Những năm gần đây, đường bờ sông Hậu có những biến động thất thường, mực nước sông tăng làm gia tăng năng lượng sóng gây nên tình trạng xói lở, bào mòn và nhấn chìm các bãi triều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an nguy của người dân trong khu vực. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu sự biến động đường bờ sông Hậu trong phạm vi tỉnh An Giang. Để giảm thiểu tình trạng trên, tác giả đã đưa ra cách quản lý đường bờ thông qua việc ứng dụng các phần mềm như: ENVI giải đoán ảnh viễn thám, ArcGIS xây dựng cơ sở dữ liệu và DSAS để phân tích biến động tuyến đường bờ sông Hậu trong giai đoạn từ năm 1988-2017. Qua cơ sở tổng hợp và phân tích trên, các nhà quản lý môi trường dễ dàng đánh giá và dự đoán được quy luật của sự biến động đường bờ. Đồng thời xây dựng các chiến lược quản lý đường bờ hiệu quả và bền vững hơn cách thức truyền thống
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu không gian biến động đường bờ cho đoạn sông Hậu Giang chảy qua địa phận tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
566
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN
BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ CHO ĐOẠN SÔNG HẬU GIANG
CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH AN GIANG
Giang Phi Yến*, Trần Thị Ngọc Mai
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
*Tác giả liên lạc: gpy.291296@gmail.com
TÓM TẮT
Những năm gần đây, đường bờ sông Hậu có những biến động thất thường, mực nước sông
tăng làm gia tăng năng lượng sóng gây nên tình trạng xói lở, bào mòn và nhấn chìm các bãi
triều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an nguy của người dân trong khu vực. Trong đề
tài này, tác giả nghiên cứu sự biến động đường bờ sông Hậu trong phạm vi tỉnh An Giang. Để
giảm thiểu tình trạng trên, tác giả đã đưa ra cách quản lý đường bờ thông qua việc ứng dụng
các phần mềm như: ENVI giải đoán ảnh viễn thám, ArcGIS xây dựng cơ sở dữ liệu và DSAS
để phân tích biến động tuyến đường bờ sông Hậu trong giai đoạn từ năm 1988-2017. Qua cơ
sở tổng hợp và phân tích trên, các nhà quản lý môi trường dễ dàng đánh giá và dự đoán được
quy luật của sự biến động đường bờ. Đồng thời xây dựng các chiến lược quản lý đường bờ
hiệu quả và bền vững hơn cách thức truyền thống.
Từ khóa: Biến động đường bờ, sông Hậu Giang, tỉnh An Giang, GIS, RS, ảnh Landsat.
APPLYING GIS AND RS ON MONITORING THE SHORELINE CHANGE IN HAU
GIANG RIVER – AN GIANG PROVINCE FROM 1988 TO 2017
Giang Phi Yen*, Tran Thi Ngoc Mai
University of Natural Resources and Environment Ho Chi Minh City
*Corresponding authour: gpy.291296@gmail.com
ABSTRACT
The recent year, the shorelinse of Hau Giang have changed irregularly, increased river level
will cause erosion, abration and immerged recesses. This has seriously impacted the safety of
the people in the area. In this topic, the authors have reseached shoreline changes of Hau
Giang river in An Giang province. To decrease this situation, the authors have advanced
coastal management, using softwares such as: ENVI, AcrGis and DSAS to analysis shoreline
changes in period 1988-2017. This synthesis and analysis, the environmental manager will
easily predict the rule of shoreline changes. At the same time, the manager will buil effective
and and sustainable management strategy.
Keywords: Shoreline changes, Hau Giang River, An Giang Province, GIS, RS, Landsat Image.
