Các phương pháp thu thập thông tin định tính
B. Phương pháp phân tích nội dung
1. Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
2. Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
C. Thí dụ 1 : Phân tích các chủ đề trên tờ La Lutte (1934-
1937)
D. Thí dụ 2 : So sánh hai bức ảnh trên tờ The Daily Mail
và tờ The Guardian số ra ngày 10-10-1994
E. Thí dụ 3 : Đề tài nghiên cứu về chiều kích giới trong
sách giáo khoa (3-2011)
46 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vài thí dụ về phương pháp nghiên cứu định tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Vài thí dụ về
phương pháp nghiên cứu định tính
Trần Hữu Quang
TP.HCM, ngày 19-12-2013
ĐẠI HỌC HOA SEN
Chương trình xê-mi-na nghiên cứu
2
A. Các phương pháp thu thập thông tin định tính
B. Phương pháp phân tích nội dung
1. Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
2. Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
C. Thí dụ 1 : Phân tích các chủ đề trên tờ La Lutte (1934-
1937)
D. Thí dụ 2 : So sánh hai bức ảnh trên tờ The Daily Mail
và tờ The Guardian số ra ngày 10-10-1994
E. Thí dụ 3 : Đề tài nghiên cứu về chiều kích giới trong
sách giáo khoa (3-2011)
Nội dung trình bầy
Nghiên cứu định tính
3
Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn nhóm tập trung (focus group)
Khảo sát điền dã dân tộc học
Nghiên cứu hướng đến hành động (action research)
Khảo sát kín đáo (không can thiệp vào khách thể
khảo sát, unobtrusive measure)
Sử học qua lời kể (oral history)
Khảo sát trường hợp (điển cứu, case study)
Theo Bruce L. Berg, Qualitative Research Methods for the Social
Sciences, 4th edition, Boston, Allyn and Bacon, 2001
Nghiên cứu định tính
A. Các phương pháp thu thập thông tin định tính
4
Phương pháp phân tích nội dung (content analysis)
theo hướng định lượng
theo hướng định tính
hoặc kết hợp hai cách trên
Người ta thường phân biệt hai phương pháp phân
tích nội dung
1. phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
2. phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
(semiological)
Nghiên cứu định tính
B. Phương pháp phân tích nội dung
5
Mục đích của việc phân tích nội dung một văn bản
nào đó là tìm hiểu những động cơ hoặc ý định sâu xa
của tác giả, những điều mà tác giả nhắm tới đằng sau
bản văn một cách có ý thức hoặc không có ý thức
Nhằm đạt tới mức độ khách quan, phương pháp này
tìm cách định lượng hóa các chỉ tiêu trong văn bản
(văn bản in, phim truyền hình) để có thể xử lý
chúng một cách có hệ thống
Người ta có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau,
như đo lường tần số xuất hiện của những từ hoặc
cụm từ then chốt, hoặc của những chủ đề then chốt
đối với đề tài nghiên cứu, hoặc kỹ thuật tìm kiếm cấu
trúc của văn bản
Nghiên cứu định tính
1. Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm
6
Tín hiệu học (semiology) là khoa học nghiên cứu về
“đời sống của các tín hiệu trong lòng đời sống xã hội”
(Roland Barthes). Đối tượng của môn tín hiệu học, theo
Roland Barthes, là “bất cứ hệ thống tín hiệu nào (...) ;
các hình ảnh, các cử chỉ, các âm thanh giai điệu, các đồ
vật và các nghi lễ, các nghi thức hoặc các buổi trình
diễn, tất cả nếu không phải là những ‘ ngôn ngữ ’
[langages] thì ít nhất cũng đều là những hệ thống ý
nghĩa” (dẫn lại theo Judith Lazar, Sociologie de la communication
de masse, Paris, Armand Colin, 1991, tr. 134-135)
Có ba lĩnh vực khảo sát trong ngành tín hiệu học :
a. tín hiệu (sign)
