Ứng dụng Vi sinh vật trong sản xuất cồn
Công nghệ cồn etylic là khoa học về phương pháp và quá trình chế biến các nguyên liệu chứa tinh bột, đường, xenluloza, etylen thành sản phẩm etylic hay etanol. Quy trình công nghệ sản xuất cồn etylic có thể chia thành các công đọan chính gồm : chuẩn bị dịch đường lên men; gây men giống, lên men dịch đường và xử lý dịch lên men. Chuẩn bị dịch lên men: - Nếu nguyên liệu chứa tinh bột thì công đọan này gồm nghiền, nấu, đường hóa và làm lạnh đến nhiệt độ lên men. - Nếu nguyên liệu là mật rỉ thì chuẩn bị dịch lên men gồm pha lõang sơ bộ, xử lý mật rỉ, bổ sung nguồn dinh dưỡng, tách cặn rồi pha loãng tới nồng độ gây men và lên men Gây men giống và lên men: muốn lên men trước hết cần phát triển men giống tới chất lượng và số lượng cần thiết, thường bằng 10% thể tích của thùng lên men. Sau đó đưa men giống và dịch đường vào thùng rồi khống chế ở điều kiện xác định để nâm men chuyển hóa đường thành rượu và CO2. Dịch nhận được sau lên men gọi là giấm chín. Xử lý dịch lên men: công đoạn này có liên quan tới kiến thức lý học và chuyển khối. Thực chất là dùng hệ thống chưng luyện phù hợp để tách rượu và các chất dễ bay hơi khỏi giấm chín, sau đó đem tinh luyện để nhận được cồn sản phẩm, thỏa mãn tiêu chuẩn và yêu cầu tiêu dùng. Sản phẩm thu được sau xử lý bao gồm cồn thực phẩm, cồn đầu, dầu fusel hoặc ancol cao phân tử. Ngoài các sản phẩm kể trên, chúng ta còn thu được bã rượu có chứa nhiều chất hữu ích, có thể dùng làm môi trường nuôi cấy và thu nhận nấm men thô dùng cho chăn nuôi, chế biến các lọai kháng sinh Ở một số nước, người ta đem cô đặc bã rượu tới nồng độ chất khô nhất định và bổ sung trực tiếp vào khẩu phần ăn của vật nuôi. Trong bã rượu từ rỉ đường còn có thể thu nhận glyxerin, axít glutamic. Trong những năm gần đây bã rượu từ mật rỉ còn được nghiên cứu và đưa vào phụ gia của vật liệu xây dựng. Ơ nước ta việc sử dụng bã rượu chưa được nghiên cứu áp dụng nên còn lãng phí nhiều. Phần lớn bị bỏ đi , chỉ phần rất ít được sử dụng vào mục đích chăn nuôi.