Báo chí cách mạng nước ta có chức năng vô cùng quan trọng, đó là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, hướng suy nghĩ và hành động của mọi người vào việc thực hiện đúng đư
ờng lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc chủ động tích cực đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, vạch trần âm mưu, thủ đọan của kẻ thù thì báo chí còn phải thực hiện chức năng biểu dương khen ngợi, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến.
Sau khi giành được chính quyền, trên Báo Sự Thật ngày 20/9/1918, V.I. Lênin đã viết: “ Hãy nói về kinh tế nhiều hơn. Nhưng không nên nói về kinh tế theo cái kiểu nghị luận “chung chung” [9,107]. Người nhắc nhở báo chí lúc đó: “Chúng ta rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể sinh động lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ chính trị của báo chí trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới xây dựng mạnh mẽ hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công khai và công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt” [4. 109].
Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và giao lưu văn hoá, tư tưởng xã hội. Ngay từ những ngày đầu tiên, báo chí đã mang tính khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh vực này lại càng phải có ý thức và xu hướng chính trị của mình. “Lấy gương người tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [5, 85].
Trải qua 40 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Báo Hà Tây đã bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để tổ chức tuyên truyền, vận động. Là người thường xuyên đọc và theo dõi Báo Hà Tây tôi nhận thấy các tin, bài trên Báo Hà Tây đã phản ánh khá toàn diện đời sống xã hội phong phú và thực tiễn sinh động các phong trào trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Qua đó, Báo Hà Tây đã gióp phần tuyên truyền và tuyên truyền khá hiệu quả, cổ vũ quần chúng thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giới thiệu tổng kết, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay trong quá trình đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; đồng thời tích cực phê phán các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, những việc làm sai trái của một số tập thể, cá nhân. Thông tin trên báo lý giải nhiều vấn đề nóng hổi đặt ra từ thực tiễn cơ sở về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội. Đồng thời tạo và định hướng dư luận xã hội, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại đã và đang gây nhiều bức xúc.
96 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Báo chí cách mạng nước ta có chức năng vô cùng quan trọng, đó là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, hướng suy nghĩ và hành động của mọi người vào việc thực hiện đúng đư
ờng lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc chủ động tích cực đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, vạch trần âm mưu, thủ đọan của kẻ thù thì báo chí còn phải thực hiện chức năng biểu dương khen ngợi, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến.
Sau khi giành được chính quyền, trên Báo Sự Thật ngày 20/9/1918, V.I. Lênin đã viết: “ Hãy nói về kinh tế nhiều hơn. Nhưng không nên nói về kinh tế theo cái kiểu nghị luận “chung chung” [9,107]. Người nhắc nhở báo chí lúc đó: “Chúng ta rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể sinh động lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ chính trị của báo chí trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới xây dựng mạnh mẽ hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công khai và công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt” [4. 109].
Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và giao lưu văn hoá, tư tưởng xã hội. Ngay từ những ngày đầu tiên, báo chí đã mang tính khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh vực này lại càng phải có ý thức và xu hướng chính trị của mình. “Lấy gương người tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [5, 85].
Trải qua 40 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Báo Hà Tây đã bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để tổ chức tuyên truyền, vận động. Là người thường xuyên đọc và theo dõi Báo Hà Tây tôi nhận thấy các tin, bài trên Báo Hà Tây đã phản ánh khá toàn diện đời sống xã hội phong phú và thực tiễn sinh động các phong trào trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Qua đó, Báo Hà Tây đã gióp phần tuyên truyền và tuyên truyền khá hiệu quả, cổ vũ quần chúng thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giới thiệu tổng kết, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay trong quá trình đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; đồng thời tích cực phê phán các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, những việc làm sai trái của một số tập thể, cá nhân. Thông tin trên báo lý giải nhiều vấn đề nóng hổi đặt ra từ thực tiễn cơ sở về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội... Đồng thời tạo và định hướng dư luận xã hội, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại đã và đang gây nhiều bức xúc.
