Bài báo giới thiệu về mô hình robot sử dụng cho mục đích thu gom rác thải trên các bề mặt
nước. Ở Việt Nam, Lượng rác thải không ngừng gia tăng ở các (ao, hồ và bãi biển ) rất
lớn. Chính vì thế mà nhóm muốn nghiên cứu đề tài mô hình Robot chế tạo có khả năng phát
hiện một cách chính xác và tự động bằng cách sử dụng mạng nơ-ron phức hợp để nhận
dạng rác và giao tiếp kết nối với người dùng. Thêm vào đó, bằng cách tích hợp các hệ thống
cảm biến laser và cảm biến la bàn số, tính hiệu quả và tự chủ của robot luôn được đảm bảo
với các biến đổi khác nhau của không gian làm việc. Thông qua công trình nghiên cứu,
nhóm đề tài hy vọng người đọc có thể hiểu rõ hơn về mô hình robot là một ứng viên tiềm
năng cho hệ thống thu gom rác trên bề mặt nước, góp phần giảm bớt sức lao động và cải
thiện môi trường, cân bằng hệ sinh thái và là tiềm năng phát triển trong tương lai.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống thu gom rác trên bề mặt nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
379
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG HỆ THỐNG
THU GOM RÁC TRÊN BỀ MẶT NƯỚC
Phạm Lê Công Lực, Nguyễn Ngọc Tài, Ngô Thành Sâm,
Phạm Xuân Vỹ, Lê Minh Tân
Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bản
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu về mô hình robot sử dụng cho mục đích thu gom rác thải trên các bề mặt
nước. Ở Việt Nam, Lượng rác thải không ngừng gia tăng ở các (ao, hồ và bãi biển) rất
lớn. Chính vì thế mà nhóm muốn nghiên cứu đề tài mô hình Robot chế tạo có khả năng phát
hiện một cách chính xác và tự động bằng cách sử dụng mạng nơ-ron phức hợp để nhận
dạng rác và giao tiếp kết nối với người dùng. Thêm vào đó, bằng cách tích hợp các hệ thống
cảm biến laser và cảm biến la bàn số, tính hiệu quả và tự chủ của robot luôn được đảm bảo
với các biến đổi khác nhau của không gian làm việc. Thông qua công trình nghiên cứu,
nhóm đề tài hy vọng người đọc có thể hiểu rõ hơn về mô hình robot là một ứng viên tiềm
năng cho hệ thống thu gom rác trên bề mặt nước, góp phần giảm bớt sức lao động và cải
thiện môi trường, cân bằng hệ sinh thái và là tiềm năng phát triển trong tương lai.
1 GIỚI THIỆU
Quá trình thu dọn rác thải là một công việc nhàm chán và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thực tế,
rác thải trong sinh hoạt và sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Việc thu gom và phân loại
rác thải yêu cầu nhiều thời gian và công sức của người lao động. Thêm vào đó, công việc
thu gom rác thường gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do như đặc điểm địa hình hay môi
trường độc hại.
Dưới sự phát triển của công nghệ, việc thu gom rác thải trở nên dễ dàng hơn bởi sự hỗ trợ
của các hệ thống thu gom rác thông minh. Ngày nay, các robot tự hành với sự tích hợp của
trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn là điều xa lạ. Các mô hình robot thông minh ấy đã được
ứng dụng rộng rãi trong công việc thường ngày như lau nhà, lau kính hay nhặt rác trên bãi
cỏ. Tuy nhiên, mô hình robot có thể vận hành ổn định trong môi trường bề mặt nước (như
ao, hồ) vẫn còn nhiều vấn đề thách thức. Các vấn đề đó có thể là khả năng hoạt động lâu
dài trong môi trường nước hoặc nhận diện nhanh và chuẩn xác các vật thể trong môi trường
làm việc
Bài báo giới thiệu mô hình robot sử dụng cho mục đích thu gom rác thải trên các bề mặt
nước. Mô hình Robot chế tạo có khả năng phát hiện một cách chính xác và tự động bằng
cách sử dụng mạng nơ-ron phức hợp để nhận dạng rác và giao tiếp kết nối với người dùng.
Thêm vào đó, bằng cách tích hợp các hệ thống cảm biến laser và cảm biến la bàn số, tính
hiệu quả và tự chủ của robot luôn được đảm bảo với các biến đổi khác nhau của không gian
làm việc. Do đó, mô hình robot là một ứng viên tiềm năng cho hệ thống thu gom rác trên bề
mặt nước, góp phần giảm bớt sức lao động và cải thiện môi trường.
