Ứng dụng tin học và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Có thể nói nhu cầu trao đổi hàng hóa của loài người xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi có sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất đóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia, gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua việc mua bán sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phạm vi của chuyên môn hóa hàng sản xuất, số sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn. Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng mỗi một quốc gia nào trên thế giới sống một cách riêng rẽ thực hiện chế độ tự cung tự cấp không có quan hệ buôn bán thương mại mà có khả năng phát triển nền kinh tế trong nước một cách có hiệu quả. Do vậy xu thế phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược phát triển kinh tế từ "đóng cửa" sang "mở cửa", từ "thay thế nhập khẩu" sang "hướng vào xuất khẩu". Nền kinh tế mở đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng phát triển mạnh. Hoạt động xuất khẩu là một mặt của lĩnh vực ngoại thương, là việc bán hàng hóa ra nước ngoài thu ngoại tệ trên cơ sở hợp đồng ký kết hoặc Nghị định thư mà Chính phủ đã ký kết với nước ngoài hoặc xuất khẩu trừ nợ Nhà nước giao cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện. Xuất khẩu được xem là một trong những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một yếu tố kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện trên những mặt như: - Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu ở nước ta. Để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiến tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu đó có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa và sức lao động. Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay nợ. tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Vì vậy xét cho cùng thì nguồn vốn quan trọng nhất để công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu . Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội phát triển thuận lợi. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ được lưu thông trên thị trường quốc tế và tham gia vào các cuộc cạnh tranh với hàng hóa của các nước về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. - Xuất khẩu có tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động và làm việc và có thu nhập ổn định. - Xuất khẩu là mũi nhọn quan trọng trong họat động kinh tế đối ngoại, là một chương trình kinh tế lớn do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra" Trong toàn bộ hoạt động kinh tế, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng toàn dân là ra sức xuất khẩu để nhập khẩu." Do tầm quan trọng của xuất khẩu mà phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại thời kỳ 1996 - 2000 của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đòi hỏi các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị trường xuất khẩu và các biện pháp phù hợp trong việc hoàn thiện các chính sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Hàng hóa được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau: - Hàng xuất khẩu bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng gửi đi triển lãm hội trợ sau đó bán thu bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều thanh toán bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc xác định đúng đắn thời điểm xuất khẩu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu bán hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ thanh toán, tranh chấp khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương. Theo quy định thì hàng hóa được xác định là hàng xuất khẩu khi hàng đã được trao cho bên mua, sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan. Tuy nhiên tuỳ theo phương thức hàng hóa mà xác định thời điểm hàng xuất khẩu

doc74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng tin học và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan