Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển, đạt được trình độ một nước phát triển đều phải trải qua nấc thang có tính tất yếu lịch sử. Đó là công nghiệp hoá. Trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành thành công công nghiệp hoá và hiện nay cũng còn nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hoá. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người, công nghiệp hoá ở những nước khác nhau có sự khác nhau về mô hình, về thời gian thực hiện và do đó có sự khác nhau về ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội. Nước ta bắt đầu công nghiệp hoá từ năm 1960 theo đường lối do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng đề ra. Đến nay sự nghiệp đó vẫn tiếp tục. Nhưng hoàn cảnh, điều kiện quốc tế và trong nước, trình độ phát triển kinh tế nước ta hiện nay khác nhiều so với năm 1960. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn phải giải quyết như: Công nghiệp hoá có còn là tất yếu khách quan nữa không? Đánh giá như thế nào về thực trạng công nghiệp hoá ở nước ta những năm qua? Mục tiêu, mô hình, nội dung công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ở nước ta hiện nay như thế nào?
Sự phát triển của nền kinh tế trong hơn mười năm kể từ khi đổi mới đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng kể.Trong đó phải kể đến vai trò rất quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nhà nước là người hoạch định ra các chính sách chiến lược phát triển kinh tế, phát huy tối đa những mặt tích cực, hạn chế tối thiểu những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Mà quan trọng nhất là sự định hướng của nhà nước để kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân đã lựa chọn. Đây là điểm khác biệt giữa cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta và các nước khác.
Mặc dù Nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong sự nghiệp này, nhưng không phải là không có hạn chế. Đó là sự cồng kềnh của bộ máy, chưa xóa bỏ được thói quen của cơ chế cũ, chưa thích nghi với cơ chế mới nên hiệu quả chưa cao.
NỘI DUNG CHÍNH:
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
37 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
B. NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ 6
1.1. Vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá 6
1.1.1. Quan niệm công nghiệp hoá- Thực chất công nghiệp hoá 6
1.1.2. Vì sao hiện nay công nghiệp hoá lại gắn với hiện đại hoá 7
1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá 8
1.2. Tất yếu khách quan vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá 9
1.2.1. Vai trò của Nhà nước trong việc định hướng cho quá trình công nghiệp hoá 9
1.2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển khoa học công nghệ 11
1.2.3. Nhà nước với vai trò phát triển nguồn vốn 13
1.2.4. Vai trò của Nhà nước trong quản lý quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA 16
2.1. Định hướng cho quá trình công nghiệp hoá 16
2.1.1. Việc đề ra mục tiêu chiến lược kế hoạch bước đi của công nghiệp hoá 16
2.1.2. Thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với bước đi của quá trình công ngiệp hoá 16
2.1.3. Tạo nguồn lực cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 17
2.1.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay 18
2.1.4. Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 20
2.2. Chính sách phát triển công nghệ 21
2.2.1. Phát triển công nghệ sản xuất 21
2.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học 23
2.2.3. Nâng cao hiệu quả quảnlý Nhà nước về khoa học và công nghệ trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá 24
2.2.3.1. Một số thành tựu về ứng dụng khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời kì đổi mới 24
2.2.3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ 25
2.3. Chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn 26
2.3.1. Thực trạng huy động vốn của Nhà nước 26
2.3.2. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý vốn 27
2.4. Quản lý quá trình công nghiệp hoá 29
2.4.1. Thực trạng vai trò quản lý của Nhà nước 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 32
3.1. Định hướng quá trình công nghiệp hoá 32
3.1.1. Xác định một cách toàn diện thích hợp hơn quá trình công nghiệp hoá 32
3.1.2. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với bước đi của công nghiệp hoá hiện đại hoá 32
3.1.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 33
3.1.4. Một số giải pháp phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 36
3.2. Chính sách phát triển khoa học công nghệ 39
3.2.1. Công nghệ nước ngoài 39
3.2.2. Công nghệ và cán bộ khoa học trong nước 40
3.2.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về KH - CN 42
3.3. Phát triển nguồn vốn 42
3.3.1. Giải pháp huy động vốn 42
3.3.2. Giải pháp sử dụng và quản lý vốn 44
3.3.3. Đổi mới tổ chức bộ máy tài chính quốc gia và công tác kiểm toán kế toán 45
3.4. Giải pháp trong vấn đề quản lý 48
3.4.1. Xác định đúng phương hướng của cơ chế quản lý 48
3.4.2. Xây dựng hệ thống luật kinh tế 49
C. KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển, đạt được trình độ một nước phát triển đều phải trải qua nấc thang có tính tất yếu lịch sử. Đó là công nghiệp hoá. Trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành thành công công nghiệp hoá và hiện nay cũng còn nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hoá. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người, công nghiệp hoá ở những nước khác nhau có sự khác nhau về mô hình, về thời gian thực hiện và do đó có sự khác nhau về ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội. Nước ta bắt đầu công nghiệp hoá từ năm 1960 theo đường lối do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng đề ra. Đến nay sự nghiệp đó vẫn tiếp tục. Nhưng hoàn cảnh, điều kiện quốc tế và trong nước, trình độ phát triển kinh tế nước ta hiện nay khác nhiều so với năm 1960. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn phải giải quyết như: Công nghiệp hoá có còn là tất yếu khách quan nữa không? Đánh giá như thế nào về thực trạng công nghiệp hoá ở nước ta những năm qua? Mục tiêu, mô hình, nội dung công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ở nước ta hiện nay như thế nào?
Sự phát triển của nền kinh tế trong hơn mười năm kể từ khi đổi mới đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng kể.Trong đó phải kể đến vai trò rất quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nhà nước là người hoạch định ra các chính sách chiến lược phát triển kinh tế, phát huy tối đa những mặt tích cực, hạn chế tối thiểu những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Mà quan trọng nhất là sự định hướng của nhà nước để kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân đã lựa chọn. Đây là điểm khác biệt giữa cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta và các nước khác.
Mặc dù Nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong sự nghiệp này, nhưng không phải là không có hạn chế. Đó là sự cồng kềnh của bộ máy, chưa xóa bỏ được thói quen của cơ chế cũ, chưa thích nghi với cơ chế mới nên hiệu quả chưa cao. Để nhận thức rõ hơn về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế nói chung và trong công nghiệp hoá hiện đại hoá nói riêng, trong bài viết này, em xin chọn đề tài: “Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta”.
Do trình độ có hạn, không thể bao quát được hết mọi khía cạnh của vấn đề to lớn và khó khăn này, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh một số vấn đề về vai trò của Nhà nước trong việc phát triển những điều kiện chính của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong bài viết này, em xin được trình bày các nội dung cơ bản về đề tài trên như: Tại sao công nghiệp hoá lại phải có vai trò của nhà nước? Nhà nước đóng vai trò quan trọng như thế nào? Thực trạng vai trò của nhà nước ra sao? Và cuối cùng là một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong thời gian tới.Và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vai trò của Nhà nước đối với công nghiệp hoá hiện đại hoá
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ
1.1. Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá
1.1.1. Quan niệm công nghiệp hoá - Thực chất công nghiệp
Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng: “Công nghiệp hoálà tạo đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho vùng, cho một nước) các nhà máy công nghiệp”. Quan niệm này có những mặt chưa hợp lí:
Trước hết nó không cho thấy mục tiêu của quá trình cần thực hiện
Thứ hai, trong nội dung trình bày, quan niệm này gần như đồng nhất quá trình công nghiệp hoá với quá trình phát triển công nghiệp. Và cũng không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hoá. Vì thế nó được sử dụng rất hạn chế trong thực tiễn. Đặt biệt là trong sách báo của Liên Xô (trước đây) tồn tại một định nghĩa phổ biến : “Công nghiệp hoá là quá trình xây dựng đại cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp”. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy. Quan niệm này được coi là hợp lí trong điều kiện của Liên Xô thời kì đó. Nhưng sẽ là rất sai lầm nếu coi đó là quan niệm phổ biến để áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay.
Năm 1963 tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa sau: “Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kĩ thuật hiện đại. Đặt điểm của cơ cấu này là có một bộ phận chế biến sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế xã hội”.
Hiện nay ở nước ta, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ. Đảng ta đã xác định thực chất của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là: “Quá trình thực hiện cách mạng kĩ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”.
Từ đó cho ta thấy: “Công nghiệp hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện dưới sự chỉ đạo và tổ chức của nhà nước chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn trở thành một nước công nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh cuộc sống ấm no hạnh phúc”. Đường lối công nghiệp hoá được xác định là: “ưu tiên phát triển công nông nghiệp một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá là: “Xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
1.1.2. Vì sao hiện nay công nghiệp hoá lại gắn với hiện đại hoá
Cho đến nay, thế giới đã trải qua hai lần cách mạng về kĩ thuật và công nghệ. Lần thứ nhất với tên gọi là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, diễn ra vào cuối thế kỉ 18 được thực hiện đầu tiên ở nước Anh mà nội dung chủ yếu là thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá. Lần thứ hai với tên gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại được bắt đầu vào giữa thế kỉ 20 mà nội dung chủ yếu của nó không chỉ dừng lại ở tính chất hiện đại của các yếu tố tư liệu sản xuất, mà còn ở kĩ thuật công nghệ sản xuất hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến... Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có nhiều nội dung phong phú, đa dạng trong đó có thể chỉ ra những nội dung nổi bật sau đây:
Môt là, cách mạng về phương pháp sản xuất: Đó là tự động hoá. Ngoài phạm vi tự động trước đây, hiện nay tự động hoá còn bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi người máy thay thế cho con người để điều khiển quá trình sản xuất.
Hai là, cách mạng về năng lượng: Bên cạnh những năng lượng truyền thống mà con người đã sử dụng trước đây như nhiệt điện, thuỷ điện, thì ngày nay con người ngày càng khám phá ra nhiều năng lượng mới và sử dụng chúng rộng rãi trong sản xuất như: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời...
Ba là, cách mạng về vật liệu mới: Ngày nay ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càng tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế hiệu quả cho các vật liệu tự nhiên.
Bốn là, cách mạng về công nghệ sinh học: Các thành tựu của cuộc cách mạng này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế , hoá chất và nhiều lĩnh vực khác.
Năm là, cách mạng về điện tử tin học: Đây là một lĩnh vực mà hiện nay con người đang đặc biệt quan tâm nhất là máy tính điện tử.
Đất nước ta tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học và công nghệ như vậy, vì thế nếu chỉ công nghiệp hoá nền kinh tế thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, không thể theo kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Công nghiệp hoá có thể coi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất, hiện đại hoá có thể coi là cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai. Muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước phát triển thì chúng ta phải thực hiện đồng thời cả hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hay thực hiện công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Có như vậy thì sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân mới có thể thành công, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại tiến lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.3. Vai trò của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
Trước khi nói đến vai trò của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá phải nói đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Nghiên cứu quá trình phát triển của các nước ASEAN trong mấy thập kỉ qua cho ta thấy: Nhà nước có vai trò đặt biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Tuy kết quả đạt được không giống nhau nhưng từ thực tiễn có thể rút ra những vai trò cơ bản sau của nhà nước trong quản lí vĩ mô:
Nhà nước định hướng chiến lược đúng đắn mang tính chất tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế mỗi nước. Nhà nước có chính sách thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư bằng cách có các chính sách ưu đãi đảm bảo và tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty nước ngoài, lập ra các khu vực mậu dịch tự do. Nhà nước thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ổn định tiền tệ.
Nhà nước điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Ví dụ: chính phủ Malaixia bằng việc thực hiện “mục tiêu là xoá đói giảm nghèo tiến tới xoá bỏ nghèo và cấu trúc lại nền kinh tế xã hội đã giảm tỉ lệ người sống dưới mức nghèo khổ từ 49,3% (năm 1970) xuống 17% (1990) và 13,5% (1993).
Nhà nước điều chỉnh kịp thời việc sử dụng các thành phần kinh tế, nhấn mạnh việc sử dụng các thành phần kinh tế nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đầu tư thích đáng cho giáo dục đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã được đào tạo. Tại INĐÔNÊXIA, chí phí của nhà nước cho giáo dục và đào tạo so với tổng nguồn chi tăng từ 9% (1969 - 1974) lên 17,6% (1984 - 1989) và 21% (1990 - 1995).
Từ đó cho ta thấy vai trò hết sức quan trọng của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1.2. Tất yếu khách quan vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá
1.2.1. Vai trò của nhà nước trong việc định hướng cho quá trình công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá là một quá trình diễn ra liên tục với những nội dung, bước đi thích hợp cho từng thời kì, phù hợp với nền kinh tế. Nước ta cũng như nền kinh tế thế giới. Muốn thực hiện thành công công nghiệp hoá hiện đại hoá thì phải có một phương hướng cụ thể chiến lược đúng đắn thích hợp. Sau khi xác định được mục tiêu, quan điểm nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nước ta thì một vấn đề không kém quan trọng là đề ra những bước đi để đạt đến mục tiêu đó. Những bước đi trong công nghiệp hoá có thể nêu ra đại thể cho mỗi thời kì nhưng phải được một số chỉ tiêu quan trọng như: Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng đầu tư, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP... Mặt khác trong từng lĩnh vực cũng phải có những bước đi cụ thể. Có thể hình dung sự nghiệp công nghiệp hoá là một “Cây mục tiêu” mà đỉnh của nó được lượng hoá bằng GDP tính theo đầu người. Các cành nhánh của nó là những mục tiêu quan trọng như: cơ cấu kinh tế, cơ cấu sở hữu. Mỗi mục tiêu có vị trí quan trọng khác nhau trong quá trình công nghiệp hoá, có tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển nhưng bao trùm nhất, quyết định nhất là làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Nhà nước có vai trò quyết định trong việc định hướng cũng như thực hiện các bước đi của quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế. Bởi vì chỉ có nhà nước mới có thể quyết định:
Mục tiêu chiến lược và kế hoạch tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế trong từng giai đoạn. Huy động và phân bổ tập trung các nguồn lực cần thiết theo yêu cầu công nghiệp hoá, cân đối và điều chỉnh thường xuyên quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Đề ra các chính sách cần thiết để khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện nhanh, chắc quá trình công nghiệp hoá.
Nhà nước tổ chức lại, xây dựng lại bộ máy quản lý đủ mạnh về cả chất lượng và số lượng để quản lý có hiệu quả, kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ công chức nhà nước, lựa chọn các cán bộ có khả năng, trình độ kinh nghiệm để đưa đất nước ta nhanh chóng tiến lên hiện đại hoá hệ thống quản lý nhà nước theo yêu cầu công nghiệp hoá.
Nhà nước thức hiện việc quản lý quá trình công nghiệp hoá bằng pháp luật và các văn bản dưới luật. Hoàn thiện và xây dựng mới các công cụ cần thiết như chế độ thống kê toán và kiểm toán, chế độ tài chính và bao cáo tài chính công khai chính xác để quản lý thống nhất.
Nhà nước phối hợp, điều hoà các hoạt động trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu và định hướng đúng đắn đã được xác định, vì quá trình công nghiệp hoá chỉ có thể thành công khi có sự phối hợp cả về chiều ngang và chiều dọc.
Nhà nước tổ chức việc kiểm tra giám sát quá trình công nghiệp hoá để phát hiện kịp thời những sai sót lệch lạc mất cân đối. Quyết định đúng đắn việc điều chỉnh quá trình thực hiện công nghiệp hoá là việc làm cần thiết và thường xuyên để cân đối lại hoàn chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành các địa phương và cơ sở.
Nhà nước đảm bảo đồng bộ các điều kiện chủ yếu để thực hiện thành công công nghiệp hoá. Những quan điểm phương hướng bước đi của công nghiệp hoá có được thực hiện đầy đủ đúng đắn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện chủ yếu có được đảm bảo hay không. Nếu không có đủ các điều kiện chủ yếu thì quá trình công nghiệp hoá sẽ không thể thành công. Từ đó ta thấy vai trò hết sức quan trọng của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
1.2.2. Vai trò của nhà nước trong việc phát triển khoa học công nghệ
Từ trước đến nay đảng và nhà nước ta luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ VII (khoá VII) đã coi công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá. Theo những đánh giá của bộ khoa học công nghệ và môi trường thì trình độ khoa học và công nghệ ở nước ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Trang thiết bị cũ nát, chắp vá và các thiết bị đo lường thử nghiệm nói chung không đồng bộ, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập... Với thực trạng công nghệ sản xuất như vậy thì chúng ta không thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá. Với những nước đang phát triển như nước ta, công nghiệp hoá không phải là sự phát triển ngành công nghiệp với mục đích tự thân mà là quá trình tạo tính chất công nghiệp cho nền kinh tế quốc dân, là quá trình tăng trưởng nền kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất xã hội. Thực chất của quá trình công nghiệp hoá là nâng cao một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trình độ công nghệ nhằm sử dụng và phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. ở nước ta quá trình công nghiệp hoá được xác định là quá trình chuyển từ tình trạng công nghệ lạc hậu với năng suất lao động và hiệu quả thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại với năng suất lao động cao, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế và cớ cấu lao động, cơ cấu dân cư theo hướng tăng tỷ trọng đối với việc hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Vì thế có thể thấy công nghệ là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết khi bắt tay vào thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Để giải quyết vấn đề này phải có những chính sách đúng đắn của nhà nước, những chính sách đó sẽ kích thích các đơn vị kinh tế nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất.
Chính sách đổi mới mở cửa làm các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Cơ chế thị trường buộc mọi cơ sở phải tìm cách để tồn tại, để phát triển.
Muốn vậy chỉ có một con đường là đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Nhà nước khuyến khích phát triển công nghệ bằng các chính sách: Ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở hiện có, mua máy móc thiết bị mới cần thiết cho sản xuất tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu những sản phẩm do cơ sở mình sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến của nước ngoài, đưa cán bộ ra nước ngoài để tiếp cận thị trường, nghiên cứu học tập công nghệ mới. Chính sách mở cửa với những điều