TỒNG QUAN
Theo kết quả quan trắc và báo cáo của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các
bài báo gần đây, trên đoạn sông Hậu Giang
trực thuộc tỉnh An Giang xảy ra nguy cơ sạt
lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống hộ dân gần khu vực. Nguyên nhân
chính là do sự tác động của biến đổi khí hậu
bất thường và sóng nước, dòng chảy thay đổi
với biên độ cao làm bào mòn tầng đất mặt
đường bờ sông Hậu. Đồng thời, nơi đây vẫn
chưa có dự án nghiên cứu tổng thể về địa
hình, địa chất toàn khu vực, nên tình hình
biến động qua các năm chưa được tổng hợp
và phân tích một cách cụ thể.
Trước tình hình trên, việc ứng dụng GIS là
một giải pháp thiết thực và có tính khả thi
cao nhằm quản lý các hoạt động về quy
hoạch, quản lý và phân tích sự biến động của
đường bờ qua các năm. Bài báo này áp dụng
công nghệ mới vào quản lý đường bờ nhằm
tiết kiệm thời gian khảo sát trên bản đồ giấy
như cách truyền thống. Quá trình xây dựng
được CSDL giúp ta quản lý đường bờ có độ
chính xác cao hơn, dễ lưu trữ và có sự đồng
bộ về dữ liệu. Nhờ đó, ta có tầm nhìn tổng
quan hơn về khu vực đường bờ sông Hậu và
nắm được quy luật để dự đoán khu vực sạt
lở, cảnh báo cho người dân nhanh chóng hơn
so với phương pháp truyền thống.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
567
Sản phẩm của bài báo này là kết quả ban đầu
của việc sử dụng các công cụ GIS và RS để
giám sát biến động đường bờ đoạn sông Hậu
Giang thuộc tỉnh An Giang trong giai đoạn từ
1988 đến 2017. Nguồn dữ liệu chính sử dụng
là ảnh Landsat của tám năm 1988, 1991,
1993, 1997, 2001, 2005, 2015, 2017 tại khu
vực nghiên cứu (KVNC) . KVNC của đề tài
chính là đoạn sông Hậu chảy qua ở tám
huyện ở tỉnh An Giang.
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, các
tác giả đã sử dụng cách tiếp cận GIS và RS
để đánh giá sự biến động đường bờ tại
KVNC thông qua 6 giai đoạn chính sau: (1)
thu thập và tổng hợp các dữ liệu có liên quan,
(2) Xử lý nguồn dữ liệu bằng cách hiệu chỉnh
ảnh Landsat và hiệu chỉnh bản đồ, (3) tính
chỉ số NDWI và xây dựng CSDL nền, (4)
xây dựng CSDL biến động đường bờ, (5)
trích xuất đường bờ và đánh giá biến động,
(6) đánh giá kết quả thu được, rút ra kết luận.
Hình 2. Tiến trình thực hiện đề tài quản lý đường bờ sông Hậu
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
568
Dữ liệu đầu vào
Đề tài sử dụng ba nguồn dữ liệu chính sau:
(1) bản đồ số, (2) ảnh Landsat các năm, (3)
thông tin và số liệu KVNC. Bản đồ số gồm
các bản đồ dạng số như bản đồ cơ sở, bản đồ
về ranh giới, bản đồ địa hình, bản đồ thủy hệ,
bản đồ địa chính, bản đồ giao thông, bản đồ
về thực vật, bản đồ dân cư trong ranh giới
tỉnh An Giang. Ảnh Landsat sử dụng gồm dữ
liệu ảnh Landsat 5, Landsat 8 các năm 1988,
1991, 1993, 1997, 2001, 2005, 2015, 2017
chụp KVNC. Các thông tin, số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số của
Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh An
Giang, UBND tỉnh An Giang và các văn bản
khác. Từ nguồn dữ liệu trên, các tác giả sử
dụng phần mềm ENVI để giải đoán và hiệu
chỉnh ảnh Landsat, phần mềm ArcGIS
Desktop để xây dựng bộ CSDL đường bờ
sông và phần mềm DSAS để tính toán sự
biến động qua các năm từ 1988-2017.
Bảng 1. Thông số của các ảnh Landsat sử dụng trong đề tài.
