thiết lập một chuỗi khối ngay từ đầu tiên với các quy định chặt chẽ, thống nhất (pre-agreed rules). Vì vậy, để ứng dụng blockchain thì trước hết chúng ta phải làm chủ được công nghệ DLT. Nhờ tính bảo mật và sự linh hoạt trong thiết kế hệ thống riêng hoặc chung (private blockchain hoặc public blockchain) nên phạm vi ứng dụng của công nghệ blockchain ở rất nhiều lĩnh vực: Chính phủ số, chuỗi sản xuất hoặc dịch vụ, dịch vụ tài chính... trong đó có lĩnh vực về tiền tệ, thanh toán. 1.2. Những đặc điểm cơ bản ban đầu của tiền số Tiền tệ đã được phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người. Ở những thời điểm có những điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt, các loại hình tiền tệ được điều chỉnh hoặc những loại hình tiền tệ mới ra đời. Hiện nay, tiền số được không ít giới công nhận như một loại tiền tương lai. Công nghệ blockchain sẽ giúp mở rộng các chức năng của mỗi loại hình tiền tệ trong lưu thông, đặc biệt, tiền số (tiền mã hoá, tên tiếng Anh là digital/ crypto currency hoặc digital/ crypto money) được Hình 2. Mô hình Công nghệ sổ cái phân tán DLT Nguồn: Don & Alex Tapscott, 2016 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018 hình thành, phát triển và ứng dụng dựa trên nền tảng này. Tiền số tồn tại hoàn toàn ở dạng điện tử (electronical exists). Hiện tại thì tiền số chưa được các quốc gia, thể chế khu vực/ toàn cầu nào phát hành hoặc đảm bảo. Vì thế, tiền số hiện không có bất cứ tổ chức/ quốc gia nào quyết định khi nào cần tạo thêm, số lượng tiền số cần có, tiền số đang lưu thông ở đâu và điều tra về cách hành vi rửa tiền. Những đặc điểm căn bản của tiền số hiện nay: Thứ nhất, tiền số là một ứng dụng của công nghệ blockchain, do đó việc tạo giao dịch số, lưu giữ phân tán các khối (block), kiểm tra- đối sánh (dựa trên nguyên lý đồng bộ hoá) thực hiện theo đúng nguyên lý đã đề cập ở trên về blockchain. Thứ hai, tiền số sử dụng Mật mã toán học (Mathematical cryptography), hiện được xem là liên kết mạnh nhất trong các chuỗi bảo mật/ đảm bảo an toàn- yếu tố tạo sự tin tưởng khi mà tiền số chưa được một NHTW nào phát hành. Thuật toán được sử dụng có tên Thuật toán bảo mật SHA256 bit (secure HASH algorithm 256-bit) với nguyên tắc căn bản là đặt kết quả đầu ra (output) để sử dụng các phương pháp tính toán để có thể liệt kê hết các khả năng. Với một máy tính chuyên dụng để giải mã thì cũng phải mất ít nhất 10 phút để tìm ra một phương án đạt kết quả đầu ra đã đặt trước. Với đồng tiền số như bitcoin được giới hạn bởi 21.000 đồng thì với năng lực hiện tại phải đến năm 2140 thế giới mới giải mã hết (còn gọi là “đào” tiền ảo). Thứ ba, mỗi block lưu giữ đơn vị tiền số sẽ bao gồm hai “chìa khoá” (two keys- thực chất là hai khối dữ liệu) chính: Chìa khoá chung (public key) thuộc blockchain tham gia để có thể được giao dịch trong mạng và Chìa khoá riêng (private key) dùng để lưu giữ thông tin riêng của chủ sở hữu và tính chất giao dịch. Thứ tư, theo thống kê thì mỗi tháng xuất hiện cả chục loại tài sản mã hoá thông qua Cơ chế chào giá tiền tệ lần đầu (Initial coin offerings- ICOs). Lựa chọn thứ nhất của các ICOs đó là huy động vốn qua cổ phiếu chào hàng lần đầu với tính chất đầu tư cho một công ty khởi nghiệp. Lựa chọn thứ hai là một tài sản mã hoá mới được thiết lập dựa trên nền tảng một tổ chức quản lý ICOs thông qua việc mua một dịch vụ trên nền tảng đó. Những yếu tố công nghệ trên cho phép có nhiều đồng tiền số khác nhau như hiện nay. Chính điều này là một trong những cơ sở để nhiều NHTW trên thế giới đang chủ động tiếp cận nghiên cứu khả năng lưu hành đồng tiền số của riêng họ. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản cần được giải quyết đối với những tài sản số được chính thức công nhận là tiền số để lưu hành rộng rãi bao gồm: - Tạo lập và duy trì uy tín- sự tin tưởng, mỗi đồng tiền đều gắn liền với lòng tin của công chúng. Tiền giấy thông thường được lưu thông và chấp nhận rộng rãi: Tiền giấy được kiểm soát dễ dàng về quy mô, người chuyển, người nhận; Tiền giấy được giao dịch với sự bảo mật cá nhân rất cao; Tiền giấy rất khó bị làm giả với các công nghệ hiện đại về bảo an; Mọi người công nhận tiền giấy vì tin tưởng rằng những người khác cũng sẽ công nhận như mình; Tiền giấy có sức mua ổn định (trong đa số trường hợp) nhờ sự điều hành của NHTW. - Một số ý kiến ủng hộ tiền số cho rằng công chúng tại sao lại đi tin tưởng vào một cá nhân và một tổ chức (ám chỉ NHTW) cho các giao dịch tài sản của họ. Tuy nhiên, công chúng cũng sẽ đặt câu hỏi về sự tin cậy của công nghệ sử dụng trong việc tạo và lưu hành tiền số (về blockchain cũng như các bảo mật riêng của mỗi block/ đơn vị tiền số và thuật toán sử dụng). - Hiện nay, tiền số hình thành các đơn vị (unit) trong trao đổi nhưng chưa gắn- “neo”- với một đồng tiền pháp định được công nhận rộng rãi nào. - Với việc áp dụng thuật toán mã hoá hiện tại dẫn tới việc cần thời gian để tạo đơn vị tiền tệ mới cũng như giới hạn năng lực của mỗi đồng tiền (SHA256) tạo nghi ngờ về khả năng đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung- cầu tiền cho nền kinh tế một cách phù hợp. - Những thử nghiệm riêng của một số NHTW về ứng dụng giao dịch tựa như tiền số trong phạm vi họ với các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay chưa cho thấy sự tiến bộ đủ CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018 mạnh để mở rộng thêm hay thay mới hệ thống thanh toán liên ngân hàng hay bù trừ hiện tại- vấn đề của bài toán Chi phí- Lợi ích. Bên cạnh đó, những chi phí lớn hiện tại của tài sản số có tính đầu cơ cao như bitcoin sẽ rất lớn: Ước tính năm 2017, một giao dịch bitcoin phải chi trả số tiền phí khoảng 55 USD, nếu so với giao dịch gần như bằng 0 của tiền mặt giữa người mua và người bán thì đây là một khoản chi phí giao dịch rất cao (Timothy Lane, 2018). Những mô hình tiền số có thể có trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất đó vẫn là tạo nền tảng vững chắc để có được sự tin tưởng của xã hội, công cụ cho sự chủ động của các cơ quan chịu trách nhiệm về nền kinh tế- xã hội. Trong thời gian 3- 5 năm tới, việc xuất hiện những đồng tiền số thực sự, do một hoặc một nhóm NHTW phát hành sẽ là một thực tế: Cam kết mạnh mẽ từ NHTW Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... hay dự án Stella của NHTW châu Âu và NHTW Nhật Bản. Đồng tiền số của NHTW phát hành (Central Bank Digital Currency- CBDC) tuy chưa thể thay thế các loại tiền tệ truyền thống khác nhưng nếu xuất hiện sẽ có tác động không chỉ ở các quốc gia này mà đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó chắc chắn có Việt Nam. 2. Sự cần thiết trong chủ động tiếp cận, ứng dụng và quản lý tiền số ở Việt Nam 2.1. Tiền số có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hướng, đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững của nền kinh tế số hoá đã và đang hình thành ở Việt Nam Kinh tế số hoá (digital/ digitalised economy) hay kinh tế số được công nhận như là một phần của nền kinh tế quốc gia, vận hành theo các nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường và dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, thể hiện đặc biệt trong việc ứng dụng những nền tảng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về các chỉ tiêu phản ánh nền kinh tế số hoá. Liên minh Châu Âu có sử dụng bộ chỉ số DESI (Digital Economy and Sociaty Index, tạm dịch là Bộ chỉ số Kinh tế và xã hội số) bao gồm: (1) Connectivity- Kết nối: Năng lực đường truyền và giá dịch vụ internet (Fixed broadband) và di động (mobile broadband) tốc độ cao; (2) Human Capital- Nhân lực: Khả năng sử dụng internet (Internet use), kỹ năng sử dụng kỹ thuật số cơ bản và nâng cao basic and advanced digital skills); (3) Use of Internet Services- Sử dụng dịch vụ internet: Nội dung sử dụng, giao tiếp và các Nguồn: Uỷ ban châu Âu, 2017 Biểu đồ 1. Chỉ số Kinh tế và xã hội số của một số quốc gia trên thế giới CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018 giao dịch trực tuyến (Citizens’ use of content, communication and online transactions); (4) Integration of Digital Technology- Sự tích hợp công nghệ số: Mức độ số hoá trong hoạt động kinh doanh (Business digitisation) và thương mại điện tử (e-commerce); (5) Digital Public Services- Dịch vụ công được số hoá: Chính phủ điện tử (eGovernment) và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ điện tử (eHealth). Năm 2017, kết quả đánh giá của Liên minh Châu Âu về kinh tế số hoá của các quốc gia trên thế giới và bản thân các nhóm thành viên của liên minh thể hiện ở Biểu đồ số 1. Quá trình xếp hạng này được thực hiện hàng năm. Như vậy, với chiến lược phát triển kinh tế số, Việt Nam tham khảo các chỉ tiêu trên để định hướng cho sự phát triển, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến động lực chính/ điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nhanh