Vấn đề hôn nhân – gia đình trong quan niệm và nghi lễ phật giáo huế

Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyển tâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người trong xã hội Á Đông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia đình. Từ những ghi nhận qua kinh điển, chúng ta sẽ thấy được Phật giáo nhìn nhận hôn nhân – gia đình như thế nào? Và những quan niệm đó, Phật giáo Huế đã thể hiện như thế nào trong cách thức tổ chức lễ nghi, nhằm chuyển hóa những ý nghĩa mà nó đem lại cho người Phật tử trước thực trạng xã hội hiện đại với nhiều sự đổ vỡ gia đình do ly hôn, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Phật giáo luôn luôn đặt gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội, dựa trên các giá trị chuẩn mực đạo đức của con người, thiết chế văn hóa gia đình truyền thống, bổn phận và quan hệ vợ chồng chung thủy, mà còn đó là một quy phạm pháp luật đủ mức răn đe, giáo dục nhằm hạn chế ly hôn, bạo lực gia đình, mà xã hội đang ngày càng phải đối mặt. Đồng thời thông qua lễ thức Phật giáo để thể hiện sự gắn kết giữa đời và đạo, theo đúng thuần phong mỹ tục và luật hôn nhân gia đình của người Việt Nam.

doc12 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề hôn nhân – gia đình trong quan niệm và nghi lễ phật giáo huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 47, 2008 VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ Lê Thọ Quốc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyển tâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người trong xã hội Á Đông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia đình. Từ những ghi nhận qua kinh điển, chúng ta sẽ thấy được Phật giáo nhìn nhận hôn nhân – gia đình như thế nào? Và những quan niệm đó, Phật giáo Huế đã thể hiện như thế nào trong cách thức tổ chức lễ nghi, nhằm chuyển hóa những ý nghĩa mà nó đem lại cho người Phật tử trước thực trạng xã hội hiện đại với nhiều sự đổ vỡ gia đình do ly hôn, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Phật giáo luôn luôn đặt gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội, dựa trên các giá trị chuẩn mực đạo đức của con người, thiết chế văn hóa gia đình truyền thống, bổn phận và quan hệ vợ chồng chung thủy, mà còn đó là một quy phạm pháp luật đủ mức răn đe, giáo dục nhằm hạn chế ly hôn, bạo lực gia đình, mà xã hội đang ngày càng phải đối mặt. Đồng thời thông qua lễ thức Phật giáo để thể hiện sự gắn kết giữa đời và đạo, theo đúng thuần phong mỹ tục và luật hôn nhân gia đình của người Việt Nam. 1. Dẫn nhập Không chỉ một số tôn giáo lớn của thế giới như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo mà còn một vài tôn giáo khác xuất hiện muộn hơn ở nước ta như Cao Đài, Hòa Hảo đều có nghi thức làm lễ kết hôn cho tín đồ. Xuất phát từ những quan niệm khá riêng biệt, mỗi tôn giáo có những cách thức hành lễ riêng phù hợp với tôn giáo của mình. Và tuỳ thuộc vào phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, của từng vùng, mỗi một tôn giáo đều có những điều chỉnh thích ứng nhằm hướng tín đồ theo định