STT Ngày thu ảnh Vật mang Bộ cảm Số hiệu ảnh - hệ tọa độ
1 30/01/1988 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
2 03/09/1988 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
3 14/02/1991 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
4 04/03/1991 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
5 04/01/1993 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
6 02/03/1993 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
7 01/06/1997 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
8 13/01/1997 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
9 18/02/2001 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
10 06/01/2001 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
11 01/02/2007 Landsat 5 TM 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
12 01/09/2007 Landsat 5 TM 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
13 03/02/2017 Landsat 8 OLI&TIRS 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
14 15/01/2015 Landsat 8 OLI&TIRS 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
15 24/01/2015 Landsat 8 OLI&TIRS 125053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
16 26/04/2017 Landsat 8 OLI&TIRS 126053 - WGS 1984 UTM Zone 48N
Chỉ số NDWI
Chỉ số mặt nước chuẩn hóa - NDWI
(Normalized Difference Water Index) là chỉ
số dùng để phân biệt các đối tượng mặt nước,
mặt đất và thực vật trên ảnh Landsat. Chỉ số
này được thiết kế nhằm tối đa hóa khả năng
phản xạ đặc trưng của các đối tượng mặt
nước bằng việc sử dụng bước sóng xanh lá
cây, tối thiểu hóa khả năng phản xạ thấp của
các đối tượng mặt nước đối với bước sóng
cận hồng ngoại và tối đa hóa khả năng phản
xạ cao của các đối tượng mặt đất và thực vật
đối với bước sóng cận hồng ngoại. Chỉ số
NDWI được đề xuất lần đầu tiên trong bài
báo “The use of the Normalized Difference
Water Index (NDWI) in the delineation of
open water features” của ông McFeeters vào
năm 1996. NDWI được xác định bởi tỉ số
giữa hiệu số giá trị phổ kênh xanh và kênh
cận hồng ngoại trên tổng của chúng.
NIRGREEN
NIRGREEN
NDWI
Trong đó: Green đại diện cho kênh phổ xanh
lá cây. NIR đại diện cho kênh phổ cận hồng
ngoại trong ảnh Landsat. Chỉ số thực vật
NDWI nhận giá trị trong khoảng từ -1 - 1.
Trong trường hợp NDWI tiến tới 1, khu vực
bị phủ kín bởi nước. Đối với đất trống không
có nước bao phủ, NDWI = 0. Đối với thực
vật, NDWI nhận giá trị âm.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu
Từ các ảnh Landsat gốc, các tác giả tiến hành
các bước hiệu chỉnh, tăng cường chất lượng
ảnh và cắt ảnh theo ranh giới hành chính tỉnh
An Giang để giải đoán được các đối tượng
mặt, thực vật và mặt đất thông qua màu sắc
đặc trưng của từng ảnh. Các ảnh tổ hợp màu
tự nhiên này sẽ tạo cơ sở cho việc xác định
yếu tố đường bờ biển từ các ảnh Landsat rõ
ràng hơn. Hình 3 thể hiện ảnh tổ hợp màu tự
nhiên tại khu vực nghiên cứu được các tác
giả thực hiện. Ngoài việc tạo ảnh tổ hợp màu
tự nhiên, các tác giả cũng tính chỉ số NDWI
từ ảnh Landsat đã hiệu chỉnh. Chỉ số NDWI
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
569
giúp nhận biết và phân biệt rõ hơn giữa các
đối tượng là mặt ước trên ảnh Landsat. Từ
đó, ta có thể xác định đường bờ chính xác và
triệt để hơn. Hình 4 là kết quả sau khi tính
chỉ số NDWI của các tác giả.
