Theo thống kê không chính thức của một nhà nghiên cứu báo chí, một trong những từ và cụm từ được xuất hiện với tần suất lớn nhất trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta những năm đầu của thế kỷ 21 là: "thương hiệu", "quảng bá thương hiệu", "tạo dựng và quản trị thương hiệu", "mất cắp thương hiệu". Chưa bao giờ thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Dường như việc xây dựng, tạo dựng thương hiệu của sản phẩm, của tổ chức, của tỉnh, thậm chí là thương hiệu quốc gia đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết yếu, một xu thế không thể cưỡng lại được nếu muốn tồn tại trong bối cảnh hội nhập. Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu thương hiệu. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề ra chương trình giúp doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ 1.000 thương hiệu. Đài Truyền hình Việt Nam phát hàng kỳ liên tiếp chương trình Đối thoại trực tiếp với các nhà xây dựng và quản lý thương hiệu Việt Nam. Báo Sài Gòn tiếp thị có hẳn chuyên mục "Hỏi đáp thương hiệu" trên mỗi số báo. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã nhập cuộc một cách sôi nổi cùng với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội thương mại trong việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam.
Quan hệ công chúng là một lĩnh vực mới du nhập vào Việt Nam từ khi đổi mới cùng với sự xuất hiện của các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Với những ưu thế đặc biệt, quan hệ công chúng đang trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu. Tháng 11/2003, Công ty cà phê Trung Nguyên cùng một số đơn vị đã đứng ta khởi xướng và xây dựng chương trình "Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam". Đó như là hồi chuông cảnh báo trước thực trạng thương hiệu ngành Nông sản Việt Nam, đồng thời cũng là bước khởi đầu tiên phong trong hành trình tạo dựng và khẳng định vị trí của các thương hiệu Việt. Sau gần 1 năm thực hiện, chương trình đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Và đặc biệt hoạt động báo chí trong nước đã tham gia sôi nổi vào chương trình mang ý nghĩa đặc biệt này.
31 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của hoạt động truyền thông quan hệ công chúng trong quảng bá thương hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
------
NIÊN LUẬN
Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng
đối với việc quảng bá thương hiệu ở Việt Nam
(Khảo sát hoạt động truyền thông quan hệ công chúng của công ty cà phê Trung Nguyên qua chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”)
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Đỗ Anh Đức
Sinh viên : Phạm Thị Thu Hà
Lớp : K46 - Báo chí
Hà Nội - 2004
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Theo thống kê không chính thức của một nhà nghiên cứu báo chí, một trong những từ và cụm từ được xuất hiện với tần suất lớn nhất trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta những năm đầu của thế kỷ 21 là: "thương hiệu", "quảng bá thương hiệu", "tạo dựng và quản trị thương hiệu", "mất cắp thương hiệu"... Chưa bao giờ thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Dường như việc xây dựng, tạo dựng thương hiệu của sản phẩm, của tổ chức, của tỉnh, thậm chí là thương hiệu quốc gia đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết yếu, một xu thế không thể cưỡng lại được nếu muốn tồn tại trong bối cảnh hội nhập. Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu thương hiệu. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề ra chương trình giúp doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ 1.000 thương hiệu. Đài Truyền hình Việt Nam phát hàng kỳ liên tiếp chương trình Đối thoại trực tiếp với các nhà xây dựng và quản lý thương hiệu Việt Nam. Báo Sài Gòn tiếp thị có hẳn chuyên mục "Hỏi đáp thương hiệu" trên mỗi số báo... Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã nhập cuộc một cách sôi nổi cùng với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội thương mại trong việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam.
Quan hệ công chúng là một lĩnh vực mới du nhập vào Việt Nam từ khi đổi mới cùng với sự xuất hiện của các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Với những ưu thế đặc biệt, quan hệ công chúng đang trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu. Tháng 11/2003, Công ty cà phê Trung Nguyên cùng một số đơn vị đã đứng ta khởi xướng và xây dựng chương trình "Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam". Đó như là hồi chuông cảnh báo trước thực trạng thương hiệu ngành Nông sản Việt Nam, đồng thời cũng là bước khởi đầu tiên phong trong hành trình tạo dựng và khẳng định vị trí của các thương hiệu Việt. Sau gần 1 năm thực hiện, chương trình đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Và đặc biệt hoạt động báo chí trong nước đã tham gia sôi nổi vào chương trình mang ý nghĩa đặc biệt này.
Do đâu mà chương trình "Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam" và Công ty cà phê Trung Nguyên lại giành được sự quan tâm sâu sắc, tích cực ủng hộ của cộng đồng xã hội, mà đặc biệt là báo giới đến như vậy ? Trung Nguyên đã tiến hành những hoạt động truyền thông ra sao để tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp về chương trình cũng như về thương hiệu cà phêhòa tan G7 ? Đó là những ý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: Vai trò của hoạt động truyền thông quan hệ công chúng trong quảng bá thương hiệu (Khảo sát qua hoạt động truyền thông của Công ty cà phê Trung Nguyên) cho niên luận này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Quan điểm về hoạt động quan hệ công chúng và vai trò của quan hệ công chúng đối với việc tạo dựng, quảng bá thương hiệu.
- Thu thập và nghiên cứu hoạt động truyền thông thực tế của Công ty cà phê Trung Nguyên.
- Tham khảo các bài báo được đăng trên báo chí trong nước.
Phương pháp nghiên cứu:
- Tra cứu và tổng hợp tài liệu về quan hệ công chúng.
- Tham khảo lý thuyết về thương hiệu và quảng bá thương hiệu.
- Tập hợp tư liệu về hoạt động truyền thông của Công ty Trung Nguyên.
- Tập hợp, khảo sát thông tin trên báo chí.
Cấu trúc:
Chương I. Lý thuyết về quan hệ công chúng và vai trò của hoạt động quan hệ công chúng trong quảng bá thương hiệu.
Chương II. Khảo sát hoạt động truyền thông quan hệ công chúng của Công ty cà phê Trung Nguyên qua chương trình "Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam".
Chương I
Một số vấn đề về quan hệ công chúng
và quảng bá thương hiệu ở nước ta
1. Lý luận chung về quan hệ công chúng
1.1. Định nghĩa quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (gốc từ tiếng Anh là Publie Pelations, viết tắt là PR, phát âm là pi-a) có lịch sử ra đời và phát triển trên thế giới trên 100 năm. Tuy nhiên, ở nước ta thuật ngữ quan hệ công chúng chỉ mới xuất hiện từ khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường thông qua các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam .
Trong lý luận về quan hệ công chúng, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lĩnh vực này. Theo giáo sư Edwards Berneys - một học giả nổi tiếng về quan hệ công chúng: “Quan hệ công chúng là nghề cung cấp thông tin cho công chúng, thuyết phục công chúng, là nỗ lực thống nhất thái độ và hành độ của tổ chức với công chúng và ngược lại”. Năm 1975, 65 chuyên gia hàng đầu của thế giới đã tổng hợp 472 định nghĩa về quan hệ công chúng để đưa ra một định nghĩa quan hệ công chúng dài 88 từ tiếng Anh. Ở nước ta, định nghĩa về quan hệ công chúng chưa có nhiều. Giáo sư Huỳnh Văn Tòng trong cuốn “Giao tế nhân sự trong kinh doanh” lại dịch Public Relations là giao tế nhân sự và định nghĩa “là sự thúc đẩy mọi người trong các tổ chức để phát triển công việc toàn đội, để đạt được sự thoả mãn nhu cầu của mọi người đồng thời đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hữu hiệu”. Có thể tạm thống nhất với thuật ngữ quan hệ công chúng và hiểu một cách ngắn gọn bằng định nghĩa: “Quan hệ công chúng là nỗ lực một cách có kế hoạch và có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng của nó bằng các hình thức truyền thông”.
PR News, một tuần tin nội bộ chuyên ngành đã đưa ra chức năng của quan hệ công chúng là “chức năng quản lý trong đó thẩm định thái độ của công chúng, xác định các chính sách và quy trình hoạt động của một cá nhân hay tổ chức đối với sự quan tâm của công chúng, lập kế hoạch và triển khai một chương trình hành động để thu được sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng”. Trong các chức năng cơ bản của quan hệ công chúng, truyền thông là chức năng không thể thiếu và được đặt ở vị trí then chốt. Chức năng truyền thông của quan hệ công chúng đã biến nó trở thành một phần không thể tách rời của mạng lưới truyền thông đại chúng ở khắp các quốc gia.
1.2. Quan hệ công chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trong cuốn “Bản chất của quan hệ công chúng” của John Marston đưa ra một từ ghép từ bốn chữ cái đầu chỉ bốn chức năng của quan hệ công chúng. Đó là từ Race (tiếng Anh có nghĩa là cuộc đua). Theo John Marston, chức năng của hoạt động quan hệ công chúng bao gồm:
- Nghiên cứu (Research): Nghiên cứu thái độ của công chúng về một vấn đề gì đó hoặc trả lời câu hỏi: Vấn đề gì đang xảy ra ?