chế, tôn chỉ của mình. Thực ra, trong nghi lễ Phật giáo hoàn toàn không đề cập đến nghi thức hay thủ tục để điều hành một buổi hôn lễ tại chùa. Có chăng chỉ đơn thuần sự hiện diện của các vị Tăng cùng những lời chúc phúc và thuyết giảng về ý nghĩa của hôn nhân, bổn phận vợ chồng cho đôi trẻ. “Các sư Phật giáo không hành lễ trong đám cưới, vì sự cưới hỏi là một lẽ không phù hợp với nếp sống độc thân của các bậc xuất gia. Nhưng nếu muốn cho nó có đôi chút danh tánh tôn giáo, người ta thường mời các bạn thanh niên nam nữ Phật tử đến tụng những bài kệ chúc lành. Các bậc xuất gia không bao giờ tham dự lễ cưới. Tuy nhiên, trước hoặc sau đôi ba ngày, gia chủ thường tổ chức lễ trai tăng cúng dường đến các bậc phẩm hạnh và trong dịp ấy một vị sư đứng ra giảng một thời pháp, nhắc lại những lời huấn từ của đức Phật và khuyên đôi tân hôn hãy chung sống thuận hòa hầu lo xây đắp hạnh phúc gia đình ” (Walpola Rahula, 1965). Vì khi thực hiện nghi lễ này, theo quan niệm của Phật giáo sẽ khơi dậy dục vọng thế gian, làm lay động tâm niệm “diệt dục” trong chúng tăng trên bước đường tu học. Tuy vậy, trên tinh thần nhập thế, “tùy duyên” hoá độ, Phật giáo Huế thuận theo nhu cầu của tín đồ, đồng thời hướng tín đồ của mình đến với niềm tin tôn giáo, các chùa Huế đã vận dụng những lời dạy của Đức Phật làm phương tiện để tổ chức nghi thức cầu an “Hằng thuận” cho những đám cưới của tín đồ, nhân đó khuyến hoá theo tinh thần Phật giáo. 2. Từ những ghi nhận qua kinh điển Phật giáo với tinh thần nhập thế, bình đẳng, từ bi là phương tiện để hòa nhập với xã hội. Khi còn tại thế, Thích Ca Mâu Ni vẫn xem hôn nhân - gia đình là một cách thể hiện đúng nghĩa của con người về hiếu đạo, nghĩa vụ của họ trong xã hội và nghĩa vụ đó được cụ thể bằng những hành động, việc làm. Mỗi người khi trưởng thành, lập gia đình có nhiều mối quan hệ ràng buộc về nhân sinh, luân lý, đạo đức đối với chính mình và tha nhân. Làm tròn bổn phận của người chồng và người vợ cũng được Phật nói khá nhiều trong các kinh điển, bài thuyết giảng cho chúng đệ tử. Trong những kinh điển và các bài thuyết giảng về hôn nhân gia đình, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Bổn phận của vợ, chồng, cha, con; quan hệ xã hội; vấn đề hiếu đạo, luân lý. Có thể thấy rằng, tình yêu và hôn nhân là việc rất thường tình của mỗi con người sống trong xã hội và nó hạnh phúc, tốt đẹp hay dang dở là tùy thuộc vào người sở hữu, tạo dựng nó. Trong kinh Đại Bảo Tích, đức Phật đã nhận định: “Nếu một người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết; người phụ nữ có thể tìm được người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thực sự may mắn” (Tuệ Nguyên, 2006: 62). Việc kết hợp giữa hai người nam và nữ trong hôn nhân là do nhân duyên của họ tạo nên, dựa trên sự hiểu biết, phù hợp với nhau, đồng thời loại trừ những chia rẽ, mất hạnh phúc dẫn đến những khổ đau trong cuộc sống gia đình. Và ai đạt được chính là người có hạnh phúc thật sự trong cuộc sống thế gian. Khi đức Phật còn tại thế, ngài luôn ca ngợi những cặp vợ chồng hạnh phúc, dạy họ làm