Bệnh lý thoát vị tủy màng tủy (TVTMT) là một dị tật bẩm sinh phức tạp, nếu được điều trị phẫu thuật kịp
thời sẽ tránh được những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Việc ứng dụng phương pháp kích
thích điện thần kinh cơ tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo nhiều thuận lợi trong phẫu thuật
bóc tách khối thoát vị và hạn chế tối đa tổn thương rễ thần kinh cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh lý thoát vị tủy màng tủy và kết quả điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tổng cộng có 32 bệnh nhân TVTMT được điều trị bằng
phương pháp phẫu thuật cắt vá thoát vị dưới kính vi phẫu kết hợp với phương pháp kích thích thần kinh cơ, trong
khoảng thời gian từ tháng 04/2009 đến tháng 07/2010 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu, đa số vị trí thoát vị là đoạn cùng cụt. Các biểu hiện ở da chủ yếu
là dát sắc tố, rối loạn cảm giác và vận động phân bố phần lớn theo rễ L4L5(37.5–50%), triệu chứng cơ vòng
chiếm 34.4%.Triệu chứng cảm giác và vận động sau phẫu thuật 6 tháng cho kết quả không thay đổi 81,3%, tốt
hơn 15,6%, xấu hơn 3,1%. Triệu chứng cơ vòng sau phẫu thuật 6 tháng cho kết quả không thay đổi 78,1%, tốt
hơn 8,8%, xấu hơn 3,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giúp cải thiện chức năng cho trẻ có triệu
chứng lâm sàng theo thang điểm Necker, và không làm xấu đi đối với trẻ không có triệu chứng.
Kết luận: Vi phẫu thuật kết hợp phương pháp kích thích điện thần kinh cơ tạo điều kiện dễ dàng để bóc tách
khối thoát vị và hạn chế tổn thương rễ thần kinh
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp kích thích thần kinh cơ trong phẫu thuật thoát vị tủy màng tủy trầ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 247
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH THẦN KINH CƠ
TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ TỦY MÀNG TỦY
Trần Quang Vinh*
TÓM TẮT
Bệnh lý thoát vị tủy màng tủy (TVTMT) là một dị tật bẩm sinh phức tạp, nếu được điều trị phẫu thuật kịp
thời sẽ tránh được những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Việc ứng dụng phương pháp kích
thích điện thần kinh cơ tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo nhiều thuận lợi trong phẫu thuật
bóc tách khối thoát vị và hạn chế tối đa tổn thương rễ thần kinh cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh lý thoát vị tủy màng tủy và kết quả điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tổng cộng có 32 bệnh nhân TVTMT được điều trị bằng
phương pháp phẫu thuật cắt vá thoát vị dưới kính vi phẫu kết hợp với phương pháp kích thích thần kinh cơ, trong
khoảng thời gian từ tháng 04/2009 đến tháng 07/2010 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu, đa số vị trí thoát vị là đoạn cùng cụt. Các biểu hiện ở da chủ yếu
là dát sắc tố, rối loạn cảm giác và vận động phân bố phần lớn theo rễ L4L5(37.5–50%), triệu chứng cơ vòng
chiếm 34.4%.Triệu chứng cảm giác và vận động sau phẫu thuật 6 tháng cho kết quả không thay đổi 81,3%, tốt
hơn 15,6%, xấu hơn 3,1%. Triệu chứng cơ vòng sau phẫu thuật 6 tháng cho kết quả không thay đổi 78,1%, tốt
hơn 8,8%, xấu hơn 3,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giúp cải thiện chức năng cho trẻ có triệu
chứng lâm sàng theo thang điểm Necker, và không làm xấu đi đối với trẻ không có triệu chứng.
Kết luận: Vi phẫu thuật kết hợp phương pháp kích thích điện thần kinh cơ tạo điều kiện dễ dàng để bóc tách
khối thoát vị và hạn chế tổn thương rễ thần kinh.
Từ khóa: Thoát vị màng tủy, thoát vị tủy màng tủy.
ABSTRACT
APPLICATION OF NEUROMUSCULAR STIMULATION IN MYELOMENINGOCELE SURGERY
Tran Quang Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 247 - 252
Background: Myelomeningocele is a complicated congenital defect, if it is intervened in time by surgery,
many severe consequences for the patients, their families and society can be avoided. The application of
neuromuscular stimulation in Neurosurgical deparment at Cho Ray hospital has created more favorable results in
surgical dissection and minimized nerve root injury.
