Tóm tắt: Mục đích của bài báo này thông qua ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí nhằm
tiến hành đánh giá thoái hóa đất và thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng với tỉ lệ 1/50.000,
góp phần xây dựng cơ sở khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên cơ sở đánh giá tổng hợp
thoái hóa đất tiềm năng, cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ
nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả: Đất thoái hóa nhẹ (TTH1) có 120130.57 ha, chiếm 33.47% diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung nhiều nhất ở phía đông khu vực nghiên cứu; thoái hóa trung bình (TTH2) có
88605.81 ha, chiếm 36.96 % DTTN, phân bố rải rác tại khu vực nghiên cứu; thoái hóa mạnh
(TTH3) có 17459.49 ha, chiếm 36.96 % DTTN, tập trung nhiều nhất ở phía tây khu vực
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên bản đồ đã khẳng định đa số diện tích đất tại khu
vực nghiên cứu đang ở mức thoái hóa trung bình và thoái hóa nặng. Đánh giá này cho thấy sự
cần thiết phải tiến hành nhanh chóng các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng gis và phân tích đa tiêu chí trong đánh giá tổng hợp thoái hóa tiềm năng ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐATIÊU CHÍ TRONG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
THOÁI HÓATIỀM NĂNG Ở KHU VỰCMIỀN NÚI TỈNH THỪATHIÊN HUẾ
Nguyễn Ngọc Đàn1, Nguyễn Hoàng Sơn 2, Phan Anh Hằng3
1 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2Viện Đào tạo mở và Công nghệ
thông tin, 3Đại học Huế. Khoa địa lí, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt: Mục đích của bài báo này thông qua ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí nhằm
tiến hành đánh giá thoái hóa đất và thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng với tỉ lệ 1/50.000,
góp phần xây dựng cơ sở khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên cơ sở đánh giá tổng hợp
thoái hóa đất tiềm năng, cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ
nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả: Đất thoái hóa nhẹ (TTH1) có 120130.57 ha, chiếm 33.47% diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung nhiều nhất ở phía đông khu vực nghiên cứu; thoái hóa trung bình (TTH2) có
88605.81 ha, chiếm 36.96 % DTTN, phân bố rải rác tại khu vực nghiên cứu; thoái hóa mạnh
(TTH3) có 17459.49 ha, chiếm 36.96 % DTTN, tập trung nhiều nhất ở phía tây khu vực
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên bản đồ đã khẳng định đa số diện tích đất tại khu
vực nghiên cứu đang ở mức thoái hóa trung bình và thoái hóa nặng. Đánh giá này cho thấy sự
cần thiết phải tiến hành nhanh chóng các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất.
Từ khóa: Thoái hóa tiềm năng, miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, GIS, MCE
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa đất đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu. Các nghiên cứu từ rất sớm của nhiều
tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đã xác định rõ thoái hóa đất là kết quả của thoái hóa tiềm
năng đất và thoái hóa đất hiện tại. Phần lớn diện tích miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế có độ dốc
lớn >150; TPCG chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình; độ dày tầng đất mỏng nên quá
trình thoái hóa phổ biến là xói mòn; sạt lở, trượt lở đất đá nhất là vào mùa mưa lũ. Ở khu vực
miền núi Thừa Thiên Huế hiện nay, các tai biến thiên nhiên (như lũ quét, lũ bùn đám trượt lở
đất) cũng thường xuyên xảy ra, làm cho đất ngày càng thoái hóa và mất khả năng sản xuất.
Diện tích đát xói mòn trơ sỏi đá và đồi núi trọc ngày càng gia tăng. Các quá trình phát sinh và
thoái hóa đất cũng đa dạng và phức tạp: quá trình bồi lấp, quá trình feralit - laterit, quá trình
mùn hóa, xói mòn - rửa trôi bạc màu, quá trình trượt lở, sập lở cũng là những nguyên nhân
làm cho đất bị bào mòn và thoái hóa. Do đó, việc “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa tiềm năng
đất ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm xác định mức độ tiềm năng thoái hóa làm
cơ sở đề xuát giải pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất là việc làm có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn to lớn.
