Năng lượng, đã từ lâu, cho đến nay và cho mai sau luôn là động lực cho phát triển
của xã hội nhân loại. “Lửa” đã đưa con người tiến lên từ thời kỳ đồ đá đến kỷ nguyên
vũ trụ. Chính nó cũng là những nguyên nhân gây ra tranh giành quyền lực của các thế
lực trong xã hội loài người.Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu
cầu về nó càng cao, nên vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp bách. Các cuộc
khủng hoảng chính trị đã đẩy giá dầu lên cao, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế
thế giới, đồng thời kéo theo những mối quan hệ căng thẳng giữa các nước sản xuất dầu
mỏ với các nước nhập dầu mỏ, giữa các nước nhập dầu mỏ chính với nhau, đã sinh ra
những cuộc xung đột vũ trang mất an ninh khu vực và dễ bùng nổ hiểm hoạ lan rộng
trên toàn thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào thế giới hiện đại, nền
công nghiệp còn lạc hậu đến hàng mấy thế hệ, năng lượng càng trở nên quan trọng
hơn. Xuất khẩu dầu thô và than đá đã đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà
nước.Với tầm quan trọng của năng lượng trong công cuộc đổi mới đất nước, Chính
phủ đã đưa ra Chiến lược phát triển điện lực trong giai đoạn 2004 -2010, định hướng
đến năm 2020, với các quan điểm:
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo.
- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng
cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến
khâu sử dụng.
- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành
điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện
phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích
hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và
điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá
mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất
lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và tìm hiểu sâu về lĩnh vực năng lượng, Trung
tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “ VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG
LƢỢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG SẠCH CÓ THỂ
THỰC HIỆN ĐƢỢC Ở VIỆT NAM”.
Đây là một lĩnh vực rất rộng và sâu được xã hội quan tâm nên việc biên soạn nội
dung Tổng luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ và thông
cảm
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề an ninh năng lượng và một số giải pháp công nghệ năng lượng sạch có thể thực hiện được ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƢỢNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG SẠCH
CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƢỢC Ở VIỆT NAM
1
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng, đã từ lâu, cho đến nay và cho mai sau luôn là động lực cho phát triển
của xã hội nhân loại. “Lửa” đã đưa con người tiến lên từ thời kỳ đồ đá đến kỷ nguyên
vũ trụ. Chính nó cũng là những nguyên nhân gây ra tranh giành quyền lực của các thế
lực trong xã hội loài người.Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu
cầu về nó càng cao, nên vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp bách. Các cuộc
khủng hoảng chính trị đã đẩy giá dầu lên cao, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế
thế giới, đồng thời kéo theo những mối quan hệ căng thẳng giữa các nước sản xuất dầu
mỏ với các nước nhập dầu mỏ, giữa các nước nhập dầu mỏ chính với nhau, đã sinh ra
những cuộc xung đột vũ trang mất an ninh khu vực và dễ bùng nổ hiểm hoạ lan rộng
trên toàn thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào thế giới hiện đại, nền
công nghiệp còn lạc hậu đến hàng mấy thế hệ, năng lượng càng trở nên quan trọng
hơn. Xuất khẩu dầu thô và than đá đã đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà
nước.Với tầm quan trọng của năng lượng trong công cuộc đổi mới đất nước, Chính
phủ đã đưa ra Chiến lược phát triển điện lực trong giai đoạn 2004 -2010, định hướng
đến năm 2020, với các quan điểm:
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo.
- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng
cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến
khâu sử dụng.
- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành
điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện
phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích
hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và
điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá
mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất
lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và tìm hiểu sâu về lĩnh vực năng lượng, Trung
tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG
LƢỢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG SẠCH CÓ THỂ
THỰC HIỆN ĐƢỢC Ở VIỆT NAM”.
Đây là một lĩnh vực rất rộng và sâu được xã hội quan tâm nên việc biên soạn nội
dung Tổng luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ và thông
cảm.
