Hạt nano thiếc (IV) oxide (SnO2 NPs) với đường kính nhỏ hơn 10 nm thường
được sử dụng để xử lý nước thải thông qua phản ứng quang xúc tác. Tuy nhiên,
SnO2 NPs chưa từng được nghiên cứu để xử lý khí nitrogen oxide (NO) trước đây.
Trong nghiên cứu này, SnO2 NPs được tổng hợp thủy nhiệt và được phân tích các
đặc trưng thông qua các kỹ thuật như kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải
cao (HR-TEM), nhiễu xạ điện tử vùng diện tích chọn lọc (SAED), và phổ quang
điện tử tia X phân giải cao (HR-XPS). Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng SnO2
NPs để phân hủy khí NO. Kết quả cho thấy sự quang xúc tác phân hủy NO của
SnO2 NPs đạt 63.37% (gấp 2 lần so với P25) sau 30 phút chiếu ánh sáng mặt trời
và hiệu suất chuyển hóa NO2 chỉ 1.66 %. Hơn thế nữa, SnO2 NPs rất ổn định, sau
khi tái sử dụng tới lần thứ năm, hiệu suất quang xúc tác phân hủy NO vẫn đạt
58.96 %. Thêm vào đó, các gốc tự do tham gia vào quá trình quang xúc tác được
xác định rõ nhờ thí nghiệm bẫy gốc, và cộng hưởng từ thuận từ điện tử (ESR).
Dựa vào các kết quả thực nghiệm, một cơ chế quang xúc tác chi thiết được nghiên
cứu một cách hệ thống. Hiệu suất quang xúc tác cao và độ ổn định cao của SnO2
NPs dưới ánh sáng mặt trời hứa hẹn một tiềm năng ứng dụng to lớn.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tin dioxide dạng hạt nano cho xử lý khí ô nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
65
ỨNG DỤNG TIN DIOXIDE DẠNG HẠT NANO
CHO XỬ LÝ KHÍ Ô NHIỄM
Phạm Văn Việt*, Bùi Đại Phát, Trần Hồng Huy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc: pvviet@hcmus.edu.vn
TÓM TẮT
Hạt nano thiếc (IV) oxide (SnO2 NPs) với đường kính nhỏ hơn 10 nm thường
được sử dụng để xử lý nước thải thông qua phản ứng quang xúc tác. Tuy nhiên,
SnO2 NPs chưa từng được nghiên cứu để xử lý khí nitrogen oxide (NO) trước đây.
Trong nghiên cứu này, SnO2 NPs được tổng hợp thủy nhiệt và được phân tích các
đặc trưng thông qua các kỹ thuật như kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải
cao (HR-TEM), nhiễu xạ điện tử vùng diện tích chọn lọc (SAED), và phổ quang
điện tử tia X phân giải cao (HR-XPS). Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng SnO2
NPs để phân hủy khí NO. Kết quả cho thấy sự quang xúc tác phân hủy NO của
SnO2 NPs đạt 63.37% (gấp 2 lần so với P25) sau 30 phút chiếu ánh sáng mặt trời
và hiệu suất chuyển hóa NO2 chỉ 1.66 %. Hơn thế nữa, SnO2 NPs rất ổn định, sau
khi tái sử dụng tới lần thứ năm, hiệu suất quang xúc tác phân hủy NO vẫn đạt
58.96 %. Thêm vào đó, các gốc tự do tham gia vào quá trình quang xúc tác được
xác định rõ nhờ thí nghiệm bẫy gốc, và cộng hưởng từ thuận từ điện tử (ESR).
Dựa vào các kết quả thực nghiệm, một cơ chế quang xúc tác chi thiết được nghiên
cứu một cách hệ thống. Hiệu suất quang xúc tác cao và độ ổn định cao của SnO2
NPs dưới ánh sáng mặt trời hứa hẹn một tiềm năng ứng dụng to lớn.
Từ khóa: Hạt nano SnO2, xử lý khí NO, quang xúc tác, cơ chế.
APPLICATION OF TIN DIOXIDE NANOPARTICLES
IN GAS TREATMENT
Pham Van Viet*, Bui Dai Phat, Tran Hong Huy
University of Science – VNU Ho Chi Minh City
*Corresponding Author: pvviet@hcmus.edu.vn
ABSTRACT
Tin dioxide nanoparticles (SnO2 NPs) with a diameter less than 10 nm are usually
used in waste water treatment via the photocatalytic reaction. However, SnO2
nanoparticles were not clearly studied for this NO photodegradation. In this
study, SnO2 NPs were hydrothermally prepared and measured via
characterization techniques such as high-resolution transmission electron
microscope (HR-TEM) and high-resolution X-ray photoelectron spectroscopy
(HR-XPS). This is the first report of using SnO2 NPs for NO photodegradation.
