Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson. Khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm và các đặc
điểm kinh tế - xã hội; một số đặc điểm của bệnh Parkinson trên bệnh nhân Parkinson.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 40 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
từ đầu tháng 3/2011 đến cuối tháng 6/2011. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1. Tuổi trung bình là 58,67. Tuổi khởi bệnh
Parkinson trung bình 56,18. Độ nặng trầm cảm được đánh giá theo phân độ Hoehn và Yahr, thang điểm
UPDRS. Trầm cảm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD – 10 và thang điểm Beck. Tỷ lệ bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán trầm cảm là 52,5%. Trong số bệnh nhân Parkinson được chẩn đoán trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm
nhẹ chiếm 57,2%, trung bình chiếm 33,3% và nặng là 9,5%. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm đều có
triệu chứng buồn chán và mệt mỏi, không có sức lực. Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và giới
tính, tình trạng kinh tế cũng như tình trạng hôn nhân (p>0,05). Về độ nặng bệnh Parkinson và trầm cảm, chúng
tôi tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa độ nặng theo Hoehn và Yahr và tỷ lệ trầm cảm, cũng như
điểm UPDRS càng cao thì điểm Beck càng cao.
Kết luận: Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao trên bệnh nhân Parkinson. Bệnh Parkinson càng nặng, trầm cảm chiếm
tỷ lệ càng cao. Việc chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson có thể giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống cũng như khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 109
TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM
TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON
Nguyễn Hữu Công*, Tô Thị Hồng Liên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson. Khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm và các đặc
điểm kinh tế - xã hội; một số đặc điểm của bệnh Parkinson trên bệnh nhân Parkinson.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 40 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
từ đầu tháng 3/2011 đến cuối tháng 6/2011. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1. Tuổi trung bình là 58,67. Tuổi khởi bệnh
Parkinson trung bình 56,18. Độ nặng trầm cảm được đánh giá theo phân độ Hoehn và Yahr, thang điểm
UPDRS. Trầm cảm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD – 10 và thang điểm Beck. Tỷ lệ bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán trầm cảm là 52,5%. Trong số bệnh nhân Parkinson được chẩn đoán trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm
nhẹ chiếm 57,2%, trung bình chiếm 33,3% và nặng là 9,5%. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm đều có
triệu chứng buồn chán và mệt mỏi, không có sức lực. Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và giới
tính, tình trạng kinh tế cũng như tình trạng hôn nhân (p>0,05). Về độ nặng bệnh Parkinson và trầm cảm, chúng
tôi tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa độ nặng theo Hoehn và Yahr và tỷ lệ trầm cảm, cũng như
điểm UPDRS càng cao thì điểm Beck càng cao.
Kết luận: Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao trên bệnh nhân Parkinson. Bệnh Parkinson càng nặng, trầm cảm chiếm
tỷ lệ càng cao. Việc chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson có thể giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống cũng như khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân.
Từ khóa: Bệnh Parkinson, trầm cảm
ABSTRACT
THE DEPRESSION PREVALENCE AND THE RELATING FACTORS ON PATIENTS WITH
PARKINSON DISEASE
Nguyen Huu Cong, To Thi Hong Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 109 - 114
Objectives: Defining the depression prevalence in the Parkinson patients. Finding the relations between
depression and socioeconomic features, and Parkinson disease’ characteristics.
Method: case-series study.
Results: We conducted a cross-sectional study on 40 patients presenting in out-patient ward of Medicine
Pharmacy University Hospital in Ho Chi Minh city from the early of March 2012 to the end of June 2012. The
male and female ratio is 1:1. The average of age is 58.67. The disease initiating age is 56.18. The severity of
depression is assessed according to the Hoehn – Yahr staging, UPDRS scale. Depression is diagnosed by ICD-10
and Beck scale. The prevalence of patients meeting all the diagnosis criteria is 52.6%, of which the proportion of
mild, moderate, and severe depression respectively account for 57.2, 33.3 and 9.5 percentage of all depression.
