Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam – Asean giai đoạn 1986 -1991

Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khơ-me đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ. Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơ-me đỏ lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Gơ-rinh, Gơ-ben và những tên Đức quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được cho là tột cùng của “cái ác” trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơ-me đỏ do bọn Pol Pot, Iêng Xa-ry và Khiêu Xăm-phon cầm đầu. Với tình đoàn kết tương trợ được hình thành lâu đời, cùng với yêu cầu giúp đỡ của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đưa quân đội của mình sang Campuchia giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và ổn định tình hình trong nước . Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, “vấn đề Campuchia” đã bị quốc tế hóa do có sự nhúng tay của nhiều nước trên thế giới. Họ vin vào việc Việt Nam giữ lại quân đội của mình từ 1979 đến 1989 trên đất Campuchia để buộc tội xâm lược cho Việt Nam và thực hiện chính sách cấm vận cùng các hành động chống phá khác. Không phải ngoại lệ, các nước ASEAN cũng nhìn Việt Nam dưới con mắt đầy nghi kỵ. Mười năm làm nghĩa vụ quốc tế với Campuchia khiến quan hệ Việt Nam – ASEAN ít có tiến triển. Các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia như điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị về Campuchia và cải thiện quan hệ, bình thường hóa với Việt Nam. Như vậy, “vấn đề Campuchia” chính là rào cản cơ bản trong quan hệ giữa Việt Nam va ASEAN trong giai đoạn này. Đứng trước những thay đổi và yêu cầu khách quan có tính bước ngoặt, giai đoạn 1986 - 1991 có thể coi là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, đặt Việt Nam trước yêu cầu cấp thiết cần đổi mới để tồn tại, phát triển kinh tế và thoát khỏi thế bao vây cấm vận. Xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng khu vực, chuyển từ đối đầu sang đối thoại với các nước ASEAN như nội dung Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị được coi là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giải quyết được vấn đề Campuchia chính là điểm mấu chốt giúp ta thực hiện được chính sách đã đặt ra đồng thời đẩy nhanh quá trình hợp tác, đưa chính sách đối ngoại với ASEAN trở thành hiện thực.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam – Asean giai đoạn 1986 -1991, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khơ-me đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ. Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơ-me đỏ lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Gơ-rinh, Gơ-ben và những tên Đức quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được cho là tột cùng của “cái ác” trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơ-me đỏ do bọn Pol Pot, Iêng Xa-ry và Khiêu Xăm-phon cầm đầu. Với tình đoàn kết tương trợ được hình thành lâu đời, cùng với yêu cầu giúp đỡ của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đưa quân đội của mình sang Campuchia giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và ổn định tình hình trong nước . Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, “vấn đề Campuchia” đã bị quốc tế hóa do có sự nhúng tay của nhiều nước trên thế giới. Họ vin vào việc Việt Nam giữ lại quân đội của mình từ 1979 đến 1989 trên đất Campuchia để buộc tội xâm lược cho Việt Nam và thực hiện chính sách cấm vận cùng các hành động chống phá khác. Không phải ngoại lệ, các nước ASEAN cũng nhìn Việt Nam dưới con mắt đầy nghi kỵ. Mười năm làm nghĩa vụ quốc tế với Campuchia khiến quan hệ Việt Nam – ASEAN ít có tiến triển. Các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia như điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị về Campuchia và cải thiện quan hệ, bình thường hóa với Việt Nam. Như vậy, “vấn đề Campuchia” chính là rào cản cơ bản trong quan hệ giữa Việt Nam va ASEAN trong giai đoạn này. Đứng trước những thay đổi và yêu cầu khách quan có tính bước ngoặt, giai đoạn 1986 - 1991 có thể coi là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, đặt Việt Nam trước yêu cầu cấp thiết cần đổi mới để tồn tại, phát triển kinh tế và thoát khỏi thế bao vây cấm vận. Xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng khu vực, chuyển từ đối đầu sang đối thoại với các nước ASEAN như nội dung Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị được coi là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giải quyết được vấn đề Campuchia chính là điểm mấu chốt giúp ta thực hiện được chính sách đã đặt ra đồng thời đẩy nhanh quá trình hợp tác, đưa chính sách đối ngoại với ASEAN trở thành hiện thực. Bài tiểu luận “Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam - ASEAN” đi vào luận giải cho câu hỏi “Nếu vấn đề Campuchia không tồn tại, quan hệ Việt Nam – ASEAN sẽ đi theo hướng nào?” Do tính chất phức tạp của vấn đề cũng như nhận thức còn hạn chế nên chúng em chưa thể lý giải trọn vẹn được. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô giáo! Sơ lược chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn trước 1986 Việt Nam - ASEAN đã trải qua một giai đoạn vô cùng căng thẳng trước năm 1986 xoay quanh những nghi kỵ hoặc về ý thức hệ, hoặc về vấn đề Campuchia. Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi năm 1975 làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Chủ nghĩa xã hội. Điều này tất yếu dẫn tới những tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực. Thời gian này ta coi ASEAN là phản động, chống Cộng, là một SEATO khác - một tổ chức quân sự trá hình. Đánh giá như vậy là hoàn toàn có cơ sở. Đất nước mới bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, tư duy thời chiến vẫn còn tồn tại. Trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, một số nước ASEAN cũng tham chiến, đứng về phía Mỹ: Thái Lan có đến hai sư đoàn bộ binh; Philipine có hai nghìn công dân vụ; đồng thời hai nước này lại có căn cứ quân sự phục vụ Mỹ; Singapore là nơi tiếp liệu, nghỉ ngơi; còn Malaysia là nơi huấn luyện cảnh sát Ngụy. Vì những điều đó, hi vọng một cách nhìn khác với ASEAN vào thời điểm này là điều không hề dễ dàng. Phía ASEAN cũng vậy. Họ không yên tâm về chiến lược của Việt Nam với các nước trong khu vực. Do chiến tranh lạnh cùng với sự chi phối mạnh mẽ của nhân tố ý thức hệ, ASEAN cùng với Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều muốn làm suy yếu Việt Nam, Đông Dương và hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô. Trên cơ sở đó, đại hội IV đã đề ra chính sách: “Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Đông Nam Á vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và trung lập thật sự và không có quân đội đế quốc trên đất nước mình, sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này.” (VKĐH IV) Phía Việt Nam nêu ra bốn nguyên tắc trong quan hệ với ASEAN vào ngày 25 tháng 7 năm 1976: Một, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình. Hai, không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng lập căn cứ xâm lược và can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nước kia và các nước khác trong khu vực. Ba, thành lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Bốn, phát triển hợp tác trong khu vực theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích của độc lập, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hòa bình thế giới. Trong quá trình triển khai, Singapore thể hiện thái độ phản ứng gay gắt về bốn chữ: “Trung lập thật sự”. Chính quyền các nước ASEAN cũng ngại ý đồ lâu dài của Việt Nam, ngại Việt Nam sẽ sử dụng lực lượng vũ trang, du kích hay dùng chiến thuật “đánh-đàm”. Về phía Việt Nam, ta cũng tuyên bố rõ ràng rằng sẽ không ủng hộ các Đảng Maoist. Bước sang giai đoạn 1979 - 1986, vấn đề Campuchia xuất hiện, khiến cho những bất đồng, nghi ngại tồn tại trong quan hệ Việt Nam - ASEAN trước đó càng thể hiện rõ ràng hơn. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia tạo ra rất nhiều ánh nhìn không thiện cảm từ phía quốc tế. Lúc này, ASEAN cũng chia làm hai chiều quan điểm. Indonesia và Malaysia không thể hiện sự phản đối gay gắt như Thái Lan và Singapore. Họ muốn có một Việt Nam vững mạnh và ổn định như là một đồng minh tiềm năng, hoặc ít nhất là một bộ đệm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 1980, sự khác biệt về quan điểm trong các nước ASEAN đã bị gạt sang một bên, khi quân đội Việt Nam vượt biên giới vào Thái Lan. Các ngoại trưởng ASEAN lên án đó là một “hành động xâm lược” và tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Giai đoạn 1979-1986, mục tiêu của ASEAN là ngăn Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang khu vực; giữ Campuchia trung lập, cân bằng phe phái và lợi ích giữa các nước lớn; Việt Nam rút quân và đi vào giải pháp chính trị. Để thực hiện mục tiêu đó, các nước ASEAN áp dụng tất cả các biện pháp về ngoại giao, chính trị và kinh tế. Họ ủng hộ chính phủ ba phái. Thái Lan giúp đỡ Khome đỏ, viện trợ lương thực, đất Thánh. Từ tháng 3/1980, ASEAN áp dụng công thức Kuantan với nội dung là Đông Nam Á hòa bình, cần giải pháp chính trị, có tính tới lợi ích chiến lược của Việt Nam; Việt Nam độc lập với Liên Xô, Trung Quốc; Campuchia trung lập hóa; Trung Quốc, Liên Xô không can thiệp vào Đông Nam Á. Về phía Việt Nam, chủ trương là thiết lập quan hệ láng giềng tốt với ASEAN, “sẵn sàng cùng ASEAN xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định”(VKĐH V) Nhìn chung, trong giai đoạn này, phía ASEAN còn chịu tác động mạnh của Mỹ, Trung Quốc và phía ta còn nặng về đấu tranh: đấu tranh bằng quân sự ở Campuchia, nặng về phê phán ASEAN. Ta kêu gọi đối thoại với ASEAN, thi hành chính sách tranh thủ và đấu tranh với ASEAN nhưng trên thực tế lại nặng về đấu tranh, phê phán, đối lập khối Đông Dương - Xã hội chủ nghĩa và ASEAN - Tư bản chủ nghĩa. Hai phía vẫn tiếp tục bất đồng về nguyên nhân căng thẳng ở Đông Nam Á. Riêng với Thái Lan, Việt Nam nặng về đấu tranh, gắn vấn đề rút quân với yêu cầu Thái Lan chấm dứt viện trợ, đất Thánh. Như vậy, quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á giai đoạn trước 1986 là căng thẳng. Vấn đề Campuchia càng làm cho cái nhìn của ASEAN và cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam không mấy tốt đẹp. Nhưng sau năm 1986, quan hệ đó dần phát triển theo chiều hướng tốt hơn. II. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1986 – 1991 1. Thái độ và sự can dự của các nước lớn trong vấn đề Campuchia trong giai đoạn 1986 - 1991 1.1. TRUNG QUỐC (TQ) Hiếm có một nước nào có duyên nợ với Việt Nam nhiều như Trung Quốc. Trong vấn đề Campuchia, điều cốt yếu chính là tháo bỏ chiếc mặt nạ của Trung Quốc. Ẩn sâu trong một khuôn mặt hài hòa kiểu-Khổng-Tử lại chứa đựng những mưu mô, những tính toán chiến lược biến hóa khôn lường. Một trong vấn đề quan trọng nhất khi hoạch định chính sách với Trung Quốc là ta cần làm rõ bản chất của họ: Trung Quốc là một nước mang tính chất xã hội chủ nghĩa – đồng chí hay một nước theo chủ nghĩa bá quyền – kẻ thù? Thật khó có thể phân định rạch ròi. Bởi thực tế đã chỉ ra rằng, Trung Quốc là một phiên bản nâng cấp của cả 2 nhận định trên. Trung Quốc có thể là bạn, có thể là thù, tùy theo lợi ích quốc gia tối cao của họ. Trong vấn đề Campuchia, lợi ích của TQ là gì mà họ lại tăng cường lấn ép quan hệ giữa ta và ASEAN đến vậy? Giai đoạn 1986 – 1991 là giai đoạn đi vào hồi kết của chiến tranh Lạnh. Các đối thủ chính của TQ ở châu Á – Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn. Liên Xô đối mặt với sự sụp đổ. Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương và tránh can thiệp vào các xung đột khu vực nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến. TQ cho rằng tình hình lúc đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa thành vùng biển độc chiếm của TQ, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á. TQ muốn lợi dụng Campuchia như là một trong những công cụ tay sai đắc lực để quấy rối an ninh của Đông Nam Á, tạo mâu thuẫn, gây khó khăn cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - ASEAN. Nếu cho đây là một cuộc nội chiến trong ASEAN thì sẽ không nhìn thấy được mối đe dọa về an ninh của khu vực từ TQ. Cũng trong giai đoạn này, TQ nhận thấy mình không còn đủ sức kiểm soát toàn bộ hoàn toàn tình hình ở Campuchia. Trong hòa hoãn 3 nước lớn, vai trò TQ lúc này vẫn lép nhất, hòa hoãn Xô – Mỹ phát triển mạnh nhất. Xô – Mỹ đã thỏa thuận giải quyết vấn đề Afghanistan là một vấn đề châu Á mà không có vai trò của TQ. TQ lo ngại với cái đà đó Xô – Mỹ rồi sẽ giải quyết các vấn đề châu Á khác như vấn đề Campuchia mà cũng không có vai trò của TQ. TQ muốn giữ vai trò của một trong 3 nước lớn giải quyết vấn đề Campuchia. Như thế sẽ lợi cho TQ hơn là để vấn đề Campuchia được giải quyết trong nội bộ Campuchia, giữa ASEAN – Đông Dương hay giữa TQ – VN. Vì vậy, TQ chống thỏa thuận VN – Indonesia năm 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh, ra sức phá diễn đàn Hunxen – Sihanouk, đòi VN đàm phán với Sihanouk, hỗ trợ Thái Lan gây xung đột biên giới Thái – Lào. Thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7/10/1989 mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình với VN: phân hóa Việt – Lào, Việt – Campuchia, Việt – Xô và phân hóa cả nội bộ VN. Cuối những năm 1990, Trung Quốc mềm mỏng hơn trong thái độ đối với VN về vấn đề Campuchia do quan hệ của TQ với Mỹ và các nước phương Tây chậm khôi phục sau vụ Thiên An Môn. TQ không còn có khả năng “dựa hơi” vấn đề Campuchia tiếp tục phá quấy quan hệ của Việt Nam và ASEAN. Trong các cuộc họp 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An tháng 2 và tháng 3/1990. TQ ở thế bị cô lập đã buộc phải có nhân nhượng và phải chấp nhận vai trò của LHQ trong vấn đề đối xử với Khmer Đỏ. TQ đề nghị Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức một hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề Campuchia và đàm phán với Mỹ, Pháp, ASEAN nhằm làm cho quá trình giải quyết dễ dàng hơn. Tóm lại, TQ thể hiện rõ mưu đồ muốn lợi dụng vấn đề Campuchia để “dạy cho Việt Nam một bài học”, kéo dài quá trình bình thường hóa quan hệ của VN với các quốc gia khác, cũng như gây “sóng gió” cho mối quan hệ giữa VN – ASEAN, phân hóa sự đoàn kết của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích dễ bề bành trướng quyền lực xuống phía Nam. 1.2. LIÊN XÔ (LX) Thái độ của LX trong giai đoạn 1986 – 1991 là không muốn có liên hệ trong vấn đề tranh chấp giữa 2 nước XHCN, dù LX vẫn là anh-cả của các nước XHCN nhằm cải thiện quan hệ Xô – Trung và tác động lên quan hệ Trung – Mỹ. Vấn đề Campuchia là một trong 3 vấn đề được TQ đưa ra làm điều kiện để LX bình thường hóa quan hệ với TQ nên LX vì lợi ích của mình cùng nhất trí với TQ trong hành động dùng sức ép nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền Campuchia; gây mâu thuẫn, nghi kị chia rẽ sự đoàn kết trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Khi Mikhail Gorbachev được bổ nhiệm làm Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản, các chính sách phần lớn theo xu hướng thân Mỹ và không muốn gây hấn với TQ. Thậm chí LX bắt đầu cắt giảm viện trợ kinh tế cho Việt Nam và giữ thái độ im lặng ngay cả khi có sự giao tranh giữa Việt Nam và TQ trên đảo Trường Sa. LX cũng cắt giảm hoạt động quân sự và hải quân ở vịnh Cam Ranh. 1.3. MỸ Nước Mỹ không còn giữ vị trí độc tôn và buộc phải chấp nhận sự san sẻ quyền lực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật mà còn cả chính trị. Trên thế giới xuất hiện những khu vực đối trọng với Mỹ như Tây Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc. Mỹ có nhiều chuyện để lo hơn là dồn tiền của vào những cuộc chiến tranh hao phí. Những bài học lịch sử chỉ ra nhiều điều còn hơn thế. Vì vậy, Mỹ không dồn trọng tâm vào theo đuổi những cuộc chiến khu vực. Giai đoạn 1986 – 1991, nhằm chống lại ảnh hưởng của Liên Xô lên Đông Nam Á mà Mỹ bắt tay với TQ chống lại VN trong vấn đề Campuchia. Nhưng rõ ràng rằng, Mỹ cũng không lấy làm mừng khi TQ dần bộc lộ mưu đồ bành trướng khu vực phía Nam. TQ là một đối tác quan trọng của Mỹ nhưng Mỹ cũng không thể làm ngơ hay khuyến khích TQ lợi dụng vấn đề Campuchia chia tách Đông Nam Á và có khả năng trở thành đối thủ số 1 mới của Mỹ, vì nó hoàn toàn trái mục tiêu chiến lược của Mỹ. Việc giải quyết êm thấm vấn đề Campuchia là cái chốt để mở ra câu trả lời cho bài toán chiến lược của Mỹ. Vì thế, những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, khi sự tan rã của LX là một điều tất yếu, Mỹ quay sang khuyến khích sự mở rộng của Đông Nam Á, thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam – ASEAN nhằm tạo ra một khối ASEAN đủ mạnh để chống lại TQ. 2. Hoạch định chính sách Bước sang giai đoạn 1986 - 1991, tình hình đã có sự biến chuyển. Từ giữa thập niên 80, các nước lớn đã đi vào hòa hoãn, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, hợp tác giải quyết vấn đề khu vực trong đó có vấn đề Campuchia. Các nước ASEAN lo ngại các nước lớn, nhất là Liên Xô, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với nhau sẽ giải quyết vấn đề Campuchia bất lợi cho khu vực nên đã từng bước điều chỉnh quan hệ với Việt Nam, hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực, nâng cao vai trò của ASEAN. Về phía Việt Nam, ta đã thấy rõ khoảng cách về kinh tế giữa ASEAN và Việt Nam. Chúng ta có thể bị tụt hậu hơn nữa nếu không mở rộng quan hệ. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trực tiếp trong toàn bộ đường lối, chính sách hòa bình và phát triển của Việt Nam. ASEAN có thể giúp mở ra xu thế đối thoại, tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định và môi trường tốt cho Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hòa bình và phát triển. Theo tình hình đó, chính sách của ta là chuyển từ đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với ASEAN. Tại Đại hội VI của ĐCSVN (1986), Việt Nam đã có sự đổi mới tư duy về tất cả các mặt an ninh - phát triển, lợi ích quốc gia - nghĩa vụ quốc tế, hợp tác - đấu tranh. Đồng thời, Việt Nam cũng xác định những nhiệm vụ chiến lược: hòa bình và phát triển, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thoát khỏi bao vây - cấm vận. Một đường lối đổi mới toàn diện đã được đưa ra, trong đó Việt Nam chủ trương chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Đại hội VI chủ trương: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác.” (VKĐH VI- T.79) “ Chủ trương chuyển từ đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, với các đối tác chính” (Nghị quyết 32) “Thêm bạn bớt thù” (Nghị quyết 13) “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” (Đại hội VII, VIII) Rõ ràng, nếu trước đây Việt Nam chú trọng an ninh thì giờ mục tiêu phát triển kinh tế đã được đưa lên hàng đầu. (Nghị quyết 13 Bộ Chính trị). Trước đây, Việt Nam coi nghĩa vụ quốc tế quan trọng, có ý nghĩa chiến lược thì nay, lợi ích quốc gia là trên hết. Làm nghĩa vụ quốc tế phải phục vụ lợi ích của Việt Nam, hợp khả năng của Việt Nam, hợp bối cảnh quốc tế và tuân thủ theo nguyên tắc: không xuất khẩu cách mạng, không làm thay. Về hợp tác, đấu tranh: nếu trước đây Việt Nam hợp tác một chiều với xã hội chủ nghĩa và đấu tranh một chiều với đế quốc thì lúc này là đấu tranh tùy lúc, tùy vấn đề. Đấu tranh để hợp tác. Thực hiện đường lối này, Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia, trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai bên dần được dỡ bỏ, vấn đề Campuchia dần đi vào giải pháp hòa bình. Từ năm 1988, ta bỏ chủ trương của 10 năm trước là: “Tăng cường liên minh với 3 nước Đông Dương làm đối trọng với các nước ASEAN và là nhân tố quyết định đối với hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á.” Từ năm 1988, sự đối đầu giữa 2 nhóm nước không còn, ta không coi ASEAN là khối quân sự trá hình. Ngày 29/7/1988, xu hướng chuyển qua đối thoại thể hiện qua thông cáo Việt Nam - Indonesia, JIM1, JIM2. Việt Nam cũng tăng cường quan hệ nhiều mặt với Indonesia, phá vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết vấn đề tồn tại với các nước trong khu vực bằng thương lượng, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Trong tình hình đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và hoan nghênh việc tham gia vào hợp tác khu vực. Về phần mình, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN. Sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và ASEAN có thêm những nhân tố mới thúc đẩy sau khi Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và thái độ của Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh chấp về lãnh thổ, cùng với việc Việt Nam giữ đúng cam kết rút hết quân khỏi Campuchia trước thời hạn vào năm 1988, mặc dù lúc đó chưa đạt được giải pháp về vấn đề Campuchia. Bước sang giai đoạn 1991-1996, rõ ràng tầm quan trọng của các nước láng giềng, khu vực liên quan trực tiếp đến chính sách đối ngoại của Việt Nam. ASEAN là tổ chức khu vực thành công, uy tín cao và trọng lượng tiếng nói ngày càng tăng. Ngoài ra, AFTA (ASEAN Free Trade Area) cũng rất hấp dẫn và ARF (ASEAN Regional Forum) từng bước tiến tới đảm bảo an ninh khu vực. APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) có thực lực và tiềm lực kinh tế, thương mại lớn hơn hẳn các khối khác và là thị trường có sức cạnh tranh hàng đầu thế giới. Về chính sách, Việt Nam luôn cần môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Tại Đại hội VII, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương: “Phát triển quan hệ hữu nghị với Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác.” Ngày 15/10/1993, Đồng chí Đỗ Mười nêu ra chính sách bốn điểm như sau: Một là, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa. Hai là, phát triển quan hệ với từng nước và tổ chức ASEAN, sẵn sàng gia nhập ASEAN. Ba là, sẵn sàng tham gia các diễn đàn đảm bảo hòa bình, an ninh, xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hợp tác, phát triển, không có căn cứ quân sự nước ngoài, không có vũ khí hạt nhân. Bốn là,
Tài liệu liên quan