Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đãđạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, tạo ra một tiền đề vững chắc, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội đãđặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Mặt trái của cơ chế thị trường, đó là lối sống coi trọng đồng tiền, ngày càng trở nên lấn át các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau vàđặt lợi ích vật chất lên trên hết, nên các doanh nghiệp ít đểýđến cải thiện điều kiện lao động cho công nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng người lao động và gây hậu quả khôn lường đối với con người, đối với doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới trình độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát và cải thiện điều kiện lao động nhằm đảm bảo lợi ích, sức khoẻ, tính mạng cho công nhân, tránh những hậu quả như: tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị trực tiếp sản xuất hàng may mặc, ngành này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đặc thù ngành may mặc thường tập trung nhiều lao động nữ , trong sản xuất cóđộ bụi và tiếng ồn lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân.Ý thức được vấn đề này, lãnh đạo Công ty có nhiều văn bản, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện an toàn, VSLĐ trong các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, đáp ứng tái sản xuất sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Song, khi thực hiện vấn đề này con nhiều bất cập, cụ thể như: người công nhân chưa ýthức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật của Công ty, hay Công ty chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ người lao động. Do vậy, Công đoàn Công ty - đại diện cho quyền lợi người lao động tại Công ty, cần nhận thức đúng đắn về bảo hộ lao động nói riêng vàđảm bảo điều kiện lao động cho công nhân nói chung. Từđó dẫn tới sự thay đổi hành vi, điều chỉnh quan hệ lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với lý do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân”(Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng- năm 2006).

doc90 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đãđạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, tạo ra một tiền đề vững chắc, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội đãđặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Mặt trái của cơ chế thị trường, đó là lối sống coi trọng đồng tiền, ngày càng trở nên lấn át các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau vàđặt lợi ích vật chất lên trên hết, nên các doanh nghiệp ít đểýđến cải thiện điều kiện lao động cho công nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng người lao động và gây hậu quả khôn lường đối với con người, đối với doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới trình độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát và cải thiện điều kiện lao động nhằm đảm bảo lợi ích, sức khoẻ, tính mạng cho công nhân, tránh những hậu quả như: tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Công ty Cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị trực tiếp sản xuất hàng may mặc, ngành này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đặc thù ngành may mặc thường tập trung nhiều lao động nữ , trong sản xuất cóđộ bụi và tiếng ồn lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân.Ý thức được vấn đề này, lãnh đạo Công ty có nhiều văn bản, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện an toàn, VSLĐ trong các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, đáp ứng tái sản xuất sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Song, khi thực hiện vấn đề này con nhiều bất cập, cụ thể như: người công nhân chưa ýthức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật của Công ty, hay Công ty chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ người lao động. Do vậy, Công đoàn Công ty - đại diện cho quyền lợi người lao động tại Công ty, cần nhận thức đúng đắn về bảo hộ lao động nói riêng vàđảm bảo điều kiện lao động cho công nhân nói chung. Từđó dẫn tới sự thay đổi hành vi, điều chỉnh quan hệ lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với lý do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân”(Qua khoả sát tại Công ty CP may Chiến Thắng- năm 2006). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong lao động sản xuất, dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy trình đơn giản hay phức tạp, đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm giảm sức khoẻ, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Vấn đề lao động nói chung vàĐKLĐ nói riêng luôn là sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, đặc biệt làđối với những ngành như: Bảo hộ lao động, y học lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh dịch tễ,…Nhưng do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đến các ngành sản xuất đã làm biến đổi nhiều ngành nghề ,và do nắm bắt được quy luật của thị trường, đầu tư trang thiết bị dây chuyền hiện đại nên đời sống sức khoẻ của công nhân được đảm bảo. Ngược lại, một số ngành không có cơ hội phát triển, máy móc cũ, thiết bị lạc hậu đã tác động lớn đến xu hướng biến động của ĐKLĐ trong các ngành sản xuất và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Vì vậy, công tác cải thiện ĐKLĐ mà cụ thể là thông qua các biện pháp khoa học, kĩ thuật, kinh tế, xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ, ngăn ngừa tai nạn lao động bảo vệ sức khoẻ công nhân đã góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Trong những năm gần đây, ở nuớc ta đã có một số công trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn vềđiều kiện lao động, bệnh tật, sức khoẻ, môi trường lao động như: + Nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội”- do Phạm Xuân Đạt –Giám đốc công ty môi trường đầu tư làm chủđề tài.Trong đó tác giảđề cập đến môi trường lao động vàảnh hưởng của nó tới tinh thần công nhân. + Nghiên cứu về: “Môi trường lao động ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại và thái độ của họ”- do Tôn Thiện Chiếu – Phòng xã hội học lao động và công nghệ viện xã hội học –Tháng1/1997- Viện xã hội học. Mục đích chương trình này hướng đến nhận diện thực trạng môi trường lao động nữ công nhân và nhận thức của họ với điều kiện lao động của phụ nữđểđảm bảo sức khỏe cho nữ công nhân. + Công trình nghiên cưú: “Điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành dệt”của kĩ sư Trần Thị Lan – Chủ tịch Công đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Ở nghiên cứu này, tác giảđề cập đến các yếu tốđiều kiện lao động: nhiệt độ, tiếng ồn, độẩm, tốc độ gió, bụi ẩm, ánh sáng, đặc điểm lao động và tính chất lao động,… + Bài viết của Ngô Minh Phương về “Vấn đề môi trường lao động qua nghiên cứu xã hội học ở cơ sở hiện nay”. Môi trường này cóảnh hưởng tới sức khoẻ, nó diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Mà yếu tố thường gặp nhất là bụi, các chất độc hại nhiệt độ cao và tiếng ồn. + Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp, những bài nghiên cứu trao đổi, tạp chí của nhiều nhà khoa học cũng như bàn về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cưú của các tác giả trên, tác giảđã tiến hành khảo sát nghiên cứu các cấp độ vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân tại Công ty CP may Chiến Thắng. Với cách tiếp cận xã hội học, kết hợp với sự thu nhận các kết quảđã nghiên cứu từ các chuyên ngành khác: Chính sách xã hội, môi trường, bảo hộ lao động, …sẽ giúp cho việc nghiên cứu có cách nhìn toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Với giới hạn của một khoá luận tôt nghiệp, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục đích sau: - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng rõ thực trạng vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. - Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị trong việc cải thiện điều kiện lao động và tăng cường vai trò Công đoàn tại một doanh nghiệp. 4. ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân giúp ta nhìn nhận đúng đắn vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Thông qua nghiên cứu đề tài này phần nào làm sáng tỏ các khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu Xã hội học, đăc biệt là hệ thống hoá những khái niệm, lý thuyết liên quan đến điều kiện lao động, đóng góp vào kho tàng lý luận chung về khoa học lao động và chỉđạo công tác công đoàn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu, đề tài chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân Công ty CP may Chiến Thắng. Từđóđưa ra các giải pháp nhằm giúp cán bộ Công đoàn thấy được thực trạng của vấn đề và kịp thời có kế hoạch trong công tác an toàn và vệ sinh lao động đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. 5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành khảo sát trực tiếp tại Công ty CP may Chiến Thắng, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2006. 5.3. Khách thể nghiên cứu Tổ chức Công đoàn và cán bộ công nhân viên chức tại Công ty CP may Chiến Thắng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp chung Đểđạt mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở khoa học để sử dụng các phương pháp cụ thể nhằm biện giải cho những vấn đề nghiên cứu của mình một cách toàn diện, lịch sử, phát triển. Từđây, các sự kiện, hiện tượng xã hội được đặt trong sự tương tác và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chứ không tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ, đồng thời chúng tồn tại vàđược nhìn nhận một cách khách quan trong sự vận động biến đổi của quá trình hình thành phát triển và tiêu vong chứ không phải là bất biến. Phương pháp luận nói trên cho chúng ta một quan điểm đúng đắn khi tiến hành lập luận phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn trong qua trình nghiên cứu đề tài, đồng thời có cơ sở khoa học khi sử dụng các phương pháp cụ thể nhằm luận giải cho vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phương pháp cụ thể 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tác giảđã kế thừa có chọn lọc những tác phẩm, những công trình khoa học, những đề tài nghiên cứu của một số tác giảđi trước đề phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Nghiên cứu vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân được tiến hành khảo sát tại Công ty CP may Chiến Thắng. Bảng hỏi gồm 20 câu, nội dung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cũng như hướng cải thiện điều kiện lao động tại Công ty. 6.