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
2
I. AN NINH NĂNG LƢỢNG:
1.1. Vấn đề an ninh năng lƣợng trên thế giới
Nguồn "vàng đen" thế giới đang ngày càng cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ
năng lượng trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm bớt, ngược lại gia tăng hơn khi mức
sống người dân của nhiều nước được cải thiện. Người ta ước tính rằng khi thu nhập
quốc dân tăng lên 1% thì nhu cầu điện năng sẽ tăng lên khoảng 2,1-2,3%. Nguồn điện
cung cấp cho thế giới hiện nay chủ yếu vẫn được sản xuất từ những lọai nguyên liệu
đào dưới lòng đất lên như dầu lửa, than đá và khí đốt. Nguồn nhiên liệu ấy không phải
là vô tận, với mức độ khai thác như hiện nay thì dầu mỏ sẽ hết sau 40-50 năm, khí đốt
60 năm, than đá nhiều hơn một chút là trên 200 năm, cho nên việc bảo toàn chỉ có thể
kéo dài giờ phút cạn kiệt cho đến khi không còn gì nữa để bảo toàn. Martin Hoeffert,
Giáo sư Vật lý ở Đại học New York, ước tính rằng, trong thế kỷ 21, con người sẽ sử
dụng gấp ba lần lượng điện hiện thời. Không có nguồn nhiên liệu mới nào đủ dồi dào
để thay thế dầu lửa, than đá và khí đốt cho đến thời điểm này. Những nguồn nhiên liệu
không đào khoan từ lòng đất thì vẫn đang ngập ngừng những bước đi dò dẫm, đầy
chông gai sóng gió.
Trong những năm gần đây, các mối lo ngại trên phạm vi toàn cầu liên quan đến
nguồn cung năng lượng được đánh giá là rất nghiêm trọng.Về mức độ chung toàn cầu,
an ninh năng lượng liên quan chủ yếu và chặt chẽ đến an ninh dầu mỏ, trong đó giá
dầu mỏ là nguồn gốc của sự mất an ninh năng lượng. Điều này không chỉ liên quan
đến lượng dầu xuất khẩu của khu vực Trung Đông đầy bất ổn, mà còn cả tới năng lực
của toàn bộ hệ thống sản xuất, lọc dầu và vận chuyển dầu khí trên thế giới. Tiếng
chuông cảnh báo ngày càng được các chuyên gia gióng lên tới các nhà lãnh đạo chính
trị. Trong Báo cáo 2 năm một lần xuất bản ngày 7/11/05, với tiêu đề "Triển vọng năng
lượng thế giới 2004-2030", Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã nhấn mạnh đến nguy
cơ an ninh năng lượng có thể kịch phát trong thời gian ngắn và khả năng nguồn cung
gián đoạn sẽ gia tăng.
Được xem như một giải pháp chính để thay thế dầu lửa, nguồn khí tự nhiên cũng
đang có những vấn đề, nhất là từ khi nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, nước
Nga từ đầu năm 2006, đã tạm đình chỉ việc giao chuyển khí đốt cho Ucraina và
Grudia, khi mà hai chính phủ này có chiều hướng thân phương Tây, sau đó có cung
cấp lại, nhưng tăng giá và giảm cung cấp khí đốt cho Hungari, Áo, Italia giữa mùa
đông giá rét thấu xương năm nay ở lục dịa châu Âu... Tình trạng rối loạn này đã tới
mức cảnh báo, bởi vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành chủ đề trọng tâm tại cuộc
gặp Bộ trưởng các nước G8 diễn ra hồi tháng 2/2006. Trong cuộc họp của các chuyên
gia về năng lượng ngày 15/2 tại Bérlin (Đức), ông Luc Werring, Quan chức cấp cao
EU, cũng đã nhấn mạnh tới lợi ích chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu
đối với nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông và Nga, đồng thời cho rằng việc tăng
cường các biện pháp an ninh đã trở thành một vấn đề cơ bản.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia luôn luôn là một trong những mục tiêu hàng
đầu của các chính sách, chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Mỹ
3
G.W.Bush từ đầu năm tới nay đã nhiều lần nhấn mạnh đến sự cần thiết là Mỹ phải
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí và vượt qua cái gọi là "nền kinh tế dựa vào
năng lượng", trong đó có việc tăng cường đầu tư phát triển các nguồn năng lượng thay
thế. Động thái trên cũng giải thích rõ hơn tại sao Mỹ hiện nay nỗ lực can dự vào mọi
nơi có nguồn dự trữ dầu khí giàu có như ở Trung Đông, Trung Á và châu Phi, cũng
như việc các nước xuất khẩu dầu mỏ không do dự tăng sản lượng khai thác để đáp ứng
nhu cầu tăng nhanh của thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã quyết định
lấy chủ đề an ninh năng lượng là trọng tâm của các cuộc đàm phán của nhóm G8 năm
nay, khi mà nước này nhận chức Chủ tịch Nhóm và gần đây đã tuyên bố xoá nợ 700
triệu USD cho các nước nghèo để giải quyết vấn đề năng lượng ở các nước đó. Đối với
EU, với con át chủ bài “Năng lượng”, Tổng thống V.Putin không những giảm được
khoản nợ nước ngoài (Hiện ở mức 50 tỉ USD) mà còn dùng nó làm chìa khoá mở cửa
thị trường hơn 450 triệu dân của EU. Khi cán cân quyền lực rơi vào tay thân phương
Tây sau sự sụp đổ của Liên xô và phe xã hội chủ nghĩa. Nga đã vạch ra kế hoạch leo
trở lại đỉnh cao quyền lực không bằng con đường quân sự hay chính trị, mà bằng sự
kiểm soát năng lượng.
Toàn cảnh ngành dầu khí thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc trong 3 năm qua. Cuộc
xâm lược của Mỹ vào Irắc năm 2003 đã đẩy nước thành viên quan trọng của Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này vào tình trạng bị bất ổn liên miên, sản lượng
dầu giảm mạnh từ 2,5 triệu xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày, đẩy giá trung bình rổ dầu
thô của OPEC tăng vọt từ 24,36 USD/thùng năm 2002 lên 50,58 USD/thùng năm 2005
và năm nay giá dầu đang tiến dần tới ngưỡng cửa 80 USD/thùng.
Trữ lượng năng lượng thế giới giờ đây còn rất hạn chế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nghiên cứu tìm các nguồn nằng lượng khác, nhưng các loại nhiên liệu hoá thạch vẫn
còn cung cấp tới 80% nhu cầu năng lượng thế giới. Các dạng năng lượng lại không
phân bố đồng đều trên thế giới, nhất là dầu mỏ; Vùng Trung Đông có trữ lượng 65,4%,
nhưng nhu cầu chỉ 6%, trong khi đó ở các nước phát triển nhu cầu là 62%, nhưng trữ
lượng chỉ có 9,7%. Ở các nước phát triển phần lớn đều chỉ có trữ lượng than đá là lớn.
Than gây ô nhiễm, nhưng do giá xăng dầu, khí đốt cao, mặc dầu phải trả tiền phạt 20
euro/1 tấn khí thải CO2 (theo Nghị định thư Kyoto), nhưng vẫn có lợi nhuận vì chi phí
chỉ 40 Euro/Mwh, so với 56 Euro/Mwh sử dụng nhiên liệu khí đốt. Do vậy, tại các
nước phát triển, vẫn đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ nhiệt điện từ nguồn năng lượng
này.
Ở mức độ chung toàn cầu hiện nay, an ninh năng lượng chủ yếu gắn chặt chẽ với an
ninh dầu mỏ, giá dầu mỏ là nguồn gốc của sự mất an ninh năng lượng. Ngược với cú
sốc dầu lửa vào các năm 1973-1974 và 1979-1980, sự tăng giá dầu không mong đợi
cùng với mối lo ngại liên quan đến an ninh năng lượng hiện nay không phải là kết quả
của một lệnh cấm vận, của việc giảm lượng dầu xuất khẩu, hay việc sử dụng dầu lửa
như một thứ vũ khí của các nước sản xuất. Nó chịu ảnh hưởng của hai loại nhân tố:
- Loại thứ nhất liên quan đến địa-chính trị, nhất là các vụ tấn công và sự bất ổn định
chính trị ở Trung Đông và Nigiêria, căng thẳng hạt nhân giữa Iran với Mỹ và EU.
4
- Loại thứ hai là các nhân tố khác tác động trực tiếp tới cân đối cung-cầu. Đó là nhu
cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới ngày một tăng. Sau mức tăng trung bình 1,54% trong giai
đoạn 1992-2002, nhu cầu dầu mỏ thế giới đã tăng 1,93% (năm 2003) và 3,7% (năm
2004) để đạt mức kỷ lục 82,1 triệu thùng/ngày (2004) và sau đó là 83,2 triệu
thùng/ngày (năm 2005). Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, nhu cầu dầu lửa đã tăng trung
bình 5,5 triệu thùng/ngày. Nhất là tại Trung Quốc, mức cầu dầu lửa đã tăng kỷ lục, từ
7,6% (2003) lên 15,8% (2004). Theo các số liệu đánh giá của Cơ quan năng lượng
quốc tế (IEA) và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng gần 50%
trong vòng 25 năm tới, từ 83,2 triệu thùng/ngày (năm 2005) lên 115,4 triệu thùng/ngày
(năm 2030). Theo Tập đoàn dầu mỏ Mỹ Chevron Texaco, nếu thế giới trước đây phải
mất 125 năm để tiêu thụ hết 1.000 tỷ tấn dầu đầu tiên, thì nay chỉ cần 30 năm.
