Vấn đề khởi nghiệp sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 ở Đồng bằng sông Cửu long: thực trạng và các kiến nghị

Chưa bao giờ Đảng và Nhà nước quan tâm đến phát triển khởi nghiệp sáng tạo, đến cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay: nhiều cơ chế chính sách được ban hành và nhiều cơ chế hỗ trợ được đưa ra. Tuy nhiên, nhưng việc triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của các tỉnh ĐBSCL rất chậm và chất lượng chưa cao. Vì vậy, bằng phương pháp lược khảo các nghiên cứu liên quan về khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới, cũng như tại Việt Nam và sử dụng dữ liệu thứ cấp được thống kê tại vùng ĐBSCL, tác giả đã phân tích, đánh giá và chỉ ra những thuận lợi và những khó khăn, các nhân tố tác động, từ đó đưa ra các kiến nghị để năng cao hiệu quả của chính sách khởi nghiệp sáng tạo.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề khởi nghiệp sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 ở Đồng bằng sông Cửu long: thực trạng và các kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
319 VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: THỰC TRẠNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ GS.TS. Võ Thanh Thu Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Tóm tắt Chưa bao giờ Đảng và Nhà nước quan tâm đến phát triển khởi nghiệp sáng tạo, đến cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay: nhiều cơ chế chính sách được ban hành và nhiều cơ chế hỗ trợ được đưa ra. Tuy nhiên, nhưng việc triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của các tỉnh ĐBSCL rất chậm và chất lượng chưa cao. Vì vậy, bằng phương pháp lược khảo các nghiên cứu liên quan về khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới, cũng như tại Việt Nam và sử dụng dữ liệu thứ cấp được thống kê tại vùng ĐBSCL, tác giả đã phân tích, đánh giá và chỉ ra những thuận lợi và những khó khăn, các nhân tố tác động, từ đó đưa ra các kiến nghị để năng cao hiệu quả của chính sách khởi nghiệp sáng tạo. Từ khóa: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ĐBSCL; Cuộc cách mạng 4.0; 1. Đặt vấn đề: Ngày 8/5/2016 bằng quyết định 844/QĐ-TTg Chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, tiếp sau đó các bộ ngành, địa phương ban hành các quyết định, kế hoạch triển khai để đưa hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ( NST) đi vào thực tiễn nhằm hỗ trợ thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, thay đổi nhanh sự phát triển kinh tế H trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên đến nay 8/2018 nhiều vùng kinh tế, trong đó có Vùng ĐBSCL, các phong trào mới tập trung vào hoạt động “ hởi nghiệp”, còn “khởi nghiệp sáng tạo” chưa được quan tâm thỏa đáng: Nhiều tỉnh trong vùng chưa có kế hoạch triển khai, chưa có chiến lược xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hoạt động đưa các ý tưởng khoa học vào ứng dụng trong thực tiễn còn yếu; Các vườn ươm ý tưởng khoa học phục vụ cho NST được lập ra ở một số trường đại học trong vùng hoạt động chưa chất lượng, các biện pháp thúc đẩy mà nhà nước xác định trong Quyết định 844/QĐ-TTg ban hành 5/2016 và các văn bản khác của Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài chính chưa thực sự đi vào cuộc sống ở nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Từ thực trạng này rất cần nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về NST ở Vùng ĐBSCL nói chung và từng tỉnh trong Vùng nói riêng để đề xuất các giải pháp tạo môi trường sinh thái NST mang tính đặc thù của Vùng nhằm thúc đẩy NST tại vùng nông nghiệp lớn nhất nước. Bài báo không nhằm đánh giá toàn diện hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, mà dùng số liệu thứ cấp để đánh giá sự phát triển khởi nghiệp và NST theo một số chỉ tiêu nêu trong trong quyết định số 1255/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Ngày 26/9/2018 phê duyệt “Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp” và dựa vào kết cấu hệ sinh thái khởi nghiệp ở ĐBSCL để phân tích các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động khởi nghiệp và NST ở Vùng nông nghiệp lớn nhất nước. 320 2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0. 