Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam

Các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các quốc gia đang phát triển hiện gặp nhiều áp lực trong việc đưa ra các ưu đãi nhằm chạy đua trong cuộc chiến thu hút FDI trên toàn cầu. Bài viết này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan tới ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), một trong những loại thuế có ảnh hưởng quan trọng và tác động tới mọi loại hình FDI. Thông qua việc tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu, bài viết đưa ra những lý thuyết chung về ưu đãi thuế TNDN và cung cấp bức tranh tổng quan về thực trạng áp dụng các hình thức ưu đãi thuế tại những quốc gia đang phát triển. Cuối cùng, căn cứ vào thực trạng tại Việt Nam, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm cải cách các ưu đãi thuế theo hướng hiệu quả hơn.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 208- Tháng 9. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam Lê Hà Trang Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 30/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 26/04/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019 Các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các quốc gia đang phát triển hiện gặp nhiều áp lực trong việc đưa ra các ưu đãi nhằm chạy đua trong cuộc chiến thu hút FDI trên toàn cầu. Bài viết này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan tới ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), một trong những loại thuế có ảnh hưởng quan trọng và tác động tới mọi loại hình FDI. Thông qua việc tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu, bài viết đưa ra những lý thuyết chung về ưu đãi thuế TNDN và cung cấp bức tranh tổng quan về thực trạng áp dụng các hình thức ưu đãi thuế tại những quốc gia đang phát triển. Cuối cùng, căn cứ vào thực trạng tại Việt Nam, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm cải cách các ưu đãi thuế theo hướng hiệu quả hơn. Từ khóa: FDI, ưu đãi thuế, quốc gia đang phát triển, Việt Nam, thu hút đầu tư Tax incentives for FDI enterprises: The current situation in developing countries and Suggestions for Vietnam Abstract: Investment promotion agencies in developing countries are currently under pressure to offer incentives to race in the global battle to attract FDI. This article focuses on theoretical and practical issues related to incentives for corporate income tax (CIT), one of the taxes has an important influence and affects all types of FDI. By synthesizing, comparing and analyzing data, the article provides general theories on CIT incentives and provides an overview of the current status of applying tax incentives in developing countries. Finally, based on the current situation in Vietnam, the article proposes recommendations to reform tax incentives in a more efficient way. Keywords: FDI, tax incentive, developing countries, Vietnam, attracting investment. Trang Ha Le, MEc. Email: tranglh@hvnh.edu.vn Faculty of International Business, Banking Academy of Vietnam 1. Mở đầu Hiện nay hầu hết các quốc gia, ngay cả các quốc gia đã phát triển, đang đưa ra các biện pháp ưu đãi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các nước đang LÊ HÀ TRANG Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 61 phát triển luôn gặp áp lực phải đưa ra các ưu đãi nhằm chạy đua trong cuộc chiến thu hút FDI trên toàn cầu. Ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI có thể được áp dụng cho rất nhiều loại thuế khác nhau như thuế TNDN, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế quan, thuế đất đai Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan tới ưu đãi đối với thuế TNDN, một trong những loại thuế có ảnh hưởng quan trọng và tác động tới mọi loại hình doanh nghiệp FDI. Mục tiêu của bài viết nhằm: (1) Cung cấp những lý thuyết chung về ưu đãi thuế TNDN; (2) nghiên cứu thực trạng áp dụng các ưu đãi thuế tại những quốc gia đang phát triển; và (3) liên hệ thực tiễn tại Việt Nam để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm cải cách các ưu đãi thuế