Tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo – viêm cổ tử cung và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV đến khám tại Trung tâm Y tế Dự phòng quận Thủ Đức

Mở đầu: Viêm âm đạo (VAĐ) - viêm cổ tử cung (VCTC) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQTD) phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản, đặc biệt trên phụ nữ nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm HIV và BLQTD. Việc chẩn đoán không khó nhưng vấn đề điều trị rất quan trọng vì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình và trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo (VAĐ) – viêm cổ tử cung (VCTC) do các tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Thủ Đức. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ VAĐ là 33.09%, trong đó nấm hạt men 14,71%, vi khuẩn 13,6% và Trichomonas vaginalis 0,74% và không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ VAĐ không liên quan với tuổi trừ VAĐ do vi khuẩn, trình độ học vấn, sử dụng BCS và độ nặng của nhiễm HIV. Tỷ lệ VCTC là 2,95% với C. trachomatis 1,47% và N. gonorrhoeae 0,74%. Các yếu tố có liên quan đến VCTC là sử dụng bao cao su đúng và tiền sử dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Kết luận: Phụ nữ nhiễm HIV có tỷ lệ viêm âm đạo cao hơn viêm cổ tử cung. Cần có hướng điều trị và phòng ngừa nhằm giảm lây truyền HIV trong cộng đồng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo – viêm cổ tử cung và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV đến khám tại Trung tâm Y tế Dự phòng quận Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 138 TỶ LỆ HIỆN MẮC CỦA VIÊM ÂM ĐẠO – VIÊM CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ NHIỄM HIV ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN THỦ ĐỨC Lâm Bình Diễm*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: Viêm âm đạo (VAĐ) - viêm cổ tử cung (VCTC) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQTD) phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản, đặc biệt trên phụ nữ nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm HIV và BLQTD. Việc chẩn đoán không khó nhưng vấn đề điều trị rất quan trọng vì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình và trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo (VAĐ) – viêm cổ tử cung (VCTC) do các tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Thủ Đức. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ VAĐ là 33.09%, trong đó nấm hạt men 14,71%, vi khuẩn 13,6% và Trichomonas vaginalis 0,74% và không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ VAĐ không liên quan với tuổi trừ VAĐ do vi khuẩn, trình độ học vấn, sử dụng BCS và độ nặng của nhiễm HIV. Tỷ lệ VCTC là 2,95% với C. trachomatis 1,47% và N. gonorrhoeae 0,74%. Các yếu tố có liên quan đến VCTC là sử dụng bao cao su đúng và tiền sử dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Kết luận: Phụ nữ nhiễm HIV có tỷ lệ viêm âm đạo cao hơn viêm cổ tử cung. Cần có hướng điều trị và phòng ngừa nhằm giảm lây truyền HIV trong cộng đồng. Từ khóa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, phụ nữ nhiễm HIV. ABSTRACT THE PREVALENCE OF VAGINITIS – CERVICITIS AND RELATED FACTORS IN HIV – INFECTED WOMEN COME TO THUDUC PREVENTIVE MEDICINE CENTER Lam Binh Diem, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 138 - 145 Background: Vaginitis – Cervicitis, which are sexually transmitted infections (STIS), are common among