sao để có được cuộc sống hạnh phúc trong hôn nhân, vì xã hội bấy giờ đang có sự phân hóa đẳng cấp rất mạnh mẽ ở Ấn Độ. Do đó, sự tương hợp văn hóa giữa vợ và chồng là một trong những thành tố đem lại hạnh phúc lứa đôi, bỏ qua sự ngăn cách của đẳng cấp, thoát khỏi các luật lệ cùng những nghi thức khắt khe, thành kiến của con người trong xã hội. Đồng thời, đức Phật cũng nói về việc không chung thủy giữa nam và nữ trong hôn nhân do nhiều nguyên nhân đưa đến tác hại vô cùng lớn cho gia đình và xã hội. Qua sự hiểu biết về tâm lý, thực trạng của đời sống hôn nhân, Phật đã có những lời khuyên rất sát với thực tế, nhằm gắn bó hạnh phúc trong hôn nhân, ngăn chặn sự đổ vỡ gia đình và những hệ lụy của nó: “Cô dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế nàng dâu phải tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ chồng, phục vụ bố mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình, phải tôn trọng và kính mến những người thân và bạn hữu bên nhà chồng. Như vậy là cô dâu mới đã tạo nên một bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng. Đồng thời cần phải tìm hiểu những bản tánh của chồng, biết rõ những hành động, tính khí của chồng và cộng sự với chồng ở mọi lúc mọi nơi trong nhà mới của chồng. Phải lịch sự, tử tế và biết những thu nhập của chồng, quản lý và chi tiêu một cách hợp lý” (Tuệ Nguyên, 2006: 68). Trong kinh Thiện Sinh (Singalovada Suttanta) Kinh Thiện Sinh (hay còn gọi là kinh Thiện Sanh Tử, kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ) trong Trường Bộ Kinh (Digha - Nikaya) nói về lời dạy của Phật cho chàng thanh niên Singalovada khi đảnh lễ sáu phương. Đây là bộ kinh đã trải qua quá trình phiên dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ, sau đó từ Hán ngữ sang Việt ngữ, được phổ biến rộng trong tầng lớp tu sĩ, bởi đó là tất cả những gì mà mỗi người tu sĩ hay người phật tử phải học tập, khi đề cập đến hôn nhân – gia đình. đã thể hiện những mẫu mực căn bản, những khía cạnh thiết yếu của cuộc sống đôi lứa trong mối quan hệ vợ chồng, gia đình và xã hội, đồng thời nhấn mạnh đến các mối quan hệ này vì đời sống gia đình được thuận hòa, hạnh phúc chính là nền tảng phát triển xã hội. Sự gắn kết lứa đôi bằng niềm tin, nghĩa vụ trong hôn nhân, gia đình thông qua các mối quan hệ được gia cố bằng tinh thần tâm linh tôn giáo, tương hợp với văn hóa xã hội đang có để làm nền tảng cho hạnh phúc gia đình. Nếu mỗi người đều nhận thức, làm tròn nghĩa vụ, họ có được hạnh phúc, an lạc cho chính bản thân và gia đình, đồng thời thể hiện tính bình đẳng giữa con người với nhau một cách tương hỗ. “Lễ bái phương Tây, chồng đối với vợ, sống trong lễ độ, giao phó việc nhà, tùy sức sắm sửa áo quần nữ trang, đi về đúng giờ, đừng để chờ đợi. Một lòng chung thủy, không để nghi ngờ, gia đình kém vui. Vợ đối với chồng, hòa nhã kính nhường, dậy trước ngủ sau, công dung ngôn hạnh, nề nếp khuê môn, làm bếp cho khéo, vá may đủ dùng, giữ gìn tài sản, không xa xỉ xài, giáo dục con cái, mái nhà êm ấm” (Hương Sen Ni Viện, 2005). Phật giáo lấy “ngũ giới” làm chuẩn mực cho