I. NGUỒN SỐ LIỆU
Nguồn số liệu để xây dựng bài báo này bao gồm: bản đồ địa chất tỉnh Thừa Thiên Huế tỉ
lệ 1/100.000 do Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp cung cấp [1,3]; (2) Mô hình độ cao
kỹ thuật số SRTM DEM, độ phân giải không gian 90m. srtm.csi.cgiar.org/ SELMENT/
inputCoord.asp, từ bản đồ DEM thu thập được dữ liệu địa hình, độ dốc địa hình; (3) Sử dụng
số liệu quan trắc từ năm 1990 - 2015 của các trạm khí tượng thủy văn trong tỉnh Thừa Thiên
1 Tác giả liên hệ - ĐT: 01223322866
Email: trantuyet.iesd@gmail.com
Huế để tính toán bằng tỷ số giữa lượng mưa trung bình tháng với lượng bốc hơi tiềm năng. (4)
Nhóm tác giả còn thu thập các số liệu liên quan về kinh tế xã hội như bản đồ mật độ dân số,
số liệu thu nhập bình quân và hiện trạng khai thác các điểm mỏ quặng của các huyện thuộc
khu vực nghiên cứu [2].
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Phương pháp điều tra thu thập thứ cấp: thu thập và xử lý các nguồn số liệu và tài liệu có
sẵn tại khu vực nghiên cứu bao gồm: số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi,
chế độ gió...; các nguồn số liệu về điều kiên tự nhiên, tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp; Số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội; Các nguồn số liệu liên quan đến
các loại hình thoái hóa đất.
Phương pháp điều tra thu thập thứ cấp: điều tra các loại hình thoái hóa đất ngoài thực địa
tại các khu vực trong vùng nghiên cứu.
2.2. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCE)
Bước 1: Xác định mức độ quan trọng các yếu tố: Phân tích thứ bậc (AHP-Analytical
Hierarchy Process) có thể đưa ra những quyết định, sắp xếp thứ tự của những chỉ tiêu xem xét
và nhờ vào đó người quyết định có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất (Saaty, T.L, 1980; Saaty,
R.W, 1987; Saaty and Vargas, 2001) [4]. Dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của chuyên gia, các
trị số so sánh các yếu tố sẽ được gán theo thang điểm so sánh mức độ ưu tiên của Saaty
(1980) , (bảng 1)
Bảng 1. Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các yếu tố
Nhân tố i so với nhân tố
j
Giá trị lượng hóa
Quan trọng như nhau 1
Quan trọng hơn 3
Quan trọng nhiều hơn 5
Rất quan trọng hơn 7
Vô cùng quan trọng hơn 9
Các giá trị trụng gian 2,4,6,8
Bước 2: So sánh các cặp thành phần, bắt đầu từ chóp của sơ đồ thứ bậc, chọn tiêu chuẩn,
thực hiện so sánh cặp các thành phần của bậc kế tiếp theo các tiêu chuẩn đã chọn.
Bước 3: Chuẩn hóa ma trận: Chuẩn hóa ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu bằng
cách lấy giá trị của mỗi ô trong chia cho giá trị tổng của cột đó. Tính trọng số trung bình (Wi),
được tính bằng cách lấy tổng trọng số của yếu tố Xi so với Xj sau khi được chuẩn hóa chia
cho n. Để xác định độ tin cậy của trọng số (Wi) cần tính chỉ số nhất quán CR (Consistency
ratio), CR<0,1 thoả mãn điều kiện nhất quán. Tính CR như sau:
RI
CI
CR
Với 1
n
n
CI
n
CICICI
RI n
21
Trong đó, RI (Random index) là chỉ số ngẫu nhiên (Bảng 2); λmax giá trị riêng của ma trận
Bảng 2. Các giá trị tiêu chuẩn RI của chỉ số thống nhất ngẫu nhiên trung bình (các giá trị RI
thay đổi đôi chút với các tiêu chí khác nhau)
Ma trận thứ bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
RI 0 0 0.58 0.90 1.12 1.12 1.32 1.41 1.45 1.49
Bước 4: Tính giá trị Si
Cho điểm chiểu tiêu Xi theo nguyên tắc giá trị từ cao xuống thấp được tính bằng giá trị phần
trăm với xi = 100%
Từ kế quả xác định điểm của chỉ têu i (Xi) nhân với trọng số của chỉ tiêu (Xj) sẽ có giá trị
Si tại mức giá trị tương ứng. Tổng giá trị S sẽ được tính theo công thức:
S = (WixXi) với i = 1...n
Bước 5: Phân cấp tổng giá trị S: Sử dụng phương pháp phân lớp lại trong GIS và thuật
toán hồi quy trong excel để phân cấp tổng giá trị S (Ronald, 2009) theo từng khoảng giá trị
khác tùy theo nội dung nghiên cứu.
