Vài nét về ảnh hưởng của mạng internet tới văn hóa đại chúng

“Văn hóa đại chúng (popular culture/ mass culture) và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) có một mối quan hệ cộng sinh: Cái này phụ thuộc vào cái kia trong sự hợp tác mật thiết” – K. Turner (1984). Truyền thông đại chúng, với những dấu mốc quan trọng như sự ra đời và phát triển của loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và gần nhất là mạng internet, đã trực tiếp tác động tới sự phát triển của văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, chúng ta có thể quan sát sự phát triển mạnh mẽ của loại văn hóa này trong khoảng hơn hai thập kỉ qua, từ sự phổ biến của máy thu hình (tivi) đầu những năm 1990, cho tới sự phổ biến của mạng internet vào đầu những năm 2000. 1. Vài nét về thuật ngữ “văn hóa đại chúng” Văn hóa đại chúng (popular culture) được hiểu là văn hóa của con người nói chung (people in general), dành cho con người nói chung và được ưa thích bởi con người nói chung. Từ popular trong tiếng Anh có nghĩa là được nhiều người ưa chuộng. Trong đối thoại thông thường thì popular thường được hiểu tương tự như good (tốt/ tích cực), nhưng thực chất, đây là cách hiểu trái ngược với nghĩa nguyên khởi của từ này. Bởi xuất phát điểm, popular có ngụ ý miệt thị và được sử dụng để phân biệt số đông dân chúng (the mass of the people, khác với con người nói chung) với tầng lớp những người quý tộc, giàu có hoặc được giáo dục. Điều này không là ngạc nhiên khi ta biết rằng tại thời điểm đó, hầu hết các tác giả viết về chủ đề này đều xuất thân hoặc có quan hệ với ba tầng lớp kia. Các từ đồng nghĩa của popular trong thời kì này là gross, base, vile, riffraf, common, low, vulgar, plebeian hay cheap. Những từ đồng nghĩa này đều ngụ ý sự miệt thị. [3]

pdf9 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về ảnh hưởng của mạng internet tới văn hóa đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀI NÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG INTERNET TỚI VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ThS. Hoàng Thị Thu Hà∗ “Văn hóa đại chúng (popular culture/ mass culture) và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) có một mối quan hệ cộng sinh: Cái này phụ thuộc vào cái kia trong sự hợp tác mật thiết” – K. Turner (1984). Truyền thông đại chúng, với những dấu mốc quan trọng như sự ra đời và phát triển của loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và gần nhất là mạng internet, đã trực tiếp tác động tới sự phát triển của văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, chúng ta có thể quan sát sự phát triển mạnh mẽ của loại văn hóa này trong khoảng hơn hai thập kỉ qua, từ sự phổ biến của máy thu hình (tivi) đầu những năm 1990, cho tới sự phổ biến của mạng internet vào đầu những năm 2000. 1. Vài nét về thuật ngữ “văn hóa đại chúng” Văn hóa đại chúng (popular culture) được hiểu là văn hóa của con người nói chung (people in general), dành cho con người nói chung và được ưa thích bởi con người nói chung. Từ popular trong tiếng Anh có nghĩa là được nhiều người ưa chuộng. Trong đối thoại thông thường thì popular thường được hiểu tương tự như good (tốt/ tích cực), nhưng thực chất, đây là cách hiểu trái ngược với nghĩa nguyên khởi của từ này. Bởi xuất phát điểm, popular có ngụ ý miệt thị và được sử dụng để phân biệt số đông dân chúng (the mass of the people, khác với con người nói chung) với tầng lớp những người quý tộc, giàu có hoặc được giáo dục. Điều này không là ngạc nhiên khi ta biết rằng tại thời điểm đó, hầu hết các tác giả viết về chủ đề này đều xuất thân hoặc có