tín đồ, hướng đến giải thoát bằng “bát chánh đạo” và “tứ diệu đế”. Cho nên, để có được bền vững trong hôn nhân – gia đình thì sự hiện diện của năm giới Vì năm giới (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) là sự ràng buộc, giới hạn con người theo một quy cũ nhất định không chỉ phù hợp tương thích với xã hội mà còn ngăn chặn sự nguy hại đến hạnh phúc trong gia đình. Theo kinh Thiện Sanh chỉ riêng giới tà dâm mà một trong hai người vợ hoặc chồng không giữ được sẽ đưa đến: 1. Khó giữ vẹn thân mình; 2. Gây xáo trộn buồn rầu cho gia đình con cái; 3. Công việc sanh nhai có thể thất bại, sự sản tiêu hao; 4. Thân thuộc khinh chê, trong gia đình thường có hiềm nghi, chống trái; 5. Kẻ thù được cơ hội thuận tiện; 6. Các sự khổ ngày càng thêm thắt chặt, chồng chất. Trong kinh Ưu Bà Tắc (hay còn được dịch kinh Người Áo Trắng) cũng thắt chặt trên năm nguyên tắc đạo đức được đúc rút từ Ngũ giới mà thành, và trong năm nguyên tắc đạo đức đó, nguyên tắc thứ ba đã nhấn mạnh việc từ bỏ quan hệ tình cảm phi pháp và bất chánh, tôn trọng vào bảo vệ hạnh phúc của người khác. Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ kinh) đức Phật có dạy: “Nếu một người đàn ông có vợ mà đi đến với một người phục nữ khác ngoài hôn thú thì điều này có thể là nguyên nhân về sự sa sút của anh ta và chắc chắn anh ta sẽ đối mặt với các vấn đề khác cùng với những phiền toái đưa lại” (Tuệ Nguyên, 2006: 64). và đi kèm với nó là năm bổn phận người chồng đối với người vợ và ngược lại đối với người vợ cũng vậy Năm bổn phận của chồng đối với vợ: 1. Thương yêu; 2. Chung thủy; 3. Săn sóc đời sống vật chất; 4. Trao cho vợ quyền quản lý trong gia đình; 5. Kính trọng gia đình vợ. Năm bổn phận của người vợ: 1. Kính trọng chồng; 2. Chung thủy với chồng; 3. Quản lý gia đình tốt; 4. Siêng năng làm việc; 5. Đối đãi thân thiện với gia đình chồng. là những cái cần thiết mà mỗi người phải có. Từ đó, sự nảy mầm của hạnh phúc lứa đôi được vươn lên cao hơn, bền vững và tốt đẹp hơn trong xã hội. Mặt khác, hôn nhân được xem là sự tác hợp một cách bình đẳng nhất trong xã hội giữa nam và nữ bằng mối quan hệ hòa nhã, rộng lượng, hiểu biết và hiến dâng cùng với sự tự hy sinh mà chính họ phải là người thực hiện đầu tiên. Ngay từ ban đầu, Phật giáo luôn luôn khuyến khích sự bình đẳng, xem bình đẳng xã hội là cách thức để phát triển giáo lý giải thoát đến cho mọi người. Cho nên, muốn đạt được như vậy thì đức Phật cũng xem gia đình là nơi khởi đầu của sự bình đẳng và dần hoàn thiện mối quan hệ gia đình theo đúng chuẩn mực luân lý, đạo đức xã hội quy định Mặc dù rằng, mỗi xã hội, dân tộc có sự quy định chuẩn mực riêng trong vấn đề hôn nhân – gia đình, nhưng tất cả đều hướng đến sự hoàn mỹ, tốt đẹp trong nhân cách, đạo đức, lối sống phù hợp với phong tục tập quán trong từng cộng đồng người đó sinh sống. . Từ những quan niệm, lời khuyên của đức Phật về hôn nhân - gia đình được kinh điển ghi lại, trở thành phương tiện để Phật giáo ứng xử trong xã hội, trên tất cả các mặt đạo đức, luân lý, chuẩn mực sống của con người. Đồng thời nó còn trở thành nền tảng tâm linh gắn kết hạnh phúc lứa đôi thông qua lễ nghi tôn giáo. 3. đến thực hành nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế Trong hệ thống nghi lễ Phật giáo Huế, nghi lễ “Hằng Thuận” là một trong những phương tiện được dùng để chuyển tải giáo lý đức Phật đến với tín đồ. Tên gọi của nghi lễ này hàm chứa một ý nghĩa nhân sinh của Phật giáo đối với con người. Do vậy, nghi lễ “Hằng Thuận” còn được gọi là lễ “cầu an Thành hôn”. “Hằng” là từ biểu thị tính liên tục của một hoạt động tâm lý tình cảm (phần nhiều) diễn ra trong suốt thời gian dài và có sự bền vững. “Thuận” là theo đúng chiều chuyển động, vận động tự nhiên của sự vật hay bằng lòng, đồng tình với những gì mình chấp nhận được. Nên, Hằng Thuận là sự thuận theo, bằng lòng với sự quyết định của mình đối với hôn nhân, xây dựng gia đình trong xã hội một cách vững chắc, phù hợp với quy luật sinh tồn của con người. Việc bảo lưu truyền thống và vận dụng cho phù hợp với xã hội đương thời, nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế đã có sự biến đổi khá nhiều nhưng vẫn dựa trên nền tảng có sẵn của nghi thức cầu an. Quy trình của một nghi lễ Hằng thuận gồm: (1). Niệm hương; (2). Đảnh lễ Tam bảo; (3).Tán Dương chi; (4). Tụng chú Đại bi; (5). Sái tịnh; (6). Đọc sớ cầu an (có thể có hoặc không); (7). Tụng chú Tiêu tai cát tường; (8). Huấn thị (nói về lời dạy của Phật trong hôn nhân - gia đình và quy y Tam bảo Trên tinh thần hiếu thảo, tôn kính cha mẹ và các bực trưởng thượng, thương yêu anh em, vị chủ lễ còn căn dặn rất rạch ròi bổn phận con dâu đối với cha mẹ chồng và con rễ đối với cha mẹ vợ. “Phải có lòng hiếu kính cha mẹ, tùy thuận lời hiếu kính cha mẹ dạy bảo, không được cãi lại. Phải ngủ sau dậy trước, lo cơm nước cho chu đáo. Phải làm các công việc nặng nhọc trong nhà cho cha mẹ. Phải luôn luôn nhớ đến công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục chồng mình, mà bổn phận làm con dâu có trách nhiệm nối dòng dõi cho gia nghiệp chồng. Khi cha mẹ chồng có đau ốm, làm dâu con phải chăm nom thuốc thang, thay đổi thức ăn uống, cầu cho cha mẹ chóng lành khỏi, để trong nhà được yên vui. Đó là bổn phận làm con dâu đối với cha mẹ chồng”. Ngược lại người chồng phải kính trọng cha mẹ vợ như cha mẹ mình, không nên có lời bất bình hoặc bất kính, nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục vợ mình của cha mẹ vợ, khi cha mẹ vợ cần việc gì nhờ hãy vui vẽ sẵn lòng, không sợ khó nhọc (Thích Hoàn Thông, 1973: 183 – 184). Lời huấn thị của vị chủ lễ mang tính cách giáo dục, nhắc nhở, nói lại lời Phật dạy cũng như cách sống trong xã hội theo tinh thần Phật giáo. ); (9). Phục nguyện; (10). Hồi hướng (kết thúc buổi lễ). Tuy nhiên cho đến nay, Phật giáo Huế vẫn áp dụng và có sự thay đổi với hình thức đọc sớ qua một bài văn soạn riêng Văn sớ lễ cầu an “Hằng Thuận” (được ghi lại từ buổi lễ “Hằng Thuận” tại Chùa Thiên Minh - Huế): “Phục dĩ, âm dương phối hợp vốn nhơn duyên định sẵn từ lâu, loan phụng hòa minh là hạnh phúc xây đắp hiện tại. Quy y Tam bảo nguyện gọt trừ túc trái, hương từ bi nên gây lấy thiện duyên. Chữ minh tâm giữ một lời nguyền, câu hải thệ trọn niềm chung thủy. Bái sớ vị, Việt Nam quốc, tỉnh, huyện, thôn, gia đình vu[tên chùa đến làm lễ] phụng Phật tu hương phúng kinh giá thú thành hôn, kỳ an nginh tường tập phước sự. Kim đệ tử:.