Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Từ trước tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Vậy nên hiểu phạm trù này như thế nào? Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp.” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô (cũ) ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958, người ta đã định nghĩa “ công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.” Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn “ Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém. Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đẫ xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân.

doc10 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam I. công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì ? Từ trước tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Vậy nên hiểu phạm trù này như thế nào? Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp...” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô (cũ) ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958, người ta đã định nghĩa “ công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.” Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn “ Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém... Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đẫ xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc ( UNIDO) đã đưa ra một định nghĩa: “công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội.” Theo quan điểm này, quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ nhằm một mục tiêu kinh tế-kỹ thuật. Còn theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện nước ta thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất-kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói tóm lại đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Thực hiện công nghiệp hoá là nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đưa nước ta theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. II. Con người Việt Nam có thực hiện được vai trò đó không? Vì sao? Có rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nguồn lực chủ đạo là con người. Vậy trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hôm nay, Với những thế mạnh và những hạn chế của mình con người Việt Nam có thực hiện được vai trò của mình hay không? Trước hết ta tìm hiểu xem nguồn nhân lực của Việt Nam có những đặc điểm gì để phát huy và những hạn chế gì cần phải khắc phục. Những thế mạnh phải nói đến đó là: _ Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay có lực lượng lao động dồi dào với 36,5 triệu người trong độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2000 con số này sẽ là 45,6 triệu người. _ Thứ hai, Việt Nam có tỷ trọng tương đối cao về lao động trẻ, phần lớn có học vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn. Đây là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngành nghề mới. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tương đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta). Hiện tại nước ta có trên 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 800000 người có trình độ đại học cao đẳng, trên 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển khoa học, tiếp thu, làm chủ và thích nghi với các công nghệ nhập từ nước ngoài, kể cả công nghệ cao. _ Thứ ba, chúng ta có một lượng tương đối lớn người Việt sống ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ và Ôxtraylia; trong đó tỉ lệ người có trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ là đáng kể ( trên 300000 người). Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ và các quan hệ quốc tế. _ Thứ tư, đó là bản tính hiếu học, thông minh cần cù lao động của con người Việt Nam. Truyền thống đó cần được nuôi dưỡng và phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính cộng đồng, ý thức trách nhiệm với cộng đồng được phát huy mạnh mẽ sẽ có thể hỗ trợ đắc lực không chỉ cho việc truyền bá tay nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn có thể giúp nhau cả về vốn liếng, tạo dựng và phát triển cơ nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm, góp phần làm giảm sức ép về lao động hiện nay. Dân tộc Việt Nam còn có truyền thống biết chịu đựng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu tư mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình và cho nền kinh tế nước nhà nói chung. Nhưng bên cạnh đó, nguồn nhân lực ở Việt Nam có những hạn chế,những điểm yếu kém sau đây: _ Thứ nhất, số người lao động được đào tạo quá ít chỉ chiếm 5.5% dân số và 11% tổng số lao động. Mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của người dân từ 7 tuổi trở lên mới đạt 4,5 năm. Đáng lo ngại hơn là mặc dù chúng ta đã cố gắng để đạt được 88% dân số biết