theo hướng hiệu quả hơn. 2. Tổng quan về ưu đãi thuế 2.1. Các hình thức ưu đãi thuế Ưu đãi thuế là một bộ phận quan trọng trong những ưu đãi mà Chính phủ một quốc gia dành cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thông qua chính sách ưu đãi thuế, chi phí thuế mà các nhà đầu tư nước ngoài phải gánh chịu tại quốc gia nhận đầu tư sẽ được cắt giảm, từ đó các Chính phủ hy vọng có thể khiến môi trường đầu tư tại quốc gia mình trở nên thu hút và cạnh tranh hơn. Nguồn FDI gia tăng cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia có thêm nguồn lực phục vụ các mục tiêu như phát triển kinh tế khu vực, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, xúc tiến xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ưu đãi thuế có thể được phân thành một số hình thức cơ bản sau: Kỳ miễn thuế, ưu đãi thuế suất, trợ cấp thuế và khấu trừ thuế, khấu hao nhanh. Mỗi biện pháp ưu đãi đều có những ưu và nhược điểm riêng khiến việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp này ở từng quốc gia là hết sức đa dạng và linh hoạt. a. Kỳ miễn thuế Kỳ miễn thuế là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp FDI mới thành lập được miễn nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Đôi khi, sau khi kỳ miễn thuế chấm dứt, nhà đầu tư sẽ tiếp tục được hưởng một thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi. Điểm nổi trội của các kỳ miễn thuế là hình thức này thường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do mang lại hiệu quả tiết kiệm chi phí tuyệt đối, đặc biệt là đối với những dự án đạt lợi nhuận cao trong những năm đầu hoạt động. Thêm vào đó, nhà đầu tư có thể đánh giá cao sự giải phóng hoàn toàn khỏi những tương tác với cơ quan thuế trong suốt thời gian miễn thuế. Tuy nhiên, các kỳ miễn thuế thường không có lợi cho các dự án dài hạn, sử dụng nhiều vốn và những dự án trong các lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, vì những dự án này thường không có lợi nhuận trong những năm đầu hoạt động. Đối với Chính phủ nhận đầu tư, một mặt, kỳ miễn thuế là biện pháp đơn giản và dễ dàng quản lý nhất do cơ quan thuế không cần phải quan tâm và theo dõi lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian miễn thuế. Nhưng mặt khác, hình thức ưu đãi này gắn liền với rủi ro tài khóa cao do khó dự đoán được giá trị thất thu thuế thực tế. Ngoài ra, ưu đãi thường được cấp trước cho nhà đầu tư mà không có sự bảo đảm nào về kết quả đầu tư thực tế. Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201962 b. Ưu đãi thuế suất Ưu đãi thuế suất là việc các doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm chí trong toàn bộ vòng đời của dự án. Đối với hình thức ưu đãi thuế suất, nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp không bị loại trừ hoàn toàn. Giống với kỳ miễn thuế, ưu đãi thuế suất mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp có lợi nhuận cao, thường lại là những doanh nghiệp ít cần sự hỗ trợ của chính phủ nhất. Điều này có thể dẫn đến những chi phí không cần thiết để duy trì các ưu đãi như vậy. Ngoài ra, chính phủ các quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất thu những khoản thuế lớn khi một doanh nghiệp có được lợi nhuận cao bất thường trong một năm nhất định. Do các tập đoàn đa quốc gia có thể phân chia lợi nhuận giữa công ty mẹ và các công ty con nên nguy cơ trốn thuế thông qua chuyển giá đối với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận như kỳ miễn thuế và ưu đãi thuế suất là rất dễ xảy ra. Việc sử dụng rộng rãi các biện pháp ưu đãi ở các quốc gia đang phát triển là một thiếu sót đáng kể trong việc thiết kế hệ thống ưu đãi thuế hiện nay. c. Trợ cấp thuế và khấu trừ thuế Trợ cấp thuế và khấu trừ thuế là các hình thức giảm thuế dựa trên giá trị các khoản đầu tư đủ điều kiện, vì vậy được gọi là các hình thức ưu đãi thuế dựa trên hiệu quả. Trợ cấp thuế được sử dụng để giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và khấu trừ thuế được sử dụng để giảm trực tiếp số tiền thuế phải nộp. Các biện pháp ưu đãi thuế này thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với