[tên cha mẹ chú rễ, cô dâu] hiệp đồng nhị gia đình thân quyến đệ tử chúng đẳng. Nhất tâm cầu nguyện giá thú thành hôn đệ tử: [tên chú rễ, cô dâu và năm sinh, tuổi]. Nguyện cầu chư Phật từ bi gia hộ nhị đệ tử: tiếng cầm sắt trăm năm hòa điệu tụng chữ minh tâm, nghĩa tào khang một niệm vuông tròn ngâm câu kiến tánh, đạo lục hòa gìn giữ sớm hôm, ơn Tam bảo khắc ghi thân mạng. Bốn điều hoằng thệ chúng con xin thực hiện tròn đầy, hai chữ quy y chúng con nguyện tựa nương nhất định. Trượng năng nhơn soi xét tâm tư, cầu Thiện thệ ân ban giới hạnh. Kim tắc cần cù sớ văn hòa nam bái bạch: [đọc các danh hiệu Phật, Bồ tát như sớ cầu an]. Diên phụng, tam thừa thượng thánh, tứ phủ vạn linh, hộ pháp long thiên, chư vị thiện thần đồng thùy chiếu giám, cộng giáng cát tường. Phục nguyện: Nhân buổi thành hôn hảo hiệp, nguyện cầu cho gia đình an khánh, gặp thời đôi trẻ giao hòa thành nguyện để nhân phong vật thịnh, cảnh môn phong muôn vẻ khang trang, bề gia thất vạn phần hưng khánh. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh cẩn sớ. Phật lịchtuế thứ.niên.nguyệtnhật, đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ”. thay thế cho sớ cầu an, mang ý nghĩa cụ thể hơn đối với nghi lễ Thành hôn được tổ chức ở trong nhà chùa. Nội dung văn sớ mang những lời thệ nguyện của đôi trẻ, cầu mong được sự che chở của Phật và chư vị Bồ Tát, trên bước đường xây dựng gia đình, cuộc sống hạnh phúc. Bắt đầu văn sớ bằng “Âm dương phối hợp vốn nên duyên định sẵn từ lâu, loan phụng hòa minh là hạnh phúc xây đắp hiện tại” đã cho thấy sự tuần hoàn kết hợp nhân duyên để có hạnh phúc với lòng chung thủy, giữ trọn lời nguyền khi nương tựa vào Tam bảo. Để rồi sau đó sẽ là “tiếng cầm sắt trăm năm hòa điệu”, “nghĩa tào khang một niệm vuông tròn”, “đạo lục hòa Lục hòa là sáu cách sống tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích và luôn luôn cần có trong đời sống tu tập của người tu sĩ hay rộng ra trong đời sống vợ chồng, gia đình và sống tập thể nên thực hành theo sáu phép này: Thân hòa đồng trụ; Khẩu hòa vô tranh; Kiến hòa đồng giải; Ý hòa đồng duyệt; Giới hòa đồng tu; Lợi hòa đồng quân. gìn giữ sớm hôm” “bốn điều hoằng thệ Còn gọi là Tứ hoằng thệ nguyện: 1). Chúng sanh vô biên thể nguyện độ; 2). Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn; 3). Pháp môn vô lượng thệ nguyện học; 4). Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành; mà mỗi người tu sĩ hay tín đồ đều phát tâm thệ nguyện khi quy y. hai chữ quy y (quy y: Phật, Pháp, Tăng) chúng con nguyện tựa nương nhất định,” Chính việc phát tâm và lời hứa tự bản thân đôi trẻ phát nguyện trước Tam bảo và họ hàng hai bên và lời cầu chúc “gia đình an khánh”, “đôi trẻ giao hòa để nhân phong vật thịnh, cảnh môn phong muôn vẻ khang trang, bề gia thất vạn phần hưng khánh” của chư tăng là liều thuốc