Most of the patients have the symptoms of sadness, lose of interest, fatigue, lack of energy. The relations between
depression and sex, and economic condition, and marriage status are not found in our study (p > 0.05). There is a
* BV. Ngoại Thần Kinh Quốc Tế ** BV. ĐKKV Củ Chi
Tác giả liên lạc: BS. Tô Thị Hồng Liên ĐT: 0989 772 097 Email: bshonglien82@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa II 110
statistically significant relation between the severity of Parkinson by Hoehn - Yahr and the prevalence of
depression, and the UPDRS scores increases in proportion with the Beck scores.
Conclusions. There is a high prevalence of depression on patients with Parkinson disease. The higher
prevalence of depression is found in the Parkinson group with more severity. The early diagnosis and treatment of
depression on patients with Parkinson disease can help improve their quality of life and self-care capacity.
Key words. Parkinson disease, depression
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần
kinh tiến triển đứng hàng thứ hai tại Hoa Kỳ(8),
ảnh hưởng đến những cử động của cơ thể, việc
điều khiển cơ nhiều chức năng khác. Bệnh có tác
động tiêu cực rất lớn đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân(14), gây những khó chịu không chỉ
cho riêng bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến
những mối quan hệ trong gia đình. Trong số
những người mắc bệnh Parkinson, có khoảng 30
– 50% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm(12).
Trầm cảm làm cho chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân Parkinson suy giảm nhiều hơn, ốm
yếu hơn, các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh
hơn, suy giảm nhanh khả năng tự chăm sóc bản
thân và kỹ năng nhận thức, việc tuân thủ điều trị
thấp hơn và người chăm sóc cũng mệt mỏi
hơn(13). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy
triệu chứng trầm cảm trên lâm sàng không được
chẩn đoán, một phần do những triệu chứng trầm
cảm như mệt mỏi, mất ngủ có thể là triệu chứng
của bệnh Parkinson(10). Trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu khảo sát tỷ lệ trầm cảm trên bệnh
nhân Parkinson, nhưng tại Việt Nam chưa tìm
thấy nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm trên bệnh
nhân Parkinson.
- Khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm và các
đặc điểm kinh tế - xã hội; một số đặc điểm của
bệnh Parkinson trên bệnh nhân Parkinson.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
BN Parkinson đến điều trị tại bệnh viện
ĐHYD TP.HCM trong thời gian từ đầu tháng
03/2011 đến cuối tháng 06/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh(8)
Tiêu chuẩn chấp nhận chẩn đoán:
Chậm chạp và có ít nhất là một trong các
triệu chứng sau:
Cứng đờ cơ.
Run khi nghỉ 4 đến 6 Hz.
Mất vững tư thế không do rối loạn chức
năng thị giác, tiền đình, tiểu não, cảm giác bản
thể.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tiền sử đột quỵ tái phát với các triệu chứng
Parkinson tăng tiến đột ngột theo từng nấc.
Tiền sử chấn động não lặp đi lặp lại.
Tiền sử viêm não đã được xác định.
Cơn Oculogyric.
Đang điều trị thuốc an thần mạnh
(neuroleptic) lúc bắt đầu có các triệu chứng
giống Parkinson.
Có ít nhất một người họ hàng cũng bị bệnh.
Có sự thuyên giảm bệnh vững bền.
Các triệu chứng chỉ khu trú ở một bên kéo
dài quá 3 năm.
Liệt nhìn trên nhân tiến triển.
Có dấu tiểu não.
Rối loạn thần kinh tự chủ nặng xảy ra sớm.
Sa sút trí tuệ nặng xảy ra sớm với rối loạn trí
nhớ, ngôn ngữ, và thực dụng động tác.
Có dấu Babinski.
Có u não hay chứng não úng thủy do tắt
nghẽn trên CT scan.
Không đáp ứng với levodopa liều cao (nếu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 111
đã loại trừ được việc kém hấp thu).
Phơi nhiễm MPTP.
Tiêu chuẩn hỗ trợ: (cần có ít nhất là 3 tiêu chuẩn để
chẩn đoán bệnh Parkinson)
Khởi phát 1 bên.
Có run khi nghỉ.
Bệnh tăng tiến dần dần.
Các triệu chứng không đối xứng giữa 2 bên
kéo dài từ đầu.
Đáp ứng rất tốt với levodopa (70% đến
100%).
Chứng múa giật nặng do levodopa.
Đáp ứng với levodopa từ 5 năm trở lên.
Tiến triển lâm sang từ 10 năm trở lên.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Dân số mục tiêu
BN Parkinson điều trị tại bệnh viện ĐHYD
TP.HCM.
Thu thập số liệu
Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội
Thần kinh bệnh viện ĐHYD TP.HCM lâm sàng
đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson được
đưa vào nhóm nghiên cứu khi có sự đồng ý của
bệnh nhân và thân nhân.
Xử lý và phân tích số liệu
Dữ kiện được xử lý trên phần mềm SPSS
18.0.
Kết quả được trình bày bằng các bảng và
biểu đồ.
Test chi bình phương so sánh 2 biến định
tính.
Test t so sánh 2 trị trung bình.
Phương trình hồi quy tuyến tính.
Mối liên hệ được xem là có ý nghĩa khi
p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Giới
Nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đương nhau
(50%).
Tuổi
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là:
58,67, nhỏ nhất là 43 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi.
Tuổi khởi bệnh Parkinson: Tuổi khởi bệnh
trung bình là 56,18.
Tình trạng hôn nhân
82,5% bệnh nhân trong tình trạng kết hôn.
Tình trạng kinh tế
80% bệnh nhân có tình trạng kinh tế đủ sống.
Triệu chứng bệnh Parkinson
Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng chậm
chạp vận động, triệu chứng run chiếm 87,5%,
cứng đờ chiếm 15% và mất phản xạ tư thế
chiếm 15%.
Phân độ theo Hoehn và Yahr
Bệnh nhân có độ nặng từ độ 2 trở xuống
chiếm 95%.
Đặc điểm Tỷ lệ (%)
Tình trạng hôn nhân Kết hôn
Ly thân/lydị/góa
Độc thân
82,5
15,0
2,5
Tình trạng kinh tế Thiếu thốn
Đủ sống
Dư giả
17,5
80,0
2,5
Triệu chứng bệnh
Parkinson
Run
Chậm chạp
Cứng đờ
Mất phản xạ tư thế
87,5
100,0
15,0
15,0
Phân độ theo Hoehn và
Yahr
Độ 1
Độ 1,5
Độ 2
Độ 2,5
Độ 3
55,0
7,5
32,5
2,5
2,5
Điểm UPDRS: Nhỏ nhất là 9 điểm, lớn nhất
74 điểm, trung bình 33 điểm.
Điểm Beck: Nhỏ nhất là 0 điểm, lớn nhất 32
điểm, trung bình 13,98 điểm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa II 112
Trầm cảm
Tỷ lệ trầm cảm: 52,5%.
Độ nặng trầm cảm.
Nhẹ: 57,2%; trung bình: 33,3%; nặng: 9,5%.
Triệu chứng trầm cảm:
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trầm
cảm đều có triệu chứng buồn chán và mệt mỏi,
không có sức lực (93,7% và 95,2%).
Các mối liên quan
Trầm cảm và giới tính
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Giới
Nữ
Nam
13
8
7
12
20
20
Tổng 21 19 40
Tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn ở nam, mối liên
hệ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Trầm cảm và tình trạng kinh tế
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Tình trạng
kinh tế
Thiếu thốn
Đủ sống
Dư dả
4
16
1
3
16
0
7
32
1
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và tình trạng kinh tế (p>0,05).
Trầm cảm và khả năng theo đuổi điều trị
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Vay mượn
tiền
Có
Không
8
13
9
10
17
23
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và khả năng theo đuổi điều trị (p>0,05).
Trầm cảm và tình trạng có bảo hiểm y tế
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
BHYT
Có
Không
12
9
8
11
20
20
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và tình trạng có bảo hiểm y tế (p>0,05).
Trầm cảm và tình trạng hôn nhân
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Tình trạng
hôn nhân
Ly thân/ly
dị/góa
Kết hôn
Độc thân
5
15
1
1
18
0
6
33
1
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và tình trạng hôn nhân (p>0,05).
Trầm cảm và tuổi khởi bệnh Parkinson
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Tuổi khởi
bệnh
< 50
≥ 50
6
15
7
12
13
27
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và tuổi khởi bệnh Parkinson (p>0,05).
Trầm cảm và phân tầng phân độ Hoehn &
Yahr
Chẩn đoán trẩm cảm
Tổng
Có Không
Phân độ
Hoehn & Yahr
< 2
≥ 2
10
11
15
4
25
15
Tổng 21 19 40
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm
và phân tầng phân độ Hoehn & Yahr (p>0,05).
Trầm cảm và độ nặng trung bình theo phân
độ Hoehn & Yahr; điểm trung bình UPDRS
BN
(n=40)
Trầm cảm
(n=21)
Không trầm
cảm
(n=19)
p
Hoehn-
Yahr
1,45±0,87
(1-3)
1,6±0,13
(1-3)
1,2±0,42
(1-3)
<0,039
UPDRS 33 ± 13,4
(9-74)
37,9±3
(9-50)
27,7±2,5
(20-74)
>0,05
Độ nặng trung bình Hoehn và Yahr ở nhóm
trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở
nhóm không trầm cảm. Điểm trung bình UPDRS
ở nhóm trầm cảm cũng cao hơn nhóm không
trầm cảm nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 113
Tương quan giữa điểm Beck và phân độ Hoehn & Yahr
3.53.02.52.01.51.0.5
40
30
20
10
0
-10
80706050403020100
40
30
20
10
0
-10
R = 0,592; p = 0,000 = 0,827; p = 0,000
Tương quan giữa điểm Beck và điểm UPDRS
BÀN LUẬN
Đặc điểm
Tuổi: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu
của chúng tôi là 58,6, phù hợp với y văn.
Giới: nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam
nữ tương đương nhau. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu dịch tễ của tác giả De Rijk MC
(1997)(3). Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Lai BC
(2003) lại cho thấy tần suất bệnh Parkinson ở giới
nam nhiều hơn nữ(7).
Tỷ lệ trầm cảm: nghiên cứu của chúng tôi tìm
được 52,5% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
trầm cảm. Tỷ lệ này tương đồng với kết quả
nghiên cứu của tác giả Cummings JL và
Masterman DL (1999)(2).
Độ nặng trầm cảm: kết quả của chúng tôi thu
được trầm cảm mức độ nhẹ chiếm 57,2%, tương
tự với nghiên cứu của tác giả Délcio B và cộng sự
(2007)(4) là 50%; trầm cảm mức độ nặng chiếm
9,5%, tương đồng với kết quả của tác giả
Tandberg E và cộng sự (1996)(15) là 7,7%.
Các mối liên quan
Trầm cảm và giới tính: chúng tôi cũng tìm thấy
tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam, tương tự kết
quả thống kê của Mỹ (1998)(6) cũng như nghiên
cứu dịch tễ bệnh tâm thần trong dân số chung tại
TPHCM của bệnh viện Tâm thần TPHCM
(2001)(0), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê.
Trầm cảm và đặc điểm kinh tế: chúng tôi không
tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và gánh
nặng kinh tế, điều này có thể là do bệnh viện Đại
học Y dược TPHCM là bệnh viện có chi phí điều
trị tương đối cao hơn các bệnh viện khác nên
những bệnh nhân khi quyết định đến điều trị tại
đây, đa số họ phải có khả năng tài chính mức độ
khá trở lên.
Trầm cảm và tình trạng hôn nhân: kết quả của
chúng tôi tìm thấy tỷ lệ trầm cả ở bệnh nhân
Parkison sống độc thân hay li dị cao hơn ở nhóm
kết hôn, giống kết quả nghiên cứu dịch tễ bệnh
tâm thần trong dân số chung tại TPHCM của
bệnh viện Tâm thần TPHCM (2001), tuy nhiên
mối liên hệ không có ý nghĩa thống kê.
Trầm cảm và tuổi khởi bệnh Parkinson: chúng
tôi tìm thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ trầm
cảm giữa nhóm bệnh nhân Parkinson có tuổi
khởi bệnh dưới 50 và trên 50, tương tự kết quả
nghiên cứu của tác giả Délcio B (2007)(4). Tuy
nhiên kết quả của chúng tôi khác so với kết quả
nghiên cứu của Giladi N (2000)(5).
Trầm cảm và độ nặng bệnh Parkinson: kết quả
chúng tôi tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa
thống kê giữa trầm cảm và độ nặng bệnh
Parkinson, điều này tương tự với kết quả nghiên
cứu của tác giả Pankratz N và cộng sự (2008) cho
thấy có mối liên quan mạnh mẽ giữa giai đoạn
Đ
iể
m
B
ec
k
Điểm UPDRS
Đ
iể
m
B
ec
k
Phân độ Hoehn &
Yahr
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa II 114
bệnh, sự suy giảm vận động và sự tàn phế chức
năng với triệu chứng trầm cảm(11).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu chúng tôi tìm thấy tỷ lệ trầm
cảm trên bệnh nhân Parkinson đến khám và
điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM là
52,5%, trong đó trầm cảm nhẹ chiếm 57,2%,
trung bình là 33,3% và trầm cảm nặng chiếm
9,5%; không tìm thấy mối liên quan giữa trầm
cảm và giới tính, tình trạng kinh tế, tình trạng
hôn nhân và tuổi khởi bệnh; có mối liên quan
giữa trầm cảm và độ nặng bệnh Parkinson, mức
độ bệnh Parkinson càng nặng thì càng dễ mắc
trầm cảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Tâm Thần TPHCM (2001), Báo cáo kết quả điều tra
sức khỏe tâm thần tại cộng đồng TPHCM.
2. Cummings JL, Masterman DL (1999). Depression in patients
with Parkinson’s disease. Int J Geriatr Psychiatry, 14: 711-718.
3. De Rijk MC, Tzourio C, Breteler MM, et al (1997). Prevalence
of Parkinsonism and Parkinson’s disease in Europe: the
Europarkinson Collaborative Study. European Community
Concerted Action on the Epidemiology of Parkinson’s disease.
J Neurol Neurosurg Psychiatry, 62: 10–15.
4. Délcio Bertucci F, Heùlio A.G Teive, Lineu C, Werneck (2007).
Early-onset Parkinson’s disease and depression. Arquivos de
Neuro-Psiquiatria, 54(1).
5. Giladi N, Treves TA, Paleacu D, et al (2000). Risk factors for
dementia, depression and psychosis in long-standing
Parkinson’s disease. J Neural Transm, 107: 59-71.
6. Kaplan, Sadock (1998). Mood disorders. In: Synopsis of
Psychiatry, 8th ed, USA, 524-572.
7. Lai BC, Schulzer M, Marion S, Teschke K, Tsui JK (2003). The
prevalence of Parkinson’s disease in British Columbia,
Canada, estimated by using drug tracer methodology.
Parkinsonism Relat Disord, 9: 233–238.
8. Litvan I, Bhatia KP, Burn DJ, et al (2003). Movement Disorders
Society Scientific Issues Committee. Movement Disorders
Society Scientific Issues Committee report: SIC Task Force
appraisal of clinical diagnosis criteria for Parkinsonian
disorders. Mov Disord, 18(5): 467-486. Reprinted with
permission.
9. Marras C, Tanner CM (2004). Epidemiology of Parkinson's
disease. In: Watts RL, Koller WC, editors. Movement
disorders: Neurologic principles & practice. 2nd ed, 177-195.
McGraw- Hill, New York,
10. Marsh L, McDonald WM, Cummings J, Ravina B (2006).
Provisional diagnostic criteria for depression in Parkinson’s
disease: report of an NINDS/NIMH Work Group. Mov
Disord, 21: 148–158.
11. Pankratz N, Marder KS, Halter CA, et al (2008). Clinical
correlates of depression symtoms in familial Parkinson’s
disease. Mov Disord, 23: 2216-2223.
12. Reijinders JS, Ehrt U, Weber WE, Aarsland D, Leentjens AF
(2008). A systematic review of prevalence studies of
depression in Parkinson’s disease. Mov Dis, 23(2): 183-189.
13. Ravina B, Camicioli R, Como PG, Marsh L, Jankovic J,
Weintraub D, Elm J (2007). The impact of depressive
symptoms in early Parkinson disease. Neurology, 69(4): 342–
347.
14. Rahman S, Griffin HJ, Quinn NP, Jahanshahi M (2008).
Quality of life in Parkinson's disease: The relative importance
of the symptoms. Movement Disorder, 23(10): 1428-1434.
15. Tandberg E, Larsen JP, Aarsland D, Cummings JL (1996). The
occurrence of depression in Parkinson’s disease. A
community-based study. Arch Neurol, 49: 305-307.