Upcycling club - câu lạc bộ tái chế sáng tạo cung cấp những sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa

Cứ mỗi phút trôi qua, trên thế giới lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra và mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ túi nilông được tiêu thụ. Còn ở Việt Nam, lượng rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày là hơn 2.500 tấn. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, lượng rác thải nhựa thải ra lên tới 80 tấn mỗi ngày. Đây là con số đáng báo động và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đó là lý do vì sao nhóm tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp giúp giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh”.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Upcycling club - câu lạc bộ tái chế sáng tạo cung cấp những sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1190 UPCYCLING CLUB – CÂU LẠC BỘ TÁI CHẾ SÁNG TẠO CUNG CẤP NHỮNG SẢN PHẨM TÁI CHẾ TỪ RÁC THẢI NHỰA Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Lan, Hồ Trần Tiến, Trịnh Thanh Tín Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh 86 TÓM TẮT Cứ mỗi phút trôi qua, trên thế giới lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra và mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ túi nilông được tiêu thụ. Còn ở Việt Nam, lượng rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày là hơn 2.500 tấn. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, lượng rác thải nhựa thải ra lên tới 80 tấn mỗi ngày. Đây là con số đáng báo động và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đó là lý do vì sao nhóm tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp giúp giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh”. Từ khóa: chai nhựa, giải pháp, ô nhiễm, rác thải, túi nilon. 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ Rác thải nhựa là một vấn đề được mọi người quan tâm được giải quyết từ rất lâu. Tuy nhiên, lượng rác thải lại tăng lên từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Nếu như bình thường mình sẽ đến các quán ăn nhưng giờ mình ngồi nhà đặt Grab và người ta giao hàng tới. Và tất nhiên họ chỉ sử dụng bao bì nhựa thôi. Rác thải nhựa trong nhà mình cứ thế tăng và tăng lên rất nhiều. Một trong những lý do nhựa được sử dụng phổ biến là đặc tính "sống lâu" của nó, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên một thảm họa môi trường trong tương lai nếu không có cách giải quyết. Thông thường chúng ta uống chai nước chỉ 1 lần rồi bỏ. Nhưng nó có thể tồn tại trên Trái đất đến 450 năm. Vậy làm thế nào giảm thiểu số lượng rác thải nhựa xuống? Để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là mục tiêu mà bài nghiên cứu hướng tới. 2. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ TPO - Theo công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM (Citenco), mỗi ngày thành phố phát sinh 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó hơn 1.500 tấn là rác thải nhựa, xếp thứ hai, chỉ sau chất thải hữu cơ. Đây là con số đáng báo động và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi rất lớn hành vi tiêu dùng của người dân. Các nghị định cách ly xã hội đã làm bùng nổ mua sắm online. Theo một khảo sát, trong giai đoạn dịch bệnh 1191 vừa qua, có đến 75% người dân sống ở TP.HCM và Hà Nội sử dụng dịch vụ mua đồ ăn trực tuyến. Việc đặt món và giao đồ ăn tận nơi nở rộ đã phần nào khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể. Nhóm đã khảo sát khoảng trên 150 người tại TP.HCM bao gồm cả học sinh, sinh viên và người đi làm tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Google biểu mẫu từ ngày 13-15/05/2021: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeM13q_-9xB7Y19kgNRIoJW9VY6iQbhg- wCbG-SgL2Fbh1kOQ/viewform?usp=sf_link Kết quả là hầu hết người dân đều có quan tâm hoặc cũng đã từng nghĩ đến việc “Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường”. Có đến 55,6% người cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc này do ít sản phẩm thay thế, 39,9% người cho rằng do xả rác bừa bãi và một số nguyên nhân khác như: ý thức kém, phương tiện thu gom xuống cấp, lạm dụng sản phẩm nhựa, Hình 1. Bảng khảo sát các nguyên nhân dẫn đến việc “rác thải nhựa gây ô nhiễm” Với câu hỏi “Trung bình 1 ngày, Anh/Chị sử dụng bao nhiêu túi nilon/chai nước?” thì có 43,8% người sử dụng dưới 2 túi/chai, 35,3% người sử dụng 2-5 túi/chai, 15,7% người sử dụng 5-8 túi/chai, còn lại là trên 8 túi/chai. Điều đó cho thấy, lượng túi nilon/chai nhựa thải ra ngoài hiện nay là đáng báo động. Hình 2. Biểu đồ số túi nilon, chai nhưa sử dụng trong ngày 1192 Theo khảo sát, 100% người đều cho rằng họ rất mong muốn vấn đề này được giải quyết. 