Vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của mỗi Chính phủ và SAI trong việc thực hiện SDG có thể thay đổi tùy theo tình hình của từng quốc gia. Trong những phần dưới đây, chúng tôi sẽ lý giải về mức độ sẵn sàng của Chính phủ Nhật Bản và vai trò của Ủy ban Kiểm toán nhà nước Nhật Bản (Ủy ban) tập trung vào vấn đề môi trường. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một ví dụ tham khảo cho các SAI thành viên khi xem xét vai trò của mình trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). kiểm toán Môi trường của Ủy ban kiểm toán Nhật Bản và những nỗ lực trong kiểm toán đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững

pdf4 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 ASOSAI 14 - KIeåm tOAùn mOâI tröôøng vì Söï phAùt trIeån beàn vöõng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 131 - tháng 9/2018 vAI trOø cuûA cô quAn KIeåm tOAùn tOáI cAO trOng vIeäc thöïc hIeän cAùc muïc tIeâu phAùt trIeån beàn vöõng Vai trò của mỗi Chính phủ và SAI trong việc thực hiện SDG có thể thay đổi tùy theo tình hình của từng quốc gia. Trong những phần dưới đây, chúng tôi sẽ lý giải về mức độ sẵn sàng của Chính phủ Nhật Bản và vai trò của Ủy ban Kiểm toán nhà nước Nhật Bản (Ủy ban) tập trung vào vấn đề môi trường. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một ví dụ tham khảo cho các SAI thành viên khi xem xét vai trò của mình trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). kiểm toán Môi trường của Ủy ban kiểm toán Nhật Bản và những nỗ lực trong kiểm toán đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững (1) Kiểm toán môi trường của Ủy ban Các chính sách môi trường ở Nhật Bản được dựa trên Đạo luật Môi trường Cơ bản. Đạo luật này đặt mục tiêu xúc tiến các biện pháp bảo vệ môi trường một cách toàn diện và có hệ thống, nhằm đảm bảo cuộc sống khoẻ mạnh và có học thức cho người dân của thế hệ hiện tại và cả tương lai cũng như đóng góp vào sự thịnh vượng của loài người thông qua kết hợp các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường, làm rõ các trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh và người dân, và quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với Đạo luật Môi trường Cơ bản, Nhà nước đề ra một kế hoạch môi trường cơ bản quy định nguyên tắc chung của các biện pháp kết hợp dài hạn về bảo vệ môi trường và đặt ra chín khu vực ưu tiên bao gồm “một xã hội tuần hoàn vật chất”. Kế hoạch Môi trường Cơ bản thứ năm là kế hoạch đầu tiên được đề ra từ khi mục tiêu phát triển bền vững và thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu được thông qua. Để đối phó với các tình huống trong và ngoài nước, kế hoạch này đã quyết định xúc tiến kết hợp cải thiện toàn diện về môi trường, kinh tế và xã hội cùng với tận dụng SDG. Ủy ban đã chuẩn bị hệ thống kiểm toán môi trường theo tiến trình của Chính phủ. Trong “Chính sách cơ bản về kiểm toán” được đề ra hàng năm, “Môi trường” đã liên tục được quy định là một trong những phạm vi chính sách mà Ủy ban cần tập trung kiểm toán mỗi năm. Nhằm mục đích phản hồi với các vấn đề liên quan đến môi trường tăng lên đáng kể trong Chính phủ, Ủy ban đã thành lập Ban Kiểm toán Môi trường và Phát triển Khu vực bằng cách kết hợp và nâng cấp các phòng ban liên quan trong cuộc tái cơ cấu tổ chức vào tháng 4/2009. Ban này phụ trách các dự án kiểm toán do Bộ Môi trường (Ministry of Environment – MOE) thực hiện. Thêm vào đó, bên cạnh các biện pháp bảo vệ môi trường do MOE thực hiện, mỗi ban kiểm toán sẽ kiểm toán các biện pháp như vậy của từng bộ hoặc cơ quan mà ban đó phụ trách. Hơn nữa, Ủy ban có các ban kiểm toán đã rà soát các chính sách môi trường giữa các bộ, các ban này Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản 19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 131 - tháng 9/2018 không chịu trách nhiệm kiểm toán bắt buộc đối với một bộ hay cơ quan cụ thể nào mà thực hiện các cuộc kiểm toán chung và linh hoạt. (2) Kiểm toán mục tiêu phát triển bền vững Các biện pháp liên quan đến SDG được bao gồm trong hầu hết các biện pháp của Chính phủ, và Ủy ban cũng đã thực hiện kiểm toán các chương trình rơi vào các khu vực liên quan từ các điểm nhìn kinh tế (economy), hiệu lực (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) (3E). Ví dụ về các trường hợp kiểm toán các chương trình liên quan đến môi trường thuộc ba khu vực ưu tiên kể trên bao gồm: Khu vực ưu tiên Bốn: Sử dụng đất bền vững và phục hồi, thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng. (Ví dụ kiểm toán) Tiêu huỷ chất thải từ thiên tai do trận động đất lớn ở miền Tây Nhật Bản (Báo cáo kiểm toán năm tài khoá 2013-2015). Hiện trạng thực hiện dự án về các biện pháp kiểm soát sạt lở đất (Báo cáo kiểm toán năm tài khoá 2014). Khu vực ưu tiên Năm: Bảo tồn năng lượng, năng lượng tái tạo, biện pháp về biến đối khí hậu và xã hội tối ưu hoá vòng đời của nguyên vật liệu (Sound Material-Cycle Society). (Ví dụ kiểm toán) Tình trạng thực hiện các dự án liên quan đến năng lượng tái tạo (Báo cáo kiểm toán năm tài khoá 2014). Khu vực ưu tiên Sáu: Bảo vệ môi trường, bao gồm đa dạng sinh học, rừng và đại dương. (Ví dụ kiểm toán) Quản lý Chương trình Quản lý rừng quốc gia (Báo cáo kiểm toán năm tài khoá 2014). Nếu phát hiện ra bất kì sự quản lý tài chính không đúng cách nào trong quá trình kiểm toán các chương trình liên quan đến SDG, Ủy ban sẽ đưa ra ý kiến về việc quản lý tài chính đó tới, hoặc yêu cầu các biện pháp phù hợp liên quan đến quản lí tài chính đó từ người đứng đầu cơ quan liên quan hoặc tới/từ đảng liên quan. Như vậy, Ủy ban có có thể tham gia vào việc thực hiện SDG. Thêm nữa, như đã nói ở trên, Ủy ban thực hiện kiểm toán linh hoạt và kiểm toán với những nội dung/phần chung. Dù đây có thể là thách thức khi 20 ASOSAI 14 - KIeåm tOAùn mOâI tröôøng vì Söï phAùt trIeån beàn vöõng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 131 - tháng 9/2018 phải đánh giá tiến độ hoàn thành của một dự án nhắm đến một vài mục tiêu có liên quan đến nhau, các cuộc kiểm toán này có thể hữu ích cho những đánh giá như vậy. (3) Nỗ lực hướng tới kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai Như đã nói, Ủy ban có thể đóng góp vào việc thực hiện SDG qua các cuộc kiểm toán về từng chương trình liên quan tới SDG từ các mục tiêu 3E cũng như cho lĩnh vực môi trường. Thêm vào đó, Ủy ban cho rằng, trong tương lai, Ủy ban có thể thực hiện kiểm toán theo chủ đề đối với chính sách cụ thể và trong đó, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán về các dự án liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững từ các mục tiêu 3E. Ủy ban còn có thể thực hiện kiểm toán tập trung cụ thể vào nỗ lực của Chính phủ đối với SDG, ví dụ như kiểm toán về nỗ lực đối với mục tiêu phát triển bền vững của Trung tâm điều phối SDG và tất cả các Bộ, ban ngành liên quan khác, hoặc kiểm toán chung liên quan đến nhiều Bộ, ngành liên quan về thành tựu của SDG, nhằm phản hồi với những mối quan tâm ngày càng tăng của xã hội và quá trình thực hiện liên quan đến SDG của Chính phủ. Để chuẩn bị cho những tình huống như vậy, Ủy ban sẽ kiểm tra những nỗ lực của Trung tâm điều phối SDG về việc giám sát nguyên tắc chỉ đạo thực hiện SDG, theo sát và đánh giá nguyên tắc hướng dẫn thực hiện SDG, bao gồm cả thiết lập và sửa đổi các chỉ số dựa trên giám sát như đã nói ở mục 2. Cụ thể, Ủy ban sẽ thu thập thông tin về việc những nỗ lực đối với nguyên tắc hướng dẫn thực hiện SDG được đánh giá như thế nào, và mỗi dự án nằm trong các chương trình được ghi trong phụ lục được thực hiện ra sao. Ngoài ra, Ủy ban còn xem xét việc thu thập thông tin về các bước đi của Liên Hợp Quốc hoặc INTOSAI, thảo luận Quốc hội ở Nhật Bản, các bản tin truyền thông, góc nhìn của các tổ chức liên quan, các học giả... và chia sẻ chúng với các ban liên quan đến SDG trong Ủy ban. Dựa vào những thông tin thu thập được, Ủy ban sẽ nghiên cứu các chỉ số của mỗi biện pháp trong phần phụ lục của nguyên tắc hướng dẫn thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Sau đó, Ủy ban sẽ tiến hành phân tích xem liệu có vấn đề nào cần tập trung đối với kiểm toán về thành tựu của các kiểm toán viên, và sẽ quyết định xem liệu chúng ta có cần thực hiện kiểm toán theo chủ đề đối với từng chính sách liên quan đến SDG và kiểm toán tập trung vào nỗ lực của Chính phủ đối với SDG. Thêm nữa, Ủy ban còn có thể đáp ứng lại sự quan tâm của các bên liên quan đến SDG bằng cách công khai và giải thích kết quả kiểm toán của Ủy ban đối với những biện pháp liên quan đến SDG này. Hy vọng rằng thông điệp về sự đóng góp của Ủy ban vào việc thực hiện SDG qua kiểm toán có thể được truyền tải tới công chúng. (4) Hợp tác quốc tế A) Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Ủy ban đã hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA) trong công tác huấn luyện của tổ chức này đối với Kiểm toán Nhà nước về Công trình công cộng, được thực hiện như một Chương trình Đồng sáng tạo Tri thức từ năm 2001. Việc kiểm toán bằng cách không chỉ xác minh trên các khía cạnh kế toán, như thực hiện thanh toán công trình công cộng theo quy định của hợp đồng, mà còn cả chứng minh tính thoả đáng chung trong việc sử dụng ngân sách trong suốt các quá trình của dự án, bao gồm thiết kế, ước tính chi phí, thi công và sử dụng. Theo quan điểm này, bằng cách cung cấp cho Ủy ban những kinh nghiệm và tri thức về kiểm toán công trình công cộng một cách có hệ thống, chương trình này đặt mục tiêu nâng cao năng lực của các SAI tham gia vào công trình công cộng, và đóng góp vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết để giúp đất nước phát triển hơn. Ủy ban cho rằng việc huấn luyện có thể đóng góp vào việc đạt được Mục tiêu 6 “Nước sạch và vệ 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 131 - tháng 9/2018 sinh” và Mục tiêu 9 “Đổi mới và phát triển tốt cơ sở hạ tầng”. Đặc biệt, xét đến việc ngân sách cho cơ sở hạ tầng trong việc phát triển đất nước được cho là sẽ tăng lên trong tương lai trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng có xu hướng là một môi trường thuận lợi cho tham nhũng, vai trò của các SAI trong lĩnh vực này được cho là càng quan trọng hơn. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cũng được kì vọng có chất lượng cao và vững chãi trước thảm hoạ gây ra bởi biến đổi khí hậu... Về mặt này, Ủy ban muốn hợp tác trong việc thực hiện huấn luyện và đóng góp vào việc thực hiện SDG. B) Hợp tác của Ủy ban với ASOSAI và INTOSAI Ủy ban Kiểm toán là Quản trị viên phát triển năng lực của ASOSAI từ năm 2000, lên kế hoạch cho các hoạt động phát triển năng lực của ASOSAI dựa trên nhu cầu của các thành viên và sẽ xem xét các nhu cầu mạnh mẽ về kiểm toán việc thực hiện SDG để thiết kế và thực hiện các hoạt động phát triển năng lực của ASOSAI. Năm 2017, hội thảo của ASOSAI nhắm vào quản lý cấp trung đến cấp cao của SAI được tổ chức với chủ đề “Cải thiện và nâng cao quá trình kiểm toán - bao gồm kiểm toán về mức độ sẵn sàng của mục tiêu phát triển bền vững”. Trong hội thảo này chuyên gia về SDG đến từ Tòa Kiểm toán Châu Âu đã được mời đến và những người tham dự từ các Cơ quan Kiểm toán tối cao thành viên của ASOSAI đã chia sẻ những kinh nghiệm của họ về kiểm toán SDG. Thêm nữa, Chương trình kiểm toán kết quả hợp tác của Ủy ban Chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing Committee – KSC) - Sáng kiến phát triển INTOSAI (INTOSAI Development Initiative – IDI) về mức độ sẵn sàng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đã được triển khai ở các khu vực của ASOSAI, và 14 SAI trong số 28 Cơ quan Kiểm toán tối cao thành viên ASOSAI đang tham gia vào chương trình này (cho đến cuối năm 2017), đóng góp vào việc nâng cao năng lực của những SAI thành viên này. Thêm vào đó, Uỷ ban sẽ có thể hỗ trợ cho các SAI khác bằng cách chia sẻ kết quả kiểm toán hoặc nghiên cứu tình huống về các chương trình liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững của Ủy ban nếu được yêu cầu bởi INTOSAI, ASOSAI... kết luận Ủy ban Kiểm toán Nhà nước Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực chủ động của ASOSAI và từng SAI thành viên đối với mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh lồng ghép SDG vào Kế hoạch Chiến lược 2017-2022 của INTOSAI. Trong đó, ở Nhật Bản, Chính phủ đã chuẩn bị nguyên tắc hướng dẫn thực hiện và kế hoạch hành động, và thiết lập chiến lược cấp quốc gia. Rất nhiều chương trình cũng được kì vọng sẽ được thực hiện qua các khu vực ưu tiên có liên quan trong các SDG thuộc về môi trường. Vai trò của Ủy ban trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững bao gồm: • Đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của các biện pháp liên quan đến SDG qua kiểm toán các chương trình liên quan đến SDG, kiểm toán theo chủ đề đối với từng chính sách liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững và kiểm toán tập trung cụ thể vào nỗ lực của Chính phủ trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững. • Phản hồi quan tâm của công chúng và các bên liên quan về SDG, và truyền tải thực tế rằng Ủy ban có thể đóng góp vào việc đạt được SDG thông qua kiểm toán. • Hỗ trợ cho các SAI khác qua việc chia sẻ thông tin về kết quả kiểm toán và các nghiên cứu tình huống với INTOSAI và ASOSAI cũng như qua các chương trình phát triển năng lực của ASOSAI, và đóng góp vào việc nâng cao năng lực kiểm toán của các SAI qua hợp tác với JICA trong việc tập huấn về Kiểm toán Chính phủ trong công trình công cộng. Chính phủ Nhật Bản sẽ xúc tiến thực hiện các chương trình liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững với một lượng kinh phí lớn. Dù Ủy ban xét thấy điều này có thể đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững qua thực thi kiểm toán hiện hành, Ủy ban sẽ chuẩn bị đầy đủ và sẽ thực hiện việc kiểm toán tập trung vào các SDG.
Tài liệu liên quan