women during reproductive years, particularly among women infected with HIV. Studies have shown that there is a relationship between HIV and STIs. Diagnosis is not difficult but treament is very important because it can decrease he transmission to sexual partners and newborn babies. Objectives: To define the prevalence of common causes of vaginitis – cervicitis and related factors in HIV – infected women at ThuDuc Preventive Medicine Center. Methods: A cross – sectional study. Results: Prevalence of vaginitis was 33.09% (the rates of agents were yeast vaginitis 14.71%, Gardnerella vaginalis 13.6% and Trichomonas vaginalis 0.74% and unknown cause 4.04%). Vaginitis was not significantly associated with age, except for bacterial vaginosis, education level, condom usage and severity of HIV infection. * Bệnh viện Quận 2 ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 139 Prevalence of cervicitis was 2.95% (the rates of agents were Chlamydia trachomatis 1.47%, Nesseria gonorrhoeae 0.74% and unknown causes 0.74%). Cervicitis was significantly associated with correct way of condom usage, history of opportunistic infection prophylaxis. Conclusion: The Prevalence of vaginitis is higher than hat of cervicitis in HIV – infected women. Treatment and prevention of vaginitis – cervicitis may decrease HIV transmission in the community. Key words: Vaginitis, cervicitis, HIV – infected women. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm âm đạo (VAĐ) – viêm cổ tử cung (VCTC) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQTD) phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản, đặc biệt trên phụ nữ nhiễm HIV. Sự xuất hiện của BLQTD, đặc biệt là BLQTD không loét, tăng nguy cơ mắc HIV gấp hai đến ba lần và ngược lại những người nhiễm HIV khi mắc BLQTD có nguy cơ bệnh nặng và khó điều trị hơn. Việc chẩn đoán không khó nhưng vấn đề điều trị cần phải chú trọng vì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình và trẻ sơ sinh(10). Ngoài ra, sự phát hiện một BLQTD mới cho thấy hành vi nguy cơ cao vẫn tiếp tục xảy ra và đòi hỏi phải có sự can thiệp thích hợp để loại trừ hành vi nguy cơ cao này. Tại Việt Nam, dự án CDC “Sàng lọc các nhiễm khuẩn lây qua tình dục cho những người nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (19,26%) và viêm cổ tử cung do lậu và C. trachomatis lần lượt là 1,41% và 1,98%(6). Tuy nhiên, chưa có công trình nào có cái nhìn toàn diện về tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến tình trạng VAĐ – VCTC ở phụ nữ nhiễm HIV. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu tỷ lệ hiện mắc của VAĐ – VCTC và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Thủ Đức, góp phần cho các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu và các bác sĩ đa khoa có thêm số liệu phục vụ cho công tác quản lý đồng thời có hướng chăm sóc thích hợp cho nhóm đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định được tỷ lệ hiện mắc của VAĐ - VCTC do các tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV. Mục tiêu chuyên biệt Xác định được tỷ lệ VAĐ do nấm hạt men; Trichomonas vaginalis và Gardnerella vaginalis trên phụ nữ nhiễm HIV. Xác định được tỷ lệ VCTC do Nesseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis trên phụ nữ nhiễm HIV. Mô tả được một số yếu tố liên quan đến VAĐ – VCTC trên phụ nữ nhiễm HIV về đặc điểm dân số – xã hội học và độ nặng của nhiễm HIV. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Phụ nữ nhiễm HIV tại quận Thủ Đức. Dân số chọn mẫu Phụ nữ nhiễm HIV đến khám tại khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng của TTYTDP quận Thủ Đức từ 09/ 2010 – 03/ 2011. Phương pháp nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận vào Phụ nữ nhiễm HIV tuổi 15 – 60 đã có quan hệ tình dục đến khám tại khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng của TTYTDP Quận Thủ Đức và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 140 Tiêu chuẩn loại trừ Đang hành kinh hoặc ra huyết âm đạo, thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước đó, dùng thuốc đặt thuốc âm đạo trong vòng một tháng nay, mắc bệnh tiểu đường, tâm thần, đang có thai và không đồng ý tham gia nghiên cứu. Công thức tính cỡ mẫu n = Z2(1- α/2)P(1-P)/ d2. Với độ tin cậy 95%; d= 0,06; Z2(1- α/2)= 1,96; P= 0,5. Thay các giá trị vào công thức, ta có n= 268. Cách tiến hành Lập danh sách các phụ nữ nhiễm HIV đến khám tại Khoa tư vấn và hỗ trợ cộng đồng và gởi thư mời khám phụ khoa. Phỏng vấn theo bảng thu thập số liệu, khám phụ khoa và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm. Tiêu chuẩn chẩn đoán VAĐ do vi khuẩn dựa vào tiêu chuẩn Amsel (có 3 trong 4 tiêu chuẩn sau: pH> 4,5; dịch âm đạo dính màu trắng xám đồng nhất; dịch âm đạo có mùi cá thối khi nhỏ KOH 10% ; clue cells (+). VAĐ do nấm hạt men: pH< 4,5, có bào tử nấm hay sợi tơ nấm, số lượng bạch cầu thay đổi. VAĐ do Trichomonas: pH> 4,5, có trùng roi di động, nhiều bạch cầu hạt. VAĐ do tạp khuẩn: Ít lactobacilli, nhiều vi trùng nhỏ, số lượng BC thay đổi, và pH > 4,5.Tiêu chuẩn chẩn đoán VCTC: (1) cổ tử cung tiết mủ hoặc nhầy mủ thấy được từ ống cổ tử cung hay mẫu phết trong cổ tử cung, (2) cổ tử cung dễ bị xuất huyết khi chạm nhẹ que phết vào lỗ cổ tử cung. VCTC do lậu: soi tươi và nhuộm Gram huyết trắng có hình ảnh song cầu Gram âm trong bạch cầu. VCTC do C. trachomatis: test nhanh C. trachomatis(+). Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê STATA 11.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 09/2010 đến 03/2011, qua khảo sát 272 phụ nữ nhiễm HIV đủ điều kiện nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả sau: Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Tuổi từ 19 đến 52, trung bình 29,9 ± 5,5. Độ tuổi ≤ 30 chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm > 30 (61,4%). 37,5% không có việc làm. 48,16% có học vấn PTCS. 84,83% lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn. 60,8% luôn luôn sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. 54,41% đang sống cùng với chồng. 85,25% ở giai đoạn lâm sàng 1,2. 66,91% được điều trị ARV. 13,6% có tế bào CD4< 200 TB/mm3. 21,32 % có điều trị dự phòng nhiễm khuẩn cơ hội. Viêm âm đạo Tỷ lệ viêm âm đạo và các nguyên nhân Tỷ lệ viêm âm đạo là 33,09%, phân bố như sau: Viêm âm đạo (VAĐ) Tần số Tỷ lệ% VAĐ do nấm hạt men 40 14,71 VAĐ do Gardnerella vaginalis 37 13,60 VAĐ do Trichomonas vaginalis 2 0,74 VAĐ do tạp khuẩn 11 4,04 Nhận xét: VAĐ do nấm hạt men chiếm tỷ lệ cao nhất (14,71%). Mối liên quan giữa VAĐ với một số đặc điểm dân số – xã hội học Đặc tính Viêm âm đạo λ2 p Bệnh n (%) Không bệnh n (%) Nhóm tuổi ≤ 30 tuổi > 30 tuổi 59 (35,33%) 31 (29,52%) 108 (64,67%) 74 (70,48%) 0,98 0,32 Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/ Đại học 2 (33,33%) 18 (32,14%) 42 (32,06%) 23 (36,51%) 5 (31,25) 4 (66,67%) 38 (67,86%) 89 (67,92%) 40 (63,49%) 11 (68,75%) 0,44 0,97 