- Hành động và kế hoạch (Action and Planning): xác định hành động cụ thể của tổ chức để phát biểu về vấn đề đó, hoặc trả lời câu hỏi: Cần phải làm cái gì để giải quyết vấn đề đó ?
- Truyền thông (Communication): truyền thông với công chúng để tăng cường sự hiểu biết và sự chấp thuận, hoặc trả lời câu hỏi: Sẽ nói như thế nào với công chúng.
- Đánh giá (Evaluation): Đánh giá hiệu quả của những nỗ lực truyền thông đã thực hiện với công chúng, hoặc trả lời câu hỏi: ảnh hưởng / hiệu quả với công chúng như thế nào ?
Như vậy, truyền thông là một trong những chức năng quan trọng và then chốt của hoạt động quan hệ công chúng. Trên thế giới, chuyên gia PR, ưa chuộng nhất là được đào tạo một cách chính quy thông qua chuyên ngành Mass Communication (truyền thông đại chúng) hoặc Communiacation and art (truyền thông và nghệ thuật). Mặc dù ngày nay người ta vẫn chưa thống nhất với nhau về việc xếp quan hệ công chúng là một lĩnh vực của truyền thông hay là lĩnh vực của Marketting. Nhưng điều hiển nhiên có thể thấy quan hệ công chúng có liên quan mật thiết với các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong cuốn “Quan hệ công chúng ở ấn Độ”, J.M.Kaul viết: “Mọi người nhìn chúng ta như thế nào là tất cả nội dung của hoạt động quan hệ công chúng của chúng ta. Việc này lại phụ thuộc rất lớn vào việc các phương tiện truyền thông đại chúng nói về chúng ta như thế nào”. Có thể sơ đồ hoá mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với quan hệ công chúng như sau:
Quan hệ công chúng sử dụng hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng: từ sách báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, phim quảng cáo… Tuy nhiên, không phải lúc nào các chuyên viên quan hệ công chúng cũng sử dụng tất cả các phương tiện này phục vụ cho hoạt động quan hệ công chúng. Việc lựa chọn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc phần nhiều vào thông điệp, đối tượng công chúng tiếp nhận và mục đích của hoạt động quan hệ công chúng.
Mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với quan hệ công chúng là quan hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Phương tiện truyền thông đại chúng giúp chuyển tải thông điệp tới công chúng, đồng thời quan hệ công chúng lại giúp cho các phương tiện truyền thông đại chúng có thêm nguồn thông tin phong phú, có chất lượng, đáng tin cậy. Trong các công việc của người làm quan hệ công chúng thì phần lớn số lượng công việc liên quan đến giới truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng. Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng trong cuốn “Bài giảng tóm lược môn Giao tế nhân sự” đã thống kê được 12 nhóm công việc chủ yếu, trong đó các công việc liên quan đến phương tiện truyền thông đại chúng chiếm 7/12 nhóm. Cụ thể gồm:
Thông cáo báo chí, Hồ sơ điểm báo, Tổ chức họp báo, chương trình truyền thanh - truyền hình, Báo nội bộ, Phim tư liệu, Tiệc chiêu đãi (nhóm các công việc liên quan đến giới truyền thông). Các công việc khác: khu triển lãm, quà tặng giao dịch, Hoạt động bảo trợ hoặc tài trợ, thông báo tài chính, vận động hành lang (quan hệ với chính phủ) cũng ít nhiều có sự tham gia của các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như: chương trình tài trợ của hãng Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan): “Học bổng đèn đom đóm”, Chương trình “OMO - áo trắng ngời sáng tương lai” của hãng Unilever… cũng đều được đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc có trang mục riêng trên các tờ báo, tạp chí (chương trình “OMO - áo trắng ngời sáng tương lai” trên Tạp chí thế giới phụ nữ). Hội chợ thương mại ASEAN tháng 10/2004 (ASEAN Trade Fair - ATF) cũng tổ chức mời đại diện các phương tiện truyền thông đại chúng đến tham dự lễ khai mạc và hội chợ có một bộ phận thông tin riêng chuyên cung cấp thông tin cho báo chí, phát hành tờ bản tin ATF.
2. Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu tại Việt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động quan hệ công chúng đã rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội và kinh tế. Trong lý luận về kinh tế và trong thực tiễn hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, quan hệ công chúng được coi như là một trong những phương thức hữu hiệu tạo dựng uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ công chúng xuất hiện chưa lâu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức được vai trò của hoạt động quan hệ công chúng trong tạo dựng và quảng bá thương hiệu. Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường FTA thực hiện trong hai tháng 8 và 9/2003 dựa trên phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo của 70 tập đoàn, doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (Pepsi, Unilever, Honda, Microsoft, Trung Nguyên, Kinh Đô…), 100% các doanh nghiệp này có sử dụng hoạt động quan hệ công chúng. (Trong đó 66% các doanh nghiệp tự làm quan hệ công chúng, 77% thuê ngoài các dịch vụ quan hệ công chúng). Công ty FTA cũng chỉ ra rằng để đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng tại Việt Nam, một trong những vấn đề phải ưu tiên hàng đầu là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và của người dân về thương hiệu và vai trò của hoạt động quan hệ công chúng trong tạo dựng, quảng bá thương hiệu.
2.1. Một số hiểu biết về thương hiệu.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thương hiệu
Khái niệm:
Thuật ngữ thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hoá của nhà sản xuất này với hàng hoá của nhà sản xuất khác. Từ “brand” thương hiệu xuất phát từ ngôn ngữ Nauy cổ “Brandr” nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung”. Trên thực tế, từ thời xa xưa cho đến nay, “brand” đã và vẫn mang ý nghĩa chủ của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ,
Thương hiệu là “một cái tên, một từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc đơn vị của một người bán hoặc một nhóm người bán với hàng hoá và đơn vị của các đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi 2 phần:
Phát âm được: Là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên Công ty (Ví dụ như: Philip Morris), tên sản phẩm (Marlboro), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
Không phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hàng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca Cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác.
Đặc điểm:
a. Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị rất lớn của doanh nghiệp và quốc gia.
Thương hiệu không phải là tài sản hữu hình của một doanh nghiệp như: nhà xưởng, thiết bị, bất động sản mà là tài sản vô hình có giá trị lớn, có vai trò quan trọng của doanh nghiệp. Theo đánh giá của công ty Interbrand trong năm 2002, Coca Cola có giá trị thương hiệu là 69,9 tỷ USD và trị giá thương hiệu ở đây chỉ tính giá trị vô hình không bao gồm tài sản hữu hình của công ty Coca Cola. Thương hiệu Mercedes của công ty Daimler Chrysler AG có trị giá thương hiệu là 21 tỷ USD. Trong số 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới, chỉ có 5 thương hiệu của khu vực châu Á, một của Hàn Quốc là Samsung với trị giá thương hiệu 8,3 tỷ USD. Từ những con số thống kê này cho thấy thương hiệu có một ý nghĩa to lớn, là tài sản của quốc gia và là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp.
Thương hiệu còn là niềm tự hào của dân tộc. Với mỗi người Việt Nam khi nhắc đến nước mắm Phú Quốc, lụa Hà đông, nhãn lồng Hưng Yên, bánh đậu xanh Hải Dương, cốm vòng Hà Nội, gạch Bát Tràng, tất cả đều gợi nên ấn tượng mạnh mẽ đối với những thương hiệu đã tạo nên bản sắc riêng biệt của đất nước, quê hương. Thương hiệu tạo nên nguồn lực của nền kinh tế, khi thương hiệu có mặt trên thị trường quốc tế, có thể thu được nhiều ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Chính vì thế, có những tập đoàn lớn lại bỏ ra một số tiền khổng lồ để mua lại một tập đoàn khác đang có nguy cơ phá sản. Động cơ thực sự ở đây là gì ? Bằng việc trả giá rất cao đối với doanh nghiệp đó, doanh nghiệp đứng ra mua thực sự muốn mua lại vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Sự nhận biết thương hiệu, hình ảnh tín nhiệm sẽ cho doanh thu và sự phát triển vững chắc sau này. Một minh chứng cụ thể, cách đây vài năm thương hiệu kem đánh răng PIS đã được một công ty của Thuỵ Sỹ mua lại với giá 5 triệu USD - một cái giá gây sửng sốt với các doanh nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ.
b. Thương hiệu được đặc trưng bởi hình ảnh, ngôn ngữ, logo… Chính những yếu tố đó sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng. Vì vậy với mỗi doanh nghiệp phải làm sao cho thương hiệu của mình đễ nhớ nhất, dễ thuộc nhất, ấn tượng nhất, phân biệt dễ dàng với các thương hiệu khác. Điều đó thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh quảng bá cho thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Logo của Việt Nam airline là biểu tượng bông sen vàng - một đặc trưng của đất nước. Logo này sẽ theo Việt Nam airline trong mỗi chuyến bay quảng bá hình ảnh của hãng và của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.
c. Sự liên quan chặt chẽ giữa thương hiệu và chất lượng sản phẩm không phải vô cớ khi mà cứ nghĩ đến một loạt sản phẩm người ta lại nghĩ đến một hay một vài thương hiệu sản phẩm đó. Nói đến điện thoại di động người ta nghĩ ngay đến Nokia, Samsung… Đồng hồ thì có Swatch hay Edox… Những thương hiệu đó gắn liền với những sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú cho nên người ta chọn mua sản phẩm theo thương hiệu của hãng sản xuất vì ứng với mỗi thương hiệu có chất lượng riêng biệt. Đó chính là sự liên quan giữa thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Thương hiệu chính là sự quảng bá cho sản phẩm, tạo cho người tiêu dùng lòng tin, sự tín nhiệm với sản phẩm.
2.1.2. Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh
Thương hiệu nằm ở trung tâm của chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của một doanh nghiệp bởi vì:
* Khi sản phẩm có thương hiệu, nó sẽ được phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh khác, các thông tin về sản phẩm sẽ được truy cập nhanh chóng.
* Thương hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ của pháp luật, khẳng định ưu thế đặc trưng của doanh nghiệp.
* Thương hiệu là sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp. hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau.
* Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng của thương hiệu sẽ hỗ trợ sản phẩm dễ dàng đi sâu vào tâm trí khách hàng.
* Thương hiệu là nguồn củng cố khả năng cạnh tranh, giúp nâng cao doanh số lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về góc độ người tiêu dùng, khi sản phẩm có thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn. Việc lựa chọn sản phẩm như: Biết xuất xứ sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giảm chi phí nghiên cứu thông tin, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu
Ngày nay, các công ty đều nhận ra rằng quan hệ công chúng là một cấu phần không thể thiếu của bất cứ chương trình marketing giao tiếp hay chiến lược quảng bá thương hiệu nào của mình. Nếu như các công ty trước đây chỉ sử dụng những quảng cáo truyền thống thì giờ đây cũng đã tận dụng loại hình truyền thông tinh tế này nhằm tăng nhận thức về thương hiệu. Hoạt động quan hệ công chúng bao gồm: mối quan hệ với báo chí (như: tờ thông cáo, các cuộc phỏng vấn , các cuộc họp báo, bài báo có kèm ảnh, thư đăng tin, bài, phim, băng đĩa…); mối quan hệ với chính phủ, với cộng đồng (báo cáo thường niên, tài trợ, vận động hành lang, quản lý các sự kiện đặc biệt và các hoạt động quần chúng khác).
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động quan hệ công chúng đã rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế. Còn ở Việt Nam, chủ yếu là các công ty nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam chú trọng việc xây dựng bộ phận quan hệ công chúng riêng cho công ty, tổ chức mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý sử dụng hoạt động này nhưng do hạn chế về nhận thức, kinh phí và một số điều kiện khác mà chưa thực sự sử dụng hiệu quả và phát huy được thế mạnh của nó. Ngoài ra còn hình thức các công ty dịch vụ quan hệ công chúng hoạt động độc lập bên ngoài. Nếu như hoạt động marketing chỉ nhằm mục đích là làm sao bán sản phẩm và đơn vị để thu lợi về cho công ty thì hoạt động quan hệ công chúng, bản thân nó không mang lại lợi nhuận trước mắt cho doanh nghiệp nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, tăng cường và bảo vệ hình ảnh của công ty hoặc những sản phẩm của công ty đó.
Ở Việt Nam, hoạt động quan hệ công chúng mới chủ yếu dựa trên mối quan hệ với báo chí và gói gọn trong việc tổ chức các sự kiện . Trong khi đó ở các nước, quan hệ công chúng đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển với nhiều hình thức phong phú. Hoạt động PR có thể đóng vai trò sống còn đối với các công ty hay tổ chức bằng nhiều cách khác nhau. Hoạtđông PR nhằm xây dựng nhận thức của công chúng đối với hình tượng của công ty; khắc phục những nhận thức chưa đúng hay những thành kiến của côn