380
Hy vọng đề tài sẽ giúp ích cho mọi người và xã hội. Nhóm đề tài đang nghiên cứu khả năng
ứng dụng của nó tại Việt Nam và sẽ thực hiện, thiết kế hoàn chỉnh.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu tỷ lệ rác thải ở Việt Nam
Ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau tại Việt Nam như: rác thải từ khu sinh hoạt, khu
công nghiệp, do thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đối với nhiều người.
Ngoài ra rác thải còn có nguồn gốc từ khu du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí .v vậy số
lượng rác tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong những năm qua.
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải hằng năm. Tính đến đầu năm 2021 lượng
rác thải tại Việt Nam là khoảng 50 000 tấn/ ngày, còn lại là rác thải tại nông thôn, là tác nhân
chính gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn
như Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội.
Hình 1. Lượng rác thải tại bờ biển Việt Nam
2.2 Hệ thống thu gom rác trên mặt nước
2.2.1 Robot thu gom rác
Mô hình robot thu rác sử dụng trên bề mặt nước được thể hiện như Hình 2. Để dọn rác trôi
nổi trên mặt nước (chai, lọ, bao nilon, xốp,), một cơ cấu thu gom thay vì máy hút hoặc chổi
xoay được sử dụng trên hầu hết các robot dọn dẹp khác, nhằm dễ dàng thu thập tất cả các
loại rác nổi trên mặt nước. Cụ thể, một băng truyền đặt nghiêng góc có chứa các gờ được
sử dụng để dọn rác và cánh gạt để phân loại rác khác nhau đến các ô chứa. Bên cạnh các
thành phần chính trên, robot được trình bày trong bài báo cũng cung cấp các chức năng cơ
bản như lập kế hoạch đường đi, xác định vị trí, tự động cung cấp năng lượng cho ác-quy
bằng pin năng lượng mặt trời,
381
Hình 2. Mô hình robot thu gom rác trên mặt nước
2.2.2 Khả năng vận hành của hệ thống thu gom
Các robot sử dụng trong hệ thống thu gom rác trên bề mặt nước cần có khả năng tương
thích với đa dạng các địa hình làm việc khác nhau. Một thách thức của mô hình này là vị trí
của rác không cố định, phương pháp điểu khiển theo một quãng đường cho trước là không
phù hợp. Thực tế, mô hình vận hành cho hệ thống này cần hoạt động ổn định với các kết nối
từ xa (mobile network), có khả năng tự lựa chọn đường đi phù hợp với các vùng làm việc
khác nhau. Ngoài ra các robot cần có khả năng quan sát góc rộng để nhận biết vật thể tốt
nhằm mục đích thu gom rác hoặc tránh cách vật vật cản.
Với các phân tích nêu trên, để vận hành tốt hệ thống, quá trình xác định cấu trúc kết nối và
điều khiển, thành phần sử dụng trong mô hình và việc chạy thử là quan trọng. Trong điều
kiện kinh phí đầu tư còn nhiều hạn chế, Bộ vi xử lý Raspberry Pi4 trở thành một ứng viên tốt
để lựa chọn bộ xử lý trung tâm. Cấu trúc mạnh Nơ-ron phức hợp MobileNetV2 thường được
ứng dụng trong các thiết bị di động sẽ được tích hợp trong mô hình robot thu gom rác này.
Cấu trúc mạng MobileNet-V2 được mô tả như Hình 3. Ngoài ra, quá trình kết nối và điều
khiển robot sẽ được thực hiện dựa trên một ứng dụng phát triển trên thiết bị di dộng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng robot, như mô tả ở Hình 4. Để đảm bảo sự chuẩn
xác trong thực hiện các nhiệm vụ, việc điều khiển và kết nối với robot đã được mô phỏng
nhiều lần với các vùng làm việc khác nhau.
Hình 3. Cấu trúc mobileNet-V2
382
Hình 4. Quá trình kết nối và sử dụng robot
Các nền tảng công nghệ của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và kỹ thuật
trong mô hình robot thu gom rác trên mặt nước. Mô hình MobileNet-V2 hỗ trợ quá trình lập
trình nhúng trong việc tạo ra một mô hình mẫu (model) có kích thước nhỏ hơn và hỗ trợ cho
quá trình xử lý phức tạp. Với dữ liệu phân loại các dạng mẫu rác (đạt 8000 loại mẫu vật), kỹ
thuật transfer learning trong DP được sử dụng để huấn luyện các lớp dữ liệu COCO
(common Objects in Context image dataset) với sự hỗ trợ của nền tảng SSDLite trong phiên
bản mô hình MobileNet-V2. Các đối tượng vật thể trôi nổi được nhận biết thông qua camera
đặt phía đầu robot thu gom. Dữ liệu rác sau nhận dạng sẽ được nhận dạng và lưu vào bộ
nhớ của robot là biến rác tái chế được hoặc không tái chế được, trước khi robot tự di chuyển
đến và thực hiện việc thu gom rác.