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 03 đối tượng một cách chủđích để từđó tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu. Qua bảng phỏng vấn này các thông tin thu được nhằm phục vụ cho khoá luân tốt nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,… 7. Giả thuyết và khung lý thuyết 7.1. Giả thuyết nghiên cứu + Trong những năm vừa qua, vai trò Công đoàn công ty CP may Chiến Thắng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng cho công nhân, thực hiện tốt chếđộ chính sách liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Trong thực tế việc thực hiện vấn đề này còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân khác như: Chếđộ chính sách, tâm sinh lý, năng lực cán bộ,…. 7.2. Khung lý thuyết ĐIỀUKIỆNKINHTẾXÃHỘI Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân Trang thiết bị máy móc Trang thiết cá nhân Môi trường lao động Chếđộ chính sách Quan hệ xã hội HIỆUQUẢSẢNXUẤT – KINHDOANH GIẢIPHÁP – KHUYẾN NGHỊ CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝLUẬN 1.1. Các lý thuyết có liên quan 1.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững Tư tưởng cơ bản của sự phát triển bền vững là bảo toàn chất lượng môi trường cho những người đang sống và cho các thế hệ tương lai, đảm bảo tiềm năng phát triển con người hiện đại cũng như tương lai, đảm bảo sự công bằng giữa các nhóm người, sự công bằng cho các thế hệ. Sự phát triển bền vững gắn liền với phát triển con người không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cùng với việc gìn giữ, bảo vệ môi trường, bảo toàn chất lượng cuộc sống. Bền vững là công bằng trong phân phối, trong chia sẻ năng lực tạo ra phúc lợi cho tất cả mọi người hiện tại và tương lai. Phát triển con người dưới hình thức con người được giáo dục tốt hơn, khoẻ mạnh hơn, ít suy nhược hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Giữa con người và môi trường có mối quan hệ trực tiếp thường xuyên nhưng lại không thể hiểu đơn giản. Mối quan hệđó bị chi phối bởi mối quan hệ giữa người và người về nhu cầu, lợi ích của từng cá nhân và từng nhóm xã hội. Bảo vệ hay phá hoại môi trường như thế nào là do nhu cầu lợi ích của nhóm xã hội quy định. Nhận thức của họ, hoạt động của họđối với môi trường xung quanh lại được đặt trong một cơ cấu tổ chức và thể chế phức tạp: Quan hệ gia đình, quan hệ cộng đồng, các thể chế pháp luật,… 1.1.2. Quan điểm Mácxit về sức khoẻ Quan điểm Mácxit về sức khoẻ cho rằng: Sức khoẻ con người là sản phẩm của nền kinh tế xã hội, sự phát triển của nền kinh tế xã hội khác nhau sẽ tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự hình thành những bệnh đặc thù. Theo Ănghen: Bệnh tật là một biểu hiện và là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận, không đểý tới điều kiện an toàn lao động. Điểm nổi bật của phương pháp Mácxit là gắn bệnh tật với nền kinh tế xã hội, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại xuất hiện những bệnh tật khác nhau. Cả Mác vàĂnghen đều cho rằng: Bệnh tật không phải là bản chất của mỗi cá nhân, mà là sản phẩm của tổ chức công nghiệp trong xã hội. Ănghen giải thích ốm đau, bệnh tật là sản phẩm của các điều kiện xã hội chứ hoàn toàn không phải là sự cố sinh vật không thể tránh được. Quan điểm này cho ta sự so sánh bệnh tật trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội; bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội là sản phẩm của điều kiện sống cả con người mang tính chủ quan. Nếu điều kiện sống của con người không tốt sẽảnh hưởng tới sức khoẻ của chính bản thân họ vàđấy là nguồn gốc sinh ra bệnh tật, chứ không phải do sự cố sinh học, mang tính khách quan không thể tránh được. Như vậy, con người muốn có sức khoẻ tốt cần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, bởi yếu tố này có tác động rất lớn tới sức khoẻ con người, có như vậy con người mới ngăn chặn được bệnh tật. 1.1.3. Lý thuyết xã hội học về lao động Xã hội học xem xét lao động với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Theo quan niệm của Macxit: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Xã hội học coi lao động như là hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần: mục đích lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động, chủ thể lao động và xu hướng lao động. Vậy lao động không những là phương thức tồn tại, phát triển của cá nhân mà còn là phương thức tồn tại và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. 