Hình 3. Ảnh tổ hợp màu tại KVNC giai đoạn 1988-2017
Hình 4. Ảnh chỉ số NDWI tại KVNC giai đoạn 1988-2017
Số hóa và tính toán biến động đường bờ
biển
Ảnh kết quả tính chỉ số NDWI được sử dụng
làm dữ liệu cho quá trình số hóa đường bờ tại
KVNC. Công cụ Editor trên phần mềm
ArcGIS Desktop được sử dụng cho quá trình
số hóa này. Toàn bộ kết quả của quá trình
được lưu trữ trong một file cơ sở dữ liệu
dạng personal geodatabase. File cơ sở dữ liệu
dạng personal geodatabase này được tác giả
xử lý và bổ sung thêm các thuộc tính cần
thiết để trở thành dữ liệu đầu vào cho phần
mềm DSAS. Quá trình tính toán biến động
đường bờ với phần mềm DSAS bao gồm hai
bước chính. Bước đầu tiên là xây dựng
đường baseline (đường cơ sở) và hệ thống
các đường transect (lát cắt) tại KVNC. Các
đường này được xem là cơ sở cho quá trình
tính toán biến động đường bờ sông Hậu.
Đường baseline gần như song song với các
đường bờ được số hóa, còn các đường
transect có xu hướng vuông góc với đường
baseline và cắt các đường bờ đã được số hóa.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
570
Hình 5. Hệ thống đường bờ sông Hậu giai đoạn 1988-2017
Hình 6. Hệ thống đường cơ sở và lát cắt sông Hậu giai đoạn 1988-2017
Để tính toán tính toán biến động đường bờ, các
tác giả sử dụng module Calculate Statistic của
phần mềm DSAS. Quá trình này tạo nên hai
bảng Intersect và bảng Rate gồm sáu thông số
về khoảng cách, tốc độ và xu hướng biến động
trong khu vực. Trong đó, các tác giả chọn ra ba
thông số quan trọng nhất, gồm: SCE (Shoreline
Change Envelope), NSM (Net Shoreline
Movement) và EPR (End Point Rate). Số liệu
này được tác giả trích vào phần mềm Excel và
vẽ thành các biểu đồ như hình 7, 8, 9 sau đây.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
571
Hình 7. Biểu đồ thể hiện thông số SCE theo đường transect
Hình 8. Biểu đồ thể hiện thông số NSM theo đường transect
Hình 9. Biểu đồ thể hiện thông số EPR theo đường transect
Phía tả ngạn sông Hậu Giang đoạn chảy qua địa
phận tỉnh An Giang có sự biến động như sau:
- Đoạn đường bờ từ transect 175-202 (thuộc
3 phường Bình Mỹ, Bình Khánh và Bình
Đức, TP. Long Xuyên) có xu hướng bồi tụ
với tốc độ bồi tụ trung bình là 4 m/năm (tốc
độ bồi tụ lớn nhất là 8,25 m/năm tại transect
176).
- Đoạn đường bờ từ transect 203-215 (thuộc
phường Bình Đức, TP. Long Xuyên; thị trấn
An Châu, huyện Châu Thành) có xu hướng
xoáy lở mạnh với tốc độ xoáy lở trung bình
là 6,5 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 10,04
m/năm tại transect 207).
- Đoạn đường bờ từ transect 216-225 (thuộc
thị trấn An Châu, huyện Châu Thành) có xu
hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung bình là 2
m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 3,23 m/năm
tại transect 221).
- Đoạn đường bờ từ transect 233-257 (thuộc
xã Bình Hòa, An Hòa, huyện Châu Thành)
có xu hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung
bình là 1,4 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là
4,62 m/năm tại transect 254).
- Đoạn đường bờ từ transect 258-268 (thuộc
xã An Hòa , huyện Châu Thành và xã Bình
Thủy, huyện Châu Phú) có xu hướng xoáy lở
mạnh với tốc độ xoáy lở trung bình là 3,3
m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất là 6,19
m/năm tại transect 266).
- Đoạn đường bờ từ transect 277-332 (thuộc
Bình Thủy, Bình Mỹ, huyện Châu Phú) có xu
hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung bình là
2,2 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 6,34
m/năm tại transect 281).