2.3. Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng để tham vấn ý kiến các nhà khoa học các chuyên gia có kiến thức và kinh
nghiệm về thứ tự ưu tiên cũng như ma trận so sách cặp đôi giữa các chỉ tiêu nhằm đánh giá
thoái hóa đất tổng hợp cho các kiểu vùng sinh thái.
2.4. Phương pháp xử lý và biên tập bản đồ (GIS)
GIS cho phép xây dựng các phân tích không gian, quản lý, tích hợp và chồng lấp các lớp
thông tin. Mô hình phân tích thứ bậc sẽ hỗ trợ cho GIS, tổng hợp các thông tin, gán các trọng
số phù hợp nhất cho các yếu tố đã được lựa chọn (Đỗ Minh Ngọc và ctv., 2016) [6]. Sau khi
phân cấp, tính trọng số các yếu tố, sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 để chồng xếp, kết hợp với
thống kê, tích hợp các trọng số để có được kết quả về thoái hóa đất.
Hình 1. Sơ đồ các bước thực hiện
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN
3.1. Xác định chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thoái hóa tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Chỉ tiêu nhân tố tự nhiên
Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu các nhân tố tự nhiên cho đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
3.1.2. Chỉ tiêu nhân tố kinh tế xã hội
Bảng 4. Phân cấp chỉ tiêu các nhân tố kinh tế xã hội cho đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
3.1.2 Xác định trọng số cho các chỉ tiêu
Bảng 5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất
Mục
tiêu
tầng A
Tầng chuẩn tắc B Tầng chỉ têu C
Nhân tố
Tỉ
trọng
Tầng chỉ tiêu Giá trị hiện trạng
Tỉ
trọng
Đánh
giá
thoái
hóa
tiềm
Khí hậu,
thủy văn
0.39
Khô hạn C11
Mức khô hạn 2-6
tháng
0.41
Mật độ mạng lưới sông
C12
0->2km/km2 0.59
Địa hình 0.27 Độ cao địa hình C32 0-1500m 0.58
Thứ
tự
Địa hình Khí hậu thủy
văn
Đá mẹ, vỏ phong hóa , thổ
nhưỡng
Xói mòn
tiềm năng
Mức
độ
thoái
hóa
Độ
cao
(m)
Độ
dốc
(độ)
Dạng
địa
hình
Độ dài
mùa
khô
(tháng
)
Mật độ
sông
suối
(km/
km2)
Đá mẹ/
mẫu
chất
Vỏ phong
hóa
Tầng
dày đất
(cm)
Mức độ
xói
mòn(tấn/h
a/năm)
1 < 300 0 - 80 ĐH
bằng
≤ 2 < 0.5 Phù sa,
dốc tụ
Feralit-Sialit
bồi tụ dày
> 100 < 100 Nhẹ
2 300-7
00
8 -
150
Địa
hình
đồi
thấp
3 – 4 0.5-1.0 phiến
sét, đá
granit
Feralit, Sialit
trung bình
đến dày
50 -
100
100 - 500 Trung
bình
3 > 700 > 250 Đồi
núi, độ
dốc lớn
≥ 4 > 1.0 Đá cát
kết
Alit, Feralit
hóa, Sialit
mỏng - TB
500 nặng
Thứ
tự
Mật độ dân số
(người/km2)
Thu nhập bình quân
(triệu đồng/ tháng)
Khoảng cách đến các
điểm khai thác mỏ
quặng (km)
Mức độ
thoái hóa
1 10 Nhẹ
2 < 300 - 600 3-5 2 - 10 Trung bình
3 > 600 > 5 < 2 nặng
năng
khu
vực
nghiên
cứu
địa mạo Độ dốc C21 0-60 0.19
Dạng địa hình C22 Đồng bằng-đồi núi 0.42
Đá mẹ, vỏ
phong
hóa , thổ
nhưỡng
0.23
Đá mẹ C31 Loại đá mẹ/mẫu chất 0.18
Vỏ phong hóa C32
Loại hình vỏ phong
hóa
0.42
Độ dày đất C33 0->100mm 0.21
Xói mòn
tiềm năng
0.16 Mức độ xói mònC 41 00->500 tấn/ha 0.16
Nhân tố
kinh tế xã
hội
0.11
Khoảng cách các điểm
khai thác mỏ quặng C51
0->15km 0.49
Mật độ dân số C52 32050-455230 người 0.26
Thu nhập bình quân
C53
25tr500-6tr đồng 0.25
3.2. Xác định giá trị thoái hóa Si
3.2.1. Xác định điểm của chỉ tiêu i (Xi%)
Xác định điểm Xi trên địa bàn nghiên cứu dựa trên nguyên tắc sao cho tổng điểm Xi của
cùng 1 chỉ tiêu phải bằng 100% (để tổng giá trị Si của một chỉ tiêu bằng trọng số của chỉ tiêu
ấy) và xác định theo thứ tự tăng dần mức quan trọng. Kết quả cho thấy bộ giá trị 10%, 20%,
30%, 40% phù hợp với từng chỉ tiêu và cho kết quả thể hiện sự khác biệt của giá trị Si ở các
bước sau.