2.1 Khái niệm và phân biệt giữa khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo: a. Khái niệm: Nhiều ý kiến khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo: Theo Blumenthal (2016) - đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes: “ startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo). Phát biểu tại Ngày hội khởi nghiệp H&CN Việt Nam – Techfest, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (2017) gọi startup là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, một cách nói ngắn gọn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó là một cộng đồng đặc biệt vì theo ông: “tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua mạng nên không có tính biên giới”. Trước năm 2016 trong văn bản mang tính pháp lý ở Việt Nam chưa đề cập đến khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo”, tiếng nh gọi là “Startup”. Lần đầu tiên từ “khởi nghiệp sáng tạo” ở Việt Nam được nêu tại khoản 2 điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực từ 1/1/2018: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.” Ở Việt Nam, căn cứ vào văn bản pháp luật quy định có 4 đặc điểm để xác định doanh nghiệp “Khởi nghiệp sáng tạo”: - Tư cách pháp lý: Phải là doanh nghiệp - Quy mô doanh nghiệp: Nhỏ và vừa. - Cơ sở hoạt động: Phải dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình hoặc phương thức kinh doanh mới. - Có triển vọng tăng trưởng nhanh (mở rộng thị trường). b. Phân biệt giữa khởi nghiệp truyền thống hay là khởi nghiệp kinh doanh (Entrepreneur) và khởi nghiệp sáng tạo (startup, Star -Up): Sự phân biệt này giúp xác định chính xác đối tượng nghiên cứu và đối tượng hưởng lợi mà cơ chế chính sách giành cho họ và đối tượng hỗ trợ đầu tư. - Điểm giống giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo : + Đều là sự bắt đầu của hoạt động kinh doanh: Tự làm chủ, tự tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tự tổ chức triển khai kinh doanh, tiếp thị, thuê nhân công... tự hưởng lợi (hoặc chịu rủi ro) về kết quả kinh doanh. 321 + Quy mô doanh nghiệp: Đều khởi đầu bằng quy mô nhỏ và vừa. Ở Việt Nam cả 02 hình thức khởi nghiệp đều được hưởng lợi từ Luật số 04/2017/QH14 về Hỗ trợ doanh nghiệp NVV ban hành ngày 12/06/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. + Những người khởi nghiệp dù truyền thống hay sáng tạo đa số là những người trẻ, có đam mê nhiệt huyết kinh doanh, có khát vọng làm chủ sự nghiệp. Với đặc điểm này phát động khởi nghiệp nên tập trung vào đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên với các hình thức tuyên truyền thích hợp. - Những điểm khác giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo: Bảng 1 So sánh giữa khởi nghiệp truyền thống (KNTT) và khởi nghiệp sáng tạo (KNST) STT Tiêu chí so sánh KNTT (Entrepreneur) KNST (Startup) 1 Cơ sở nền tảng tiến hành khởi nghiệp + Phát triển các mô hình D đã thành công trên thị trường. + Phát huy truyền thống gia đình + Phát triển những ý tưởng công nghệ, khoa học. + Công nghệ độc đáo, chưa hề thấy trên thị trường (như công nghệ in 3D). + Yếu tố HCN là cơ sở quan trọng trong D 2. Hình thức thành lập theo quy định của luật VN + Doanh nghiệp + Kinh doanh cá nhân không cần đăng ký (bán hàng, cung cấp dịch vụ qua mạng, bán hàng đa cấp, nhượng quyền TM...) Thành lập doanh nghiệp để phát triển ý tưởng công nghệ mới. 3. Vốn ban đầu phục vụ cho Tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh Cho phát triển các ý tưởng D dựa vào khoa học công nghệ 4. Nguồn vốn Gia đình, bản thân, cổ phần, vay NH Chủ yếu gọi vốn từ các quỹ đầu tư (crowdfunding), nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital). 5. Tính rủi ro của khởi nghiệp Ít rủi ro vì triển khai D dựa vào truyền thống và các bài học kinh nghiệm đã có trong thực tế Rủi ro cao vì đa số dựa vào các ý tưởng khoa học chưa được kiểm định thực tế. 6 Tốc độ tăng trưởng khi kinh doanh thành công Tốc độ tăng trưởng nhanh Tốc độ tăng trưởng cao , mang tính đột biến, thị trường có thể mở rộng TG 322 Nguồn: Tác giả tổng hợp và đánh giá cá nhân 2.