Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinh tế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ, lẻ, và nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳ này, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các Công ty của Pháp, cùng với sự giao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã được coi là một nền kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai.
Cách mạng Tháng 8 (8/1945) thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, nhưng không giống các quốc gia khác chúng ta không có điều kiện để khôi phục và xây dựng kinh tế mà gần như ngay lập tức chúng ta lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển một cách toàn diện, mà đó chỉ là một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp là chính với mục đích trước tiên là phục vụ kháng chiến. Hiệp định Giơ nevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, nhưng tưởng chúng ta được sống trong hoà bình để phát triển kinh tế, nhưng không chúng ta lại phải trải qua một cuộc chiến tranh dài 20 năm (1955- 1975) đất nước bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam với hai chế độ chính trị, hai mô hình kinh tế khác nhau. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa với mô hình kinh tế quản lý tập trung bao cấp bao cấp giống các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Nam đi theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy trong điều kiện bị chi phối bởi qui luật của chiến tranh hai mô hình này cũng không mang đầy đủ đặc trưng và ý nghĩa của nó. Ở miền Bắc chúng ta không thể tập trung toàn bộ sức lực cho phát triển kinh tế mà chúng ta phải chi viện lớn về người và của cho miền Nam, hơn nữa miền Bắc cũng phải chịu sự tấn công bằng hải quân và không quân Mỹ, trong điều kiện khó khăn đó quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế nhiều khi không được thực hiện đẩy đủ và đúng đắn. Còn ở miền Nam thì đây cũng chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường phát triển vì sức sản xuất trong nước còn rất yếu, thực chất miền Nam chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mỹ và các nước ta bản khác.
23 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam
Mục lục
Trang
Phần I- Giới thiệu chung 2
Phần II- Nội dung 5
1. Nhà nước và chức năng kinh tế của Nhà nước 5
1.1. Nhà nước 5
1.2. Chức năng của Nhà nước 6
1.3. Những quan điểm và học thuyết bàn về chức năng kinh tế của Nhà nước 6
1.4. Kết luận 10
2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
2.1. Đặc điểm của nền kinh tế nước ta bước đổi mới 11
2.2. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước 12
2.3. Những đặc trưng của cơ chế kinh tế chúng ta đang hướng tới 13
3. Các mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước 15
3.1. Mục tiêu 15
3.2. Chức năng quản lý vĩ mô 16
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò quản lý
kinh tế của Nhà nước 17
Phần III- Kết luận 23
Phần I
Giới thiệu
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinh tế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ, lẻ, và nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳ này, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các Công ty của Pháp, cùng với sự giao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã được coi là một nền kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai.
Cách mạng Tháng 8 (8/1945) thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, nhưng không giống các quốc gia khác chúng ta không có điều kiện để khôi phục và xây dựng kinh tế mà gần như ngay lập tức chúng ta lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển một cách toàn diện, mà đó chỉ là một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp là chính với mục đích trước tiên là phục vụ kháng chiến. Hiệp định Giơ nevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, nhưng tưởng chúng ta được sống trong hoà bình để phát triển kinh tế, nhưng không chúng ta lại phải trải qua một cuộc chiến tranh dài 20 năm (1955- 1975) đất nước bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam với hai chế độ chính trị, hai mô hình kinh tế khác nhau. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa với mô hình kinh tế quản lý tập trung bao cấp bao cấp giống các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Nam đi theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy trong điều kiện bị chi phối bởi qui luật của chiến tranh hai mô hình này cũng không mang đầy đủ đặc trưng và ý nghĩa của nó. ở miền Bắc chúng ta không thể tập trung toàn bộ sức lực cho phát triển kinh tế mà chúng ta phải chi viện lớn về người và của cho miền Nam, hơn nữa miền Bắc cũng phải chịu sự tấn công bằng hải quân và không quân Mỹ, trong điều kiện khó khăn đó quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế nhiều khi không được thực hiện đẩy đủ và đúng đắn. Còn ở miền Nam thì đây cũng chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường phát triển vì sức sản xuất trong nước còn rất yếu, thực chất miền Nam chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mỹ và các nước ta bản khác.
Sau chiến thắng (1975), nước nhà thống nhất cả nước bắt tay vào xây dựng một nèn kinh tế xã hội chủ nghĩa thống nhất trên cả nước. Cũng chính trong thời kỳ này mô hình kinh tế tập trung bao cấp bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết của nó không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy rằng mô hình này có thể tập trung được sức người, sức của cho mục đích phát triển trong một giai đoạn nhất định nhưng vì nó không đề cao tới lợi ích cá nhân cho nên sau một thời kỳ dài phát triển điều này đã làm triệt tiêu động lực của mỗi cá nhân, tính ích kỷ của mỗi cá nhân bắt đầu trổi dậy. Hơn nữa, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ những qui luật của kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật phân phối bị biến dạng đi, nền kinh tế hàng hoá chỉ tồn tại trên danh nghĩa, lưu thông hàng hoá bị đình trệ. Chính vì những lý do này mà sau giai đoạn phát triển rực rỡ (những năm 60 của thế kỷ 20) thì tới những năm cuối của thập kỷ 70 ở những nước xã hội chủ nghĩa đã có những dấu hiệu chững lại và đồng thời những tư tưởng về cải cách bắt đầu xuất hiện. Sự xuất hiện những tư tưởng về cải cách là tất yếu vì trong một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao như vậy trên thế giới nếu vẫn giữ nguyên mô hình cũ thì các nước xã hội chủ nghĩa sẽ bị bỏ xa trên con đường phát triển và quốc gia đi tiên phong trong vấn đề cải cách là Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận biết được xu hướng phát triển này và những tư tưởng về cải cách kinh tế đã được đề cấp tới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) và được chính thức quyết định đưa vào thực tiễn tại đại hội VI (12/1986), trong các kỳ đại hội VII, VIII tiếp theo vấn đề cải cách tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện. Như vậy việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là một bước đi đúng đắn, phản ánh đúng qui luật khách quan và xu thế của thời đại.
Chúng ta khẳng định rằng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một tất yếu, nhưng sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế ở mức độ nào, thông qua những công cụ gì là một vấn đề không dễ giải quyết. Trong lịch sử nhân loại có những thời kỳ Nhà nước hầu như không can thiệp vào nền kinh tế - thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, hoặc can thiệp rất sâu vào nền kinh tế như trong mô hình kinh tế tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa hay ở các nước tư bản chủ nghĩa sau khủng hoảng 1929 - 1933 theo lý thuyết Keynes nhưng những thành công do chúng mang lại chỉ mang tính lịch sử, nó không là một mô hình cho sự phát triển bền vững và tới nay các nhà kinh tế thống nhất với nhau rằng cần thiết có sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế trong một cơ chế thị trường đầy năng động.
Nền kinh tế luôn vận động và phát triển trong mỗi thời kỳ nó lại có mọt só tính chất đặc trưng đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ phù hợp, chính vì vậy khi Việt Nam chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế mới thì vai trò của Nhà nước là quan trọng và việc nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay.
Phần II
Nội dung
1. Nhà nước và chức năng kinh tế của Nhà nước
1.1. Nhà nước.
Nhà nước không xuất hiện cùng với con người mà chỉ khi xã hội loài người phát triển tới một mức độ nhất định thì Nhà nước mới ra đời. Trong suốt thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ khi mà những mối quan hệ xã hội còn ở mức giản đơn - mối quan hệ chủ yếu dựa trên quan hệ truyền thống, trong xã hội không có sự phân chia đẳng cấp, mọi người đều bình đẳng với nhau về quuyền và nghĩa vụ thì lúc đó Nhà nước cũng không tồn tại. Đến cuối thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển hơn trong xã hội đã xuất hiện người giàu và người nghèo thì cũng là lúc tiền đề cho sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước cũng bắt đầu nảy sinh. Theo qui luật của tự nhiên những người nghèo sự tồn tại họ phải vay mượn, lệ thuộc vào những người giàu do đó người nghèo sẽ bị nghèo hơn, người giàu sẽ giàu hơn, trong xã hội hình thành hai tầng lớp người có đẳng cấp khác hẳn nhau. Những người nghèo họ cũng không chịu đứng yên một chỗ, trong con người họ luôn có tư tưởng phản kháng lại, những người giàu để bảo vệ lợi ích của tầng lớp mình họ cần phải có một cái gì đó đủ sức mạnh trấn áp lại sự chống đối của tầng lớp đối kháng và cái tất yếu phải được tạo ra đấy chính là Nhà nước. Nhà nước được định nghĩa là: "Nhà nước là một máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị tạo ra để bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình".
Như vậy Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp mà nguyên nhân sâu xa đó chính là từ lợi ích kinh tế của mỗi giai cấp trong xã hội. Ngay từ khi xuất hiện thì Nhà nước, kinh tế đã gắn bó mật thiết và trong quá trình phát triển của Nhà nước sau này hai mặt này không thể tách với nhau.
1.2. Chức năng của Nhà nước.
Từ lý luận về Nhà nước ta đã thấy Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị dùng để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Khi đề cập tới chức năng của Nhà nước các nhà nghiên cứu thống nhất rằng Nhà nước có hai chức năng chính là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
- Về chức năng đối nội bao gồm hai bộ phận chính là chức năng kinh tế và chức năng giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự chống đối của các giai cấp khác và các âm mưu phản động. Trong hai chức năng này thì chức năng kinh tế được đưa lên hàng đầu vì nó là cái để cho một Nhà nước có thể tồn tại và phát triển.
- Chức năng đối ngoại của Nhà nước cũng bao gồm hai chức năng chính là chức năng bảo vệ tổ quốc và chức năng củng cố mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước khác. Trong điều kiện ngay nay chức năng đối ngoại có vị trí đặc biệt quan trọng.
1.3. Những quan điểm và học thuyết bàn về chức năng kinh tế (vai trò kinh tế) của Nhà nước.
ở phần lý luận về Nhà nước chúng ta đã thấy chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước. Vậy chức năng này được quan tâm ở mức độ nào trong lịch sử. Sự thực trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ thì những học thuyết bàn về kinh tế và chức năng kinh tế của nó hầu như không có, nhưng Nhà nước được giai cấp chủ nô sử dụng một cách trực tiếp để can thiệp vào xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp mình. Sang thời kỳ xã hội phong kiến do có sự khác nhau về cách thức tổ chức xã hội và phân chia ruộng đất mà giữa phương Đông và phương Tây, những quan điểm về quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế cũng khác nhau. ở phương Tây với sự phân chia lãnh thổ quốc gia thành các lãnh địa riêng biệt do các lãnh chúa cai quản với phương thức sản xuất khép kín, tự cung, tự cấp trong từng lãnh địa đã làm cho vai trò của Nhà nước hoàn toàn bị lu mờ. Trái lại ở phương Đông với quan niệm toàn bộ đất đai thuộc về nhà Vua cho nên mối quan hệ giữa Nhà nước mà người đại diện là Vua với vấn đề kinh tế trở nên khăng khít hơn. Chính vì vậy trong giai đoạn này ở phương Đông đã có một số quan điểm về vai trò kinh tế của Nhà nước khá độc đáo.
Bàn về vấn đề này, ngay từ thời chiến quốc (476-221 TCN) ở Trung Quốc, trong học thuyết "bình dân kinh tế chủ nghĩa" Mạnh Tử cho rằng: chính sách kinh tế của Nhà nước phải hướng đến làm giàu cho dân. Dân giàu thì nước mạnh, không có nước nào dân giàu mà nước lại nghèo, ngược lại có thể có nước giàu, của cải chất đầy kho mà dân lại nghèo. Về cơ bản tương tưởng kinh tế của Mạnh Tử là: bản chất lợi ích của cá nhân thống nhất với lợi ích toàn xã hội, mọi người khi làm giàu cho mình thì cũng làm giàu cho toàn xã hội. Từ đó đặt lên vai trò của Nhà nước phải điều hoà, sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho sự xung đột lợi ích cá nhân không làm thủ tiêu lợi ích xã hội mà phải thúc đẩy lợi ích xã hội. Như vậy ta thấy, từ thời Mạnh Tử Nhà nước đã can thiệp vào nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực phân phối sản phẩm mà trước hết là khâu phân phối tư liệu sản xuất.
ở Việt Nam tư tưởng Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế xuất hiện rất sớm. Trên thực tế Nhà nước đã can thiệp vào nền kinh tế và đã thu được những thành công cũng như không thành công. Sự xuất hiện sớm nhất về can thiệp Nhà nước vào nền kinh tế bắt đầu từ thời nhà Lý. Chế độ phong cấp ruộng đất của nhà Lý cho các quan lại đã dẫn tới sự hình thành các thái ấp, nhưng chỉ có rất ít ruộng đất biến thành ruộng đất tư mà phần lớn các ruộng đất vẫn là ruộng đất công thuộc quyền sở hữu của nhà Vua, người được phong đất chỉ có quyền chiếm giữ và sử dụng, việc bóc lột của chủ thái ấp vẫn chịu sự không chế cảu Nhà nước Trung ương. Bên cạnh Nhà nước trung ương đã huy động sức dân tiến hành khai hoang, đắp đê. Như vậy ngoài đặc điểm chung với các Nhà nước phong kiến phương Tây, Nhà nước phong kiến Việt Nam ngay từ đầu đã nhận thức rất rõ về quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất nói riêng và của cải nói chung. Do đó, một mặt Nhà nước trao quyền sử dụng cho quan lại, mặt khác Nhà nước áp dụng các biện pháp để củng cố quyền sở hữu và kiểm soát được hoạt động của quan lại. Tuy đã có ý thức kiểm soát hoạt động trong các thái ấp nhưng trên thực tế Nhà nước trung ương không thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động của họ.
Năm 1397 Hồ Quý Ly ban hành chính sách "hạn điền" và "hạn nô" với nội dung là hạn chế ruộng đất cấp cho quan lại và số nô tì mà các quan có thể có nhằm tránh lãng phí, tập trung sức mạnh kinh tế cho Nhà nước.
Năm 1429, sau khi đánh thắng giặc minh, nhà Lê ban hành chế độ quân điền và năm 1477 ban hành chế độ lộc điền. Thực chất đây là chính sách xoá bỏ kinh tế điền trang thái ấp hình thành từ thời nhà Lý. Chế độ Lộc điền là hình thức cấp lương cho quan lại bằng quyền sử dụng một diện tích ruộng đất nào đó tuỳ theo cấp bậc, còn Quân điền là chế độ phân phối ruộng đất cho dân tuỳ theo cấp bậc, còn Quân điền là chế độ phân phối ruộng đất cho dân tuỳ theo thứ bậc trong xã hội.
Sự suy tàn của Nhà nước phong kiến ở phương Tây (thế kỷ XV) gắn liền với sự hình thành Nhà nước tư sản, quá trình tích luỹ tư bản được bắt đầu thực hiện - nền kinh tế thị trường cũng bắt đầu được hình thành. Trong thời kỳ này để cho nền kinh tế phát triển nhanh giai cấp tư sản cần phải có sự trợ giúp của "bà đỡ" tức là cần có sự giúp đỡ của Nhà nước. Chính vì vậy vai trò quản lý của Nhà nước được xác lập và nâng cao. điều này được thể hiện trong tư tưởng kinh tế của những người theo trường phái trọng thưonưg. Cụ thể Nhà nước dùng chính sách tiền tệ nghiêm ngặt, tìm mọi cách để tích luỹ tiền tệ (tiền vàng), không cho tiền tệ chảy ra nước ngoài, họ cũng có những qui định nghiêm ngặt đối với các thương gia. Trong chính sách ngoại thương họ đẩy mạnh xuất khẩu thành phẩm, không xuất khẩu sản phẩm dở dang, nguyên liệu thô, trợ giá giúp đỡ cho xuất khẩu trong khi đó lại dùng hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu. cũng nhờ những chính sách này của Nhà nước mà trong giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ Nhà nước tư sản đã tích luỹ được một lượng của cải rất lớn.
Xã hội phát triển lên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất mới thì kiểu mua rẻ, bán đắt, nền kinh tế quá chú trọng vào thương nghiệp không còn phù hợp nữa. Một quốc gia muốn phát triển thì phải tăng cường sức sản xuất trong nước thông qua tăng năng suất lao động, xã hội lúc này cần một môi trường kinh tế tự do hơn giúp các nhà sản xuất có thể phát huy hết khả năng của mình. ở thời kỳ đó đã dâng lên một làn sóng ủng hộ tự do cạnh tranh mà người tiêu biểu nhất là nhà kinh tế học cổ điển Anh - Adam Smít (1723 - 1790) với học thuyết "bàn tay vô hình" và nguyên lý"Nhà nước không can thiệp" vào hoạt động của nền kinh tế. Ông rằng việc tổ chức nền kinh tế hàng hoá cần theo nguyên tắc tự do. Sự hoạt động của nền kinh tế là do các qui luật khách quan tự phát chi phối, sự vận động trên thị trường là do quan hệ cung - cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường quyết định quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích kinh tế. Con người hoạt động chỉ nhằm lợi nhuận siêu ngạch. Song do "bàn tay vô hình" chi phối buộc người ta phải tuân theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Để cho nền kinh tế hoạt động đạt hiệu quả Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế thị trường và hoạt động doanh nghiệp. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào những vấn đề, những mặt mà sức của một doanh nghiệp không thể với tới như xây dựng đường xá, bến cảng.... Sự thực trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh, nền kinh tế đã vận hành một cách năng động và đạt hiệu quả cao. Nhưng sự phát triển của tự do cạnh tranh đã dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền làm giảm hiệu quả phát triển và một vấn đề mà các nhà kinh tế học cổ điển không nghĩ tới đó là khủng hoảng kinh tế. Liên tiếp trong các năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra theo chu kỳ và các chu kỳ ngày càng rút ngắn mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Thuyết "bàn tay vô hình" không còn đủ sức đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và cân bằng nữa, thực tiễn đòi hỏi phải có mọt lý thuyết kinh tế mới phù hợp hơn. Và vào thời điểm này, J.M Keynes (1884 - 1946) đã đưa ra lý thuyết Nhà nước điều biết nền kinh tế thị trường với một thuyết có tên gọi "bàn tay hữu hình". Theo lý thuyết Keynes Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. ở tầm vĩ mô Nhà nước sử dụng các công cụ như lãi suất, chính sách tín dụng điều tiết lưu thông tiền tệ, lạm pháp, thuế, bảo hiểm , trợ cấp đầu tư phát triển... ở tẩm vĩ mô, Nhà nước trực tiếp phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ công cộng. J.M Keynes và những người ủng hộ lý thuyết của ông tin tưởng rằng sự can thiệp như vậy của Nhà nước vào nền kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định cho phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng thực tế những chấn động trong kinh tế xã hội vẫn diễn ra, thất nghiệp, lạm pháp, khủng hoảng không được cải thiện. Điều này đã làm tăng thêm làn sóng phản đốn Keynes và xuất hiện tư tưởng phải phối hợp "bàn tay vô hình" với "bàn tay hữu hình"để điều chỉnh nền kinh tế. Đó cũng là quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại P.Samuelson cho rằng "để phát triển kinh tế chúng ta phải sử dụng cả "bàn tay vô hình" và "bàn tay hữu hình". Nếu chúng ta chỉ sử dụng một "bàn tay vôn hình" hoặc "bàn tay hữu hình" thì chẳng khác nào người ta vổ tay chỉ bằng một bàn tay. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì Nhà nước không phải là cái gì đó đứng ngoài nền kinh tế mà nó cũng là một trong những chủ thể của nền kinh tế, điều này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Thị trường hàng hoá và dịch vụ
Hộ gia đình
Công ty
Chính phủ
Thị trường các yếu tố sản xuất
ở đây Chính phủ tham gia vào hoạt động của nền kinh tế cả với tư cách là người điều tiết cùng với các qui luật kinh tế khách quan bằng cách đề ra hành lang pháp lý cho các chủ thể khác của nền kinh tế hoạt động, các chính sách về lao động việc làm, lãi suất tín dụng, quản lý ngoại hối... và với tư cách là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế bằng cách tiêu thụ sản phẩm của các công ty, thu thuế, đầu tư phát triển các lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế... Như vậy các nhà kinh tế học hiện đại thừa nhận rằng: các nền kinh tế hiện đại muốn phát triển được phải dựa vào cả cơ chế thị trường cũng như sự quản lý của Nhà nước.
1.4. Kết luận.
Từ khi Nhà nước xuất hiện thì vấn đề Nhà nước và kinh tế là hai mặt không thể tách rời nhau. Nhà nước tồn tại trên nền tảng lợi ích kinh tế và ngược lại Nhà nước tác động lại nền kinh tế thông qua các chính sách, biện pháp, công cụ khác nhau nhằm duy trì một nền kinh tế vững mạnh để thông qua đó duy trì sự tồn tại của chính cái Nhà nước đang tồn tại trên cơ sở nền kinh tế ấy. Trong suốt lịch sử phát triển của Nhà nước tuy rằng mức độ can thiệp của Nhà nước có mức độ khác nhau nhưng một điều tất yếu là Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế. Cũng chính vì vậy một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước là chức năng kinh tế, nếu làm tốt chức năng này thì những chức năng còn lại mới có cơ sở để hoàn thành được.
2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1. Đặc điểm của nền kinh tế nước ta trước đổi mới.
Nước nhà hoàn toàn độc lập (1975), nhân dân ta bắt tay vào xây dựng nhiệm vụ chiến lược thứ hai mà ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập chúng ta đã đề ra là xây dựng nước ta trở thành một nước xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là điều mà đã được những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác dự đoán và nâng nó thành lý luận, muốn làm được điều này chúng ta phải xây dựng được một nền kinh tế quá độ với nhiệm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. ở thời kỳ này ta áp dụng một cách triệt để mô hình kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa - mô hình tập trung, bao cấp. Ta có thể khái quát đặc điểm của nền kinh tế nước ta thời kỳ đó là: Một nền kinh tế kế hoạch hoá cao độ, Nhà nước can thiệp rất sâu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất tới khâu phân phối sản phẩm thông qua các kế hoạch giap nộp, cấp phát cụ th