b. các mã (code) hay hệ thống mã
c. nền văn hóa trong đó các tín hiệu và các mã đang vận động
Nghiên cứu định tính
2. Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
7
Roland Barthes :
Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện (trong
lược đồ của Ferdinand de Saussure) được Barthes gọi là ý
nghĩa trực chỉ (denotation)
Bên cạnh đó, theo Barthes, tín hiệu còn có thể có ý nghĩa
biểu cảm (connotation) – tức là một sự mô tả có bao hàm
thêm yếu tố chủ quan
Thí dụ : tấm ảnh chụp một con đường
Theo Barthes, trong quá trình tri giác một tín hiệu hay một
thông điệp, con người thường nhận ra ý nghĩa biểu cảm
bằng trực giác và cảm tính, hơn là bằng lý trí. Và điều này
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan của chủ thể ; loại
kinh nghiệm này thiên về cảm xúc trước những giá trị văn
hóa hơn là xuất phát từ kỹ năng suy lý của trí tuệ
Nghiên cứu định tính
2. Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
8
Phương pháp tín hiệu học về đại thể cũng giống như
phương pháp phân tích mà người ta thường áp dụng
trong lĩnh vực văn chương hay nghệ thuật bằng cách dựa
trên hệ thống ngôn ngữ hoặc hệ thống tín hiệu
Mục tiêu của phương pháp này là khám phá ra những
khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa nằm bên dưới
hệ thống tín hiệu của bức thông điệp công khai do nhà
truyền thông phát đi, mà chính nhà truyền thông không
lường được và công chúng cũng thường khó nhìn ra
Mỗi thể loại (như một bộ phim, một vở kịch, một cuốn
truyện...) đều có ngôn ngữ riêng của mình (hình ảnh, biểu
tượng, ẩn dụ...) và đều có thể được giải mã căn cứ trên
những đặc trưng của môi trường văn hóa mà nó xuất hiện
Nghiên cứu định tính
3. Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
9
C. Thí dụ 1 :
Phân tích các chủ đề trên
tờ La Lutte (1934-1937)
Nguồn : Daniel Hémery, Révolutionnaires
Viêtnamiens et pouvoir colonial en Indochine.
Communistes, trotskystes, nationalistes à Saigon
de 1932 à 1937, Paris, François Maspéro, 1975
Nghiên cứu định tính
10
Nghiên cứu định tính
Sự phân bố các chủ đề chính trên tờ La Lutte (1934-1937),
tính trên diện tích trên mặt báo (Nguồn : Daniel Hémery, sđd)
Thôøi söï ôû Phaùp vaø
theá giôùi : 21,10 %
Tình hình thuoäc ñòa,
tình hình chính trò ôû
Ñoâng Döông : 16,39 %
Tình caûnh coâng nhaân vaø
phong traøo coâng nhaân ôû
Ñoâng Döông : 13,38 %
Söï ñaøn aùp vaø
tình traïng caùc nhaø tuø
ôû thuoäc ñòa : 9,30 %
Giaùo duïc
vaø vaên hoùa : 7,14 %
Taàng lôùp tö saûn
Vieät Nam : 5,10 %
Caùc cuoäc baàu cöû : 4,55 %
Maët traän Bình daân vaø
Ñoâng Döông: 3,93 %
Noâng thoân : 2,00 %
Caùc chuû ñeà khaùc : 8,63 %
Phong traøo Ñaïi hoäi
Ñoâng Döông : 2,17 %
Ñöôøng loái cuûa nhoùm chuû
tröông tôø baùo : 3,13 %
Baùo chí : 2,63 %
11
Ghi chú cho biểu đồ : Đơn vị được thống kê là bài báo, còn diện
tích được tính căn cứ trên số dòng chữ.
Nguồn của biểu đồ : Đây là một trong các bảng phân tích 2.639
bài báo đăng trên 166 số báo La Lutte (ra từ ngày 24-4-1933
đến ngày 29-8-1937) do Daniel Hémery thực hiện, nằm trong
bản thảo quyển sách của Daniel Hémery, Révolutionnaires
Viêtnamiens et pouvoir colonial en Indochine.
Communistes, trotskystes, nationalistes à Saigon de 1932 à
1937 (Những người cách mạng Việt Nam và chính quyền
thuộc địa ở Đông Dương. Cộng sản, trốt-kít và quốc gia ở
Sài Gòn từ 1932 đến 1937), Paris, François Maspéro, 1975.
Bản thảo quyển sách này hiện được lưu trữ tại thư viện của
trường Đại học Paris 7-Denis Diderot.