Báo Hà Tây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương đã làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước. Vấn đề đặt ra cho Báo Hà Tây hiện nay là: Làm thế nào để Báo Hà Tây thực hiện tốt mục biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo góp phần làm đẹp cho đời, làm trong lành xã hội, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng quê hương giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Trước ý nghĩa sâu sắc về nhiệm vụ tuyên truyền trên báo Đảng: Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ vũ cái tốt, phát huy truyền thống đạo lý của quê hương, trong thời kỳ đổi mới, tình hình chính trị trong nước và thế giới có nhiều biến động đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế Hà Tây nói riêng. Đứng trước một giai đoạn lịch sử mới đòi hỏi người làm báo cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, cần phát huy khả năng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời cũng cần kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của báo chí, do đó tác giả khoá luận đã chọn vấn đề “Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây” làm đề tài khoá luận của mình với nguyện vọng hiểu rõ thêm về tình hình phát triển của báo chí tỉnh nhà. Đồng thời, qua việc nghiên cứu tìm hiểu thêm cách thức thể hiện của hình thức tuyên truyền này, từ đó đưa ra một số giải pháp cho báo chí địa phương phát triển phù hợp với tình hình của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng lớn của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh.
Khoá luận đi sâu tìm hiểu hình thức, cách thể hiện về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây trong thời kỳ đổi mới để có cái nhìn chính xác, cụ thể về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005.
Mục đích chính của khóa luận nhằm làm rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và Báo Hà Tây nói riêng.
Bằng khả năng của người bước đầu làm công tác nghiên cứu, tôi hy vọng sẽ đưa ra được những ưu, nhược điểm cụ thể về nội dung cũng như hình thức thể hiện vấn đề tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây. Đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hơn sự thể hiện về nội dung và hình thức của đề tài tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đối với một tờ báo địa phương.
CHƯƠNG 1:
Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt- một nhiệm vụ
và chức năng quan trọng của báo chí cách mạng
1.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí.
1.1.1. Quan niệm về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
Từ xa xưa ông cha ta đã xây dựng và tạo ra những mẫu người riêng, tiêu biểu cho niềm tin, khát vọng của con người. Những mẫu người đó cũng chính là những “Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” (như cách nói hiện nay) được xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, câu chuyện dân gian như: Thạch Sanh, Tấm Cám, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... Đó có thể là những nhân vật có thật hay hư cấu, nhưng tựu chung lại nó đã thể hiện được ước mơ, hoài bão, khát vọng của nhân dân về xây dựng một xã hội công bằng và giàu lòng nhân ái. Cho tới ngày nay nó vẫn là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, ngày nay trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hơn lúc nào hết việc xây dựng những con người mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Bởi, từ những điển hình tiên tiến ấy sẽ nhân ra thành những điển hình mới, từ những cá nhân tiên tiến sẽ xuất hiện nhiều tập thể tiên tiến.
Ngay từ những ngày đầu hoà bình lập lại Bác Hồ có yêu cầu: “Báo của Đảng và các đoàn thể mở ra mục”Người mới, việc mới” để làm được việc đó phải đi đôi với phong trào thi đua ở các cấp, các ngành” [16, 548]. Bác còn căn dặn: “Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ, là vật liệu tốt để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Đó cũng là cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục” [21, 551].
Vậy nên hiểu như thế nào là điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt?
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, xuất bản năm 1998 định nghĩa: “Điển hình là có tính tiêu biểu nhất, bộc lộ rõ bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng”, “Tiên tiến là vị trí hàng đầu, vượt hẳn trình độ phát triển chung, đạt thành tích cao và có tác dụng đối với phong trào thi đua”.
Như vậy, điển hình tiên tiến trên báo chí có thể được hiểu là: Những tấm gương cụ thể, sinh động (cá nhân hoặc tập thể) có tính chất tiêu biểu nhất, vượt hẳn trình độ phát triển chung và có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.
Bên cạnh những "Điển hình tiên tiến" có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua thì “Người tốt, việc tốt” cũng có tác dụng biểu dương phong trào nhưng đề cập đến phạm vi hẹp hơn: “Là điển hình nhỏ hơn, người mẫu nhỏ, là những người có thật, việc thật. Tuy nhỏ, nhưng phải có ý nghĩa, phải nói lên được một nét phẩm chất nào đó của con người mới xã hội chủ nghĩa: Con người có ý thức làm chủ tập thể, tinh thần mình vì mọi người” [7,1]. Nếu trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, tính cộng đồng, lòng nhân ái, đức hy sinh... được coi là tiêu chuẩn xây dựng một điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội như hiện nay, đặc biệt là đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt cần phải có tri thức, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào cuộc sống, chủ động, năng động, sáng tạo trong tình hình mới.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí.
Chức năng và nhiệm vụ của báo chí đã được Lê nin chỉ rõ: “Là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể” [28, 12].
Xuất phát từ nền tảng tư tưởng đó, báo chí cách mạng nước ta đã không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt góp phần đưa chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đạt kết quả cao.
