Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh được dự báo sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực bởi các tác
động tự nhiên và nhân sinh, trong đó tài nguyên sinh học VVB Trà Vinh với hệ sinh thái đa dạng là
đối tượng nhạy cảm và chịu tác động khi có tai biến và sự cố xảy ra. Việc xây dựng bản đồ nhạy
cảm tài nguyên sinh học cho VVB Trà Vinh bằng hệ thống thông tin địa lý là cơ sở cho công tác
quy hoạch tổng thể và có các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học nên được ưu tiên áp dụng cho
từng vùng khi có tai biến hay sự cố xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực có mức độ
nhạy cảm rất cao là xã Trường Long Hòa và Hiệp Thạnh; khu vực có mức độ nhạy cảm cao gồm
các xã Hiệp Thạnh, Đông Hải; khu vực nhạy cảm trung bình, bao gồm các xã Dân Thành, Long
Vĩnh, Đông Hải và Mỹ Long Nam; những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng gis thành lập bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học vùng ven biển tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000153
353
ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM
TÀI NGUYÊN SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH
Trịnh Hồng Phương 1, Bùi Thanh Hoàng 2, Lưu Thế Long 2,
Nguyễn Trường Ngân 3
1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, phuong.envigeo@gmail.com
2
Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, bth2402@gmail.com, long.luu2003ldbd@gmail.com
3
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, nguyentruongngan@gmail.com
TÓM TẮT
Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh được dự báo sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực bởi các tác
động tự nhiên và nhân sinh, trong đó tài nguyên sinh học VVB Trà Vinh với hệ sinh thái đa dạng là
đối tượng nhạy cảm và chịu tác động khi có tai biến và sự cố xảy ra. Việc xây dựng bản đồ nhạy
cảm tài nguyên sinh học cho VVB Trà Vinh bằng hệ thống thông tin địa lý là cơ sở cho công tác
quy hoạch tổng thể và có các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học nên được ưu tiên áp dụng cho
từng vùng khi có tai biến hay sự cố xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực có mức độ
nhạy cảm rất cao là xã Trường Long Hòa và Hiệp Thạnh; khu vực có mức độ nhạy cảm cao gồm
các xã Hiệp Thạnh, Đông Hải; khu vực nhạy cảm trung bình, bao gồm các xã Dân Thành, Long
Vĩnh, Đông Hải và Mỹ Long Nam; những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp.
Từ khóa: bản đồ nhạy cảm, tài nguyên sinh học, vùng ven biển Trà Vinh, GIS.
1. GIỚI THIỆU
Vùng ven biển (VVB) tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích 93.920 ha hay còn được gọi là vùng bờ
bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Hệ sinh thái VVB Trà Vinh khá đa dạng với 6
kiểu hệ sinh thái (HST): HST rừng phòng hộ, HST vùng cửa sông, HST sông rạch, HST ven bờ
biển, HST biển và HST nông nghiệp.
Các khu vực “trọng điểm nhạy cảm” là những khu vực với các hệ sinh thái tự nhiên ven biển
giàu tài nguyên sinh vật; các khu này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, từ
hoạt động kinh tế, xã hội, từ biến đổi khí hậu dẫn đến suy thoái tài nguyên sinh vật. Những hoạt
động này có thể là hợp pháp (chuyển đổi sử dụng đất từ rừng gập mặn sang nuôi trồng thủy sản, tác
động của các khu vực kinh tế lân cận khu bảo tồn, thay đổi chính sách đầu tư, bảo tồn) hoặc phi
pháp (khai thác trái phép, không hợp lý). Các tác động này đang gây ra ảnh hưởng tới các hệ sinh
thái (HST) tự nhiên, nhân tạo. Nghiên cứu lựa chọn các khu vực trọng điểm nhạy với các tai biến,
rủi ro môi trường trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí xác định độ nhạy cảm sinh
học được đề cập trong nghiên cứu này là diện tích rừng, diện tích nuôi thủy sản và đa dạng sinh
học.
Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học được thành lập dựa trên cơ sở sử dụng kỹ thuật Hệ
thống thông tin địa lý (GIS) để tổng hợp ba lớp thông tin: diện tích rừng, diện tích nuôi trồng thủy
sản và đa dạng sinh học. Kết quả đã phân vùng nghiên cứu thành 4 khu vực với các mức độ nhạy
cảm về tài nguyên sinh học là: khu vực nhạy cảm rất cao, khu vực nhạy cảm cao, khu vực nhạy cảm
trung bình và khu vực nhạy cảm thấp.
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Phân tích phân cấp (Gán trọng số bằng phƣơng pháp nghịch đảo thứ tự)
Phân cấp phân tích là phương pháp hỗ trợ quyết định với nhiều chỉ tiêu, sử dụng cấu trúc phân
cấp để biểu diễn các vấn đề và đưa ra mức độ ưu tiên hoặc quan trọng đối với các phương án lựa
chọn, dựa trên phân tích ý kiến chuyên gia.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
354
Bảng 1. Phân cấp yếu tố đánh giá mức độ nhạy cảm tài nguyên sinh học VVB tỉnh Trà Vinh.
Chỉ số Yếu tố Phân cấp nhạy cảm tai biến
S. Nhạy cảm tài
nguyên sinh học
S1. Diện tích rừng Thấp, trung bình, cao, rất cao
S2. Diện tích nuôi thủy sản Thấp, trung bình, cao
S3. Đa dạng sinh học Thấp, trung bình, cao, rất cao
2.2. Chuẩn hóa thang đo các thông số
Các thông số có đơn vị khác nhau, để chuẩn hóa chúng lại cùng một thang đo để có thể chồng
lớp và xây dựng bản đồ tổng hợp, chúng tôi sử dụng hai công thức chuẩn hóa của UNDP (2015)
như sau:
- Đối với các thông số có dấu kỳ vọng (+), tức là giá trị đo được càng lớn thì càng tốt, công
thức chuẩn hóa được sử dụng là:
- Đối với các thông số có dấu kỳ vọng (-), tức là giá trị đo được càng lớn thì càng xấu, công
thức chuẩn hóa được sử dụng là:
2.3. Phân tích tổ hợp trọng số tuyến tính (WLC)
Chỉ số đánh giá các vị trí phù hợp là tổng của điểm tiêu chuẩn sau khi đã chuẩn hóa đối với
các chỉ tiêu và trọng số mức độ quan trọng của chúng.
∑
Trong đó: i: thông số; w: trọng số; N: giá trị chuẩn hóa.
Trong nghiên cứu này, các yếu tố sinh học như rừng, thủy sản và đa dạng loài được các
chuyên gia xem là có mức độ quan trọng (nhạy cảm) như nhau. Kết quả tính toán được trọng số của
các thông số w1 = w2 = w3.
2.4. Phân tích hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học được xây dựng từ các lớp chuyên đề, mỗi lớp này gắn
với một đặc trưng liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong bài báo này là các đặc trưng về rừng, diện
tích nuôi trồng thủy sản và phân bố đa dạng sinh học vùng ven biển Trà Vinh (Hình 1).
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích và phân cấp các yếu tố
Các diện tích rừng tại khu vực dự án gồm rừng trồng sản xuất, rừng phòng hộ và phân bố
không đồng đều trên các xã sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau. Các diện tích nuôi trồng thủy sản
bao gồm: trên bờ, ven biển, cửa sông. Đa dạng sinh học liên quan đến mức độ phong phú của các
loài động vật bậc cao, động vật có xương sống, động vật không xương sống, thực vật ngập mặn, sự
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
355
xuất hiện của các loài động, thực vật đặc hữu và được phân thành 4 cấp đa dạng sinh học tương
đương với 4 mức nhạy cảm: khu vực ít có giá trị đa dạng sinh học (0 điểm), Khu vực có xuất hiện
các loài động, thực vật có giá trị kinh tế (có 1 ÷ 4 điểm tích lũy), Khu vực có xuất hiện thêm các
loại động, thực vật đặc hữu (>4 điểm) tương đương với 4 mức độ nhạy cảm trung bình, cao, rất cao.
Các khu vực còn lại có độ nhạy cảm thấp. Kết quả phân tích và phân cấp các yếu tố thể hiện trong
Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phân cấp các yếu tố
Yếu tố Đặc điểm Mức nhạy cảm Điểm Chuẩn hóa Mã sử dụng đất/ mô tả
S1. Diện
tích rừng
Không có rừng Thấp 0 0,00
Đất không nằm trong quy
hoạch rừng
Rừng trồng sản xuất Trung bình 1 0,50 RSX
Rừng phòng hộ Cao 2 1,00 RPH
S2. Diện
tích nuôi
thủy sản
Lọai khác Thấp 0 0,00
Thủy sản ven bờ Trung bình 1 0,50
MVT, Đất mặt nước ven bờ
nuôi trồng thủy sản
Thủy sản trên bờ Cao 2 1,00 NTS
Các khu vực không phân
loại
-
S3. Đa
dạng SH
Khu vực khác Thấp 0 0,00
Khu vực không có giá trị về
mặt đa dạng sinh học
Khu vực có độ đa dạng
sinh học trung bình
Trung bình 1 0,33
Khu vực ít có giá trị về mặt
đa dạng sinh học
Khu vực có độ đa dạng
sinh học cao
Cao 2 0,67
Khu vực có xuất hiện các
loài động, thực vật có giá trị
kinh tế
Khu vực có độ đa dạng
sinh học rất cao
Rất cao 3 1,00
Khu vực có loại thực
vật/động vật đặc hữu
3.2. Kết quả phân vùng nhạy cảm tài nguyên sinh học
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được phần diện tích có mức độ nhạy cảm sinh học rất cao
(cấp IV) là 5.538 ha, chỉ chiếm 5,9% tổng diện tích khu vực nghiên cứu. Các khu vực nhạy cảm rất
cao này phân bố tập trung hai bên các nhánh sông và cửa sông đổ ra biển. Đây cũng là các khu vực
tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế. Phần diện tích có mức độ nhạy cảm sinh học thấp
chiếm đến 68,74% khu vực nghiên cứu, phân bố toàn bộ phần mặt biển và khu vực ven sông nằm
sâu trong đất liền và cù lao Long Hòa (Hình 2).
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đánh giá và xây dựng bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học cho VVB tỉnh
Trà Vinh đưa đến những kết luận như sau: (1) VVB tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 4 khu vực
có mức độ nhạy cảm về tài nguyên sinh học khác nhau: nhạy cảm rất cao, nhạy cảm cao, nhạy cảm
trung bình, nhạy cảm thấp. Các khu vực có mức độ nhạy cảm rất cao gồm các xã Trường Long Hòa
và Hiệp Thạnh. (2) Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh học cho VVB Trà Vinh là cơ sở
cho công tác quy hoạch tổng thể và có các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học nên được ưu tiên áp
dụng cho từng vùng khi có tai biến hay sự cố xảy ra.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
356
Hình 2. Sơ đồ phân vùng nhạy cảm tài nguyên sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hà Hải Dương và nnk, 2011. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Thủy lợi Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
[2]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2018. Báo cáo tổng kết dự án điều tra, thống kê, đánh giá
hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
USING GIS TO ESTABLISH THE BIOLOGICAL RESOURCES
SENSITIVITY MAPPING AT COASTAL AREAS, TRA VINH PROVINCE
Trịnh Hồng Phương 1, Bùi Thanh Hoàng 2, Lưu Thế Long2, Nguyễn Trường Ngân 3
1
HCMC University for Natural Resources and Environment, phuong.envigeo@gmail.com
2
Southern Geological Mapping Division, bth2402@gmail.com, long.luu2003ldbd@gmail.com
3
Hochiminh city University of Technology, nguyentruongngan@gmail.com
ABSTRACT
The coastal area of Tra Vinh Province is forecast to be heavily affected by natural and human
impacts, in which biological resources in Tra Vinh coastal area with diverse ecosystems are
sensitive objects and affected by accidents and incidents. The development of biodiversity sensitive
maps for coastal areas, Tra Vinh province using geographic information system is the basis for the
overall planning and has biodiversity protection policies, so priority should be applied to each
region when a disaster or incident occurs. The study results show that the areas with very high
sensitivity are Truong Long Hoa and Hiep Thanh communes; high sensitive areas, including Hiep
Thanh, Dong Hai; medium sensitive areas, including Dan Thanh, Long Vinh, Dong Hai, and My
Long Nam communes; the remaining areas have low sensitivity.
Key words: sensitivity mapping, biological resources, Tra Vinh’s coastal area, GIS.