The results show that the NO photodegradation result showed that SnO2 NPs
degraded 63.37% NO (higher than approximately 2 times compared with P25
catalyst) after 30 min under solar light and the NO2 yield is only 1.66%.
Moreover, SnO2 nanoparticles are very stable indicating NO gas
photodegradation efficiency about 58.96% after five photocatalytic cycles. In
addition, reactive radicals in the photocatalysis processes were identified via the
trapping experiment and electron spin resonance (ESR) study. Based on the
aforementioned experimental results, a detailed photocatalytic mechanism was
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
66
systematically investigated. The high photocatalytic performance and the
stability of SnO2 NPs under solar light will open to a promising application.
Keywords: SnO2 nanoparticles, NO removal, photocatalysis, mechanism.
TỔNG QUAN
Trong thập kỷ trước, SnO2 đã thu hút
được nhiều sự quan tâm nghiên cứu
nhờ vào các đặc tính vật lý và hóa học
nổi bật của nó (Pham et al., 2016,
Pham et al., 2018). Đặc biệt, đường
kính của SnO2 nhỏ hơn các exciton và
hạt mang điện được giới hạn trong cả
ba chiều với vùng kích thước ở mức
nm, năng lượng vùng cấm lớn và độ ổn
định của SnO2 NPs cao, lại có các tính
chất thú vị như dịch chuyển xanh ở
cạnh của mức năng lượng chuyển tiếp
vùng, cấu trúc dị thường, và có đặc tính
quang dị. Hơn thế nữa, khi SnO2 NPs
có đường kính nhỏ hơn 10 nm, diện
tích bề mặt hiệu dụng lớn của nó sẽ làm
tăng các vùng quang xúc tác và tăng
cường sự phân tách điện tử - lỗ trống
(Zheng et al., 2015). Những nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra rằng SnO2 NPs
được ứng dụng rộng rãi để phân hủy
các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước,
như methylene blue, methylene
orange, phenol, với một hiệu suất cao
(Pham et al., 2016). Bất ngờ thay,
trong lĩnh vực xử lý khí ô nhiễm, đặc
biệt là khí NO, một chất khí vô cùng
độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến
con người, động vật, và thực vật
(Manonmani, Joseph, 2018, Ren et al.,
2017), thì khả năng quang xúc tác phân
hủy NO của SnO2 NPs lại chưa có một
nghiên cứu nào.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng
hợp SnO2 NPs bằng phương pháp thủy
nhiệt. Hơn thế nữa, sự quang xúc tác
phân hủy NO của SnO2 NPs dưới ánh
sáng mặt trời thì tương đối thân thiện
hơn so với dưới ánh sáng tử ngoại
(Bhattacharjee et al., 2014). Trong đó,
chúng tôi tổng hợp SnO2 NPs với
đường kính 2.2 nm, một vật liệu thể
hiện khả năng quang xúc tác tuyệt vời,
và dùng khí NO để đặc trưng cho khí ô
nhiễm để khảo sát sự quang xúc tác
phân hủy dưới ánh sáng mặt trời. Hơn
thế nữa, hiệu suất chuyển hóa NO2, độ
bền quang, cũng như cơ chế quang xúc
tác của SnO2 NPs được giải thích rõ
trong nghiên cứu này.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Tin (IV) chloride pentahydrate
(SnCl4.5H2O, Merck, 99.99% pure),
hydrazine hydrate (N2H4.H2O, Merck,
99% tinh khiết), sodium hydroxide
(NaOH, Merck, 99%), methanol
(CH3OH), potassium iodide (KI,
Merck, 99.99%), isopropyl alcohol
(IPA, Merck, 99.99%) dichromate
(K2Cr2O7, Merck, 99.99%), 5,5′-
dimethyl-1-pirroline-N-oxide
(DMPO) (TCI Co.), và nước khử ion
(DI) (Puris-Evo water system) được sử
dụng mà không có xử lý gì khác.