chữ nhưng hiện nay lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ, nhất là các tỉnh miền núi (có xã số người mù chữ lên tới 70%); trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có 45% em học hết cấp I. Số người được đào tạo có tay nghề cao cũng như người có học vấn đại học và sau đại học năm 1982 là 0,26% năm 1993 còn 0,2%. Tỉ lệ này ở các nước công nghiệp mới Đông nam á là 0,6 đến 0,8. Trong 75% lao động sản xuất nông nghiệp chỉ có 7% được đào tạo. Vì vậy năng suất lao động thấp, trong công nghiệp chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới, còn trong nông nghiệp một lao động của ta chỉ nuôi được 3 đến 5 người, trong khi chỉ số này ở các nước phát triển là 20 đến 30 người. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hoá trong nông nghiệp trong kinh tế nông thôn nói riêng và trong cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. _Thứ hai, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ quá ít. Qua điều tra ở 17 trường đại học thì số cán bộ giảng dạy dưới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những tri thức có trình độ trên đại học đang là những chuyên gia đầu ngành đã ở độ tuổi 55 đến 60. Hơn 60% phó tiến sĩ và tiến sĩ, hơn 70% giáo sư và hơn 90% giáo sư đều ở độ tuổi này.Trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại trường. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn. _Thứ ba, việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngành: 80% cán bộ khoa học công nghệ làm việc tại Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 12%. Đa số các cán bộ khoa học của ta làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường học, còn trong các ngành sản xuất vật chất thì rất ít Chẳng hạn, trong các ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học và 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi có tới 34% cán bộ có trình độ đại học và 55,47% trình độ sau đại học làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhìn vào một số nước trong khu vực, cán bộ khoa học làm việc trong các ngành sản xuất chiếm tỉ lệ rất cao như Thái Lan: 58%, HànQuốc: 48%, Nhật Bản: 64%. Chính việc phân bố lực lượng lao động không hợp lý này gây nên hiện tượng thừa thiếu giả tạo, gây ra nạn thất nghiệp đặc biệt trong lao động tri thức. Qua điều tra ở 55 trường đại học có khoảng 14 nghìn sinh viên ra trường chưa có việc làm. Chẳng hạn từ năm 1988 đến nay số sinh viên tốt nghiệp ở 19 trường đại học và cao đẳng khu vực Hà Nội chưa tìm được việc làm tăng dần từ 13,4% (năm 1988) lên 35,38% (năm 1992). Trong khi đó nhiều vùng, nhiều miền nhất là miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là một mặt do sinh viên ra trường muốn ở lại công tác tại các thành phố, khu công nghiệp, nơi kinh tế phát triển để có thu nhập cao hơn và điều kiện việc làm tốt hơn, mặt khác chúng ta chưa có chính sách thu hút để điều chỉnh sự phân bố này. _ Thứ tư, thể chất, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực dường như chững lại “sau hơn 40 năm thanh niên nước ta không cao thêm 1cm nào và không cân nặng thêm 1kg nào”, mức duy dinh dưỡng ở trẻ em dưới năm tuổi là 51,5%. _ Thứ năm, người lao động nước ta nói chung chưa có nếp lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ, lao động giản đơn còn gò bó trong nếp sống phương đông, cha truyền con nối. Chính vì thế mà cho tới tận thế kỷ 20 công cụ làm việc ở các bễ lò rèn Bắc Ninh vẫn không khác bao nhiêu với công cụ đã rèn cày cuốc và vũ khí đánh giặc Ân thời Thánh Gióng, các cô gái Hà Đông vẫn dệt lụa trên các khung cửi mà cách đây 900 năm các cô gái triều Lý đã sử dụng. Trên đây là những điểm trong nguồn lực con người ở Việt Nam với những thế mạnh cũng như các mặt hạn chế. Phải có những nố lực phi thường bằng hành động thực tiễn trong việc huy động và sử dụng nguồn lực này thì công nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể thành công. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc “cách mạng con người” mà thực chất là cách mạng về chất lượng nguồn lao động. “Cách mạng con người” với công nghiệp hoá hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vậy, mỗi bước tiến lên của cuộc “cách mạng con người” sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngược lại. - Bước sang thời kỳ mới (CNH, HĐH đất nước ) nhân tố con người và thế hệ trẻ giữ vai trò quyết định .Vì vậy báo cáo của BCH T.Ư Đảng trong đại hội VIII do cố vấn Đỗ Mười Đã xác định :”;Bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá”. - Hiện nay , công nghệ và nguồn lực có trình độ cao ngày càng rõ ưu thế so với tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nhân lực có ý nghĩa hàng đầu.Nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế một cacýh nhanh chóng và bền vững.