3.2.2. Tính giá trị thoái hóa Si
Giá trị thoái hóa Si được tính theo công thức Si = Wi * Xi
Kết quả tính toán cho địa bàn nghiên cứu, cho kết quả Xi và Si như sau:
Bảng 6. Điểm của chỉ tiêu và giá trị Si khu vực nghiên cứu
Tầng chỉ tiêu A Tầng chỉ tiêu B Phân mức (%) Xi (%) Si
Khí hậu, thủy
văn
Khô hạn
10 0.41 0.041
20 0.082
30 0.123
40 0.164
Mật độ mạng lưới
sông
10 0.59 0.059
20 0.118
30 0.177
40 0.236
Địa hình địa
mạo
Độ cao địa hình
10 0.58 0.058
20 0.116
30 0.174
40 0.232
Độ dốc
10 0.19 0.019
20 0.038
30 0.057
40 0.076
Dạng địa hình
10 0.42 0.042
20 0.084
30 0.126
40 0.168
Đá mẹ, vỏ
phong hóa, thổ
nhưỡng
Đá mẹ/ mẫu chất
10 0.18 0.018
20 0.036
30 0.054
40 0.072
Vỏ phong hóa
10 0.42 0.042
20 0.084
30 0.126
40 0.168
Độ dày đất
10 0.21 0.021
20 0.042
30 0.063
40 0.084
Xói mòn tiềm
năng
Mức độ xói mòn
10 0.16 0.016
20 0.032
30 0.048
40 0.064
Nhân tố kinh tế
xã hội
Khoảng cách các
điểm khai thác mỏ
quặng
10 0.49 0.049
20 0.098
30 0.147
40 0.196
Mật độ dân số
10 0.26 0.026
20 0.052
30 0.078
40 0.104
Thu nhập bình
quân
10 0.25 0.025
20 0.05
30 0.075
40 0.1
3.3. Xử lý số liệu
3.3.1. Nhập tường giá trị thoái hóa Si
Sử dụng thuật toán trong phần mềm ArcGIS (Select By Attibutes, Field Calculator) để
đánh giá trị hóa Si đến từng kiểu vùng sinh thái cho lần lượt 5 lớp bản đồ loại hình thoái hóa.
Ví dụ: Một khoanh đất trong lớp bản đồ độ dốc trong bản đồ có độ dốc từ 0 - 80 theo bảng 6
sẽ được gán giá trị thoái hóa Si là 0.019.
Sử dụng công cụ Polygon to Raster trong phần mềm ArcGIS để chuyển cấu trúc véc tơ của 10
lớp bản đồ loại hình thoái hóa sang cấu trúc dự liệu Raster theo trường thông tin thuộc tính
giá trị thoái hóa Si để thu được 10 lớp bản đồ Si. Bản đồ có tỷ lệ là 1/100.000.
3.3.2. Chồng xếp và phân cấp thoái hóa
a) Chồng xếp bản đồ: Chồng xếp toán học của 10 lớp bản đồ thành phần Si bằng công
nghệ GIS. Công thức chồng xếp như sau:
Tổng giá trị Thoái hóa tiềm năng S = Si Khô hạn + Si Mật độ mạng lưới sông + Si Độ
cao địa hình + Si Độ dốc + Si Dạng địa hình + Si Đá mẹ/ mẫu chất + Si Vỏ phong hóa + Si
Mức độ xói mòn + Si Khoảng cách các điểm khai thác mỏ quặng + Si Mật độ dân số + Si Thu
nhập bình quân. Kết quả chồng xếp thu được bản đồ tổng hợp thoái hóa tiềm năng S.
b) Phân cấp thoái hóa
Kết quả chồng xếp thu được bản đồ tổng hợp về thoái hóa tiềm năng S. Kết quả cho thấy
cấp thoái hóa S có giá trị pixcel nhỏ nhất là 0,416; giá trị trung bình là 1,24 và giá trị lớn nhất
là 1,66.
Sử dụng thuật toán phân cấp (Reclassify) trong ArcGIS kết hợp với Excel để phân mức
tổng giá trị thoái hóa S thành 3 mức: Không thoái hóa hoặc thoái hóa yếu (TN): <0,8; thoái
hóa trung bình (T2): 0,8 - 1,25; Thoái hóa nặng: T3: ≥ 1,25.
Kết luận: Kết quả đánh giá cho thấy thoái hóa tiềm năng đất ở các huyện miền núi tỉnh
Thừa Thiên - Huế có cả 3 cấp Yếu, Trung bình và Mạnh. Mỗi một cấp có các đặc điểm biểu
hiện khác nhau về vùng xuất hiện, các quá trình thoái hóa ưu thế.
Bảng 7. Quy mô và mức độ thoái hóa tiềm năng khu vưc nghiên cứu
Cấp độ thoái hóa
Quy mô
(hecta)
Tỉ lệ phần trăm Ký hiệu
Thoái hóa nhẹ 95.975,38 33.47% TN1
Thoái hóa trung bình 82,923,51 24.69% TN2
Thoái hóa nặng 152589,58 36.96% TN3
Hình 2. Quy mô thoái hóa tiềm năng khu
vực nghiên cứu
Hình 3. Tỉ lệ thoái hóa tiềm năng các cấp
ở khu vực nghiên nghiên cứu
Thoái hóa nhẹ(TN1):Thoái hóa nhẹ chủ yếu phân bố ở những nơi có địa hình tương đối bằng
phẳng, độ dốc <80, độ dày tầng đất khá dày. Đất khu vực này chủ yếu để phát triển nông nghiêp. Do
đó, cần phải tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên hện có, đều chỉnh kết cấu sản xuất nông ngiệp,
nâng cao hiệu suất sử dụng đất.
Thoái hóa trung bình(TN2):Thoái hóa ở khu vực ày chủ yếu là laterit hình thành thoái
hóa kết vón, xói mòn, tầng dày đất phổ biến < 100 cm, độ dốc phổ biến 8 - 250. Đối với khu
vực này có thể thông qua phương thức nông lâm kết hợp, khai thác cây công nghiệp với lương
thực để cải tạo đất thoái hóa.
Thoái hóa nặng(TN3):Qua kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy, nguyên nhân dẫn đến
thoái hóa nặng chủ yếu là do xói mòn rửa trôi, phân bố chủ yếu ở những nơi có độ cao địa
hình > 700m, độ dốc lớn > 250, xâm nhập mặn ven biển... Đối với khu vực này biện pháp cần
thực hiện là bảo vệ rừng tự nhiên, nâng cao độ che phủ rừng, nghiêm cấm khai thác chặt phá
rừng đầu nguồn và khuyến khích tăng cường trồng và mở rộng diện tích rừng phòng hộ.
Hình 4. Bản đồ thoái hóa tiềm năng khu vực
nghiên cứu
Hình 5. Quy mô thoái hóa tiềm năng khu
vực nghiên cứu phân theo các huyện
Bảng 8. Đặc điểm, quá trình thoái hóa và khả năng phục hồi đất thoái hóa
Cấp
thoái
hóa
Đặc điểm xuất hiện Quá trình thoái hóa
Khả năng hồi phục và
sử dụng
Nhẹ
(TN1)
Địa hình đồng bằng, đất
bằng, độ dốc < 80 vỏ phong
hóa tích tụ dày
Rửa trôi bạc màu yếu;
xâm thực ngang, bồi lấp,
ngập úng, glay hóa
Sử dụng các phương
thức nôn nghiệp và
nông lâm nghiệp để
hồi phục
Trung
bình
(TN2)
Địa hình núi dốc, độ cao 300
- 700m, độ dốc 80 - 250;mùa
khô không mãnh liệt, mưa
nhiều nhưng không tập
trung, phong hóa Feralit ,
Sialit trung bình đến dày
Rửa trôi trên các sườn la
terit, hình thành kết von
đá ong, đất bạc màu,
mặn hóa; bóc mòn tổng
hợp trung bình; các sườn
dốc có độ dốc từ 8 - 250
Có thể thông qua
phương thức nông
lâm kết hợp để hồi
phục
Nặng
(TN3)
Địa hình núi rất dốc, dộ cao
địa hình > 700m, độ dốc >
250, xói mòn mạnh, rửa trôi
mạnh
Xói mòn rất mạnh, trượt
lở và đổ lở trên các sườn
dốc và dốc đứng, xói
mòn trơ sỏi đá
Rất khó hồi phục; bảo
vệ thực vật tự nhiên,
tăng cường trồng
rừng phòng hộ và
khai thác hợp lý
Nhìn chung, tại khu vực nghiên cứu đại bộ phận thoái hóa tiềm năng là thoái hóa trung
bình và thoái hóa nặng, 2 cấp này chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể, thoái hóa