1.1.4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải thiện điều kiện làm việc cho CN VCLĐ Ở nước ta, từ khi thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong sắc lệnh đầu tiên về lao động, vấn đềđảm bảo cho công nhân được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh đãđược đề cập: “Các xí nghiệp phải cóđủ phương tiện để bảo đảm an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”. “Những nơi làm việc phải rộng rãi thoáng khí và cóánh sáng mặt trời”. (1) Từđóđến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tếđất nước, các văn bản pháp luật cũng như hệ thống các văn bản có liên quan quy định về vấn đề này đã ra đời và dần từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế. Những năm gần đây, do thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhờđó mà nền kinh tếđã vàđang có bước tiến vượt bậc. Cùng với quá trình đó, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, hạn chếô nhiễm môi trường do lao động, bảo vệ người lao động cũng được đặc biệt chú trọng. Điều này thể hiện ở hai nội dung chính sau: Thứ nhất, việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về vấn đề này như: Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân (1989); Luật công đoàn (1990); Pháp lệnh về bảo hộ lao động (1991); Điều lệ bảo hiểm xã hội (1995); Luật bảo vệ môi trường (1993); Bộ luật Lao động của nước Công hoà XHCN Việt Nam (ban hành năm 1994 và có hiệu lực thi hành từ1.1.1995)… Mặc dù mỗi văn bản pháp lýđề cập với mức độ khác nhau, song nhìn chung các văn bản đều toát lên một nội dung cơ bản là công nhận quyền được bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh của người lao động, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, người sử dụng lao động và các tổ chức xã hội liên quan đến việc hạn chếô nhiễm môi trường lao động sản xuất và bảo vệ người lao động. Song phải nói rằng, những nội dung có tính chất chủ yếu nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạn chếô nhiễm môi trường do hoạt động lao động và bảo vệ NLĐ là những nội dung được Bộ luật lao đông quy định. Thứ hai là, đi đôi với việc ban hành các văn bản pháp luật về vấn đề này, hệ thống tổ chức hướng dẫn và kiểm soát thi hành pháp luật cũng được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Qua các cuộc thanh tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót từ khâu quản lý Nhà nước đến việc thực hiện các quy định về ATLĐ, VSLĐ. Bên cạnh công tác củng cố hệ thống tổ chức hướng dẫn và kiểm soát thi hành pháp luật, Nhà nước còn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về lĩnh vực ATLĐ,VSLĐ, hạn chếô nhiễm môi trường do công nghiệp, ngăn ngừa thảm hoạ công nghiệp… Sự lớn mạnh của Viện, các trung tâm nghiên cứu đầu ngành về Môi trường lao động, Y học lao động, Khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động, sự ra đời và phát huy có hiệu quả của các trung tâm Y học lao động ở một số Bộ, Ngành chủ chốt, sự hội nhập của mạng lưới thông tin ATLĐ, VSLĐ và bệnh nghề nghiệp trong khu vực, việc tham gia vào chương trình hoạt động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức y tế thế giới (WHO),…đã chứng tỏĐảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác ATLĐ, VSLĐ. 1.2. Những khái niệm công cụ 1.2.1. Môi trường lao động Xuất phát từđịnh nghĩa môi trường sống “Là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tư nhiên (Đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ sản xuất, phong tục, tập quán,văn hoá,…)”.(2) Hay theo định nghĩa của của Luật Bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau, cóảnh hưởng đến sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người tự nhiên”.(3) Từđịnh nghĩa trên, ta thấy rằng, môi trường lao động là phạm vi nhỏ hơn nằm trong môi trường sống của con người. Môi trường lao động gồm: các yếu tố tự nhiên trong lao động (ánh sáng, khí hậu, vệ sinh,…) và các yếu tố xã hội trong lao động (quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa những người lao động với nhau,…). 1.2.2. Điều kiện lao động - “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, kĩ thuật được thể hiện bằng các công cụ lao động, quy trình công nghệở một khoảng không gian nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động xuất hiện cùng với sự xuất hiện của lao động con người và cùng được phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật. Điều kiện lao động phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội”.(4) - “Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố: vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như lâu dài”.(5) Chúng ta thấy rằng, điều kiện lao động là khái niệm rộng và là tổng thể các yếu tố (công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ và môi trường lao động). Các yếu tốđều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vì thế trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần có giải pháp kĩ thuật để cải thiện điều kiện lao động cho công nhân nhằm nâng cao sức khoẻ cho họ. 1.2.3. Khái niệm công đoàn Trong hiến pháp Nước cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1982 tại chương1 điều 10 ghi rõ: “Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi cán bộ, công nhân viên chức lao động, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân lao động và những người lao động lao khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội”.(6) Hồ Chí Minh nói: “Tổ chức công hội (sau này gọi là công đoàn) trước hết làđể cho công nhân đi lại với nhau cho có tình cảm, hai làđể nghiên cứu với nhau, ba làđể sửa sang các sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn làđể giữ cho quyền lợi của công nhân, năm làđể giúp đỡ cho quốc dân, cho thế giới”. Luật công đoàn được quốc hội nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam thông qua kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/06/1990 khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị- xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Mục đích của tổ chức
Tài liệu liên quan