quan hệ với ba tầng lớp kia. Các từ đồng nghĩa của popular trong thời kì này là gross, base, vile, riffraf, common, low, vulgar, plebeian hay cheap. Những từ đồng nghĩa này đều ngụ ý sự miệt thị. [3] ∗ Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN Từ xuất phát điểm trên, thuật ngữ popular dần dần bớt thiên kiến, chủ yếu là nhờ thông qua các tranh luận về nền chính trị dân chủ từ thế kỉ thứ 19. Tuy nhiên với lịch sử ra đời phức tạp của mình, tới nay đây vẫn là một thuật ngữ đa nghĩa: Khi thứ gì đó được dân chúng/ nhiều người ưa chuộng (popular), tức là mang tính đại chúng, thì điều này hàm ý hoặc tích cực, hoặc tiêu cực, phụ thuộc vào cách hiểu của ta về dân chúng (the people). Tính chất đại chúng/ phổ biến của các phương tiện truyền thông đại chúng đã tạo ra cách hiểu mơ hồ cả trong bối cảnh đời sống và hàn lâm, rằng, liệu các sản phẩm của truyền thông “là tốt vì nó là đại chúng”, hay “là xấu vì nó là đại chúng”. Từ đây, tiếp tục mở ra hai tranh luận. Thứ nhất là về mức độ mà văn hóa đại chúng được áp đặt lên con người nói chung (thông qua các tập đoàn truyền thông hay các hãng tin tức quốc gia), hay văn hóa đại chúng được bắt nguồn từ những trải nghiệm, thị hiếu, thói quen của con người nói chung? Thứ hai là về mức độ mà văn hóa đại chúng biểu hiện cho một quan điểm về giai cấp không có quyền lực và phụ thuộc, hay lại là sự biểu hiện của những cách thức thể hiện riêng khác và độc lập mà có thể hàm ẩn sự phản kháng đối với văn hóa chính thống/ đang chiếm ưu thế? [3] John Storey đã có những giải thích và dẫn chứng giúp làm rõ hơn tranh luận về hàm ý tốt và xấu của cùng khái niệm văn hóa đại chúng. Theo đó, văn hóa đại chúng được hiểu là thứ văn hóa còn lại, sau khi người ta đã quyết định được văn hóa tinh chuyên (high culture) là cái gì. Nói cách khác, văn hóa đại chúng giống như một loại nhãn, được dán cho những loại văn bản và những loại thực hành không đạt những tiêu chuẩn cần thiết để được gọi là văn hóa tinh chuyên. Theo cách hiểu này thì văn hóa đại chúng bị nhìn nhận như một loại văn hóa thấp cấp. Và những gì thuộc về văn hóa đại chúng bị nhìn nhận như những thứ phẩm. Một phân tích về văn hóa đại chúng thường bao gồm một loạt các đánh giá về giá trị của một văn bản hay một thực hành cụ thể nào đó. Ví dụ, người ta sẽ đòi hỏi về độ phức tạp của văn bản. Để có thể thuộc về một thứ văn hóa đích thực (real culture) thì nó cần phải khó. Đảm bảo tính chất khó này là đảm bảo cái mác văn hóa tinh chuyên độc tôn của nó. Nhà xã hội học người Pháp, Pierre Bourdieu, cho rằng những khác biệt văn hóa theo kiểu này thường được sử dụng để cổ vũ cho những khác biệt về giai cấp. Trong đó, thị hiếu (taste) là một cách phân loại mang đậm màu sắc hệ tư tưởng. Nó vận hành như một dấu hiệu nhận biết của giai cấp. [3] Theo hướng tiếp cận này, các sản phẩm được dán mác “văn hóa đại chúng” thường được cho là được sản xuất hàng loạt với mục đích thương mại, trong khi đó, văn hóa tinh chuyên lại được cho là kết quả của những nỗ lực sáng tạo cá nhân. Không ít người đã nỗ lực chia tách và phân biệt rõ ràng văn hóa đại chúng với văn hóa tinh chuyên. Nhưng điều này vẫn luôn gây nhiều tranh luận. Ví dụ kịch gia William Shakespeare của Anh hiện vẫn được coi là ví dụ mẫu mực của văn hóa tinh chuyên, nhưng vào khoảng cuối thế kỉ 19, các tác phẩm của ông đã được dựng rất nhiều trên các sân khấu đại chúng [5]. Film noir, một thể loại phim về tội phạm của Hollywood thịnh hành trong thập niên 40 và 50 của thế kỉ 20, là một trường hợp thú vị, được đánh giá là đã vượt lên trên lằn ranh chia cắt văn hóa đại chúng với văn hóa tinh