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo : hái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ra đời lần đầu tiên tại Hoa ỳ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, khi Thung lũng Santa Clara (tiền thân của Thung lũng Silicon) được hình thành và phát triển, sang thế kỷ 21 khái niệm này ngày càng được quan tâm không những trong các nghiên cứu: Moore (1993), Isenberg (2011), Mason & Brown (2014) mà còn trong chính sách của các tổ chức quốc tế và quốc gia. Có 3 tác phẩm nói về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và kết cấu tạo nên hệ sinh thái này được nhiều nước thừa nhận thể hiện trong bảng 2. Bảng 2 Khái niệm và kết cấu hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo STT Tác giả Khái niệm 1 OECD (2010) Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thực chất là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” 2 Diễn đàn inh tế Thế giới – WEF (2013) Một hệ sinh thái khởi nghiệp có tác động đến sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhanh ,bao gồm 09 thành phần sau: (i) Chính sách của chính phủ; (ii) hung luật pháp và cơ sở hạ tầng; (iii) Nguồn vốn, tài chính; (iv) Văn hóa; (v) Các nhà tư vấn, cố vấn, hệ thống hỗ trợ; (vi) Các trường đại học đóng vai trò xúc tác; (vii) Giáo dục và đào tạo; (viii) Nguồn nhân lực; (ix) Các thị trường trong nước và quốc tế. 3 (Mason và Brown, 2014), Hệ sinh thái khởi nghiệp thực chất là môi trường kinh doanh bên ngoài DN được hình thành có hệ thống tác động đến sự hình thành và phát triển của DN, bao gồm 04 thành phần sau : (i) Chủ thể thực hiện khởi nghiệp trong hệ sinh thái; (ii) Các nhà cung cấp nguồn lực khởi nghiệp trong hệ sinh thái; (iii) Các nhà kết nối khởi nghiệp trong hệ sinh thái; (iv) Định hướng khởi nghiệp trong hệ sinh thái. Nguồn: Tác giả tổng hợp 323 Về cơ bản các khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần thể hiện trong biểu đồ 1 và bảng 3. Dựa vào các khái niệm này nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm đánh giá thực trạng khởi nghiệp sáng tạo của một địa phương hoặc Quốc gia. Biểu đồ 1: Các trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Feld (2012); Isenberg (2010) và WEF (2013). Chính sách luật lệ QG Hướng dẫn triển khai và cơ sở HT Các nguồn, quỹ tài trợ chính Văn hóa khởi nghiệp Hệ thống tư vấn, ủng hộ NST Các trường ĐH như vườn ươm H Huấn luyện & đào tạo Nguồn nhân lực & lao động Thị trường trong & ngoài nước Hệ sinh thái KNST 324 Bảng 3 Các trụ cột cơ bản và các yếu tố của hệ sinh thái KNST STT Những trụ cột cơ bản của hệ sinh thái KNST Các yếu tố của trụ cột cơ bản hệ sinh thái KNST 1 Chính sách – Luật lệ Quốc gia về NST + Chiến lược, đề án, kế hoạch NST của QG, địa phương. + Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Thuế, hỗ trợ đầu tư, đất đai, hỗ trợ xác lập quyền Sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu. + Chính sách phát triển khoa học công nghệ QG, Địa phương 2 Hướng dẫn triển khai và cơ sở hạ tầng. + Các văn bản cụ thể hóa để các chủ trương chính sách của QG, địa phương về hỗ trợ NST được triển khai. + Cơ sở hạ tầng: Điện, nước, đường truyền Internet. + Các quỹ đầu tư mạo hiểm + Các quỹ đầu tư của nhà nước cho phát triển NST 3 Các nguồn và quỹ tài trợ tài chính + Nguồn vốn từ gia đình người NST + Nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần (angel investors) +Chính sách cho vay vốn của NH và các công ty tài chính. + Các quỹ tài chính hỗ trợ phát triển KHCN. 4 Văn hóa khởi nghiệp + hao khát làm chủ kinh doanh; đam mê phát triển ý tưởng công nghệ mới. + Văn hóa chấp nhận rủi ro, thất bại 5 Hệ thống tư vấn và sự ủng hộ NST của cộng đồng và XH +Hệ thống cố vấn (Mentors), tư vấn (advisors) cho NST; Lồng ấp (incubators); hông gian làm việc chung cho những người khởi nghiệp. + Các cuộc thi NST 6 Các trường ĐH _ các vườn ươm khoa học + Các trường ĐH lớn có vườn ươm cho các ý tưởng HST. + Các phòng thí nghiệm + Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển KNST 7 Huấn luyện đào tạo + Các trung tâm, trường học cung cấp kiến thức khởi nghiệp: lập đề án kinh doanh, kiến thức tiếp thị; kỹ năng trình bày các ý tưởng kinh doanh, hạch toán tài chính + Các cuộc hội thảo, hội nghị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm truyền cảm hứng NST 8 Nguồn nhân lực và lực lượng lao động Nguồn nhân lực có chất lượng, đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án NST 9 Thị trường trong và ngoài nước + Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. + Triển vọng phát triển của thị trường 325 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Feld (2012); Isenberg (2010) và WEF (2013). 