Robot sẽ di chuyển đựa trên GPS và cảm biến la bàn số theo cách thức như mô tả trong
Hình 5. Khi bắt đầu một phiên làm sạch, robot sẽ được cung cấp 4 tọa độ tương đương với
một hình chữ nhật giới hạn khu làm việc. Robot sẽ di chuyển theo đường kế hoạch được
tính toán đựa trên 4 tọa đô ban đầu.
Hình 5. Sơ đồ cách thức chia lưới và định vị định hướng dịch chuyển của robot
Trình tự di chuyển của robot được thực hiện theo sơ đồ thuật toán như mô tả ở Hình 6. Quy
trình làm việc ấy có thể được khái quát bởi 4 bước như sau:
Bước 1: robot nhận yêu cầu từ người dùng bao gồm 4 tọa độ khu vực cần làm sạch. Robot
nhận thông tin vị trí của mình từ GPS.
Bước 2: robot di chuyển đến đỉnh gần nhất. Vẽ đường kế hoạch từ khu vực người dùng chỉ
định.
383
Bước 3: robot sẽ di chuyển theo đường kế hoạch, trong lúc này nếu hàm object detection
phát hiện rác sẽ chạy hàm object tracking để theo dõi vật thể. Đến vị trí rác sẽ khởi chạy
mô-đun lấy rác và sang bước 4.
Bước 4: robot tránh vật cản dựa trên cảm biến lazer.
Hình 6. Mô phỏng hệ con lắc quay ngược của Quanser trong Simcape
3 Đ NH GIÁ
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng. Xu hướng giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường
ngày càng được người dân chú trọng. Liên quan đến việc thói quen xả rác của người dân và
xu hướng thu gom rác thải, cần nâng cao ý thức mỗi con người và cộng đồng, Robot thu
gom rác trên mặt nước sẽ là giải pháp tối ưu để làm việc đó.
4 KẾT LUẬN
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, đặc biệt là các
thành phố, khu tập thể, bãi biển có khối lượng rác rất nhiều. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện
đề tài đã tìm hiểu nghiên Cứu mô hình robot sử dụng cho mục đích thu gom rác thải trên
các bề mặt nước. Mô hình Robot chế tạo có khả năng phát hiện một cách chính xác và tự
động bằng cách sử dụng mạng nơ-ron phức hợp để nhận dạng rác và giao tiếp kết nối với
người dùng.
Nhóm đề tài rất mong muốn có những ý kiến đóng góp để nhóm tiếp tục nghiên cứu và hiện
thực hóa mô hình thực tiễn có thể sử dụng rộng rãi trên thị trường, góp phần làm giảm
lượng rác thải, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe mọi người.
384
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] J.H. Cassing, N.V. Long, “Trade in trash: A political economy approach”, European
Journal of Political Economy, 101982, 2020.
[2] S. Harapanahalli et.al, “Autonomous Navigation of mobile robots in factory
environment”, Procedia Manufacturing, Vol. 38, 1524-1531, 2019.
[3] D. Q. Thuyet, Y. Kobayashi, M. Mastuo, “A robot system equipped with deep
convolutional neural network for autonomous grading and sorting of root-trimmed
garlics”, Computers and Electronics in Agriculture, Vol. 178, 105727
[4] J. bai, S. Lian, Z. Liu, K. Wang and D. Liu, “Deep learning based robot for automatically
picking up garbage on the grass”, IEEE Transactions on Consumer electronics,
18114462, pp. 382–389, 2018
[5] W. Wang, Y. li, T. Zou, X. Wang, J. You, Y. Luo, “A Novel Image Classification
Approach via Dense-MobileNet Models”, Deep Learning in Mobile Information systems,
7602384, pp. 153–163, 2020.
[6] S.-H Tsang, “Review: MobileNetV2 - Light Weight Model
[7] https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/viet-nam-dung-thu-4-the-gioi-ve-xa-rac-thai-nhua