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với sự sáng tạo của đông đảo người lao động sẽ tạo nên những tấm gương đẹp đ, sinh động trong cuộc sống, vì lợi ích của cả xã hội và của mỗi người. Mỗi tấm gương là một cụ thể. Mỗi hành vi, sự kiện diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nhưng trở thành một tấm gương khi những hành vi, sự kiện đó là cái cụ thể của lý tưởng cao đẹp và những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng đắn. Chính sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích đó tạo ra những hình mẫu cụ thể, ăn nhập với cái chung, là một phần sinh động của cái chung.
Báo chí muốn hoạt động có hiệu quả, phải xác định được nhiệm vụ của mình phù hợp với tính chất khách quan của chức năng báo chí. Do đó, muốn tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí chúng ta phải hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của nó có tác dụng như thế nào đối với dư luận xã hội.
Tuyên truyền, giải thích cho toàn xã hội những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về bản chất đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lê nin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước hoà quyện, đan xen làm tiền đề và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động tuyên truyền cần phân tích lý giải các cơ sở khoa học, khả năng hiện thực làm cho quần chúng hiểu, biết, tin tưởng và tự giác chấp hành, biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực tế xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Đó là nhiệm vụ của tuyên truyền nói chung và tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt nói riêng cũng có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng. Đó là truyền bá những tri thức lịch sử, văn hoá, khoa học nhằm xây dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu toàn diện của con người. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng cùng với sự sáng tạo trong cuộc sống, vì lợi ích của cả xã hội và của mỗi người đã tạo nên những tấm gương đẹp đẽ và sinh động trong cuộc sống.
Bằng những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, báo chí không chỉ dừng lại ở tác dụng cổ động, tuyên truyền mà mở ra thực hiện chức năng to lớn là góp phần tổ chức và chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng, tạo ra hiệu quả thiết thực. Đối với một số phong trào, công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt còn thực hiện chức năng tuyên truyền, góp phần nâng cao trình độ lý luận, đổi mới tư duy lý luận để giải thích và chỉ đạo cuộc sống.
Ngày nay trong thời đại khoa học phát hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng được trang bị cũng hiện đại nhưng không vì thế mà chúng ta quên mất nhiện vụ, chức năng của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra: “Nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu thanh chống lại những hiện tượng lạc hậu trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác. Đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm, xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng” [2, 129]
Nghị quyết cũng nhấn mạnh : “Báo chí và các phương tiện truyền thông dại chúng khác phải bảo đảm tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, hời hợt, sáo rỗng, một chiều”. Thông qua đó nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ của báo chí trong thời kỳ đổi mới. Đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, nghị quyết lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm của các cơ quan báo chí phải “ Nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ nhân tố mới”.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, có những đặc điểm khác nhau nên việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt cũng khác nhau điều đó phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Song nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay cần phải phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt. Tính chân thật là một nguyên tắc của báo chí vô sản. Trong tình hình ngày nay, tính chân thật phải được thể hiện ở sự phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, nếu phản ánh khác đi sẽ dẫn đến làm hạn chế mặt tích cực của hiệu quả tuyên truyền.
Bên cạnh đó, báo chí không chỉ tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt một cách chung chung mà phải chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm. điều đó có nghĩa là: Những tấm gương mà báo chí nêu lên không phải là sự ngẫu nhiên mà là việc làm có ý thức, gắn liền với những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà xã hội quan tâm. Với trách nhiệm thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc để nâng cao hiệu quả xã hội của công tác báo chí.
Công tác báo chí đối với tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có tác dụng góp phần hình thành dư luận xã hội, đó là thế mạnh của báo chí. Với vai trò là người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng báo chí cách mạng xã hội có trách nhiệm xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng xã hội lành mạnh, động viên quần chúng học và làm theo những điển hình tiên tiến đó.
1.1.3.Vai trò của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây.
Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương có lịch sử hình thành và phát triển 40 năm. Trải qua những thăng trầm của báo chí cách mạng, qua các thời kỳ Báo Hà Tây đã ngày càng phát triển mạnh và luôn thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của tờ báo Đảng. Bên cạnh việc nâng cao về chất lượng và số lượng, Báo Hà Tây đã tăng cường tuyên truyền các lĩnh vực kinh tế- xã hội, xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Báo Hà Tây luôn phát huy sức mạnh có tính truyền thống về nghiệp vụ là phát hiện và tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tổng kết thực hiện, bổ sung về lý luận để nhân nhanh, nhân rộng các mô hình, các điển hình từ phong trào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng Đảng, an ninh, quốc phòng. Nhiều mô hình mới được các địa phương trong tỉnh và cả nước biết đến, được tổ chức tuyên truyền bắt đầu từ phát hiện của Báo Hà Tây như: Phong trào chiếc gậy Trường Sơn ở xã Hoà Xá, huyện Ứng Hoà; Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” và cánh đồng 5 tấn ở huyện Đan Phượng; Cô gái Suối Hai, huyện Ba Vì; Chàng trai Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên; Phong trào làm vụ đông và thâm canh tăng vụ ở Minh Sơn - Bình Đà, huyện Thanh Oai; Phong trào khoán trong nông nghiệp ở xã Sơn Công, chuyển đổi ruộng đất ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở Ứng Hoà; Sản xuất giống mới và thâm canh năng xuất cao ở Phú Xuyên, Đan Phượng; Phong trào V.A.C ở các hộ gia đình... Nhiều nhân tố mới từ các cá nhân, tập thể, đơn vị được cổ vũ, tuyên truyền đã trở thành phong trào rộng khắp trong sản xuất và chiến đấu là nhân tố để phát triển thành các tập thể, cá nhân anh hùng.
Song song với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt thường xuyên trên báo, hàng năm Báo Hà Tây còn phối hợp với Hội đồng Thi đua- Khen thưởng tỉnh tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm báo chí chất lượng cao như: Cuộc thi viết: “Nét đẹp đời thường”, “Gương người tốt việc tốt”, “Nhân tố điển hình tiên tiến”, cuộc thi ảnh thời sự - nghệ thuật “Hà Tây trên con đường CNH, HĐH”, qua các cuộc thi góp phần nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tạo dư luận xã hội lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.2. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí.
1.2.1. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí.
Lê nin trước cách mạng Tháng Mười, khi đề cập đến chức năng của báo chí đã khẳng định: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập thể” [28, 12]. Theo Lê nin, tính mục đích cách mạng của báo chí rất rõ ràng. Không như một số người muốn lẩn tránh, phủ định tính mục đích, tính khuynh hướng của nó dưới chiêu bài “Chỉ một mục đích duy nhất là phản ánh dư luận nhân dân”, nhưng thực ra là hướng dư luận theo một mục đích khác. Mác và Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “Phải tiến hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và bảo về những lợi ích của đảng, bác bỏ và đánh bại các luận điệu huênh hoang của Đảng đối địch” [8, 217]. Đó là chức năng và nhiệm vụ của báo chí.
Trong những ngày đầu của chế độ Xô Viết khi chính quyền mới chuyển về tay giai cấp vô sản, việc cải tạo báo chí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, vũ khí sắc bén này là một trong những công cụ đắc lực, hữu hiệu nhất nhằm đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của giai cấp tư sản và hướng mọi người tới việc xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp. Lênin đã nói: “Phương tiện thứ nhất và chủ yếu để nâng cao kỷ luật tự giác của người lao động và thoát khỏi những phương pháp làm việc cổ xưa, không dùng được trong xã hội tư bản chủ nghĩa- phương tiện đó là báo chí” [31, 211]. “ Chúng ta phải biến và chúng ta nhất định sẽ biến báo chí, từ chỗ chuyên đưa những tin giật gân, một cơ quan thông tin chính trị giản đơn, một cơ quan ngôn luận để đấu tranh chống sự xuyên tạc của giai cấp tư sản thành một công cụ để giới thiệu cho quần chúng cách tổ chức lao động theo phương thức mới” [32, 85]. Điều đó cũng có nghĩa là, báo chí Xô Viết phải được cải tạo để trở thành cơ quan ngôn luận vững vàng, giáo dục và nâng cao tính nhân văn về mọi mặt cho nhân dân.
Bên cạnh phê phán những thói hư, tật xấu do giai cấp tư sản để lại, những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, trong các cơ quan, đoàn thể thì việc tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có ý nghĩa vô cùng to lớn. Theo Lê nin: “Sức mạnh của việc nêu gương trước kia không thể biểu lộ trong xã hội tư bản thì nay có một tầm quan trọng to lớn trong một xã hội đã xoá bỏ quyền tư hữu về ruộng đất và công xưởng, nó có tầm quan trọng to lớn không những chỉ vì có thể người ta sẽ theo gương tốt ở đây mà còn vì gương tốt đó về tổ chức sản xuất, tất nhiên, sẽ giảm nhẹ sức lao động và tăng mức tiêu dùng cho những ai đã áp dụng biện pháp tổ chức tối ưu đó” [32, 86]. Tuyên truyền về điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt khích lệ quần chúng trong xã hội tiến bộ hay không, thể hiện một phần ở sự xuất hiện của điển