Đầu tư phát trển nguồn nhân lực là sự lưạ chọn đúng đắn khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH song nguồn nhân lực nước ta còn rất kém. - Giới thanh niên Việt Nam ngày càng tin tưởng vào con đường XHCN mà Đảng,Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, trung thành với dân tộc, với tổ quốc ,kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh , tích cực tham gia vào sự nghiệp CNH,HĐH đất nước , thực hiện các trương trình phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá quốc phòng an ninh …,”Vì dân giàu, nước mạnh ,xã hội công bằng, văn minh “,Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Được sự chăm no giáo dục , rèn luyện của đảng của nhân dân , thanh niên hiện nay so với trước kia đã có nhiều tiến bộ , trưởng thành về mọi mặt :Bản lĩnh chính trị, lý tưởng hoài bão cao đẹp, trình độ văn hoá, khoa học cônh nghệ, lối sống thể lực …Đây là những tiềm năng to lớn của thanh niên sẽ được phát huy ngày càng cao, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . - Cùng với tiến trình đổi mới xã hội, Đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường , dưới tác động mọi mặt của tình hình trong nước và ảnh hưởng của mở rông giao lưa quốc tế, thanh niên nước ta sẽ có biến đổi xâu sắc về mọi mặt. - Sẽ xuất hiện những nét mới trong chân dung của lớp trẻ theo hướng khẳng định cá nhân và cá tính có bản lĩnh và ý trí vươn lên không sợ đói nghèo, thấp kém, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước vào năm 2010. - Trí thức trẻ trở thành lực lượng sản xuất đi đầu trong việc ứng dung công nghệ tiên tiến vật liệu mới, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức và góp phần đắc lực nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế . + Nhiệm vụ của thanh niên: - Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới hứa hẹn nhiều đổi thay, mỗi bạn trẻ hẳn đã có lần tự hỏi :Mình đã chuẩn bị được những hành trang gì để hoà nhịp cùng bước tiến của thời đại, phải làm gì và bằng cách nào để vươn lên làm chủ chi thức, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết ở tầm cao thời đại nhằm biến những cơ hội và thử thách trong tương kai thành cuộc thử nghiệm quan trọng chứng minh cho lòng can đảm và sự bứt phá vượt lên chính bản thân mình. Kết quả dù đạt ở mức độ nào cũnh cho ta lời giải đáp trung thực nhất về mọi khía cạnh của bản thâ, nó cho phép nhận rõ mình đang ở giới hạn nào của quá trình vận động và phát triển từng bước xác định mục tiêu phấn đấu và vạch ra kế hoạch hành động cho tương lai, tạo lập một cuộc sống tinh thần phong phú khởi nguồn cho những quyết định quan trọng để cùng nhau bước vào thế kỷ 21. - Trong”vali” hành trang vào đời, cái gì đã được chuẩn bị tốt, cái gì chưa đầy đủ cần phải hoàn thiện, cái gì cần thiếu thì bổ xung, đó là những vấn đề mà sinh viên hiện nay đều quan tâm . Đương nhiên, mỗi thế hệ đều có yêu cầu, nội dung và cách thức chuẩn bị cho mình , và đều có những hành trang cơ bản và chung nhất. Yêu nước là một hành trang như thế . - Trong thời đại phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, vấn đề bức thiết đối với các bạn là phải chuẩn bị kỹ cho mình mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thời đại, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Mong muốn thành đạt trong cuộc sống là động lực phấn đấu của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Không có ước mơ, hoài bão thì con người thiếu đi động lực để phấn đấu. Không có ý chí quyết tâm thì ước mơ, hoài bão cũng không trở thành hiện thực. Nhưng đó cũng chưa phải là tất cả. Trong “vali” hành trang của mình, các bạn phải chuẩn bị kỹ hơn về tinh thần yêu nước, ý trí tự tôn và lòng tự hào dân tộc. Tinh thần yêu nước là hành trang đặc biệt, là chất keo dích kết của tất cả các hánh trang khác của bạn. - Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước Việt Nam thân yêu của chúng ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Lời phát biểu đó của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại lễ kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng đã phản ánh quyết tâm phấn đấu của toàn Đảng toàn dân ta. Mỗi người Việt Nam đều có trách nhiệm phấn đấu vì mục tiêu đó. Thanh niên hôm nay, không thể nào khác, có trách nhiệm lớn lao gánh vác nhiệm vụ lịch sử to lớn ấy. Và đó là định hướng để các bạn lựa chọn hành trang cho bản thân mình. - Bước vào thế kỷ mới, chúng ta hãy xây dựng cho mình một lý tưởng sống, lý tưởng đó phải gắn liến với việc giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc , phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ và văn minh theo định hgướng XHCN. Xây dựng cho mình một lối sống” cần kiện văn minh “,một lẽ sống “mính vì mọi người “và vì tinh thần lao động “hiệu quả sáng tạo “theo phương châm”Đoàn kết,đoàn kết ,đại đoàn kết “.Chúng ta hãy lắng nghe lời chỉ dạy của Bác Hồ, như các thế hệ cha anh đi trước đã từng thực hiện “Không có việc gì khói. Chỉ sợ lòng không bền .