kỳ miễn thuế. Thứ nhất, do các doanh nghiệp FDI không thoát ly hoàn toàn khỏi các nghĩa vụ thuế, chi phí của các khoản thu nhập được giảm thuế sẽ luôn được cơ quan thuế sở tại theo dõi và giám sát, từ đó làm cho quy trình ưu đãi này trở nên minh bạch hơn. Thứ hai, trợ cấp thuế và khấu trừ thuế không tạo ra sự bất bình đẳng về lợi ích giữa những doanh nghiệp lợi nhuận cao và thấp, giữa những dự án dài hạn và ngắn hạn do tỷ lệ trợ cấp hoặc khấu trừ có thể thay đổi linh hoạt theo đặc thù của dự án đầu tư. Do đó những hình thức ưu đãi như thế này cũng ít bị lạm dụng bởi chuyển giá, và mức độ áp dụng ưu đãi có thể điều chỉnh tùy theo các mục tiêu chính sách. Cuối cùng, các biện pháp ưu đãi dựa trên hiệu quả cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến cách thức xử lý đối với tái đầu tư hoặc đầu tư mở rộng, điều bị bỏ qua khi áp dụng hình thức miễn thuế có thời hạn. Do trợ cấp thuế và khấu trừ thuế liên quan trực tiếp tới giá trị của khoản đầu tư, dù khoản đầu tư đó được thực hiện tại thời điểm nào trong vòng đời dự án thì các ưu đãi cũng sẽ giúp doanh nghiệp FDI giảm chi phí đầu tư cơ bản. Tuy nhiên, hạn chế dễ thấy nhất của các biện pháp ưu đãi như trợ cấp thuế và khấu trừ thuế là chúng khiến hệ thống thuế trở nên phức tạp và khó quản lý hơn. Điều đó cũng được thể hiện qua thực tế là chỉ có một số ít các quốc gia đang phát triển hiện đang sử dụng các hình thức ưu đãi này. d. Khấu hao nhanh Khấu hao nhanh là việc cho phép doanh nghiệp FDI thực hiện khấu hao tài sản cố định cho mục đích thuế với thời hạn nhanh hơn so với nguyên tắc kế toán thông thường. Khi áp dụng biện pháp ưu đãi LÊ HÀ TRANG Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 63 này, gánh nặng thuế danh nghĩa của doanh nghiệp không thực sự giảm mà chỉ đơn thuần là trì hoãn khoản thuế phải nộp đến giai đoạn sau của dự án đầu tư. Nói cách khác, khấu hao nhanh cung cấp việc hoãn thuế giống như một khoản tín dụng không lãi suất của Chính phủ dành cho nhà đầu tư. Không giống với các hình thức ưu đãi trước, khấu hao nhanh chỉ thích hợp với một số lĩnh vực ngành nghề nhất định sử dụng nhiều tài sản cố định với cường độ vốn lớn. 2.2. Hiệu quả của ưu đãi thuế Tính hiệu quả của ưu đãi thuế trong thu hút FDI đã là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu học thuật trong nhiều năm trở lại đây. Hầu hết những bằng chứng định lượng trên phạm vi rộng đều đưa tới kết luận rằng, ưu đãi thuế có ảnh hưởng tích cực tới FDI vào một quốc gia (IMF, 2015; WB, 2017) nhưng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu. Theo Báo cáo Đầu tư quốc tế của UNCTAD (2017) các thay đổi về chính sách thuế chỉ xếp hạng 7 trong 13 yếu tố vĩ mô có tác động tới quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hiệu quả của ưu đãi thuế cũng rất khác nhau tùy thuộc vào động cơ của dự án FDI. Cụ thể, tác động từ ưu đãi thuế thực sự hiệu quả đối với FDI với mục đích tìm kiếm hiệu quả. Với các loại hình FDI khác như FDI tìm kiếm thị trường, FDI tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên và FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (thương hiệu, công nghệ, kỹ năng), ảnh hưởng của ưu đãi thuế thường tương đối thấp. Theo Khảo sát Năng lực cạnh tranh đầu tư toàn cầu của WB (2017), 64% nhà đầu tư tìm kiếm hiệu quả trong khảo sát cho rằng các ưu đãi thuế có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định đầu tư của họ, trong khi tỷ lệ này chỉ là 47% đối với những nhà đầu tư với các động cơ khác như tìm kiếm thị trường và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả này có thể được lý giải thông qua lập luận sau: Thuế TNDN có thể coi như một loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của nhà đầu tư. Do đó FDI tìm kiếm hiệu quả, với việc lấy tối thiểu hóa chi phí làm động cơ chính, sẽ đặc biệt bị chi phối mạnh bởi sự so sánh về mức độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia mục tiêu. Ngược lại, đối với các loại hình FDI mà giảm thiểu chi phí sản xuất không phải mục đích chính thì các ưu đãi thuế trở nên kém hấp dẫn hơn. Các yếu tố then chốt quyết định địa điểm