- Đoạn đường bờ từ transect 226-232 (thuộc
thị trấn An Châu, huyện Châu Thành), từ
0
100
200
300
400
1
7
3
1
8
9
2
0
5
2
2
1
2
3
7
2
5
3
2
6
9
2
8
5
3
0
1
3
1
7
3
3
3
3
4
9
3
6
5
3
8
1
3
9
7
4
1
3
4
2
9
4
4
5
4
6
1
4
7
7
4
9
3
5
0
9
5
2
5
5
4
1
Sh
o
re
lin
e
C
h
an
ge
En
ve
lo
p
e
SC
E
(m
)
Số thứ tự của đường transect
SCE
-400
-200
0
200
400
1
7
3
1
8
8
2
0
3
2
1
8
2
3
3
2
4
8
2
6
3
2
7
8
2
9
3
3
0
8
3
2
3
3
3
8
3
5
3
3
6
8
3
8
3
3
9
8
4
1
3
4
2
8
4
4
3
4
5
8
4
7
3
4
8
8
5
0
3
5
1
8
5
3
3
5
4
8
N
e
t
Sh
o
re
lin
e
M
o
ve
m
e
n
t
N
SM
(
m
)
Số thứ tự của đường transect
NSM
-20
-10
0
10
20
1
7
3
1
8
9
2
0
5
2
2
1
2
3
7
2
5
3
2
6
9
2
8
5
3
0
1
3
1
7
3
3
3
3
4
9
3
6
5
3
8
1
3
9
7
4
1
3
4
2
9
4
4
5
4
6
1
4
7
7
4
9
3
5
0
9
5
2
5
5
4
1
En
d
P
o
in
t
R
at
e
EP
R
(
m
/n
ăm
)
Số thứ tự của đường transect
EPR
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
572
transect 269-276 (thuộc xã Bình Thủy, huyện
Châu Phú), từ transect 396-403 và transect
411-418 (thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu
Phú), từ transect 333-354 (thuộc xã Bình
Long, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú)
không có xu hướng biến động về đường bờ.
- Đoạn đường bờ từ transect 355-382 (thuộc
xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) có
xu hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung bình
là 3,8 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 13,4
m/năm tại transect 356).
- Đoạn đường bờ từ transect 383-395 (thuộc
xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú) có xu hướng
xoáy lở mạnh với tốc độ xoáy lở trung bình
là 3,24 m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất là
5,32 m/năm tại transect 386).
- Đoạn đường bờ từ transect 404-410 (thuộc
xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) có xu
hướng xoáy lở nhẹ với tốc độ xoáy lở trung
bình là 1,23 m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất
là 2,12 m/năm tại transect 408 và 409).
- Đoạn đường bờ từ transect 419-455 (thuộc
xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú và phường
Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) có xu hướng xoáy
lở nhẹ với tốc độ xoáy lở trung bình là 0,49
m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất là 8,97
m/năm tại transect 449).
- Đoạn đường bờ từ transect 456-465 (thuộc
phường Vĩnh Mỹ và Châu Phú B, TP.Châu
Đốc) có xu hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ
trung bình là 5,2 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn
nhất là 7,7 m/năm tại transect 456).
- Đoạn đường bờ từ transect 469-495 (thuộc
phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc; xã Đa
Phước, Vĩnh Trường, huyện An Phú) có xu
hướng xoáy lở mạnh với tốc độ xoáy lở trung
bình là 3 m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất là
5,74 m/năm tại transect 480).
- Đoạn đường bờ từ transect 496-501 (thuộc
xã Vĩnh Trường, huyện An Phú) có xu hướng
bồi tụ nhẹ với tốc độ bồi tụ trung bình là 1,8
m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 2,41 m/năm
tại transect 500).
- Đoạn đường bờ từ transect 503-507 (thuộc
xã Vĩnh Trường, huyện An Phú) có xu hướng
xoáy lở nhẹ với tốc độ xoáy lở trung bình là
1,3 m/năm (tốc độ xoáy lở lớn nhất là 1,74
m/năm tại transect 504).
- Đoạn đường bờ từ transect 508-516 (thuộc
phường Vĩnh Trường, huyện An Phú) có xu
hướng bồi tụ nhẹ với tốc độ bồi tụ trung bình
là 0,9 m/năm (tốc độ bồi tụ lớn nhất là 1,83
m/năm tại transect 510).