Nghiên cứu định tính
Sự phân bố các chủ đề chính trên tờ La Lutte (1934-1937),
tính trên diện tích trên mặt báo
12
Nghiên cứu định tính
Tần số xuất hiện các chủ đề trên tờ La Lutte (1934-1937)
Nguồn : Daniel Hémery, sđd
13
Nghiên cứu
định tính
Biểu đồ
phân bố
các chủ đề
chính trên
tờ La Lutte
(1934-1937)
Nguồn : Daniel
Hémery, sđd
14
Nghiên cứu định tính
Sự phân bố các chủ đề chính trên tờ La Lutte (1933-1937)
Nguồn : Daniel Hémery, sđd
15
D. Thí dụ 2 :
So sánh hai bức ảnh trên tờ
The Daily Mail và tờ The Guardian
số ra ngày 10-10-1994
Nguồn : Anders Hansen et al., Mass Communications
Research Methods, New York, Nxb Palgrave, 1998, tr. 208-
213. Xem Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, TPHCM,
Nxb Trẻ, 2006, tr. 338-341
Nghiên cứu định tính
16
The Daily
Mail
số ra ngày
10-10-1994,
tường thuật
về một cuộc
biểu tình
phản đối bộ
luật xét xử
hình sự ở
Anh Quốc
Nghiên cứu
định tính
17
The
Guardian
số ra ngày
10-10-1994
(trang 1),
tường thuật
về một cuộc
biểu tình
phản đối bộ
luật xét xử
hình sự ở
Anh Quốc
Nghiên cứu
định tính
18
Bức ảnh của tờ Daily Mail : người ta thấy có ba
người biểu tình đang tỏ ra hung hăng trước hàng rào
cảnh sát chống bạo động trang bị “tận răng” nào là
mũ sắt, kính che mặt, áo giáp, khiên và dùi cui. Trong
số ba người biểu tình được chụp hình cận cảnh này,
có một phụ nữ đang gập người xuống một bên, và
đứng giữa là một thanh niên đầu trọc đang la lối gì
đó, tay cầm một lon bia.
Bức ảnh trên tờ Guardian : bức ảnh cho thấy hai
thanh niên đang ngồi xếp bằng dưới đất, đầu hơi cúi
xuống, phía sau là hàng rào cảnh sát với đầy khiên
mộc, phía trước hai thanh niên là hai tấm bích
chương nằm trải ra dưới đất, với dòng chữ lớn “Kill
the Criminal Justice Bill” (Dẹp đạo luật xét xử hình
sự), và một lon bia đặt dưới đất.
Nghiên cứu định tính
So sánh hai bức ảnh ở cấp độ trực chỉ
(denotative level)
19
Bức ảnh trên tờ Daily Mail :
Tựa của bản tin in chữ lớn : “Return of Rent-a-Mob” (Sự trở
lại của đám đông [đi biểu tình] thuê)
Rent-a-Mob : ám chỉ những nhóm cực đoan và vô chính phủ
chuyên đi phá rối bằng cách gây ra những vụ xô xát và bạo
động. Cái tựa hàm ý rằng những kẻ biểu tình này thực ra
cũng chẳng có lý tưởng chính trị gì cả
Hình ảnh chàng thanh niên ở giữa bức ảnh : cái đầu trọc làm
người ta nghĩ tới những tên “skinheads” (đầu trọc) vốn nổi
tiếng là chuyên có những hành vi phản xã hội và sẵn sàng
đánh đập một cách vô cớ
Anh ta đang cầm lon bia, hình ảnh làm liên tưởng tới những
người say rượu ngoài đường phố, vừa mất tự chủ, vừa vô
trật tự
Miệng anh ta lại đang mở to, dường như đang giận dữ la hét
gì đó, giống như những đám thanh thiếu niên say xỉn chuyên
đi quậy phá.
Nghiên cứu định tính
So sánh hai bức ảnh ở cấp độ biểu cảm
(connotative)
20
Bức ảnh trên tờ Guardian :
Dòng tít với khổ chữ nhỏ : “Protest against justice bill leads to
violence” (Vụ phản đối đạo luật hình sự đi đến bạo động)
Nhưng trên bức ảnh, không thấy cảnh bạo động, mà chỉ thấy
hai thanh niên ngồi biểu tình một cách lặng lẽ, không hề tỏ vẻ
bất cứ dấu hiệu gì mang tính chất đe dọa hay bạo lực
Hình ảnh hai chàng trai với một số dấu hiệu như đeo dây
chuyền, bích chương, kiểu tóc tai, uống bia, tác phong... làm
cho người ta có thể liên tưởng tới tình trạng một số tầng lớp bị
gạt ra ngoài lề xã hội, bất mãn về chính trị, và cũng có thể cả
tình trạng thất nghiệp nơi giới trẻ
Khác với tờ Daily Mail, bản tin trên tờ Guardian không xoáy vào
tính chất bạo động, mà cũng không coi cuộc biểu tình như một
thứ đám đông hỗn loạn muốn chống lại xã hội
Lập trường của tờ Guardian là muốn ủng hộ những giá trị và
những mối quan tâm tiến bộ hơn. Bức ảnh khiến cho người ta
nghĩ tới những tầng lớp bị thua thiệt trong xã hội, thông qua
hình ảnh của hai chàng thanh niên có vẻ như không gặp vận
may trong cuộc đời.
Nghiên cứu định tính
So sánh hai bức ảnh ở cấp độ biểu cảm
21
E. Thí dụ 3 :
Đề tài nghiên cứu về chiều kích
giới trong sách giáo khoa
(3-2011, chủ nhiệm đề tài : Trần Hữu Quang)
Nghiên cứu định tính
22
Phân tích nội dung sách giáo khoa :
Sáu môn : (1) Tiếng Việt, ngữ văn, (2) Toán, (3)
Đạo đức, giáo dục công dân, (4) Khoa học, (5)
Lịch sử và địa lý, (6) Anh văn.
Từ lớp 1 tới lớp 12.
Mã hóa và thống kê tất cả các nhân vật xuất hiện
trong văn bản và trong hình ảnh, phân theo giới
và theo lứa tuổi.
Phân loại các nhân vật theo vai trò gia đình/xã hội,
nghề nghiệp, hoạt động, và không gian hoạt động.
Phân tích một số tính từ và cụm từ được sử dụng
để mô tả các nhân vật, phân theo giới.
Nghiên cứu về chiều kích giới trong sách giáo khoa (3-2011)
Nghiên cứu định tính
23
Mẹ ru con
Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 1, tái bản lần thứ 6, Hà Nội,
Nxb Giáo dục, 2009, tr. 101
Nghiên cứu
định tính
24
Mẹ đưa con
đến trường
Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 1, tái bản lần thứ 6, Hà Nội,
Nxb Giáo dục, 2009, tr. 39
Nghiên cứu
định tính
25
Mẹ đưa con
đi khám
bệnh
Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học 4, tái bản lần thứ 4, Hà Nội, Nxb
Giáo dục, 2009, tr. 35
Nghiên cứu
định tính
26
Hoạt động
của các vai
trò trong gia
đình
Nguồn : Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Tự nhiên
và xã hội 2, tái bản
lần thứ 6, Hà Nội, Nxb
Giáo dục, 2009, tr. 24
Nghiên cứu
định tính
27
Các nghề nghiệp trong xã hội
Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, tái bản lần thứ 7, Hà Nội,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 129
Nghiên cứu định tính
28
Người phụ
nữ trong xã
hội
Nguồn : Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Tiếng Anh
lớp 12, Hà Nội, Nxb
Giáo dục, 2008, tr.
162
Nghiên cứu định tính
29
Phụ nữ/bé gái và đàn ông/bé trai trong văn bản
Lớp
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phụ nữ
Bé gái
Đàn ông
Bé trai
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
%
Nghiên cứu định tính
Nguồn : Trần Hữu Quang, "Exploring the Gender Dimension in Textbooks of
Vietnam's National Education System", March 2011
30
Vai trò làm mẹ và làm cha trong văn bản và hình ảnh
%
70
67
30
33
71
64
30
36
53
65
47
35
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Vai mẹ trong hình ảnh
Vai mẹ trong văn bản
Vai cha trong hình ảnh
Vai cha trong văn bản
Nguồn : Trần Hữu Quang, "Exploring the Gender Dimension in Textbooks of
Vietnam's National Education System", March 2011
Nghiên cứu định tính
31
Vai trò làm vợ và làm chồng
trong văn bản và trong hình ảnh %
63 62
37 38
67
70
33
30
80
66
20
34
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Vai vợ trong hình ảnh
Vai vợ trong văn bản
Vai chồng trong hình ảnh
Vai chồng trong văn bản
Nguồn : Trần Hữu Quang, "Exploring the Gender Dimension in Textbooks of
Vietnam's National Education System", March 2011
Nghiên cứu định tính
32
Vai trò ông bà nội/ngoại trong hình ảnh
%
76
24
87
13
100
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Bà nội/ngoại
Ông nội/ngoại
Nguồn : Trần Hữu Quang, "Exploring the Gender Dimension in Textbooks of
Vietnam's National Education System", March 2011
Nghiên cứu định tính
33
Không gian hoạt động của nhân vật đời thường (chỉ tính người
lớn) trong văn bản (toán, đạo đức, GDCD, và Anh văn)
Nam Nữ
Không
xác định
Tổng
cộng
Ở nhà 16,2% 22,9% - 17,2%
Ở trường 17,6% 31,3% 33,3% 24,2%
Nơi công cộng 20,6% 12,5% 33,3% 18,8%
Nơi lao động, sản xuất 26,5% 16,7% 16,7% 21,9%
Nơi khác 2,9% - - 1,6%
Không xác định 16,2% 16,7% 16,7% 16,4%
Tổng cộng
100,0%
100,0
%
100,0% 100,0%
Nghiên cứu định tính
34
Một vài thí dụ sử dụng tính từ để mô tả nam học sinh
Sách
giáo
khoa
Lớp Trang Mã số
Tên
nhân
vật
Không
gian hoạt
động
Tính từ được sử dụng
Đạo
đức
2 5 8745 Vô-va Không xác
định
hay đùa nghịch
GDCD 6 3 1 Minh Hồ bơi thấp, rắn chắc, nhanh
nhẹn
GDCD 7 26 113 Tú Ở nhà chăm ngoan
GDCD 7 38 127 Phan
Văn Thái
Ở nhà nhanh nhẹn, vui tính,
thông minh
GDCD 9 29 6461 Thắng Trong lớp mạnh dạn
Anh văn 12 13 3474 Little
brother
Ở nhà quite active, sometimes
mischievous, but most of
the time obedient and
hard-working
Nghiên cứu định tính
35
Một vài thí dụ sử dụng tính từ để mô tả nữ học sinh
Sách
giáo
khoa
Lớp Trang
Mã
số
Tên
nhân
vật
Không
gian hoạt
động
Tính từ được sử dụng
Đạo
đức
4 5 8839 Thảo Không xác
định
hồn nhiên, tảo tần, tự tin
GDCD 6 7 19 Thảo Ở nhà nhỏ nhẹ
GDCD 6 9 21 Thủy Ở nhà hiền dịu, nết na, ngoan
ngoãn, nhẹ nhàng, lễ độ
GDCD 6 30 56 Bé Hiền Ở nhà trắng hồng, xinh xắn
GDCD 8 9 6527 Mai Không xác
định
lễ phép, chan hòa, cởi mở,
nhiệt tình, vô tư
Anh văn 12 13 3473 (I, or
Me)
Ở nhà under a lot of study
pressure. However, being
the eldest child and the only
daughter in the family I try to
help with the household
chores.
Nghiên cứu định tính
36
Tính từ và cụm từ do giáo viên sử dụng khi
nói đến nam và nữ học sinh
Nam HS Nữ HS
Những tính chất phần lớn gán cho nữ học sinh :
chủ động, tích cực 5 13
chịu khó - 12
chăm chỉ - 11
ở nhà - 6
cẩn thận - 5
tập trung - 4
dịu dàng, nhẹ nhàng - 4
lanh lợi 1 4
tỉ mỉ - 3
làm việc nhẹ - 3
siêng năng, cần cù - 2
nhõng nhẽo - 2
. . . . . . . . .
Nghiên cứu định tính
Nguồn :
Trần Hữu
Quang,
"Exploring
the Gender
Dimension
", March
2011
37
Tính từ và cụm từ do giáo viên sử dụng khi
nói đến nam và nữ học sinh
Nam HS Nữ HS
Những tính chất phần lớn gán cho nam học sinh :
ham chơi 7 -
nhạy bén 6 -
nghịch ngợm 5 1
thông minh 4 -
lười 4 -
mạnh dạn 4 2
lo ra, lơ là 3 -
chơi 3 1
xông xáo 2 -
làm việc nặng 2 -
linh hoạt, hoạt bát 2 1
trầm 2 1
. . . . . . . . .