đầu tư của các hình thức FDI này thường là nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, hoặc các thế mạnh về công nghệ, nguồn nhân lực và mạng lưới phân phối. Ngoài ra, như đã phân tích ở nội dung 2.1, tác dụng thu hút FDI còn biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào hình thức ưu đãi được áp dụng. Các hình thức ưu đãi thuế dựa trên lợi nhuận như kỳ miễn thuế và ưu đãi thuế suất thường hấp dẫn những khoản đầu tư cho lợi nhuận cao vào những năm đầu hoạt động. Đặc điểm này làm phát sinh hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng hình thức đầu tư mở rộng để tận dụng ưu đãi cho từng giai đoạn ngắn (WB, 2017). Ngược lại, các hình thức ưu đãi thuế dựa trên chi phí như khấu trừ thuế, trợ cấp thuế và khấu hao nhanh tỏ ra có hiệu quả hơn đối với những khoản đầu tư có cường độ vốn lớn, dài hạn và thường chưa mang lại lợi nhuận trong những năm đầu của dự án (ví dụ các dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến công nghệ thông tin, y tế và công nghệ xanh). 2.3. Những hạn chế của ưu đãi thuế Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201964 Mục tiêu của ưu đãi thuế là giúp các quốc gia tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi những bằng chứng về vai trò quyết định của ưu đãi thuế TNDN trong thu hút FDI còn tương đối mơ hồ thì xu hướng sử dụng loại hình ưu đãi này tại các quốc gia đang phát triển hiện nay vẫn đang bộc lộ một số điểm hạn chế sau: Thứ nhất, ưu đãi thuế đang gây ra những tổn thất thuế đáng kể cho các quốc gia áp dụng chúng, mặc dù những tổn thất này không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy được. Thâm hụt ngân sách luôn là một bài toán khó cho những quốc gia đang phát triển, tuy nhiên Chính phủ tại các quốc gia này dường như lại đang quá hào phóng với các ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI mà quên mất rằng những ưu đãi đó sẽ trực tiếp gây ra những thiệt hại cho ngân sách công (WB, 2017). Người dân cũng không thể nắm được thông tin cũng như giám sát những thất thu thuế kiểu này như đối với những khoản chi thường xuyên của Chính phủ, và ở nhiều nước đang phát triển thì thất thu thuế do ưu đãi thậm chí không được đo lường hay công bố (IMF, 2015; WB, 2017). Mặc dù còn nhiều hạn chế về dữ liệu, nhưng WB (2017, tr79) đã ước tính thất thu thuế TNDN từ ưu đãi tại những quốc gia đang phát triển thường rất cao, nếu tính theo phần trăm GDP, chi phí này lên tới 5,9% tại Campuchia, 5,2% tại Ghana, 5% tại Brazil và 3,9% tại Cộng hòa Dominic. Thứ hai, chế độ đãi ngộ thuế ở các nước đang phát triển thường bị ảnh hưởng bởi thiết kế yếu kém, thiếu minh bạch và cồng kềnh về mặt quản lý (IMF, 2015). Thực tiễn trên kéo theo nhiều chi phí hành chính phát sinh đối với các cơ quan cấp phép và giám sát đầu tư tại quốc gia sở tại. Quan trọng hơn, những hạn chế này có thể làm tăng chi phí gián tiếp của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, từ đó làm giảm tính hấp dẫn của các biện pháp ưu đãi. Thứ ba, do kỳ miễn thuế và ưu đãi thuế suất vẫn là những hình thức ưu đãi phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, ưu đãi thuế tại những nước này dễ bị lạm dụng cho các hành vi trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia, thông qua việc chuyển lợi nhuận từ cơ sở không được miễn thuế sang các cơ sở được miễn giảm thuế bằng cách vận dụng giá chuyển nhượng nội bộ. Thứ tư, theo dữ liệu từ WB giai đoạn 2009- 2015, 46% các quốc gia đang phát triển tiếp tục giới thiệu thêm hoặc gia tăng những ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chỉ có 24% quốc gia thực hiện gỡ bỏ hoặc giảm thiểu những hình thức ưu đãi như vậy. Điều này cho thấy xu hướng chạy đua sử dụng ưu đãi thuế trong cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia. Trên thực tế, một cuộc chạy đua như vậy chỉ có lợi cho các doanh nghiệp FDI và sẽ khiến chi phí mà các Chính phủ phải bỏ ra để thu hút FDI trở nên quá lớn so với những lợi ích có được từ nguồn vốn ngoại. Thứ năm, hiện nay các quốc gia đang phát triển thường áp dụng ưu đãi thuế cho hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy áp dụng ưu đãi trên diện rộng tỏ ra không thực sự hiệu quả vì trong rất nhiều ngành nghề lĩnh vực, chi phí thuế không phải là yếu tố chủ chốt đưa tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư (Wells và cộng sự, 2001; IMF, 2015; UNCTAD, 2017). Trong những trường hợp như vậy, ưu đãi thuế giống như một món quà lãng phí và hào phóng quá mức mà Chính phủ nhận đầu tư dành tặng cho các doanh nghiệp FDI. LÊ HÀ TRANG Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 65 3. Thực trạng áp dụng ưu đãi thuế tại các quốc gia đang phát triển Một quốc gia có thể cung cấp những đãi ngộ thuế cho nhà đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số các quốc gia đang phát triển, kỳ miễn thuế và ưu đãi thuế suất là hai hình thức được sử dụng rộng rãi nhất. Năm 2017, WB đã tiến hành thu thập và tổng hợp dữ liệu thuế từ 107 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009- 2015. Theo dữ liệu tổng hợp từ WB, 51% số nước đang phát triển hiện nay cung cấp các kỳ miễn thuế trong ít nhất một ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Nếu phân chia theo ngành nghề, tỷ lệ cung cấp kỳ miễn thuế cao nhất là trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, xuất hiện tại 47% số lượng các quốc gia đang phát triển (Hình 1). Kỳ miễn thuế được áp dụng ít hơn trong các ngành dịch vụ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, và thấp nhất trong lĩnh vực bán lẻ (23%). Thời gian trung bình của các kỳ miễn thuế giữa các lĩnh vực và ngành nghề là 8-10 năm. Hầu hết các quốc gia đang phát triển chỉ cấp các kỳ miễn thuế với điều kiện cụ thể về địa điểm đầu tư (77%), thường là các địa điểm kinh tế đặc biệt hoặc tại một vùng được chỉ định của đất nước. 40% các nước đang phát triển có các yêu cầu bổ sung cho kỳ miễn thuế, ví dụ như chỉ áp dụng kỳ miễn thuế đối với các dự án đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Tương tự như kỳ miễn thuế, biện pháp ưu đãi thuế suất đối với các ngành hoặc nhà đầu tư cụ thể cũng tương đối phổ biến tại các nước đang phát triển, với 40% số lượng quốc gia cung cấp loại hình ưu đãi này cho ít nhất một ngành nghề. Mức thuế suất ưu đãi biên trung bình là 13%. Giống như các kỳ miễn thuế, thuế suất ưu đãi được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đầu bởi ngành chế biến thực phẩm và công nghệ thông tin và điện tử, với 46% quốc gia đang áp dụng hình thức ưu đãi này (Hình 2). Các biện pháp trợ cấp thuế và khấu trừ Nguồn: Developing Country Tax Incentives Database, World Bank (2017), tr90-96 Hình 1. Thực trạng áp dụng kỳ miễn thuế tại các quốc gia đang phát triển phân theo ngành nghề giai đoạn 2009- 2015 Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201966 thuế ít phổ biến hơn tại các nước đang phát triển; chỉ có 16% các quốc gia cung cấp các khoản trợ cấp và khấu trừ thuế trong ít nhất một ngành. Các khoản trợ cấp và khấu trừ thuế cũng chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất (Hình 3). Hầu như tất cả các khoản trợ cấp thuế và khấu trừ thuế đều phải đi kèm điều kiện, phù hợp với đặc tính là dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của loại hình ưu đãi này. Việc nhận các khoản trợ cấp thuế và khấu trừ thuế thường liên quan đến các hoạt động đầu tư cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển hoặc mua sắm, lắp đặt thiết bị và công nghệ mới. Nếu phân chia theo khu vực địa lý, Đông Á và Thái Bình Dương đang là khu vực có nhiều sự cạnh tranh nhất về ưu đãi thuế với tỷ lệ lớn các quốc gia hiện đang áp dụng các hình thức ưu đãi như kỳ miễn thuế (71%), ưu đãi thuế suất (60%), trợ cấp thuế và khấu trừ thuế (33%) (Hình 4). Các điều kiện bổ sung như vị trí đầu tư, định hướng xuất khẩu, và các đặc thù khác của dự án cũng được áp dụng mặc dù có Nguồn: Developing Country Tax Incentives Database, World Bank (2017), tr90-96 Hình 2. Thực trạng áp dụng ưu đãi thuế suất tại các quốc gia đang phát triển phân theo ngành nghề giai đoạn 2009- 2015 Nguồn: Developing Country Tax Incentives Database, World Bank (2017), tr90-96 Hình 3. Thực trạng áp dụng trợ cấp thuế và kh
Tài liệu liên quan