Objective: Identification the clinical symptoms of myelomeningocele and treatment outcomes.
Methods: Descriptive, cross sectional study of 32 myelomeningocele patients treated surgically using
surgical microscope and neuromuscular stimulation, at Cho Ray hospital, from April 2009 to July 2010.
Results: 32 patients with myelomeningocele, most of the meningoceles located at the sacral and the coccygeal
area. The pigmentation stigmata were commonly seen, sensory and motor disturbances distributed at L4, L5 roots
in majority of cases (37.5-50%), sphincter symptoms accounted for 34.4%. At 6 month post-op follow up, for
sensory and motor disturbances:unchanged 81.3%, better 15.6%, worse 3.1%; for sphinter problems: unchanged
78.1%, better 8.8%, worse 3.1%. This research showed improvement of functions in children with clinical
* Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh BV Chợ Rẫy,
Tác giả liên lạc: TS.BS.Trần Quang Vinh ĐT: 0903712998, Email: vinhcrhospital@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 248
symptoms (Necker scale), and showed no worsening in children without symptoms.
Conclusion: The combination of microsurgery and neuromuscular stimulation had a great benefit in doing
dissecting the herniated sac - elements and minimizing the nerve root injury.
Key words: myelomeningocele, meningoceles
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thoát vị tủy màng tủy được biết đến
rất lâu từ những năm đầu thế kỷ 16. Cho đến
ngày nay, với những tiến bộ của ngành y học,
nhóm bệnh lý này được hiểu biết rõ ràng hơn về
cơ chế bệnh sinh liên quan đến quá trình phát
triển của phôi thai, với những phương tiện cận
lâm sàng chẩn đoán xác định và phương pháp
điều trị tối ưu(3).
TVTMT là nhóm bệnh phức tạp liên quan
đến nhiều chuyên khoa khác nhau, nếu không
phẫu thuật thì hơn 70% trẻ bị rối loạn cơ vòng,
khiếm khuyết thần kinh, các dị tật về cột sống
để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân và ảnh
hưởng to lớn đến gia đình và xã hội.
Việc áp dụng điện thế gợi cảm giác, vận
động góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh
lý này. Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện
nay chưa có điện thế gợi trong phẫu thuật,
chúng tôi ứng dụng phương pháp kích thích
thần kinh cơ để xác định rễ vận động ngoại biên
thông qua sự đáp ứng co cơ do thần kinh chi
phối tương ứng. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu đánh giá phương pháp này với các mục tiêu
sau:
- Mô tả triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh
lý TVTMT.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật TVTMT có
ứng dụng phương pháp kích thích điện thần
kinh cơ
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân ở lứa tuổi nhũ nhi và
trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán thoát vị tủy
màng tủy nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 04/2009
đến tháng 07/2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân nhập viện Chợ Rẫy với
chẩn đoán TVTMT. Tuổi dưới 15 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán
TVTMT khi còn trong bụng mẹ. Bệnh nhân trên
15 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang mô tả hàng
loạt ca có can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân đều được khám và mô tả
các triệu chứng ở giai đoạn phát hiện bệnh theo
một phương pháp khám thống nhất, theo một
biểu mẫu thống nhất.
Xử lý số liệu bằng SPSS 11.5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu từ tháng 04/2009
đến 07/2010, chúng tôi đã thu thập tổng cộng 32
trường hợp TVTMT được chẩn đoán và điều trị
bằng phương pháp phẫu thuật cắt vá thoát vị
dưới kính vi phẫu kết hợp với phương pháp
kích thích thần kinh cơ.
Đặc điểm dịch tễ học của dân số nghiên
cứu
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố theo giới tính
Giới Tần số Tỉ lệ%
Nam 12 37.5%
Nữ 20 62.5%
Tổng số 32 100%
Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
nhỏ nhất là 1 ngày tuổi, lớn nhất là 112 tháng
tuổi, phổ biến nhất là nhóm tuổi 12-24 tháng
chiếm 31,2%, tỉ lệ nam/nữ là 12/20. Kết quả này
tương tự với nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng
Huân 2007(4), CDC 1992(1), Vivek JO 2008(6).