Nghiên cứu định tính
Nguồn :
Trần Hữu
Quang,
"Exploring
the Gender
Dimension
", March
2011
38
Trò chơi
của trẻ
em
Nguồn : Bộ
Giáo dục và
Đào tạo,
Tiếng Việt 1,
tập 2, Hà Nội,
Nxb Giáo dục,
tr. 116
Nghiên cứu định tính
39
Trò chơi
của trẻ
em
Nguồn : Bộ
Giáo dục và
Đào tạo,
Tiếng Việt 1,
tập 1, Hà Nội,
Nxb Giáo dụ,
tr. 75
Nghiên cứu định tính
40
Trò chơi
của trẻ
em
Nguồn : Bộ
Giáo dục và
Đào tạo,
Tiếng Việt 1,
tập 1, Hà Nội,
Nxb Giáo dục,
tr. 107
Nghiên cứu định tính
41
Trò chơi
của trẻ
em
Nguồn : Bộ
Giáo dục và
Đào tạo, Đạo
đức 1, Hà
Nội, Nxb Giáo
dụ, tr. 46
Nghiên cứu
định tính
42
Roland
Barthes
« Rhétorique
de l'image »
Nguồn : Tạp chí Communication,
n°4, 1964
Nghiên cứu định tính
43
Bữa
cơm
trong
gia đình
Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 1, tập 1, tái bản lần thứ 8, Hà Nội,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 127
Nghiên
cứu
định
tính
44
1. Bardin, Laurence, L'analyse de contenu (1977), Paris, PUF, Coll.
Le Psychologue, 7e édition, 1993
2. Berg, Bruce L., Qualitative Research Methods for the Social
Sciences, 4th edition, Boston, Allyn and Bacon, 2001
3. Bernard, H. Russell, Các phương pháp nghiên cứu trong nhân
học. Tiếp cận định tính và định lượng, người dịch : Hoàng Trọng,
Ngô Thị Phương Lan, Trương Thị Thu Hằng, người hiệu đính : Lê
Thanh Sang, Phan Ngọc Chiến, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM, Tủ sách Nhân học, 2009.
4. Grawitz, Madeleine, Méthodes des sciences sociales, 8e édition,
Précis Dalloz, Paris, Ed. Dalloz, 1990.
5. Hansen, Anders, et al., Mass Communications Research Methods,
New York, Palgrave, 1998
6. Houtart, François, "La méthode d'analyse textuelle de Jules
Gritti", in Jean Rémy et Danielle Ruquoy (Dir.), Méthodes
d'analyse de contenu et sociologie, Bruxelles, Publications des
Facultés universitaires Saint-Louis, 1990, pp. 69-91
Tài liệu tham khảo
Nghiên cứu định tính
45
7. Lazar, Judith, Sociologie de la communication de masse, Paris,
Armand Colin, 1991
8. Miles, Matthew B., A. Michael Huberman, Qualitative Data Analysis,
2nd edition, London, Sage Publications, 1994
9. Nguyễn Đức Lộc (chủ biên), Lê Thị Mỹ Dung, Bùi Trần Ca Dao, Giáo
trình phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính, TP.HCM,
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013
10. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nghiên cứu định tính trong khoa học xã hội.
Một số vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận và phương pháp,
TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2012
11. Saussure, Ferdinand de, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản
dịch của tổ ngôn ngữ học Khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội), Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội, 1973
12. Scott, John, Gordon Marshall (Eds.), A Dictionary of Sociology, 3rd
edition revised, Oxford, Oxford University Press, 2009
13. Silverman, David, Interpreting Qualitative Data. Methods for
Analysing Talk, Text and Interaction (1993), London, Sage
Publications, 1999, reprinted
Tài liệu tham khảo
Nghiên cứu định tính
46
14. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, TPHCM, Nxb Trẻ, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, 2006
15. Trần Hữu Quang, "Exploring the Gender Dimension in Textbooks of
Vietnam's National Education System", research project "Gender
issue in Southern Vietnam in the context of rapid social changes:
research, education and community life", Vietnam’s Southern
Institute of Sustainable Development (Vietnam Academy of Social
Sciences -- VASS) and Rosa Luxemburg Stiftung, Ho Chi Minh City,
March 2011, 76 pages
16. Trần Hữu Quang, "Khả