tinh thần cho đôi trẻ trên bước đường tạo dựng hạnh phúc bền lâu trong thế giới hiện tại. Bên cạnh sớ văn, trong lời huấn thị của vị chủ lễ cũng có sự đổi khác để phù hợp với cuộc sống hiện đại đang diễn ra. Ngoài bổn phận vợ chồng, vị chủ lễ còn nói đến bổn phận làm con cái trong gia đình, các mối quan hệ xã hội được đề cập trong kinh Thiện Sinh và tính chất, ý nghĩa của cặp nhẫn cưới mang giá trị xuyên suốt trong đời sống gia đình Phật giáo luôn đề cao sự nhẫn nhục để hành pháp thì chiếc nhẫn trong ngày cưới cũng được xem đó là một minh chứng nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân – gia đình của người phật tử. Hình chiếc nhẫn là tròn tượng trưng cho sự hạnh phúc, hiếu nghĩa tròn đầy, không khiếm khuyết; tính chất vàng là quý nên cần phải nâng niu hạnh phúc mà chúng ta tạo ra. Nhẫn là sự kham nhẫn, nhẫn nhục với nhau của đôi trẻ trong lời nói, ý nghĩ và hành động. Do đó, nhẫn nhục là một biện pháp để gắn chặt tình yêu lứa đôi, mở rộng trái tim chúng ta trong đời sống hằng ngày, để bao nhiêu quan điểm dị biệt giữa vợ - chồng – gia đình – xã hội trở lại đồng quy về một điểm tròn trịa, tràn đầy, quý giá như chiếc nhẫn, đi đến thành đạt, thịnh vượng trong cuộc sống xây dựng hạnh phúc lứa đôi bền chặt. . Vì thế, sự bền lâu của hôn nhân được ví như tính quý của vàng “tốt đẹp, trong sáng” và “nhẫn nhục” tương ứng với hành vi, ngôn ngữ, nhận định của đôi trẻ trong sáng, xinh đẹp hướng đến hạnh phúc “bách niên giai lão”. Cùng với đó, các hình thức tán, tụng bằng những hơi điệu trong sáng, vui tươi trong buổi lễ như cô đúc nền tảng tâm linh cho đôi trẻ hướng về một tương lai mới trong đời sống hôn nhân - gia đình theo tinh thần khuyến thiện, đạo đức của Phật giáo. Nghi lễ “Hằng Thuận”, hay nhiều nghi lễ khác ở các chùa Huế cũng không có sự thống nhất, bởi vì, khi thực hành nghi lễ sẽ tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để phù hợp với yêu cầu của người hành lễ. Hơn nữa tính chất “tùy duyên”, linh động hầu như thấy rõ trong mọi nghi lễ, đặc biệt là bài bản sử dụng khi diễn xướng phụ thuộc vào vị chủ lễ, nên nghi thức “Hằng Thuận” có sự khác biệt là điều tất nhiên. Mặc dù có sự khác biệt nhưng ý nghĩa và tính chất buổi lễ không bị giảm đi phần nào, nó luôn có sự tích hợp các yếu tố văn hóa vùng miền vào trong từng lễ nghi một cách tự nhiên như chính bản thân Phật giáo đã hòa nhập và hội tụ Có thể thấy nghi lễ Hằng Thuận trong Phật giáo mỗi một vùng có một nghi thức diễn xướng, tổ chức khác nhau. Nhưng cái chung là ý nghĩa và tính chất buổi lễ luôn được diễn giải đầy đủ và chi tiết đến người hành lễ trong không gian tâm linh làm cơ sở để sự phát nguyện và thành tâm của đôi trẻ trở thành nền tảng, hành trang vào cuộc sống mới. . Đặc trưng của nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế là vừa chú trọng vào nghi lễ qua các hình thức xướng tụng, cầu nguyện trong không gian linh thiêng -Phật điện; vừa chuyển hóa những lời dạy của Phật về hôn nhân - gia đình, bổn phận của người con, cháu trong các mối quan hệ cho đôi trẻ. Xen vào đó là việc khuyến hó