Vai trò của công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng

Nông thôn Việt Nam là một địa bàn rộng lớn chiếm khoảng 80% diện tích cả nước; là nơi tập trung sinh sống của đồng bào 54 dân tộc với những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Quán triệt nghị quyết Trung ương, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước từ 2010 và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách hướng dẫn tương đối đồng bộ: Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; ANTT xã hội được giữ vững. Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng đất nước ta giàu mạnh. Vì vậy, công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực nông thôn đã, đang và sẽ là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính chiến lược, lâu dài.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97 BỘ CÔNG AN VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÓI CHUNG, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU NÓI RIÊNG Nông thôn Việt Nam là một địa bàn rộng lớn chiếm khoảng 80% diện tích cả nước; là nơi tập trung sinh sống của đồng bào 54 dân tộc với những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Quán triệt nghị quyết Trung ương, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước từ 2010 và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách hướng dẫn tương đối đồng bộ: Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; ANTT xã hội được giữ vững. Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng đất nước ta giàu mạnh. Vì vậy, công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực nông thôn đã, đang và sẽ là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính chiến lược, lâu dài. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Cục V05 đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của Bộ Công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn nông thôn; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như: Chỉ thị số 05/CT-BCA-V28 ngày 30/3/2011, Kế hoạch số 194/KH-BCA-V28 ngày 11/11/2010 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Thông tư quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường "An toàn về an ninh trật tự"; Kế hoạch công tác Công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trong lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2016 - 2020; Hướng dẫn việc xác định Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; huyện đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội; Hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong Công an nhân dân; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH14 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phối hợp với Tổng cục Cảnh sát xây dựng và triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BCA-C41 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần 98 phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay Những văn bản này là cơ sở để lực lượng Công an tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Công an các địa phương đã tổ chức nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, chủ động tham mưu cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời, ổn định các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu công nghiệp, đô thị, làm đường giao thông. Chủ động nắm tình hình, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, xóa đối giảm nghèo để đề xuất với Chính phủ, kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, không để các thế lực thù địch, phản động, lợi dụng kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân biểu tình, gây rối an ninh, trật tự; đồng thời có kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh, trật tự không để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tập trung đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là địa bàn giáp ranh giữa nông thôn với thành thị; mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội; tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án phạm pháp hình sự ở địa bàn nông thôn đạt tỷ lệ cao. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, góp phần làm cho tình hình trật tự, an toàn giao thông ở địa bàn khu vực nông thôn có chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của các tầng lớp nhân dân được nâng lên, làm giảm tai nạn giao thông, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội. Xuất hiện nhiều mô hình tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải; có nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả góp phần làm giảm tội phạm ở cơ sở như: “Tự quản về an ninh, trật tự”, “Nông dân với pháp luật”, “Xóm đạo bình yên”, “Dòng họ an toàn về an ninh, trật tự”, “Dòng tộc không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Cụm liên kết an toàn về an ninh, trật tự khu vực giáp ranh”, "Xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa", “Xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”; “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội”...; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (1) Lãnh đạo, chỉ huy một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của các chương trình mục tiêu quốc gia, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ xây dựng nông thôn mới. (2) Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở khu vực nông thôn chưa thường xuyên, chưa thấm sâu đến quần chúng nhân dân. (3) Một số nơi chưa chú trọng đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chưa gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" nên kết quả còn hạn chế. (4) Một số địa phương chưa thực hiện đúng với Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28, ngày 18/11/2016 của Bộ Công an về việc công nhận Xã đạt 99 chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; như xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự vẫn được công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới. (5) Việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Cấp ủy, thủ trưởng Công an một số đơn vị, địa phương chưa chủ động, quyết liệt trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương công tác đã đề ra. Lực lượng Công an xã còn thiếu về số lượng; kinh phí, phương tiện hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Chế độ, chính sách đối với Công an xã còn ở mức thấp chưa tương xứng với khối lượng, tính chất công việc, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của Công an xã. Nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi do công nghiệp hóa, đô thị hóa, tác động của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế; người dân nông thôn có xu hướng thoát ly ra thành phố hoặc di cư đến những vùng khác có điều kiện làm ăn sinh sống thuận lợi hơn, do đó thành phần dân cư khu vực nông thôn ngày càng đa dạng hơn, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói riêng. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực thù địch, phản động ráo riết tiến hành các hoạt động “ diễn biến hoà bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta với những phương thức, thủ đoạn mới ngày càng thâm độc, tinh vi, xảo quyệt. Các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng bộc lộ rõ nét, gây mất ổn định về an ninh trật tự. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xuống cấp về các giá trị văn hóa, đạo đức và những bức xúc trong xã hội, trong đó khu vực nông thôn có chiều hướng gia tăng; mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là các vụ việc khiếu kiện, xung đột xã hội liên quan đến đất đai, quản lý, thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến một bộ phận nhân dân không có việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ, cho vay nặng lãi, bảo kê. là một trong những nguyên nhân làm cho các loại tội phạm và vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn, nhất là tội phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí nóng, tội phạm có tính chất khủng bố, tội phạm chống người thi hành công vụ. Các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng làm khoảng cách giầu nghèo giữa các khu vực nông thôn với các đô thị đang có xu hướng gia tăng, kéo theo các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội khu vực nông thôn chưa được giải quyết cơ bản, tiếp tục tác động làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. Để tiếp tục thực hiện tốt vai trò của mình trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững ở nông thôn, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ sau: Một là: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, 100 nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Chỉ thị số 05/CT-BCA-V28 ngày 30/3/2011, Kế hoạch số 194/KH-BCA-V28 ngày 11/11/2010 của Bộ Công an về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường "An toàn về an ninh trật tự"; Kế hoạch của Bộ Công an thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đề xuất sửa đổi, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự xã hội trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua các hành vi kinh doanh đa cấp, tín dụng đen để nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho nhân dân ở địa bàn nông thôn. Vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia giữ gìn trật tự xã hội. Xây dựng, nhân rộng xã đạt tiêu chí An ninh, trật tự xã hội; các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải. Kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn. Ba là: Tập trung đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự tại các địa bàn khu vực nông thôn, nhất là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài, các vụ giết người do nguyên nhân xã hội, trộm cắp tài sản, chống người thi hành công vụ, ma túy, buôn bán người, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, sai phạm, tiêu cực trong triển khai các công trình, dự án; các chương trình, kế hoạch về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điểu tra, xử lý tội phạm, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra các trường hợp bức cung, nhục hình, oan, sai trong hoạt động điều tra, gây bức xúc dư luận xã hội ở địa bàn nông thôn Bốn là: Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể. Tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ NTQ theo hướng xã hội hoá ngày càng cao, đa dạng hoá các hình thức phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ đến từng gia đình, cộng đồng dân cư, các tổ chức quần chúng, các cơ quan, đơn vị cơ sở. Năm là: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, gắn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", thực hiện cuộc vận động "Toàn dân 101 đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Sáu là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công an trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, nhất là các đội nghiệp vụ thuộc Công an huyện, Công an xã theo Chỉ thị số 03 ngày 10/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Xây dựng toàn diện Công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới”; tiếp tục thực hiện việc bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về công tác phòng chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cán bộ Công an cơ sở. Bảy là: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên trang bị phương tiện, đảm bảo kinh phí và các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ gìn ổn định an ninh, trật tự địa bàn nông thôn, phục vụ thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng./.
Tài liệu liên quan