Đào núi và lấp biển . Quyết trí ắt làm lên”. Tổ quốc đang vẫy gọi chúng ta. Sự nghiệp CNH, HĐH đang chờ đón chúng ta. - Cuộc sống sẽ tẻ nhạt, trì trệ biét bao nếu không có những khám phá và phát hiện mới. Đó là nền tảng cơ bản để hiểu rõ quy luật tự nhiên- xã hội- tư duy con người và bản chất sự sống trên trái đất .Sự sáng tạo kết hợp với trí tưởng tượng phong phú thường khởi đầu cho những phát kiến bất ngờ chưa thể lường trước được. - Dù đang giữ vị trí nghề nghiệp hay thuộc tầng lớp xã hội nào, tuổi trẻ cũng làlực lượng quan trọng phản ánh diện mạo, tương lai đất nước bằng sự trẻ trung năng động, bằng hoài bão sáng tạo và niền khát khao thành công hạnh phúc. Trước mắt mỗi người,đường đời đang rộng mở với những không ít cơ hội quý giá đan xen những cán dỗ vô tình rình rập. Không rễ gì tìm được câu trả lời khách quan trước bao nhiêu sự việc, bao nhiêu tình huống xảy đến bất ngờ, đòi hỏi phải tỉnh táo suy nghĩ, phân tích lý giải, thể nghiệm để đi đến đúng đắn là việc làm hàng ngày của chúng ta. - Cánh cửa thế kỷ 21 đang mở ra những vận hội và niềmlạc quan mới cho nhân loại vươn lên đạt được những ước mong cao đẹp của mình . Giữa những triển vọng hấp dẫn của cuộc sống tương lai tươi đẹp đang chờ đó, chúng ta có quyền hy vọng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay bằng sức mạnh tri thức , tài năng sáng tạo cùng sự tin tưởng của bản thân chính là thế hệ đáng tin cậy sẽ xây đắp và tô điểm cho đất nước trong thế kỷ mới ngày một “đàng hoàng hơn , to đẹp hơn “như Bác Hồ kính yêu thường mong đợi. + Đặc điểm của thanh niên: - Là lớp người nhạy cảm năng động sáng tạo, có tri thức , có hoài bão và ước mơ, có ý chí và nghị lực,... Tuổi trẻ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dã thực sự là dội quân xung kích chiến lược Trong một giai đoạn cách mạng. Trước dây trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ khôi phục, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ;lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam tiếp nối nhau xả nhân vì sự nghiệp chung. Ngày nay trong công cuộc CNH, HĐH hội nhập và đổi mới ;tuổi trẻ Việt Nam cũng có mặt trên khắp mọi miền đất nước. ở những nơi gian khổ và ác liệt nhất, họ vẫn tỏ rõ tinh thần quả cảm, lòng nhiệt tình cách mạng, chí tiến thủ, và bản lĩnh kiên cường, lao động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao. Trọng trách của sự nghiệp đổi mới đang đặt ra trước mắt tuổi trẻ những nhiệm vụ rất to lớn. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn luôn là người kế tụctrung thành và xuất sắc sự nghiệp kế tục của Đảng .Lý tưởng chiến đấu của tuổi trẻ Việt Nam cũng chính là lý tưởng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. - Thế hệ trẻ sống có lý tưởng là thế hệ tha thiết với độc lập tổ quốc .Độc lập dân tộc chính là thành quả được đổi bằng xương máu của nhiều thế hệ .Dó đó đọc lập tự do là thiêng liêng cao cả và bất khả xâm phạm. Trong một hoàn cảnh, tuổi trẻ phải dám sẵn sàng hi sinh để bao vệ độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất nước, trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Nhưng để bảo vệ và củng cố độc lập, tự do, con đường duy nhất là đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện kiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa .Chủ nghĩa xã hội là cơ sở vững chắc để bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc . Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược và ngày nay đang thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa cả nước vững bước tiến vào thế kỷ 21. - Muốn hoàn thành nhiệm vụ trọng đại ấy, trước hết, tuổi trẻ Việt Nam phải phát huy cao truyền thống hiếu học. Biết chủ động khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo ,nỗ lực thi đua học tập và rèn luyện, vươn lên chiến lĩnh những đỉnh cao khoa học và công nghệ. Nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại, nắm bắt và tận dụng mọi thời cơ thâu tóm tri thứ, đẩy lùi nguy cơ, tạo lên sức mạnh tổng hợp. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên cụ thể phải là giáo dục ý thức trách nhiệm học tập. Không chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học và công nghệ sẽ không bảo vệ được độc lập chủ quyền dân tộc, không tạo ra được những ưu thế , lợi thế đủ sức cạnh tranh và chủ động hội nhập. Trong nền kinh tế tri thức, dân tộc nào vươn tới đỉnh cao của trí tuệ, dân tộc đó sẽ chiến thắng. Tụt hậu về trí tuệ sẽ là nguy cơ của mọi nguy cơ. Thấm nhuần lý tưởng cách mạng trong giai đoạn đổi mới phải hành độ
Tài liệu liên quan