của kinh tế số. Hệ thống tiền tệ, hệ thống thanh toán phù hợp sẽ là một trong những nền tảng cạnh tranh đặc biệt quan trọng đối với kinh tế số của Việt Nam. 2.2. Tiền số được ứng dụng hiệu quả góp phần tạo và bảo vệ lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam Với quy mô, cơ cấu hàng hoá và dịch vụ trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay và những năm tới của Việt Nam đặt ra những câu hỏi lớn: Việt Nam sẽ thích ứng thế nào với tiền số từ bên ngoài, bao gồm cả khu vực tư nhân và đặc biệt là các quốc gia có quan hệ thương mại chủ yếu? Năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam ra thế giới liệu có bị ảnh hưởng? Nếu nhìn vào quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2018 có thể thấy rõ những quốc gia/ nhóm quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam đều có những cam kết về mạnh mẽ về kinh tế số, sử dụng các điều kiện của kinh tế số để phát triển. Biểu đồ 2. Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018 Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiền số cũng sẽ góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhờ tiết kiệm chi phí, nhanh chóng, chính xác, an toàn trong thanh toán. 2.3. Việc điều chỉnh chiến lược và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi hơn với việc ứng dụng tiền số trong tương lai Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế đến tháng 8/2018 có gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 61,08 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 55,84 tỷ USD; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư Biểu đồ 3. Kinh ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực năm 2017 thay đổi so với năm 2016 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018 Biểu đồ 4. Nhóm 10 quốc gia có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam đăng ký 45,89 tỷ USD. Những điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp trong thời gian tới ở Việt Nam không thể không tính tới nội dung tiền số khi mà các quốc gia đầu tư trực tiếp đều có cam kết về áp dụng tiền số trong tương lai. Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc áp dụng tiền số với lộ trình thích hợp ở Việt Nam còn có tác dụng tích cực đến khuyến khích các nguồn lực trong nước về đầu tư, đổi mới sáng tạo nhờ những cơ hội rộng mở trong quá trình chuyển đổi số ở cả lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế. 2.4. Những tác động của tiền số (khu vực tư nhân hoặc do NHTW các nước phát hành) đến quản lý vĩ mô hoạt động tiền tệ- ngân hàng ở Việt Nam Khối lượng giao dịch tiền số/ tài sản số- mã hoá đã tăng gần 100 lần chỉ trong vòng hai năm qua trên thế giới. Trong CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018 năm 2018 đã chứng kiến sự suy giảm tới 40% (các nhà kinh tế có thể gọi là sự sụp đổ) của giá trị của các đồng tiền số, nhưng dường như sự nhiệt tình quan tâm của các quốc gia, công chúng không hề suy giảm. Bên cạnh đó, nhiều cam kết mạnh mẽ từ NHTW một số quốc gia về việc nghiên cứu ứng dụng CBDC riêng trong tương lai đã được đưa ra. Thực tế và xu thế này đã và đang có những tác động đến hoạt động tiền tệ- ngân hàng ở Việt Nam, tác động đến các chức năng chính của NHTW: chính sách tiền tệ, ổn định tài chính, thanh toán và tiền tệ. 3. Một số khuyến nghị về giải pháp ứng dụng và quản lý tiền số ở Việt Nam Yêu cầu lớn nhất đặt ra đối với Việt Nam trong việc quản lý tiền tệ- ngân hàng đó là năng lực làm chủ công nghệ trong việc phát hành, tổ chức lưu thông cũng như quản lý các dòng vốn trong và ngoài nước trước sự tồn tại thực sự của tiền số. Đề xuất của tác giả về giải pháp cần được triển khai ngay bao gồm: Thứ nhất, ở giác độ Chính phủ, Việt Nam cần làm chủ công nghệ DLT (Distributed ledger technology- Công nghệ sổ cái phân tán) và kiểm soát các thuật toán mã hoá 256 bit (SHA256) để áp dụng cho các khoá riêng trong mỗi block (private key). Việt Nam có thể áp dụng các kinh nghiệm của nhiều nước trong việc thành lập trung tâm nghiên cứu, tổ chức đấu thầu cung cấp giải pháp... Nhưng theo quan điểm của tác giả, việc tiếp cận quan sát của tác giả đó là việc mua lại một công ty. Thứ hai, NHNN cần nghiên cứu thiết kế hạ tầng blockchain (platform) riêng của ngành Ngân hàng để đảm bảo an toàn cao nhất cho các giao dịch của các tổ chức tín dụng, các tổ chức thanh toán khi triển khai ứng dụng trên nền tảng mới. ICOs platform là một t
Tài liệu liên quan