- Đoạn đường bờ từ transect 517-547 (thuộc
xã Vĩnh Trường, thị trấn An Phú, xã Phước
Hưng, huyện An Phú) có xu hướng xoáy lở
với tốc độ xoáy lở trung bình là 1,53 m/năm
(tốc độ xoáy lở lớn nhất là 5,69 m/năm tại
transect 536).
- Các kết quả cho thấy khoảng 16% chiều
dài đường bờ trái tại KVNC đang trong tình
trạng xói lở mạnh, khu vực xoáy lở mạnh
nhất tập trung chủ yếu tại phường Bình Đức,
TP. Long Xuyên; thị trấn An Châu, huyện
Châu Thành.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở
đến mức báo động như hiện nay do sự phát
triển ở thượng nguồn sông Mê Kông làm
thay đổi dòng chảy trên sông Hậu. Quản lý
biến động đường bờ là vấn đề cần nhận được
quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp chính
quyền ở tỉnh An Giang.
Việc xây dựng được bộ CSDL quản lý đường
bờ tại tỉnh An Giang là một công cụ hỗ trợ
giúp các nhà quản lý môi trường và các cấp
chính quyền có cái nhìn tổng quan về hiện
trạng quản lý hiện nay. Từ đó đưa ra định
hướng phát triển trong tương lai nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý đường bờ, giảm thiểu
các ảnh hưởng do sạt lở gây ra trong KVNC.
Do sạt lở có nguy cơ trên diện rộng, trên
nhiều địa bàn ảnh hưởng đến nhiều hộ dân
nên kiến nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND
cấp huyện rà soát điều chỉnh quy hoạch giao
thông, dân cư trên địa bàn. Đồng thời, định
hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống
gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện. Để thực hiện mục tiêu đó cần:
Tranh thủ vốn Trung ương để đầu tư các cụm
tuyến dân cư cho các khu vực có nguy cơ sạt
lở nguy hiểm, hỗ trợ kinh phí xử lý ngay các
vấn đề khó khăn tại các nơi đã xảy ra sạt lở
nghiêm trọng thời gian qua. Về lâu dài, kiến
nghị Thủ tướng và Chính phủ sớm xem xét
phê duyệt danh mục các Dự án thuộc chương
trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
và tăng trưởng xanh hoặc cho phép triển khai
trước dự án chống sạt lở sông Hậu.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
573
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UBND TỈNH AN GIANG (2017) Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý I và những công tác
trọng tâm quý II năm 2017 của tỉnh An Giang.
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (2006) Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ Xây dựng bộ chuẩn cơ sở dữ liệu để phục vụ việc xây dựng bản
đồ môi trường Việt Nam.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ (2017) Niên giám thống kê toàn quốc năm 2016.
THIELER E. R.. HIMMELSTOSS E. A.. ZICHICHI J. L.. ERGUL A. (2009) Digital
Shoreline Analysis System (DSAS) version 4.0 - An ArcGIS extension for calculating
shoreline change: U.S. Geological Survey Open-File Report 2008-1278.
TRAN THI LIEN EM. NGUYEN THANH NGAN (2016) The use of landsat image in
monitoring the built-up land area change of Long An province.
MAHENDRA R. S., MOHANTY P. C., BISOYI H., SRINIVASA KUMAR T.,
NAYAK S. (2011) Assessment and management of coastal multi-hazard vulnerability
along the Cuddalore–Villupuram, east coast of India using geospatial techniques,
Ocean & Coastal Management.
MUJABAR S., CHANDRASEKHAR N. (2011) A shoreline change analysis along the coast
between Kanyakumari and Tuticorin, India, using digital shoreline analysis system,
Geo-spatial Information Science.
BOUCHAHMA M., YAN W. (2014) Monitoring shoreline change on Djerba Island using
GIS and multi-temporal satellite data, Arabian Journal of Geosciences.