tiềm năng các cấp được phân bố như bảng 9 dưới đây:
Bảng 9. Quy mô tiềm năng thoái hóa đất của các huyện trongkhu vực nghiên cứu
Đơn vị
hành chính
Cấp thoái hóa Sông hồ
(héc ta)
Tổng diện
tíchTN1 (héc ta) TN2(héc ta) TN3(héc ta)
Phong Điền 41294.03 18940.18 32305.07 3433.5 95972.78
Phú Lộc 28843.47 10522.87 19961.28 12639.98 71967.6
Nam Đông 16000.06 17843.96 32820.65 726.11 67390.78
A Lưới 33993.01 41298.8 47569.73 659.9 123521.44
Tổng 120130.57 88605.81 132656.73 17459.49 358852.6
Tỉ lệ(%) 33.47 24.69 36.96 4.86 100
4. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, đất là một vật thể sống và tuân theo quy luật:
Phát sinh => phát triển => già cỗi => thoái hoá, đặc biệt sự thoái hóa có thể xảy ra [7,8]. Do
đặc điểm phát sinh nên khả năng phục hồi và sử dụng của các cấp thoái hóa tiềm năng đất khu
vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế khác nhau.
Đối với các vùng có cấp độ thoái hóa tiềm năng mạnh, phân bố ở các huyện Nam Đông,
A Lưới, Phú Lộc thoái hóa đất ở đây chủ yếu do các quá trình trượt lở, đổ lở trên các sườn
dốc đứng, có độ dốc lớn và độ cao lớn nên khả năng phục hồi khó. Các khu vực này cần
nghiêm ngặt bảo vệ rừng đầu nguồn, nghiêm cấm chặt phá rừng, tăng cường trồng rừng
phòng hộ.
Đối với các vùng có cấp độ thoái hóa tiềm năng trung bình, phân bố ở các huyện Phong
Điền, Quảng Điền, Nam Đông, Phú Lộc Do tiềm năng thoái hóa chủ yếu là khả năng rửa
trôi bề mặt trên các sườn và tích tụ deluvi - proluvi ở các vùng trũng, chân sườn nên có thể
phục hồi bằng áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp theo các mô hình cụ thể RVAC, VAC.
Các vùng có cấp độ tiềm năng thoái hóa đất yếu, thuộc các huyện Phú Lộc, Quảng
Điền phần lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển phía Đông nơi có địa hình bằng phẳng,
tích tụ trên các loại đất glây, đất phù sa và đất xám glây. Tiềm năng thoái hóa đất ở đây chủ
yếu là rửa trôi bạc màu yếu, bồi lấp, ngập úng, glây hóa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Bao và nnk, Bản đồ địa chất thừa Thiên Huế tỉ lệ 1/150.000.
2. Nguyễn Văn Cư và nnk (2003), Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế (Huyện Phong Điền, huyện
Hương Trà, huyện Quảng Điền), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Khoa học Công nghệ cấp
Tỉnh, Huế.
3. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1975), Bản đồ thổ nhưỡng khu vực Bình
- Trị - Thiên tỷ lệ 1/100.000
4. Saaty, T. L., 1980. The Analytic Hierarchy Process, McGraw Hill International
Book Company, NewYork.
5. Lê Huy Bá, Môi trường Tài nguyên Đất Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.
6. Đỗ Minh Ngọc, Đặng Thị Thùy và Đỗ Minh Đức (2016.) Ứng dụng GIS và phương
pháp phân tích thứ bậc (AHP) thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, tỉnh Hà
Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất.
7. Nguyễn Anh Hoành, Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phòng tránh thiên tai khu vực Bình - Trị - Thiên.
8. Nguyễn Đình Kỳ và nnk, Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá tiềm năng thoái
hóa đất phục vụ cho thành lập bản đồ thoái hóa tiềm năng vùng Quảng Bình – Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế.