Công ty đa quốc gia là một trong những xu thế phát triển lớn của kinh tế thế giới trong Thế kỷ 21. Có thể nói, chúng đang ngày càng chứng tỏ là xương sống, là chủ lực của nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc gia đang mang lại những lợi ích không nhỏ cho nhiều quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hệ lụy. Một trong những vấn đề gây nhức nhối, tạo
ra nhiều hậu quả xấu cho những quốc gia có nhiều công ty, chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia là
tình trạng chuyển giá trốn thuế. Trong gần 30 năm qua ở Việt Nam đã thu hút được hơn 130 tỷ USD với
hơn 15.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động. Kinh tế FDI đã có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những mảng xám, như hủy hoại môi trường,
chuyển giá trốn thuế Bài viết dưới đây cố gắng đi sâu hơn vấn đề chuyển giá trốn thuế.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề chuyển gia của công ty đa quốc gia trên thế giới và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 111 - tháng 1/2017
vaán ñeÀ chuyeån giaù cuÛa coâng ty
ña Quoác gia treân theá giôùi vaø
doanh nghieäP ñaÀu tö tröïc tieáP
nöôùc ngoaøi ôÛ vieät nam
PGS.TS. PHaN Duy MINH*
Công ty đa quốc gia là một trong những xu thế phát triển lớn của kinh tế thế giới trong Thế kỷ 21. Có thể nói, chúng đang ngày càng chứng tỏ là xương sống, là chủ lực của nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc gia đang mang lại những lợi ích không nhỏ cho nhiều quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hệ lụy. Một trong những vấn đề gây nhức nhối, tạo
ra nhiều hậu quả xấu cho những quốc gia có nhiều công ty, chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia là
tình trạng chuyển giá trốn thuế. Trong gần 30 năm qua ở Việt Nam đã thu hút được hơn 130 tỷ USD với
hơn 15.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động. Kinh tế FDI đã có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những mảng xám, như hủy hoại môi trường,
chuyển giá trốn thuế Bài viết dưới đây cố gắng đi sâu hơn vấn đề chuyển giá trốn thuế...
Từ khóa: Công ty đa quốc gia, chuyển giá, trốn thuế.
Transfer pricing issues of multinational companies worldwide and FDI companies in Vietnam
Multinational corporation is one of the major development trends of the world economy in the 21st century.
Having said that, they are increasingly proving to be the backbone of the world economy. Multinational
corporations are bringing significant benefits to many countries, but there also many implications. One of
the most aching problems, creating negative consequences for the countries with subsidiary companies of
multinational corporations is transfer pricing and tax evasion. In Vietnam, more than $ 130 billion has been
attracted in nearly 30 years with more than 15,000 projects in foreign direct investment (FDI) is active. FDI
Economy has made an important contribution to the economy, but there are not few patches of gray, such
as environmental destruction, transfer pricing, tax evasion... The following article tries to go deeper than the
issue of transfer pricing and tax evasion...
keyword: transfer price, multinational companies, FDI companies
1. khái quát về công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia (Multinational Company
- MNC) là một loại hình công ty xuất hiện phổ
biến từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đang trở
thành một trong những xu hướng lớn của kinh tế
thế giới thế kỷ 21.
Về nguyên tắc, một công ty trong đó việc sản
xuất kinh doanh được tiến hành cùng một lúc tại
hai quốc gia trở lên thì có thể gọi là công ty đa quốc
gia. Tuy vậy, theo thông lệ quốc tế, một công ty đa
quốc gia phải là công ty gồm có một công ty chính
(công ty mẹ) tại một quốc gia và có các công ty
chi nhánh (công ty con) hoạt động sản xuất kinh
doanh tại ít nhất là 5, 6 quốc gia khác. Điều quan
trọng ở đây là, các công ty chi nhánh ở các quốc
gia khác cũng phải tiến hành sản xuất kinh doanh
tương tự như công ty chính, là pháp nhân kinh tế
có tính độc lập tương đối ở các quốc gia đó.
Có thể nói, manh nha của công ty đa quốc gia
có từ thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản,
do yêu cầu phải tìm kiếm nguyên liệu thô cho nền
kinh tế công nghiệp hóa của các quốc gia. Tiếp đến,
từ xuất khẩu hàng hoá, các nhà kinh doanh đã nghĩ
*Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 111 - tháng 1/2017
tới việc đưa các yếu tố sản xuất đến tổ chức sản
xuất kinh doanh ngay trên các thị trường có nhiều
tiềm năng, vừa tận dụng được các nguồn nguyên
liệu tại chỗ, kể cả khai thác và chuyển chúng về cho
các cơ sở sản xuất ở chính quốc, vừa giảm bớt được
chi phí vận chuyển. Về thực chất là thực hiện xuất
khẩu tư bản, các cơ sở sản xuất kinh doanh được
thiết lập ngay trên các thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Cùng với thời gian, đặc biệt là từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, do những lợi thế không thể phủ
định của các công ty chi nhánh ở nước ngoài, nên
chúng được quan tâm củng cố, mở rộng và phát
triển không ngừng. Thế giới đã và đang chứng
kiến những Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, có chi
nhánh ở hàng trăm quốc gia, hàng năm tạo ra phần
lớn thu nhập cho Tập đoàn. Lấy hãng Coca Cola
là một ví dụ. Hiện hãng có chi nhánh tại hơn 160
quốc gia trên thế giới, sử dụng hơn 40 đồng tiền
khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và các chi nhánh ở nước ngoài đã tạo ra hơn
60% thu nhập hàng năm cho toàn hãng.
Ngày nay, có hơn 630.000 MNC trên toàn thế
giới, đóng góp tới 2/3 GDP toàn cầu, trong đó có
khoảng 500 hãng khổng lồ nắm giữ hầu hết các
ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn của thế giới.
Những quốc gia có nhiều MNC khổng lồ là Mỹ,
Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc Chúng đang khẳng
định một xu thế lớn về phát triển của kinh tế thế
giới thế kỷ 21. Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm
thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có hàng
nghìn MNC đầu tư mở công ty chi nhánh, với số
vốn gồm nhiều chục tỷ uSD.
Đặc điểm nổi bật nhất của MNC là môi trường
hoạt động của chúng được trải rộng ở nhiều quốc
gia khác nhau, thậm chí là hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Đặc điểm này đã làm cho các MNC có rất
nhiều lợi thế, nhưng cũng luôn đối mặt với rủi ro
lớn là rủi ro chính trị của các quốc gia.
- Tận dụng được chi phí cơ hội của các quốc gia
về lợi thế so sánh, giảm chi phí vận chuyển, tránh
không phải nộp các khoản thuế như xuất khẩu
hàng hóa đến
- Nhanh chóng tiếp cận các thị trường mới nổi
- Tận dụng được các cơ hội khác như qui mô lớn,
có công nghệ nguồn, thuận lợi trong thanh toán
quốc tế
Về mô hình tổ chức hoạt động, hiện nay trên thế
giới có hai loại mô hình chủ yếu của các MNC, đó
là mô hình tổ chức theo chiều ngang và mô hình tổ
chức theo chiều dọc.
Trong mô hình tổ chức theo chiều ngang, các
công ty chi nhánh gần như là những “bản sao” của
công ty mẹ, tạo thành một dàn những công ty tương
tự nhau. Mô hình này được áp dụng nhiều cho các
loại hình sản xuất mà sản phẩm không có quá nhiều
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 111 - tháng 1/2017
các chi tiết, bộ phận, đặc biệt phổ biến trong các lĩnh
vực kinh doanh về thương mại, dịch vụ.
Trong mô hình tổ chức theo chiều dọc, các công
ty như là những “mắt xích” trong một chuỗi sản
xuất, đảm nhận những công đoạn và tạo ra những
sản phẩm không hoàn toàn giống nhau. Mô hình
này thường được áp dụng cho các MNC sản xuất với
chu trình sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau,
sản phẩm cuối cùng do nhiều chi tiết hợp thành.
Về quản lý tài chính, cũng có 2 loại mô hình
chính được áp dụng cho các MNC.
- Mô hình quản lý tài chính tập trung: Công ty
mẹ vừa quản lý tài chính của mình vừa đồng thời
tham gia trực tiếp quản lý tài chính của các công ty
chi nhánh, các công ty chi nhánh chịu song trùng
quản lý.
- Mô hình quản lý tài chính phi tập trung của
MNC: Theo mô hình này, các công ty chi nhánh
hầu như được tự chủ hoàn toàn trong quản lý tài
chính, công ty mẹ chỉ quản lý thông qua đầu mối,
với những nội dung hoạt động nào có liên quan
đến công ty mẹ.
Mục tiêu chủ yếu của MNC là tối đa hoá lợi
nhuận của công ty và làm gia tăng giá trị của cải
cho các chủ sở hữu.
2. Chuyển giá của MNC
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính
sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua
biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu
hóa số thuế của các MNC trên phạm vi toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ
thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao
đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên
liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là
giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những
giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau.
Thứ nhất, Xuất phát từ quyền tự do định đoạt
trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền
quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ
hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ
với giá họ mong muốn.
Thứ hai, Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó
chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác
biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ
thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi
lợi ích toàn cục.
Thứ ba, Việc quyết định chính sách giá giao
dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không
thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay
đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định
giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.
Ở đây cần phân biệt chuyển giá với trường hợp
khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để
trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện
thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận; còn giao
dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế
sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể
định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt
và vận dụng được những quy định khác biệt về
thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định
thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp
(tránh thuế).
Ngoài ra, hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu
nghĩa vụ thuế thu nhập DN không chỉ diễn ra tại
các DN FDI, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết
trong nội địa một quốc gia. Đó là khi Tập đoàn
kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của
nhà nước, thành lập một số công ty con hoạt động
trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong
đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế
TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước
thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên
kết được ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước
thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá
chuyển giao sản phẩm và cung ứng dịch vụ giữa
các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp
của cả tập đoàn. Hành vi chuyển giá của DN liên
kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi
nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế
suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm
cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công
ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc việc chuyển
lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã
được xây dựng.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 111 - tháng 1/2017
Có rất nhiều dạng chuyển giá khác nhau của
MNC
- Nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu
(tài sản vô hình);
- Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở
nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên
doanh với giá cao. Những nguyên liệu này chủ yếu
có tính độc quyền cao;
- Nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý;
- Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết
giá mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các
công ty trong MNC;
- Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng
nghiệp vụ vay từ công ty mẹ;
- Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn;
-
Có nhiều yếu tố thúc đẩy các MNC chuyển giá
- Sự khác biệt về thuế
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình,
các MNC luôn tìm kiếm một lợi thế từ thuế suất
thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất
khác nhau bằng các hành vi chuyển giá. Các thủ
thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các
nguyên vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay
giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các
quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao. Nhờ vậy, các
MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia
có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế
suất thuế TNDN thấp, như thế các MNC đã thực
hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Nói tóm lại, sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN
là động cơ lớn thúc đẩy chuyển giá.
- Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
Nhằm bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ,
MNC rút vốn đầu tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào
việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai.
Như vậy, lúc này, ngoài lợi nhuận thu được, MNC
còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do
sự biến động có lợi về tỷ giá.
- Hoạt động liên doanh liên kết
Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động
liên doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu
tố đầu vào từ công ty mẹ nắm quyền quản lý.
- Tình hình lạm phát của các quốc gia
MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ
lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi
nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư
bị mất giá.
- Những biến động kinh tế - chính trị thế giới
MNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các
tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước
đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làm
giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng
lương của lực lượng lao động.
Căn cứ để xem xét hành vi chuyển giá
Giá giao kết được coi là cơ sở để xem xét hành
vi chuyển giá. Chỉ có thể đánh giá một giao dịch có
chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với
giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng
với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận
rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.
Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng chuyển giá
phổ biến trong doanh nghiệp là làm tăng giá trị
máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và nguyên
vật liệu đầu vào của doanh nghiệp FDI, đồng thời
làm giảm giá trị sản phẩm đầu ra khiến cho doanh
nghiệp FDI bị thua lỗ giả tạo. Không ít trường hợp
các doanh nghiệp liên doanh có vốn FDI liên tục
thua lỗ (do chuyển giá) đã khiến cho phần vốn góp
của phía Việt Nam trong liên doanh bị giảm tỷ lệ,
buộc phía Việt Nam nhượng lại phần vốn góp do
không chịu nổi thua lỗ, biến doanh nghiệp liên
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Bên cạnh đó, các thủ thuật chuyển giá khác còn
có kê khai tăng chi phí bản quyền, quảng cáo, kê
khống nhóm vật tư đặc biệt, tăng chi phí sản xuất,
“vận dụng linh hoạt” các chi phí tài chính từ Tập
đoàn mẹ ở nước ngoài.
Như vậy, khi công ty con a bán hàng cho công
ty con B trong cùng một MNC thuộc hai quốc gia
khác nhau, muốn xác định giá chuyển nhượng
hàng hoá để tối thiểu hoá số thuế phải nộp sẽ dựa
trên nguyên tắc cơ bản sau đây.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 111 - tháng 1/2017
- Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
của công ty con a lớn hơn thuế suất của công ty B
thì giá chuyển nhượng càng thấp càng tốt.
- Nếu thuế suất thu nhập doanh nghiệp của
công ty con a nhỏ hơn thuế suất của công ty con B
thì giá chuyển nhượng càng cao càng tốt.
3. Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam
Tính đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng
trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn
đăng ký hơn 230 tỷ uSD, vốn thực hiện hơn 120 tỷ
uSD. Cũng theo con số thống kê, trong số các dự
án FDI đang hoạt động là chi nhánh, công ty con
của hơn 1.600 MNC lớn nhỏ trên thế giới. Trong
đó, đại bộ phận các MNC khổng lồ đều đã có chi
nhánh và công ty con ở Việt Nam.
Có thể nói, khu vực kinh tế FDI là một bộ phận
hết sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ở đó
có hơn 4 triệu lao động làm việc trực tiếp và hàng
chục triệu lao động gián tiếp khác. Hàng năm, kinh
tế FDI đã đóng góp khoảng ¼ GDP của nền kinh
tế, gần 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và gần
20% trong tổng thu NSNN.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực
cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc
lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực nổi bật là
chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi
thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh
không lành mạnh với các doanh nghiệp giữ lại
trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu
tư Trong phạm vi bài viết này không cho phép
trình bày một cách chi tiết đầy đủ
tất cả các hoạt động chuyển giá với
vô số những mánh lới khác nhau,
mà chỉ dẫn ra một số ít những
thông tin có tính điển hình như là
những điểm nhấn chính của bức
tranh chuyển giá của các DN FDI
sau đây.
Thống kê những năm qua cho
thấy, cả nước có khoảng 50% DN
FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều DN
thua lỗ liên tục trong nhiều năm
liên tiếp. TP. Hồ Chí Minh có tới
gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI thường xuyên
kê khai lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm
Đồng với 104/111 DN FDI báo cáo lỗ liên tục; tỉnh
Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được
nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo
lỗ từ năm 2006 – 2011.
Các báo cáo của cơ quan thuế cho thấy, các DN
FDI khai kinh doanh thua lỗ thường tập trung
trong lĩnh vực gia công may mặc, da giày; sản xuất,
kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến
Đặc biệt, ở TP. Hồ Chí Minh, có đến 90% DN
FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc có kết quả
kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các DN trong
nước cùng ngành nghề đều có lãi. Mặc dù thua lỗ
triền miên song các DN FDI này vẫn đầu tư mở
rộng sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng
ngờ” về chuyển giá, phải nói đến Công ty Coca Cola
Việt Nam. Trong gần 25 năm đầu tư, kinh doanh tại
Việt Nam, Coca Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính
đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ
đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng.
Do lỗ liên tục như vậy nên Coca Cola Việt Nam
chưa hề đóng đồng thuế TNDN nào cho Chính
phủ Việt Nam, trong khi doanh thu liên tục tăng từ
20 -30%/năm. Tuy lỗ lớn như vậy nhưng DN này
đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư thêm 300 triệu uSD
tại Việt Nam.
Một công ty khác nằm trong diện nghi vấn
chuyển giá với giá trị lớn lên đến hơn 1.200 tỷ đồng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 111 - tháng 1/2017
là Công ty PepsiCo Việt Nam. Từ khi thành lập
năm 1991, gần 20 năm đầu PepsiCo lỗ liên tục, cho
đến một số năm gần đây mới có lãi nhưng tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%. Mặc dù
vậy, PepsiCo Việt Nam vẫn liên tục mở rộng đầu
tư, xây dựng các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu
uSD), Bắc Ninh (73 triệu uSD).
Trước vấn nạn chuyển giá ngày càng gia tăng,
năm 2012 Tổng cục Thuế xây dựng chương trình
thanh tra kiểm soát giá chuyển nhượng trong giai
đoạn 2012-2015, đồng thời, quyết định thành lập
Tổ quản lý giá chuyển nhượng. Chỉ tính trong 3
năm kể từ khi Tổng cục Thuế thành lập Tổ quản
lý giá chuyển nhượng đã phát hiện nhiều vụ việc
chuyển giá, với giá trị điều chỉnh rất lớn. Tại các
Cục thuế địa phương đều đã quyết liệt thực hiện
thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng
chuyển giá của các DN.
Tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, ngay trong năm
2012, cơ quan này đã thanh tra DN kê khai lỗ và DN
giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả,
đã giảm lỗ hơn 2.688,5 tỷ đồng; giảm khấu trừ 86,8
tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 2.611 tỷ đồng.
Riêng thanh tra 16 DN dệt may có dấu hiệu
chuyển giá, Cục thuế Thành phố đã giảm lỗ 367,8 tỷ
đồng và truy thu 11,3 tỷ đồng. Chiêu thức chuyển
giá của DN dệt may là khai tăng chi phí nguyên liệu
đầu vào, giá gia công sản phẩm thấp dẫn tới thua
lỗ triền miên. Cũng trong năm 2012, tại Đồng Nai,
cơ quan thuế thanh tra giá chuyển nhượng tại một
DN FDI sản xuất sợi (vốn đầu tư 7 triệu uSD) khai
lỗ hơn 2.100 tỷ đồng. Kết quả, đã buộc DN giảm
hết số lỗ khai báo và xác định thu nhập chịu thuế
hơn 1.100 tỷ đồng.
Kết quả thanh tra đã giúp ngân sách không bị
thất thu hơn 340 tỷ đồng và có cơ sở để đấu tranh
với các DN chuyển giá khác. Trong đó, tập trung
thanh tra DN FDI ở 5 lĩnh vực là bất động sản, xây
dựng (Hà Nội), dệt may (TP. Hồ Chí Minh), sản
xuất sợi vải (Đồng Nai), sản xuất lắp ráp ô tô (Vĩnh
Phúc), sản xuất cơ khí (Bình Dương). Hàng loạt
DN liên tục báo lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sẽ bị
đưa vào tầm ngắm thanh tra.
Tháng 9/2012, Cục Thuế TP. Hà Nội đã tiến
hành thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH một
thành viên Keangnam Vina. Đây là DN 100% vốn
của Hàn Quốc (thành lập năm 2007) nhưng liên
tục báo lỗ với tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2011
là 277 tỷ đồng.
Có nhiều nghi vấn chuyển giá trong các giao
dịch liên kết đang được cơ quan thuế làm rõ, như
Keangnam Vina trả lãi suất tiền vay tới 12%/năm (lãi
suất của ngân hàng Việt Nam từ 5 - 7%/năm) cho
khoản vay 400 triệu uSD từ ngân hàng Kookmin
bank (Hàn Quốc), thành viên trong cùng tậ