3 ĐÁNH GIÁ LẠI ĐỀ TÀI NHÓM 3.1 Điểm mạnh - Nhiều thông tin, dễ tìm kiếm tài liệu. - Nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người. - Đề tài đang là một vấn đề lớn và cấp bách cần được xã hội quan tâm và tìm ra cách giải quyết hiệu quả. 3.2 Điểm yếu - Liên quan đến ý thức con người nên gặp khó khăn trong việc giải quyết triệt để vấn đề. - Vấn đề khó tìm cách giải quyết trên thực tế. - Chưa có số liệu cụ thể cho từng khu vực. 4 KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP TRÊN THỊ TRƯỜNG, NGUYÊN NHÂN Có nhiều giải pháp được đưa ra để làm giảm rác thải nhựa được đưa ra thị trường cùng với sự trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, vẫn chưa thật sự hiệu quả như: - Gói rau bằng lá chuối: sử dụng trong thời gian ngắn. - Đan túi bằng cây lục bình: giá thành cao. - Túi nilon tự phân huỷ sinh học: giá thành cao, chưa được phổ biến. - Đánh thuế môi trường đối với túi nilon: giá thuế > giá bán, xuất hiện túi nilon mỏng gây hại môi trường hơn. - Túi/ly/ống hút giấy: giá thành cao, dễ bị rách khi gặp nước. - Túi vải: giá thành cao, không chứa được đồ nước. - Bình nước cá nhân: giá thành cao, chiếm diện tích, bất tiện khi ra ngoài. 1193 5 BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ Hình 3. Biểu đồ xương cá nếu rõ nguyên nhân thực trạng 6 CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP - Không được kêu gọi nhà nước đánh thêm thuế túi nilon. - Túi thay thế phải tiện lợi như túi nilon. - Không thể loại bỏ túi nilon ra khỏi thị trường. 7 CÁC GIẢI PHÁP CHO ĐỀ TÀI NHÓM 7.1 Các giải pháp cá nhân Hội thảo: nhận thức và thói quen của con người. 1194 Hình 4. Sân khấu của buổi hội thảo. Diễn giải giải pháp: Diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần. Sân khấu có thể lắp đặt ở đầu chợ cho mọi người dễ chú ý đến với chiều rộng và chiều cao khoảng 6 × 3,5 m. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, anh, chị ở đoàn thanh niên để cùng tham gia giúp đỡ. Nội dung: - Giới thiệu lý do của buổi hội thảo. - Đưa ra thực trạng vấn đề sử dụng túi nilon. - Đưa ra những hậu quả nặng nề mà túi nilon gây ra. - Tổ chức mini game cho mọi người có mặt ở buổi hội thảo cùng tham gia và quà là các túi nilon tự phân hủy, túi giấy, túi lưới, - Kết luận là kết thúc buổi hội thảo. Dự kiến sẽ cần: 500.000- 800.000 đ cho mỗi lần hội thảo. + Điểm mạnh: - Thu hút được sự chú ý của nhiều người. - Dần thay đổi được thói quen sử dụng túi nilon. + Điểm yếu: - Còn tốn chi phí. - Mất nhiều thời gian. Thành lập Câu lạc bộ Upcycling Diễn giải giải pháp: - Câu lạc bộ UPCYCLING tái chế các sản phẩm từ rác thải nhựa trong nhà trường. - Thành viên của câu lạc bộ sẽ là các bạn sinh viên trong trường. Nếu có đam mê về lĩnh vựa như là thiết kế, sáng tạo, bảo vệ môi trường thì đều được đăng kí tham gia CLB. - Các sản phẩm được tái chế sẽ có nhiều hình dạng khác nhau mang phong cách thời trang. - Ví dụ như làm một chiếc đèn ngủ: bên trong chai nhựa sẽ chứa loại đèn Led 2W thì nhiệt độ của loại đèn này sẽ dao động trong khoảng 30,6 °C. Trong khi nhiệt độ nóng chảy của chai nhựa là từ 110 °C nên sẽ không sợ bị nung chảy. - Sau khi hoàn thành các sản phẩm tái chế, CLB sẽ mở bán sản phẩm. Đối tượng khách hàng có thể là sinh viên trong trường, cũng có thể là khách hàng bên ngoài nếu có nhu cầu. 1195 - Giá bán mỗi sản phẩm sẽ dao động từ 50.000 đ - 80.000 đ, phù hợp giá cả sinh viên mà lại rẻ hơn giá ngoài thị trường. - Số tiền bán được CLB sẽ dùng để mua nguyên vật liệu làm sản phẩm như bóng đèn, dây treo, Đặc biệt là dùng cho các hoạt động, chương trình thiện nguyện, Đèn làm từ chai nhựa Chậu đựng tiểu cảnh làm từ chai nhựa Hình 5. Minh họa các sản phẩm đã qua tái chế Hình 6. Mô hình vận hành CLB + Điểm mạnh: - Thông qua việc bán sản phẩm tái chế có thể tự tạo ra chi phí để vận hành CLB và thực hiện các hoạt động thiện nguyện. 1196 - Giảm đáng kể số lượng rác thải nhựa trong trường. - Tận dụng được nguồn lực sinh viên sẵn có cho CLB mà không tốn phí. - Ngày càng có nhiều người biết đến các sản phẩm tái chế. - Tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, độc đáo phù hợp với xu hướng hiện đại. - Không tốn nhiều chi phí. + Điểm yếu: - Mất thời gian thu gom những chai nhựa. - Không đủ sức hấp dẫn thành viên so với các CLB, hội nhóm về nghệ thuật khác. - Đầu ra của sản phẩm còn hạn chế. 7.2 Giải pháp cuối cùng của nhóm Qua 05 tiêu chí đánh giá và lựa chọn, giải pháp cuối cùng của nhóm: thành lập Câu lạc bộ UPCYCLING tái chế các sản phẩm từ rác thải nhựa trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huy Thịnh, 16/11/2020. Mỗi ngày, TP.HCM phát sinh hơn 1.500 tấn rác thải nhựa. Truy xuất từ: https://tienphong.vn/moi-ngay-tphcm-phat-sinh-hon-1-500-tan-rac-thai- nhua- [2] Theo báo tuổi trẻ Oline, 23/04/2021. Rác thải nhựa tăng lên đáng kể, cần chung tay giảm thiểu ngay lúc này. Truy xuất từ: https://tuoitre.vn/rac-thai-nhua-tang-len-dang-ke- can-chung-tay-giam-thieu-ngay-luc-nay
Tài liệu liên quan