Quy trình chế tạo
Quy trình chế tạo SnO2 NPs bằng
phương pháp thủy nhiệt được thực hiện
theo các thông số tối ưu trong nghiên
cứu trước đây của chúng tôi (Pham et
al., 2016). Đầu tiên, 0.9028 g của
SnCl4.5H2O được thêm vào dung dịch
chứa 25.75 mL nước DI và 1.14 mL
hydrazine hydrate (N2H4.H2O). Sau 30
phút, hỗn hợp được điều chỉnh tới pH
12 bằng cách thêm NaOH. Sau đó, hỗn
hợp được cho vào hệ thủy nhiệt, gia
nhiệt tới 135°C giữ trong 24 h. Sản
phẩm tạo thành được hạ nhiệt tự nhiên
về nhiệt độ phòng. Hỗn hợp được ly
tâm, và lọc rửa bằng methanol và nước
DI nhiều lần, và được sấy khô ở 60°C
như được trình bày trong Hình 1.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
67
Hình 1. Quy trình chế tạo SnO2 NPs
Phương pháp phân tích
Hình thái và mặt mạng của SnO2 NPs
được nghiên cứu bằng HR-TEM và
SAED sử dụng máy JEM-2100F,
JEOL. Trạng thái oxy hóa của các
nguyên tố trong vật liệu được nghiên
cứu bằng HR-XPS sử dụng máy K-
Alpha, Thermo Fisher Scientific.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc trưng của vật liệu
Hình 2. Ảnh HR-TEM (a), SAED (b), và HR-XPS vân đạo Sn 3d (c) O 1s (d)
của SnO2 NPs
Như nghiên cứu trước đây của chúng
tôi (Pham et al., 2016), hình thái của
SnO2 NPs là các hạt cầu với đường
kính trung bình 2.2 nm. Hình 2 (a-b)
cho thấy SnO2 NPs kết tinh tốt với
khoảng cách mặt mạng là 0.15 nm, và
0.48 nm, đặc trưng cho mặt mạng
(101), và (110) của pha rutile SnO2.
Thêm vào đó, kết quả HR-XPS vân đạo
Sn 3d (Hình 2 (c)) cho thấy sự hiện
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
68
diện của các đỉnh năng lượng liên kết
tại 495.23 và 486.82 eV đặc trưng cho
vân đạo Sn 3d3/2 và Sn 3d5/2. Khoảng
cách năng lượng liên kết của hai vân
đạo này là 8.6 eV là giá trị đặc trưng
cho trạng thái oxy hóa Sn4+ trong
SnO2 (Moulder et al., 1995). Hơn thế
nữa, kết quả HR-XPS vân đạo O 1s
(Hình 2 (d)) cũng chỉ ra sự hiện diện
của các đỉnh năng lượng liên kết tại
532 eV và 530.71 eV, đặc trưng cho
O2- của SnO2 (Moulder et al., 1995).
Để nghiên cứu về cơ chế quang xúc tác
phân hủy NO, chúng tôi tiến hành làm
thí nghiệm bẫy gốc. Khả năng quang
xúc tác phân hủy NO của SnO2 NPs
giảm khi thêm vào các chất bẫy. Trong
đó, với sự thêm vào của IPA, KI, và
K2Cr2O7, hiệu suất phân hủy NO của
SnO2 NPs lần lượt giảm còn 27.31 %,
33.80 %, và 33.88 %. Kết quả này cho
thấy hoạt tính quang xúc tác của SnO2
NPs được đóng góp bởi các điện tử, lỗ
trống, và •OH. Kết quả đã chỉ ra rằng,
hoạt tính quang xúc tác của SnO2 NPs
là do đóng góp của các ROS.
KẾT LUẬN
Hiệu suất quang xúc tác phân hủy NO
của SnO2 NPs rất cao so với P25. Cơ
chế quang xúc tác của SnO2 NPs là do
cả điện tử, lỗ trống, và các gốc tự do do
điện tử - lỗ trống phản ứng tạo thành.
Hiệu suất phân hủy NO của SnO2 NPs
đạt 63.37% sau 30 phút chiếu ánh sáng
mặt trời và hiệu suất chuyển hóa NO
thành NO2 chỉ có 1.66%. Hơn thế nữa,
SnO2 NPs có độ bền quang cao, với
hiệu suất phân hủy NO là 58.96% ở lần
tái sử dụng thứ năm.
Hiệu suất quang xúc tác cao và độ ổn
định cao của SnO2 NPs dưới ánh sáng
mặt trời hứa hẹn một tiềm năng ứng
dụng to lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BHATTACHARJEE, A., AHMARUZZAMAN, M. & SINHA, T. 2014.
Surfactant effects on the synthesis of durable tin-oxide nanoparticles and
its exploitation as a recyclable catalyst for the elimination of toxic dye: a
green and efficient approach for wastewater treatment. RSC Advances, 4
(93): 51418-51429.
MANONMANI, U. & JOSEPH, K. 2018. Granulation of anammox
microorganisms for autotrophic nitrogen removal from wastewater.
Environmental Chemistry Letters.
MARCZEWSKI, A.W. 2010. Analysis of kinetic Langmuir model. Part I:
Integrated kinetic Langmuir equation (IKL): a new complete analytical
solution of the Langmuir rate equation. Langmuir, 26 (19): 15229-15238.
MOULDER, J.E., STICKLE, W.F. & SOBOL, P.E.B., K. D 1995. Handbook of
X-ray Photoelectron Spectroscopy. Physical Electronics Inc.
PHAM, V.V., CAO, M.T. & LE, V.H. 2016. The High Photocatalytic Activity of
SnO2 Nanoparticles Synthesized by Hydrothermal Method. Journal of
Nanomaterials, 2016: 1-8.