Lý do nhập viện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 249
Hầu hết gia đình đều tự đưa bệnh nhi đến
viện khám vì u ở cùng thắt lưng cùng, có 3
trường hợp khối thoát vị vỡ người nhà mới
đưa bé vào viện. Số còn lại là những u mỡ
không triệu chứng sau đó khối này lớn dần
theo sự phát triển của bé và có những trường
hợp bắt đầu biểu hiện rối loạn tiêu tiểu, yếu
liệt 2 chân nên cho bé di khám bệnh và được
chuyển đến khoa Ngoại thần kinh, một vấn đề
cần nêu là một số nhân viên y tế không hiểu
rõ về bệnh lý TVTMT này giải thích không
đúng cho người nhà, từ đó người nhà vẫn
nghĩ đơn giản rằng đó là khối u mỡ, phẫu
thuật cũng đơn giản => gia đình đưa bé đến
viện trễ và lúc này triệu chứng cũng biểu hiện
nặng. Do đó việc giải thích với người nhà
hiểu về bệnh lý TVTMT là hết sức quan trọng.
Chỉ một trường hợp nhập viện vì khối thoát
vị ở đoạn cột sống ngực, tuy nhiên bệnh nhi
này có rối loạn cơ vòng và triệu chứng về cảm
giác, vận động. Phần còn lại là các bệnh nhi
đều nhập viện vì yếu chân và rối loạn cơ
vòng.
Bảng 2. Lý do nhập viện
Lý do nhập viện Tần số Tỉ lệ%
U vùng thắt lưng cùng 16 50%
U vùng ngực 1 3.1%
Yếu chân 5 15.6%
Rối loạn cơ vòng 6 18.8%
Rối loạn cơ vòng và yếu chân 1 3.1%
Vỡ thoát vị 3 9.4%
Vị trí khối thoát vị
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận
được những vị trí thoát vị sau:
Bảng 3. Vị trí khối thoát vị
Vị trí thoát vị Tần số Tỉ lệ%
Đoạn ngực 1 3.1%
Đoạn thắt lưng 3 9.4%
Đoạn cùng cụt 28 87.5%
Kết quả này cũng phù hợp với công trình
nghiên cứu 74 bệnh nhân bị dị tật cột sống chẻ
đôi từ 01/1980 - 12/1996 thuộc đại học y khoa
Izmir Thổ Nhĩ Kỳ(2), họ đã ghi nhận như sau:
không có trường hợp nào xảy ra ở vị trí cổ,
mức tổn thương cao nhất là ngực T3, và thấp
nhất là S2, và vị trí thường gặp nhất là vùng
cột sống lưng.
Theo công trình nghiên cứu của chúng tôi
thì thấy có sự tương đồng, chỉ một trường hợp
khối thoát vị có vị trí ở ngực T8, không có ca nào
khối thoát vị ở cổ, nhiều nhất lại thuộc vị trí
xương cùng chiếm đến 28/32 ca. Thoát vị tại vị
trí cột sống cổ rất hiếm, hầu hết thai nhi đều
chết trong bụng mẹ hoặc bị chấm dứt thai kỳ.
Điều này giải thích được phần nào về việc khối
thoát vị không hiện ở đoạn cột sống cổ trong lô
nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tham
khảo, cũng như chỉ ra được hai vị trí của khối
thoát vị thường gặp là đoạn lưng và cùng cụt.
Các biểu hiện ở da
Bệnh lý TVTMT có biểu hiện lâm sàng đa
dạng, và một trong những yếu tố góp phần cho
sự đa dạng đó là những biểu hiện ở da.
Bảng 4. Các biểu hiện ở da
Biểu hiện da Tần số Tỉ lệ%
Nang dịch 3 9.4%
Rậm lông 1 3.1%
Dát sắc tố 13 40.6%
Lõm đồng tiền 4 12.5%
U mạch máu 1 3.1%
Nhiều dấu hiệu 10 31.3%
Những biểu hiện ở da rất quan trọng và đặc
hiệu, trong nghiên cứu của chúng tôi thì tất cả
32 trường hợp bệnh nhi đều có biểu hiện ở da,
từ đơn giản là một khối u mỡ dưới da đến
những trường hợp có nhiếu dấu hiệu phối hợp.
Dát sắc tố lại là dấu hiệu thường gặp nhất chiếm
40,6% tổng số ca, phối hợp nhiều dấu hiệu da
chiếm đến 31,3%.
Qua đây chúng tôi nhận thấy nhờ các dấu
hiệu đơn giản ở da mà việc thăm khám cũng
không phải là khó, đã giúp ích rất nhiều cho
chúng tôi trong việc phát hiện những dị tật gai
sống chẻ đôi ẩn, và tỉ lệ này chúng tôi thống kê
được là 5/32 trường hợp nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 250
Hình 1. Các biểu hiện ở da trong TVTMT
Triệu chứng cảm giác và vận động trước phẫu
thuật
Sau khi khám lâm sàng chúng tôi thu thập
những số liệu như sau:
- Có triệu chứng cảm giác: 6 ca.