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 141 Đặc tính Viêm âm đạo λ2 p Bệnh n (%) Không bệnh n (%) Sử dụng BCS Sai Đúng 24 (31,58%) 66 (33,67%) 52 (68,42%) 130 (66,33%) 0,18 0,74 BCS: bao cao su, Sai: không bao giờ hoặc đôi khi sử dụng BCS, Đúng: luôn luôn sử dụng BCS hoặc không có bạn tình. Nhận xét: Không có mối liên quan giữa viêm âm đạo với tuổi, trình độ học vấn và tình trạng sử dụng BCS. Mối liên quan giữa viêm âm đạo với độ nặng HIV Đặc tính Viêm âm đạo λ2 p Bệnh n (%) Không bệnh n (%) Giai đoạn nhiễm HIV Giai đoạn 1,2 Giai đoạn 3,4 79 (34,05%) 11 (27,50%) 153 (65,95%) 29 (72,50%) 0,66 0,41 Số lượng tế bào CD4 (tb/ mm3) > 500 200 – 500 < 200 25 (26,60%) 55 (39,01%) 10 (27,03%) 69 (73,40%) 86 (60,99%) 27 (72,97%) 4,63 0,09 Điều trị ARV Không Có 34 (37,78%) 56 (27,59%) 56 (62,22%) 126 (69,23%) 1,33 0,24 Dự phòng NTCH Không Có 74 (34,58%) 16 (27,59%) 140 (65,42%) 42 (72,41%) 1.008 0,31 Tb: Tế bào; ARV: Kháng virus; NTCH: Nhiễm trùng cơ hội. Nhận xét: Không có mối liên quan giữa viêm âm đạo với giai đoạn nhiễm HIV, số lượng tế bào CD4, điều trị ARV, dự phòng NTCH, tiền sử dự phòng NTCH và điều trị NTCH. Khảo sát các yếu tố liên quan với từng nguyên nhân VAĐ Đặc điểm dân số – xã hội học Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn và sử dụng BCS với từng nguyên nhân VAĐ. Trong nhóm trên 30 tuổi, không có trường hợp nào nhiễm T. vaginalis. Độ nặng nhiễm HIV Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn nhiễm HIV, số lượng tế bào CD4, điều trị ARV, dự phòng nhiễm trùng cơ hội, tiền sử dự phòng nhiễm khuẩn cơ hội và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội với từng nguyên nhân VAĐ. Viêm cổ tử cung Tỷ lệ viêm cổ tử cung và các nguyên nhân Viêm cổ tử cung (VCTC) Tần số Tỷ lệ % Bình thường 264 97,05 VCTC do C. trachomatis 4 1,47 VCTC do N. gonorrhoeae 2 0,74 Không rõ 2 0,74 Mối liên quan giữa VCTC với đặc điểm dân số – xã hội học Đặc tính Viêm cổ tử cung p* PR (KTC 95%) Bệnh n (%) Không n (%) Nhóm tuổi ≤ 30 tuổi > 30 tuổi 7 (4,19) 1 (0,95) 160 (95,81) 104 (99,05) 0,11 // Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/ Đại học 0 (0) 0 (0) 4 (3,05) 4 (6,35) 0 (0) 6 (100) 56 (100) 127 (96,95) 59 (93,65) 16 (100) 0,34 // Sử dụng BCS Sai Đúng 6 (7,89) 2 (1,02) 70 (92,11) 194 (98,98) 0,007 0,12 (0,02-0,62) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 142 p*: Fisher's exact. KTC: khoảng tin cậy; Sai: không bao giờ hoặc đôi khi sử dụng BCS. Đúng: luôn luôn sử dụng BCS hoặc không có bạn tình Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong nhóm sử dụng BCS đúng với p*= 0,007, PR= 0,12 (KTC 95%, 0,02- 0,62). Như vậy, sử dụng BCS đúng làm giảm nguy cơ VCTC 0,12 lần, với khoảng tin cậy 95% (0,02- 0,62). Mối liên quan giữa VCTC với độ nặng HIV Đặc tính Viêm cổ tử cung p* PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) GĐ nhiễm HIV Giai đoạn 1,2 6 (2,59) 226 (97,41) 0,33 // Giai đoạn 3,4 2 (5,00) 38 (95,00) Số lượng tế bào CD4 (tb/ mm 3) > 500 4 (4,26) 90 (95,74) 0,69 // 200 – 500 3 (2,13) 138 (97,87) < 200 1 (2,70) 36 (97,30) Tiền sử điều trị dự phòng NTCH Không 7 (4,96%) 134 (95,04) 0,042 0,15 Có 1 (0,76%) 130 (99,24) (0,01 – 1,23) GĐ: giai đoạn; tb: tế bào; ARV: kháng virus; NTCH: nhiễm trùng cơ hội; p*: Fisher / s exact test Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa VCTC với tiền sử điều trị dự phòng NTCH,p* = 0,042, PR= 0,15 (KTC 95%, 0,01 – 1,23). Không có mối liên quan với giai đoạn nhiễm HIV, số lượng tế bào CD4 và điều trị ARV. BÀN LUẬN Tỷ lệ hiện mắc của VAĐ do ba tác nhân thường gặp trên phụ nữ có HIV đến khám tại TTYTDP quận Thủ đức là 33,09%, trong đó Gardnerella vaginalis 13,6%, nấm hạt men 14,71% và Trichomonas vaginalis 0,74%. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự tăng tỷ lệ hiện mắc và mới mắc của VAĐ trên phụ nữ nhiễm HIV. Những nghiên cứu này báo cáo tỷ lệ mắc VAĐ do vi khuẩn từ 42 – 55%, Trichomonas vaginalis chiếm 27% và Candida spp từ 10 - 35%. Nhiều nghiên cứu không có nhóm chứng, một số khác liên quan đến việc chọn lựa dân số nghiên cứu (phụ nữ mang thai, gái mãi dâm). Điều này cho thấy VAĐ là bệnh lý có tỷ lệ bệnh lưu hành cao trong cộng đồng nên cần phải quan tâm đúng mức. Trong nghiên cứu này, VAĐ do nấm hạt men có tỷ lệ hiện mắc cao nhất (14,71%), phù hợp với nghiên cứu của Susan Cu – Uvin và cs (13%)(10) và thấp hơn nghiên cứu của I.O. Oyewole và cs (76,4%)(6), có thể do phát hiện C. albicans bằng phương pháp cấy không kèm triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, với sự bán rộng rãi của thuốc đặt âm đạo không cần kê toa, được bệnh nhân sử dụng trong những trường hợp có huyết trắng hoặc ngứa, cũng làm giảm tỷ lệ hiện mắc của bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi nhưng vẫn tương đối phù hợp với y văn (5 – 15%). Gardnerella vaginalis (GV) cũng là tác nhân gây VAĐ thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi (13,6%), phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Hy và cs(4), thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lợi và cs nghiên cứu tại Cần thơ(6), có thể do đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ có bệnh lý phụ khoa đến khám tại phòng khám phụ khoa. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại cộng đồng, là một yếu tố tạo nên sự khác biệt của các nhóm nghiên cứu, nhưng cũng cho thấy đây là bệnh phổ biến trong cộng đồng cần phải có sự quan tâm thích hợp để hạn chế biến chứng nặng nề của bệnh. Viêm âm đạo do T vaginalis (TV) thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Hồng Cẩm (1,15%)(1). Đây là BLTQTD và liên quan đến một số hành vi nguy cơ như quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa VAĐ với các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn và sử Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 143 dụng BCS, phù hợp với nghiên cứu của Trần.T.Lợi(6). Tỷ lệ VAĐ giảm theo giai đoạn nhiễm HIV nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nếu xét theo từng nguyên nhân, VAĐ do nấm hạt men giảm trong giai đoạn lâm sàng 3,4. Đây là giai đoạn tiến triển và nặng với nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH). Bệnh nhân được điều trị ARV và dự phòng NTCH bằng cotrimoxazole (CD4 < 200 tb/ mm3) và fluconazole (CD4 <100 tb / mm3), là những yếu tố góp phần làm giảm nguy cơ VAĐ do nấm hạt men. Theo nghiên cứu của D.Heather và cs, có sự giảm đáng kể tỷ lệ hiện mắc của VAĐ do vi khuẩn, Candida spp và TV trên phụ nữ nhiễm HIV khi điều trị ARV(10). Theo nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng cotrimoxazole để dự phòng NTCH cũng làm giảm tỷ lệ hiện mắc của VAĐ cả 3 nguyên nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê, như vậy cotrimoxazole không phải là một trong những yếu tố thuận lợi của VAĐ do nấm hạt men. Theo nghiên cứu của Greenblatt và cs, sử dụng cotrimoxazole không liên quan đến tỷ lệ hiện mắc của VAĐ do nấm Candida(2). Phát hiện này rất cần thiết vì cotrimoxazole là kháng sinh chủ yếu được lựa chọn trong phác đồ điều trị dự phòng NTCH và được sử dụng lâu dài trên người nhiễm HIV. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy VAĐ do nấm hạt men giảm khi CD4 < 200 tb/mm3, cho thấy hiệu quả trong chương trình chăm sóc người nhiễm. Với những đợt tái khám định kỳ, dự phòng NTCH, điều trị các bệnh đi kèm, kể cả bệnh phụ khoa đã làm cho tỷ lệ bệnh giảm trong nhóm đối tượng này. Theo Dorra – Warren và cs, số lượng tế bào CD4 thấp liên quan với giảm nguy cơ mắc VAĐ do vi khuẩn nhưng không có ý nghĩa thống kê(13). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Dorra – Warren và cs nhưng không phát hiện VAĐ nặng do GV, đó cũng là hiệu quả của chương trình phòng chống HIV/ AIDS quốc gia: Điều trị ARV, cung cấp BCS miễn phí và khuyến khích sử dụng BCS trong người nhiễm và giáo dục hành vi tình dục an toàn trong những lần tái khám định kỳ. Trong nghiên cứu này, điều trị kháng virus (ARV) giảm tỷ lệ hiện mắc của VAĐ với các nguyên nhân, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Một số nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của ARV đối với VAĐ. Theo nghiên cứu của D.Heather Watts và cs, tỷ lệ VAĐ do 3 nguyên nhân giảm có liên quan đến điều trị ARV, trong đó VAĐ do nấm Candida chỉ giảm có ý nghĩa thống kê trong nhóm phụ nữ nhiễm HIV(10). Tỷ lệ VAĐ do T. vaginalis (TV) thấp trong nghiên cứu của chúng tôi. Một số nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên quan giữa VAĐ do T. vaginalis với nhiễm HIV và số lượng tế bào CD4, chứng tỏ TV không là tác nhân cơ hội(8,4), Trong nghiên cứu của chúng tôi, phát hiện TV bằng soi tươi ít nhạy cảm hơn cấy, PCR và phát hiện bằng kháng nguyên, chỉ phát hiện 50% các trường hợp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn áp dụng phương pháp này vì cho kết quả trong ngày để điều trị cho bệnh nhân, giá thành thấp và điều kiện kỹ thuật phù hợp cho các tuyến y tế cơ sở. Có thể có sai lệch do bệnh nhân được điều trị VAĐ do TV trước khi tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, điều trị kháng virus và lượng CD4 tăng cũng làm giảm mắc TV(10). Viêm cổ tử cung Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hiện mắc của viêm cổ tử cung (VCTC) là 2,95%, với Chlamydia trachomatis (CT) chiếm tỷ lệ cao nhất (1,47%), Neisseria gonorrhoeae (NG) 0,74% và không rõ nguyên nhân là 0,74%. Trong nghiên cứu của Kathleen và cs, tỷ lệ N. gonorrhoeae và C.trachomatis cao hơn kết quả của chúng tôi, với yếu tố nguy cơ là tuổi trẻ (<25 tuổi) và điều trị ARV làm giảm nguy cơ mắc bệnh(7). Tỷ lệ hiện mắc thấp của CT và NG trong nghiên cứu của chúng tôi có thể giải thích như sau: (1) Liên quan đến tuổi: Tỷ lệ mới mắc của những bệnh này chiếm tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, tuổi trung bình của những phụ nữ tham gia nghiên cứu này là 29,5 ±5,5, cách xa đỉnh của BLQTD. (2) Hành vi tình dục cũng liên quan với tỷ lệ hiện mắc trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 144 nghiên cứu của chúng tôi. Nhiều phụ nữ không có bạn tình do chồng hoặc người yêu chết vì HIV/ AIDS, ly dị hoặc ly thân; kiêng quan hệ tình dục khi biết mắc bệnh và không có nhiều bạn tình. (3) Hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm (4) Ngoài ra, cũng có sai lệch do có thể được điều trị BLQTD trước khi tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định hai nguyên nhân gây VCTC là CT và NG. Do tỷ lệ phát hiện khá thấp nên chúng tôi
Tài liệu liên quan