Một vấn đề gây lo ngại khác là từ 20 năm nay, sản lượng dầu thô được hút từ lòng
đất đã vượt mức dầu thô được phát hiện.
Một nguy cơ khác cũng đe dọa thị trường dầu lửa. Đó là tình trạng suy giảm sản
xuất trong một số nước xuất khẩu dầu và tình trạng phổ biến về việc thiếu đầu tư và
đầu tư không thích đáng cho phát triển năng lực cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng. Do giảm sản lượng dầu thô và tăng nhu cầu nội địa, nhiều nước hôm qua
còn là nước xuất khẩu dầu lửa, thì nay đã trở thành nước nhập khẩu (Inđônêxia, Ai
Cập, Tuynidi, Mỹ), hay có nguy cơ trở thành những nước nhập khẩu dầu ròng trong
những năm tới như Gabông, Ôman, Xyri. Nghiên cứu cho thấy mức suy giảm sản xuất
dầu lửa ở Mêhicô nhanh hơn dự báo, nhất là sản lượng khai thác ở mỏ Cantarelle, với
2 triệu thùng/ngày, chiếm 60% sản lượng của Mêhicô. Tình trạng tương tự đang diễn
ra ở khu vực Biển Bắc, IEA dự báo sản lượng khai thác giảm từ 6,6 triệu thùng/ngày
năm 2002 xuống còn 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Không có gì là chắc chắn
ngay cả với khu vực Trung Đông, nơi sản lượng khai thác được dự báo sẽ tăng gấp 2
lần từ nay đến năm 2025 để đáp ứng với nhu cầu gia tăng của thế giới. Tuy nhiên, dự
báo này có vẻ phi hiện thực. Chỉ có Arập Xêút đang thực hiện chương trình tăng năng
lực sản xuất từ 10,8 triệu thùng/ngày như hiện nay lên 12,5 triệu thùng/ngày vào năm
2009. Triển vọng tương tự khó có thể xẩy ra với Iran, Irắc và Côoét-khi mà cuộc nội
chiến ở Irắc vẫn còn đang khốc liệt và sự căng thẳng giữa Iran và Mỹ cùng với các
nước trong khối EU gia tăng. Theo Tờ Thời báo tài chính (Anh) cho rằng châu Âu và
Mỹ ngày càng phụ thuộc vào dầu lửa của Trung Đông và sẽ trở thành nơi xuất khẩu
sản phẩm dầu đã tinh lọc lớn nhất trong mười năm tới. Cơ quan năng lượng quốc tế
(IEA) ước tính từ năm 2004 đến năm 2030, các nước ở Trung Đông sẽ chi 89 tỷ USD
cho ngành công nghiệp lọc dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nơi
chiếm 40% tổng khối lượng dầu mỏ cung ứng cho toàn thế giới, dự định sẽ tăng khả
năng lọc dầu thêm khoảng 6 triệu thùng/ngày trong 7 năm tới. Các thành viên của
OPEC, chủ yếu là các nước Trung Đông, hiện chiếm 3/4 trữ lượng dầu mỏ thế giới,
không những dự định xây các nhà máy lọc dầu trong nước, mà còn muốn xây dựng các
nhà máy lọc dầu ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á. Trong bối cảnh đó, vai trò của các
nước Trung Đông sẽ ngày càng quan trọng hơn, khi họ nắm phần lớn nguồn dầu lửa
5
của thế giới và sở hữu nền công nghiệp lọc dầu hiện đại. Tuy nhiên, khu vực Trung
Đông nhiều dầu mỏ cũng đang và ngày càng trở thành điểm nóng của thế giới về chính
trị. Đây đã, đang và sẽ là nơi các nước lớn tranh giành ảnh hưởng quyết liệt hơn, và
các cơ sở dầu mỏ luôn là mục tiêu tấn công của bọn khủng bố. Những thay đổi chế độ
ở Trung Đông đều dẫn tới sự thay đổi trong chính sách dầu mỏ quốc gia. Chính các
nhân tố đó khiến ngành công nghiệp dầu lửa ở khu vực này phát triển mạnh, nhưng
không bền vững. Các chuyên gia của Mỹ cho rằng, chừng nào chưa có nguồn năng
lượng thay thế dầu mỏ, thế giới chưa thể chấm dứt sự lệ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu
và một Trung Đông đầy biến động thì chúng ta còn phải chung sống với thực trạng bất
an vì mất an ninh năng lượng.
Trong bối cảnh nhu cầu dầu lửa ngày càng lớn và nguồn tài nguyên này ngày càng
hạn chế, mối nguy hiểm chính đe dọa đến an ninh cung ứng năng lượng lại nằm ở chỗ
mất cân đối giữa cung và cầu, trong sự cạnh tranh và nguy cơ xung đột giữa các nước
tiêu thụ chính. Sự cạnh tranh này giải thích lý do của cuộc chạy đua giữa Mỹ, EU,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ nhằm có quan hệ hợp tác với các nước sản xuất dầu và
tìm cách kiểm soát các con đường vận chuyển dầu giữa các trung tâm sản xuất và
trung tâm tiêu thụ lớn.
Cuộc chiến Irắc năm 2003 đã cho phép Mỹ gạt Pháp, Nga, Italia, Trung Quốc ra
khỏi nước này. Đường ống dẫn dầu mới Bakou-Tbilissi-Ceyhan hay thỏa thuận Đức-
Nga về đường ống dẫn khí Bắc Âu, sẽ được xây dựng dưới biển Bantích. Trung Quốc
ký thoả thuận với Ấn Độ chia sẻ thông tin mua bán dầu mỏ nhằm tránh cuộc chiến giá
cả tốn kém. Trung Quốc hy vọng mua cổ phần trong các dự án nước ngoài có thể đảm
bảo nguồn cung năng lượng cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, các dự án đó chỉ cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm thị phần trong một thời gian hạn chế hơn là kiểm
soát mỏ dầu. Trung Quốc có thể mua dầu mỏ với giá rẻ hơn và an toàn hơn so với ký
hợp đồng dài hạn mua dầu trên thị trường mở. Hội đồng chuyên gia của Nhật về năng
lượng, trực thuộc Chính phủ, thông báo rằng tỷ phần các trung tâm điện nguyên tử để
duy trì sự cân bằng năng lượng của đất nước “Hoa Anh đào”, cần phải tăng đến 40%
để giảm sự phụ thuộc nền kinh tế quốc dân với dầu mỏ như hiện nay 50% xuống còn
40%. Đến năm 2030 ngoài 20% số ô tô phải sử dụng những loại nhiên liệu thay thế, ô
tô sản xuất ra cũng không sử dụng các sản phẩm của dầu mỏ. Hội đồng này cũng cho
rằng phải tự soạn thảo ra những kế hoạch để khai thác dầu ở nước ngoài. Các chuyên
gia khuyên Chính phủ cần nỗ lực để làm sao cho đến năm 2030, 40% số dầu mỏ nhập
vào trong nước sẽ được lấy từ những mỏ ở nước ngoài có vốn của Nhật Bản.
Mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước tiêu thụ nhiều dầu lửa với các nước xuất
khẩu, ngày càng lớn. Các thách thức mới chỉ có thể được dỡ bỏ trong khuôn khổ
những mối quan hệ được tạo lập dựa trên sự cân bằng của những lợi ích giữa các nước
có chủ quyền.
6
1.2. Vấn đề an ninh năng lƣợng ở Việt Nam:
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng có tiềm năng năng lượng sơ
cấp khá, có nguồn cung cấp khá lớn 3,9 tỷ tấn dầu, khai thác tương đối ổn định. Xuất
dầu thô nhưng nhập xăng và dầu hoả, hàng năm nhập hàng chục triệu tấn, tới năm
2013 -2015 vẫn phải nhập loại năng lượng này. Theo tính toán của các chuyên gia về
năng lượng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,1-7,2%/năm (2001- 2020) nhu cầu điện
201 tỷ kWh (năm 2020) sẽ lên tới 327 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó ta huy động
sản xuất năng lượng nội địa tối đa tương ứng cũng chỉ được 165 tỷ kWh và 208 tỷ
kWh, như vậy, đến năm 2020 theo phương án cơ sở, nước ta thiếu tới 36 tỷ kWh và
đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh, xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong
nước sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau. Chính vì
những lý do đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Điện như lương thực cho
sự phát triển kinh tế-xã hội, nếu thiếu điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đất
nước” và “ngành điện phải đi trước một bước”. Ngành năng lượng Việt Nam đã, đang
và sẽ luôn là nền tảng đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế. Những ngành quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp sản xuất, thương
mại và dịch vụ, phụ thuộc rất lớn vào ngành điện. Chất lượng điện đóng vai trò quan
trọng, đảm bảo ngành công nghiệp nhẹ duy trì được sức cạnh tranh với hàng hóa các
nước, nhất là trong thời gian tới khi chúng ta gia nhập WTO. Xuất khẩu dầu thô và
than hàng năm chiếm gần 25% thu nhập ngoại tệ. Tiêu dùng năng lượng trong nước
tăng nhanh hơn GDP 30% và có chiều hướng gia tăng hơn nữa trong những năm tới.
Tài nguyên và tài chính nước ta còn nhiều hạn chế, nên ta vẫn chưa thể khai thác và sử
dụng năng lượng theo nhu cầu của xã hội và kinh tế đòi hỏi.
Dầu mỏ và khí đốt nước ta phần lớn khai thác ở ngoài khơi, nên đầu tư khai thác
cho năng lượng ở nước ta gấp đôi các nước ở khu vực. Trong công nghiệp hoá dầu do
buông lỏng quản lý nên ta chưa thu hút được một cách hiệu quả đầu tư nước ngoài,
vẫn phụ thuộc nhiều về giá xăng và dầu hoả thị trường thế giới, số tiền thu được từ
xuất dầu thô chỉ để trang trải cho nhập loại năng lượng tinh này. Khủng khoảng năng
lượng đang gần kề, mà chúng ta đang phải theo đuổi mục tiêu thiên niên kỷ đã từ lâu là
giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói-môi trường-năng lượng đó là việc quyết định sự
thành bại trong quá trình đuổi kịp và hội nhập vào nền kinh tế tiên tiến của các nước
khu vực và trên thế giới.
Tình hình an ninh năng lượng của chúng ta nặng nề hơn các nước khu vực vì ở
trong lĩnh vực sản xuất chúng ta tiêu tốn năng lượng trên cùng một đơn vị sản phẩm
nhiều gấp 1,7 lần so với các nước trong khu vực. Trong dân sinh mức độ tiêu thụ năng
lượng hàng năm gia tăng một cách nhanh chóng, khoảng 20% ở đô thị, 10% ở nông
thôn. Theo tốc độ tăng trưởng như ngày nay, đến năm 2020 khoảng 50% dân số Việt
Nam sẽ sống ở các đô thị lớn. Mà các thành phố lại cần tiêu thụ một khối năng lượng
rất lớn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Nói tóm lại, an ninh năng lượng của chúng ta không tách khỏi an ninh năng lượng
thế giới và khu vực, hơn thế nữa chúng ta bị áp lực nặng hơn do các thiết bị, máy móc
7
của chúng ta lạc hậu hàng mấy thế hệ- tiêu thụ năng luợng nhiều; trong sản xuất và đời
sống chúng ta chưa có thói quen tiết kiệm năng lượng. Về phía các doanh nghiệp Nhà
nước, rất nhiều người vẫn còn mang nặng suy nghĩ bao cấp năng lượng. Thái độ như
vậy có thể bắt nguồn từ thói quen “xài điện chùa”. Tiết kiệm năng lượng vẫn còn là
lĩnh vực mới ở Việt Nam, tâm lý ngán, ngại khi phải thực hiện chương trình năng
lượng vẫn rất phổ biến ở các giám đốc doanh nghiệp quốc doanh. Họ cho rằng nếu
thành công, chưa chắc đã được khen, còn như thất bại thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy
ra. Ngoài ra, họ cho rằng còn nhiều chuyện cấp bách phải làm hơn là phải cất công tắt
bớt một ngọn đèn, tiết kiệm hơn trong sử dụng điều hoà nhiệt độ. Hơn nữa, tiết kiệm
năng lượng tuy có lợi cho doanh nghiệp, nhưng lại ít khi mang lại quyền lợi trực tiếp
cho cá nhân g