- Không có triệu chứng cảm giác: 26 ca.
- Có triệu chứng vận động: 8 ca.
- Không triệu chứng vận động: 24 ca.
Vị trí tổn thương rễ vận động L1, L2, L3
chiếm 25%, và nhiều nhất lại là rễ L4 L5 chiếm
đến 37,5%. Vị trí vùng rễ cảm giác bị ảnh hưởng
cũng nhiều nhất ở L4, L5 chiếm đến 50%, và L1,
L2, L3 là 16,7%. Từ những số liệu nghiên cứu
tham khảo và số liệu của đề tài này, chúng tôi
ghi nhận như sau: không phải vị trí thoát vị
thuộc đoạn cột sống nào là rễ tương ứng bị ảnh
hưởng và không phải tổn thương rễ vận động
nào thì rễ cảm giác cũng bị ảnh hưởng mà nó
độc lập nhau => cần phải khám lâm sàng thật
cẩn thận và kỹ lưỡng cả vận động và cảm giác.
Trong lô nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận
được những bệnh nhi chỉ đơn thuần biểu hiện
triệu chứng cảm giác mà không hề yếu chi.
Chúng tôi có ghi nhận như vậy một phần vì sự
khác biệt khách quan về số liệu nghiên cứu giữa
rễ vận động và cảm giác. Mặt khác quan trọng
hơn, theo cơ chế bệnh sinh thì trong ống sống
hai rễ vận động và cảm giác còn tách rời nhau,
vì vậy nếu giả sử khối mỡ thoát vị dính với rễ
thần kinh nào thì rễ ấy bị ảnh hưởng.
Triệu chứng cơ vòng trước phẫu thuật
Trong đa số các bệnh nhi TVTMT có biểu
hiện bàng quang thần kinh, rất khó khăn khi tìm
rối loạn chức năng bàng quang ở trẻ mới sanh,
chỉ có thể dựa vào sự quan sát bài tiết nước tiểu
tự nhiên và không phải là dấu hiệu đáng tin cậy,
trương lực cơ và sự co thắt cơ hậu môn cũng
không phải là dấu hiệu tin cậy của cảm giác
vùng đáy chậu.
Như vậy việc đánh giá rối loạn cơ vòng nên
được theo dõi theo từng cụm thời gian khi trẻ
phát triển. Và điều đáng chú ý ở đây là phần lớn
trẻ nhập viện tập trung ở lứa tuổi trung bình là
21 tháng => việc đánh giá rối loạn cơ vòng là
tương đối dễ dàng.
Qua thăm khám lâm sàng và lý do nhập
viện của trẻ chúng tôi ghi nhận được những số
liệu như sau:
- Có rối loạn cơ vòng: 11ca.
- Không rối loạn cơ vòng: 21 ca.
Trong những ca rối loạn cơ vòng, thì chỉ 2
bệnh nhi chỉ đơn thuần là rối loạn đi tiểu
(18,2%) còn lại 9 bé bị rối loạn tiêu tiểu (81,8%).
Theo tài liệu nghiên cứu trong nước của tác giả
Phạm Hồng Huân (4), trên 51 trường hợp
TVTMT thì có đến 49 ca là có rối loạn cơ vòng,
điều này minh chứng rằng triệu chứng cơ vòng
là thường gặp trong loại bệnh lý này.
Tóm lại rối loạn cơ vòng là một triệu chứng
thường gặp trong bệnh lý TVTMT, gây ảnh
hưởng rất nhiều cho bản thân của bệnh nhi và
gia đình, mặc khác những di chứng về sau cũng
thật sự nặng nề => cần đánh giá lâm sàng thật
cẩn thận, can thiệp phẫu thuật kịp thời ngay khi
có chẩn đoán.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 251
Kết quả điều trị TVTMT
Thời gian phẫu thuật
Ngắn nhất: 45 phút. Dài nhất: 180 phút. Thời
gian phẫu thuật ngắn nhất gặp trong phẫu thuật
thoát vị màng tủy đơn thuần và nhỏ, chỉ cần bộc
lộ cổ thoát vị, bóc tách và may cổ túi lại, kích
thước cổ túi là chỉ 3 mm, chỉ cần hai đường
khâu.
Thời gian phẫu thuật dài nhất gặp trong
phẫu thuật lipomyelomeningocele, u mỡ phức
tạp từ ngoài chui vào lòng ống sống, dính quá
nhiều dây thần kinh, việc bóc tách và kích thích
các rễ vận động phải được tiến hành nhiều lần,
tiêu hao khá nhiều thời gian.
Thời gian hậu phẫu
Ngắn nhất: 6 ngày. Dài nhất: 24 ngày. Thời
gian hậu phẫu ngắn nhất trong phẫu thuật thoát
vị màng tủy đơn thuần và nhỏ. Bé không có
biến chứng sau phẫu thuật, vết phẫu thuật lành
tốt.
Thời gian hậu phẫu dài nhất gặp trong
những trường hợp nhiễm trùng vết phẫu thuật,
lý do là do bé bị rỉ nước tiểu và phân vào vết
phẫu thuật, những ca theo dõi ban đầu hay có
nhiễm trùng do chưa hướng dẫn người nhà kỹ
càng về chăm sóc cho bé.
Tai biến trong lúc phẫu thuật và biến chứng
Trong nghiên cứu này không có trường
hợp nào mất máu nhiều trong lúc phẫu thuật,
phẫu thuật viên bóc tách và bộc lộ từng rễ
thần kinh rất tỉ mỉ dưới kính hiển vi kết hợp
kích thích từng rễ vận động bằng phương
pháp kích thích điện thần kinh, trong lúc đó
thì phẫu thuật viên phụ cầm máu bằng
bipolar, hạn chế mất máu tối đa.
Chưa gặp tai biến đáng kể nào trong lúc
phẫu thuật. Không có trường hợp nào tử vong
trong phẫu thuật.
Qua điều trị phẫu thuật và theo dõi hậu
phẫu, chúng tôi ghi nhận những biến chứng
như sau:
Nhiễm trùng vết phẫu thuật: 1 ca.
Đây là trường hợp đã nêu trên, do vết phẫu
thuật bị nước tiểu và phân thấm vào làm bung
vết phẫu thuật. Sau đó được xử lý đắp gạc
betadine, vài ngày sau may lại vết phẫu thuật =>
tiến triển tốt và lành, không dò dịch não tủy và
không viêm màng não.
Dò dịch não tủy: 2 ca
Đây là hai trường hợp dò dịch não tủy
ngay ngày hôm sau phẫu thuật được băng ép
nhưng không thành công, và phải phẫu thuật
lại 2 ngày sau.
Trong lúc phẫu thuật lại chúng tôi ghi nhân
được có lỗ dò từ chỗ may màng cứng => cho
thấy việc đóng vết phẫu thuật kỹ từng lớp là hết
sức cần thiết.
Tổn thương rễ L4:1 ca
Bảng 5. Biến chứng
Biến chứng Tần số Tỉ lệ%
Nhiễm trùng vết mổ 1 3,1%
Dò dịch não tủy 2 6,2%
Tổn thương rễ L4 1 3,1%
Triệu chứng cảm giác sau phẫu thuật 6 tháng
Chúng tôi đã theo dõi những bệnh nhi trên
theo kế hoạch là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau
phẫu thuật. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật thông
qua việc khám lâm sàng và chụp lại MRI lúc 6
tháng sau phẫu thuật.
Qua quá trình theo dõi 32 bệnh nhi trên,
chúng tôi ghi nhận được những dữ kiện về cảm
giác như sau:
- Không thay đổi: 26 ca.
- Tốt hơn: 5 ca.
- Xấu hơn: 1 ca.
Bảng 6. Cảm giác sau phẫu thuật 6 tháng
Cảm giác sau phẫu thuật Tần số Tỉ lệ%
Không thay đổi 26 ca 81.3%
Tốt hơn 5 ca 15.6%
Xấu hơn 1 ca 3.1%
Theo dõi vận động sau phẫu thuật 6 tháng
Tương tự như cảm giác, chúng tôi cũng
đánh giá lâm sàng cho từng bệnh nhi sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 252
Sau 6 tháng chúng tôi thu thập được những
dữ kiện sau:
- Không thay đổi: 26 ca.
- Tốt hơn: 5 ca.
- Xấu hơn: 1 ca (tổn thương rễ L4).
Bảng 7. Vận động sau phẫu thuật 6 tháng
Vận động sau phẫu thuật 6 tháng Tần số Tỉ lệ%
Không thay đổi 26 ca 81.3%
Tốt hơn 5 ca 15.6%
Xấu hơn 1 ca 3.1%
Theo dõi triệu chứng cơ vòng sau phẫu thuật 6
tháng
Việc theo dõi lâm sàng đã được chúng tôi
tiến hành tương tự và kết quả như sau: Không
thay đổi: 25 ca, tốt hơn: 6 ca, xấu hơn:1ca.
Bảng 8. Triệu chứng cơ vòng sau phẫu thuật 6 tháng
Triệu chứng cơ vòng sau phẫu
thuật 6 tháng
Tần số Tỉ lệ%
Không thay đổi 25 ca 78.1%
Tốt hơn 6 ca 18.8%
Xấu hơn. 1 ca 3.1%
Bàn luận về phương pháp kích thích điện thần
kinh cơ phối hợp vi phẫu thuật
Như chúng ta đã biết bệnh lý TVTMT là một
bệnh lý phức tạp và việc điều trị phẫu thuật là
muôn vàn khó khăn. Vì các rễ TK trong chùm
đuôi ngựa ở trẻ em là rất nhỏ, rất khó nhìn thấy
và khó phân biệt với các dải sợi xơ => phẫu
thuật bằng mắt thường có thể làm tổn thương
thần kinh và hậu quả là làm nặng thêm các
khiếm khuyết thần kinh, và vi phẫu thuật thần
kinh đã phát triển vượt bậc =>việc áp dụng kính
hiển vi trong bệnh lý TVTMT đã trở nên phổ
biến.
Song song với những tiến bộ đó, các phẫu
thuật viên còn áp dụng điện thế gợi cảm giác và
vận động trong mổ để nhận ra các cấu trúc rễ
thần kinh, từ đó ghi lại những biến đổi liên tục
từ những thay đổi điện thế cơ thần kinh trên
màn hình theo dõi (monitor).
Chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có thể
áp dụng phương pháp kích thích điện thần kinh
cơ trong vi phẫu thuật TVTMT để tìm rễ thần
kinh vận động ngoại biên thông qua sự đáp ứng
co cơ tương ứng, phương pháp này có nguyên
lý hoạt động tương tự điện thế gợi vận động.
Như vậy tuy không thể toàn vẹn dò được các rễ
cảm giác, nhưng việc áp dụng phương pháp
kích thích điện thần kinh cơ để tìm dò rễ vận
động thông qua việc đáp ứng co cơ cũng là một
thành công ban đầu đáng kể.
Theo số liệu nghiên cứu của Sabine H
(2001)(5) trên 54 bệnh nhi TVTMT từ 6-12 tháng
tuổi, thì tỉ lệ tổn thương rễ thần kinh sau phẫu
thuật là 2%.
Chúng tôi nhận thấy việc tổn thương rễ thần
kinh vận động trong mổ trong lô nghiên cứu
của chúng tôi là 1/32 trường hợp chiếm tỉ lệ
3,1%, cũng là một tỉ lệ không cao, tỉ lệ này gần
tương xứng với các nghiên cứu có sử dụng điện
thế gợi trong mổ. Như vậy việc áp dụng
phương pháp kích thích điện thần kinh cơ trong
vi phẫu thuật là thật sự cần thiết.
KẾT LUẬN
Sau 2 năm thực hiện đề tài: “Ứng dụng
phương pháp kích thích điện thần kinh cơ trong
vi phẫu thuật thoát vị tủy màng tủy” tại bệnh
viện Chợ Rẫy. Vi phẫu thuật kết hợp phương
pháp kích thích điện thần kinh cơ tạo điều kiện
để bóc tách khối thoát vị và hạn chế tổn thương
rễ thần kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CDC (1992). Spina bifida incidence at birth-United States.
MMWR 41: 497.
2. Ersashin Y, Mutler S (1998). Split spinal cord malformations in
children. J Neurosurg: 57-65.
3. Greenberg.M.S (2010). Neuro tube defects. In: Greenberg.MS
Hanbook of Neurosurgery, 7th edition: 243-253. Thieme,
NewYork.
4. Phạm Hồng Huân (2007). Nghiên cứu điều trị thoát vị màng tủy
vùng thắt lưng cùng ở trẻ em. Luận văn chuyên khoa 2, Đại học Y
Dược TPHCM.
5. Sabin H (2001). Surgical treatment of tethered spinal cord, reports
of 54 cases. Journal of neurosurgery vol 95: 173-178.
6. Vivek JO, Andrew M (2008). Epidermiology and Aetiological
factors. The spina bifida: management and outcome: 59-67.