chuyên. Nói cách khác, những tác phẩm phim ảnh của đại chúng này đến nay lại được gìn giữ như là những sản phẩm kinh điển của điện ảnh (classics)1. Một ví dụ gần hơn, theo chiều ngược lại, là nghệ sĩ opera, Luciano Pavarotti, với bản ghi âm Nessun Dorma2. Pavarotti hay Puccini hẳn nhiên được coi là một phần của văn hóa tinh chuyên. Nhưng vào năm 1990, Pavarotti cùng bản thu âm Nessun Dorma đã đứng vị trí thứ nhất trong hầu hết các bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Thành công rộng khắp/ đại chúng này đã khiến nhà soạn nhạc người Ý Puccini, nghệ sĩ Pavarotti cùng khúc aria, Nessun Dorma “gia nhập” văn hóa đại chúng. Bản thân Pavarotti, một năm sau đó, đã tổ chức một buổi hòa nhạc miễn phí (thay vì bán vé giá cao) tại một trong những công viên lớn nhất của thủ đô London (Anh), Hyde Park, (thay vì tại một nhà hát sang trọng, như Coliseum Theatre chẳng hạn) với sự tham dự của khoảng 100.000 người. Dường như sự phân chia giữa văn hóa đại chúng với văn hóa tinh chuyên, trong không ít trường hợp, trở nên mờ nhạt. 1 Thể loại film noir tại Mỹ có xuất phát điểm là dòng phim ít chi phí và chấp lượng thấp, đã biến đổi một cách kì diệu và trở thành những sản phẩm nghệ thuật cao cả, thể hiện cho triết lý hiện sinh. Công lớn thuộc về các nhà phê bình điện ảnh Pháp trong thập niên 50 của thế kỉ 20. 2 Nessun Dorma (Sẽ không ai ngủ) là tên một khúc aria (giai điệu tiêu biểu cho nhạc ba-rốc, thường được chơi trong nhạc kịch) trích từ hồi cuối của nhạc kịch Turandot của nhà soạn nhạc người Ý Giacomo Puccini. Các dòng chảy văn hóa liên tục chuyển động và những chuyển động này ngày càng trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn và đa chiều hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ, thậm chí mang tính cách mạng của các loại phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu như trước đây, khi phân tích về sự hình thành và phát triển của văn hóa đại chúng, người ta không thể bỏ qua vai trò quan trọng của ti vi và radio, đặc biệt là trong quá trình thương mại hóa các sản phẩm văn hóa đại chúng như phim ảnh hay các album nhạc, thì nay, bên cạnh ti vi và radio, người ta không thể bỏ qua vai trò của mạng internet toàn cầu, nhất là trong bối cảnh hội tụ truyền thông hiện nay. Những quan sát và nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng internet trong các nhóm công chúng có thể gợi mở những phân tích thú vị về ảnh hưởng của loại phương tiện truyền thông này tới văn hóa đại chúng. 2. Xem xét ảnh hưởng của mạng internet tới sự phát triển của văn hóa đại chúng trong nhóm công chúng trẻ tại Việt Nam Việt Nam chính thức hòa mạng internet toàn cầu vào tháng 11/1997. Có thể nói, cho tới nay, sự phát triển của mạng internet tại Việt Nam đã tương đối bắt nhịp với thế giới. Tính tới tháng 8/2011, số người sử dụng mạng internet tại Việt Nam là 30.04 triệu người, chiếm 34.58% dân số, tăng 13.53% so với cùng kì năm 2007 (thời điểm Việt Nam hòa mạng thế giới được 10 năm) [2]. Như vậy, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang sử dụng mạng internet. Và phần lớn trong đó là người trẻ. Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng. Trong khuôn khổ một công trình nghiên cứu khoa học vào tháng 5 năm 2011, tác giả đã tiến hành điều tra về thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của một nhóm công chúng trẻ. Mẫu điều tra là 252 học sinh phổ thông, đang sinh sống tại nội thành Hà Nội. Phương pháp điều tra được áp dụng là phát phiếu hỏi trực tiếp (questionnaire) và thảo luận nhóm tập trung (focus group). Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện (convenient sampling). Trong nhiều kết quả thu được, đáng chú ý là mức độ sử dụng mạng internet của mẫu điều tra cao hơn hẳn mức độ sử dụng báo in, tạp chí và phát thanh; và tương đương với mức độ theo dõi truyền hình của nhóm công chúng này (96% mẫu điều tra có sở hữu mạng internet tại nhà, 66.7% mẫu điều tra sử dụng mạng internet gần như hàng ngày và 27.8% mẫu điều tra sử dụng mạng internet một đến vài lần mỗi tuần). Điều này phần nào cho thấy ti vi và mạng internet là hai phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa đại chúng trong nhóm công chúng trẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, thảo luận nhóm tập trung đã gợi mở về những thay đổi đang diễn ra liên tục và mau lẹ trong lối sống và hệ thống quan điểm và thái độ của nhóm công chúng này, dưới sự tác động của truyền thông đại chúng, đặc biệt là từ mạng internet toàn cầu. Bảng 1: Các hoạt động khi sử dụng mạng internet của mẫu điều tra STT Hoạt động Số lượng (người) Tần suất thường xuyên (%) 1 Lướt web 191 75.8 2 Nghe nhạc trực tuyến 174 69.0 3 Vào các trang tin tức 172 68.3 4 Chat 157 62.3 5 Tham gia mạng xã hội 127 50.4 6 Chơi game trực tuyến 76 30.2 7 Xem phim trực tuyến 61 24.2 8 Gửi/đọc thư điện tử 47 18.7 9 Viết blog 28 11.1 Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2011 Theo bảng 1, 75.8% số người sử dụng mạng internet lướt web thường xuyên. Các trang web này bao gồm nhiều loại, từ trang web tin tức đến các trang web giải trí hay giáo dục. Thảo luận nhóm tập trung cho thấy, dường như, với nhóm công chúng này, hầu hết các trang web trên mạng internet đều có thể trở thành nguồn thông tin, không chỉ các trang báo điện tử, các trang thông tin điện tử, mà cả các trang mạng xã hội (facebook, youtube, wikipedia) hay các diễn đàn trực tuyến. Khi được đề nghị kể tên trang tin tức trên mạng internet mà bạn thường vào nhất, 137 lượt người đã kể tên trang web Kenh14.vn, chiếm tỉ lệ cao nhất. Kenh14.vn là trang thông tin trực tuyến dành cho đối tượng là thanh thiếu niên. Thảo luận nhóm tập trung cho thấy các chuyên mục thu hút sự quan tâm nhất của nhóm công chúng này là Star (người nổi tiếng), 2-Tek (công nghệ), Fashion (thời trang), Teeniscovery (khoa học thường thức) và Giới tính. Đặc biệt, đề tài về người nổi tiếng được nhóm công chúng này đặc biệt quan tâm theo dõi khi vào Kenh14.vn cũng như khi vào hầu hết các trang web khác, có thể kể đến là Ngoisao.net, Vnexpress.net hay Zing.vn. Những người nổi tiếng thu hút sự quan tâm theo dõi của nhóm công chúng này là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, người dẫn chương trình truyền hình trong nước và nước ngoài và nhiều khi là những nhân vật đang nổi tiếng trên các trang mạng xã hội hay diễn đàn trực tuyến như Youtube hay Facebook. Tuy thường xuyên theo dõi các thông tin về người nổi tiếng trên các trang tin tức, nhưng những người tham gia thảo luận đều cho biết không coi bất kì người nổi tiếng nào là “thần tượng”, nhiều khi theo dõi chỉ vì “họ xinh, mặc đẹp, hát cũng tạm”. Một ví dụ được những người tham gia thảo luận dẫn ra là trường hợp người mẫu quảng cáo, ca sĩ, diễn viên sinh năm 1990, Thanh Tâm, nổi lên từ khi xuất hiện trên một vài trang web, và thường được gọi là Tâm Tít. Không ít ý kiến thảo luận cho rằng nhiều tin, bài về người nổi tiếng trên các trang tin điện tử hiện nay là “nhảm nhí nhất trần đời”, ví dụ được dẫn ra là “Những nét mặt mà Đông Nhi muốn làm” hay “Bắt chước Bảo Thy chụp ảnh”, nhưng họ vẫn đọc vì “chả còn cái gì để đọc”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đánh giá thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay có nhiều ca sĩ “hát như dở hơi”. Các ví dụ được người tham gia thảo luận dẫn ra bao gồm nhóm nhạc HKT và ca sĩ Châu Việt Cường. Quan điểm có thể tích cực hoặc tiêu cực song theo dõi thông tin về người nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt trên mạng internet, là một nhu cầu thường xuyên của nhóm công chúng này. Bàn về sức hấp dẫn của người nổi tiếng đối với các nhóm công chúng, tác giả Nguyễn Thu Giang trong bài viết Về việc ủy thác tính giải trí cho truyền thông [1] đã có những bình luận xác đáng “Một mặt, người ta cứ chê bôi. Mặt khác, người ta vẫn tìm đọc, và chắc hẳn sẽ thấy thiêu thiếu nếu lâu lâu không có một màn xì-căng-đan nào được giật lênSự liên nối giữa tính chất “bình thường” và “hot” này xuất phát từ một đặc trưng rất cơ bản của “người nổi tiếng” (celebrity) đã được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra, điển hình là Graeme Turner (Australia) trong cuốn Understanding Celebrity (2004). Một mặt, người nổi tiếng hết sức “phi thực”, bởi họ dường như không tồn tại thật, mà là sự cộng dồn của vô số hình ảnh đại chúng. Mặt khác, họ lại cực kỳ bình thường, bởi họ cũng sinh con, cũng bỏ chồng, cũng bị chồng bỏ, cũng béo phì, có mụn, hoặc vẫn phải nấu cơm”. Trong thế giới đa chiều và đồng chuyển của mạng internet, nơi ranh giới giữa thực và ảo trở nên mờ nhạt, hay có lẽ, không còn tồn tại khái niệm thực và ảo, thì những “phi thực”, những “bình thường” của người nổi tiếng tìm được một “siêu sân khấu” để từ đó vô số màn diễn được thể hiện và vô số những huyền thoại mới được ra đời. Và qua đó mà người nổi tiếng trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng. Thảo luận nhóm tập trung cho thấy những người được coi là người nổi tiếng không nhất thiết là những tên tuổi đình đám trong ngành âm nhạc, điện ảnh, thời trang hay truyền hình mà có thể đơn giản chỉ là những “hot boy” hay “hot girl” đang được nhiều người chú ý trên các trang mạng xã hội (như Facebook) hay các diễn đàn trực tuyến. Việc hít thở bầu không khí “đại chúng” một cách thường xuyên và từ khi còn nhỏ đã khiến nhiều cá nhân trở thành một phần đích thực của thế giới đại chúng với các thói quen “pose hình” hoặc “khoe hàng”. Những cá nhân này nổi tiếng không vì có thành tích hay công trạng đặc biệt nào trong nghề nghiệp (mà phần lớn còn đang đi học). Chính xác là họ nổi tiếng đơn giản vì được nhiều người biết đến. Chính tại đây, ta thấy có sự can thiệp mạnh mẽ của phương tiện hay công nghệ, mà mạng internet, với tất cả các loại công cụ truyền thông mới mang tính tương tác cao và không ngừng được cải tiến, đóng vai trò cốt yếu trong kĩ nghệ nổi tiếng này. Don Tapscott nhận xét rằng “Sự dân chủ hóa trong việc sáng tạo nội dung (trên mạng internet) đã cung cấp một phương tiện (platform) khiến ai cũng muốn nổi tiếng trong 15 phút”[6]. Ở đây dường như có liên nối với quan điểm “Phương tiện là thông điệp” (Medium is the massage) của Marshall McLuhan. Sẽ là hợp lý khi đặt câu hỏi: Nếu như không thể tìm ra một nội dung (lý do) khiến họ nổi tiếng, thì, người nổi tiếng hẳn hoàn toàn là sản phẩm của phương tiện? Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là có, thì, loại phương tiện tạo ra người nổi tiếng trong thế kỉ này, có lẽ, không gì khác ngoài mạng internet. Từ góc độ này, có thể nói, người nổi tiếng là một loại ngôn ngữ phi văn tự đặc biệt của truyền thông đại chúng, mà qua đó, văn hóa đại chúng được sản tạo. Ý kiến của Marshall McLuhan và Don Tapscott về tầm quan trọng của kênh truyền/ phương tiện và về tính dân chủ của loại phương tiện truyền thông mới là mạng internet, đã làm trở lại hai tranh luận cơ bản về văn hóa đại chúng mà đã được tác giả trích dẫn ở trên: Thứ nhất là về mức độ mà văn hóa đại chúng được áp đặt lên con người nói chung (thông qua các tập đoàn truyền thông hay các hãng tin tức quốc gia với công cụ là các phương tiện truyền thông đại chúng), hay văn hóa đại chúng được bắt nguồn từ những trải nghiệm, thị hiếu, thói quen của con người nói chung? Thứ hai là về mức độ mà văn hóa đại chúng biểu hiện cho một quan điểm về giai cấp không có quyền lực và phụ thuộc, hay lại là sự biểu hiện của những cách thức thể hiện riêng khác và độc lập mà có thể hàm ẩn sự phản kháng đối với văn hóa chính thống/ đang chiếm ưu thế? Bảng 1 cũng cho thấy 69% mẫu điều tra thường xuyên nghe nhạc trực tuyến. Âm nhạc luôn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với nhóm công chúng trẻ và là một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng. Youtube.com cũng là một địa chỉ mạng quen thuộc với nhóm công chúng này. Thảo luận nhóm tập trung cho thấy hầu hết cho biết thường vào Youtube khi cần xem clip. Mục đích vào Youtube chủ yếu là để nghe nhạc, xem các clip hài hước và xem phim bộ nhiều tập (vì các phim này thường có thể tìm xem trên mạng internet trước cả khi được chiếu trên truyền hình, ví dụ phim Sự quyến rũ của người vợ). Khi được hỏi: “Khi cần biết một thông tin quan trọng hoặc có tính thời sự, bạn thường làm thế nào?”, những người tham gia thảo luận đều cho biết sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Google và sẽ vào xem những trang web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Những người này cho biết lí do là họ thường xuyên tìm kiếm thông tin trên mạng internet. Các thông tin được nhóm công chúng này thường xuyên tìm kiếm không chỉ là các clip hay các bài hát mang tính chất giải trí, mà còn bao gồm các thông tin về các loại sản phẩm tiêu dùng. Có thể nói, Google hiện là công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng phổ biến nhất và có ảnh hưởng đáng kể tới lượng truy cập vào các trang web khác. Người nổi tiếng, âm nhạc hay phim ảnh vẫn luôn là những mảnh ghép cơ bản của bức tranh về văn hóa đại chúng, ở bất kì xã hội nào. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet trong một thập kỉ qua, văn hóa đại chúng đã có những biến đổi sâu sắc và hẳn nhiên là có tác động tới “tinh thần” của xã hội Việt Nam đương đại. Xem xét những tác động này trước nhất trong nhóm công chúng trẻ là một lựa chọn hợp lý, xét đến lịch sử phát triển của mạng internet toàn cầu tại Việt Nam, vốn chưa được bao lâu, và của ti vi, vốn cũng chỉ mới phổ biến trong thập niên 90 của thế kỉ trước. Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng internet tới sự phát triển của văn hóa đại chúng tại Việt Nam là một hướng nghiên cứu không chỉ thú vị mà còn cần thiết, vì sẽ gợi mở về những thay đổi trong vai trò của truyền thông đại chúng với sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thu Giang (2011), Về việc ủy thác tính giải trí cho truyền thông,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4, 2011. 2. Trung tâm internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), Thông báo số liệu phát triển internet Việt Nam. 3. John Hartley (2004), Communication, cultural and media studies: The key concepts, Nxb Routledge 4. Roy Shuker (2001), Understanding popular culture (bản in lần thứ 2), Nxb. Routledge 5. John Storey (2010), Cultural theory and popular culture, an introduction (bản in lần thứ 5), Nxb. Pearson Education 6. Don Tapscott (1999), Growing up digital: The rise of the net generation, Nxb McGraw-Hill, Mỹ
Tài liệu liên quan