2.3. Khởi nghiệp sáng tạo với cuộc cách mạng 4.0: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR –The Fourth Industrial Revolution) theo Schwab (2016) thực chất là phát triển đan xen công nghệ thực - ảo trên cơ sở phát triển công nghệ nano, công nghệ thần kinh, robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, hệ thống lưu trữ thông tin là vô tận, máy bay không người lái và máy in 3D, công nghệ của trí tuệ nhân tạo, internet của vạn vật (Internet of Things- IoT) tạo sự kết nối rộng lớn, máy tính lượng tử Và theo báo cáo của PMG (2017), trên thế giới hiện nay trên 50 % số lượng DN khởi nghiệp sáng tạo có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0 và 5 công ty khởi nghiệp thành công hàng đầu thế giới trong thập niên qua cũng liên đến IoT: mazon, pple, Facebook, Google và Microsoft. Dựa vào các báo cáo nghiên cứu có uy tín, khi đánh giá hoạt động khởi nghiệp sáng tạo người ta thường có đánh giá riêng hoạt động NST gắn với cuộc cách mạng 4.0. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo là hoạt động khởi nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, trong đó hầu hết gắn liền với ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển của hoạt động NST phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái khởi nghiệp, do vậy tìm kiếm các giải pháp phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh khởi nghiệp trong đó có NST ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 3. Thực trạng về khởi nghiệp sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp ở ĐBSCL: Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia cho rằng: Sự phát triển khởi nghiệp sáng tạo ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung còn yếu, mang tính phong trào, chủ yếu mới phát triển ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa hiểu đúng về khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và sự gắn kết với cuộc cách mạng 4.0. Ví dụ hiện nay để triển khai quyết định 844/QĐ- TTg đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” một số tỉnh ở ĐBSCL đã cụ thể hóa bằng các quyết định và kế hoạch triển khai các chương trình khởi nghiệp chứ không phải là khởi nghiệp sáng tạo. Nhiều tỉnh ở ĐBSCL chưa có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vì chưa hình dung đầy đủ nội dung nên chưa xây dựng kế hoạch triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ, chưa có biện pháp có hiệu quả để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. 3.1 Tình hình phát triển kinh tế của vùng và DN KNST ở ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long là Vùng nông sản nhiệt đới lớn không những của Việt Nam mà còn của khu vực và thế giới: Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2017, với diện tích khoảng bốn triệu héc-ta, ÐBSCL sản xuất 50% sản lượng lương thực, chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước góp phần đưa Việt Nam trở thành nơi sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới (2017); xuất khẩu gạo của vùng chiếm tới 90% sản lượng gạo của Việt nam, 65% sản lượng trái cây, thủy sản chiếm 70% diện tích nuôi trồng ,75% sản lượng thủy sản , đóng góp và đóng góp 18% GDP cả nước. Ngoài ra, ĐBSCL đang chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ: tại vùng hiện có 20 khu công nghiệp, 177 cụm công nghiệp ( CN) với có hơn 53 nghìn doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực chế biến nông, thủy sản, phát triển đô thị, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ - du lịch..., giải quyết việc làm cho hơn hai triệu người lao động Về dịch vụ du lịch: năm 2017 cả vùng đón tiếp trên 33 triệu lượt khách, tăng 15% so năm 2016 (trong đó có hơn 2,8 triệu lượt khách quốc tế), với 326 doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: GDP bình quân đầu người của VN năm 2017 ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, trong khi đó ĐBSCL các chuyên gia ước đạt dưới mức bình quân cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ĐBSCL chưa giàu, mức đóng góp vào ngân sách Quốc gia còn hạn chế, một số tỉnh Nhà nước điều tiết ngược để bù đắp cho chi tiêu của tỉnh, một trong những nguyên nhân quan trọng là phát triển doanh nghiệp chưa mạnh, số doanh nghiệp tăng thêm của vùng chỉ cao hơn Tây nguyên và vùng núi phía Bắc, đặc biệt hoạt động khởi nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ mới (khởi nghiệp sáng tạo –KNST) rất ít. Qua số liệu bảng 4, 5 và biểu đồ 2 cho thấy, số DN của ĐBSCL gia tăng với tốc độ thấp đạt 8,6 % kỳ (2000-2015), trong khi đó tốc độ của cả nước gấp đôi đạt 17,6 %, nên tỷ trọng các DN của vùng ngày càng giảm trong tổng số DN cả nước. Nếu như năm 2000 số DN ĐBSCL chiếm 24,16 % cả nước thì năm 2015 chỉ chiếm 7,36%. Bảng 4 Tình hình phát triển các DN ở Vùng ĐBSCL 2000-2015 so với VN Năm Nội dung 2000 2005 2010 2015 Tốc độ tăng BQ ( % ) Số DN cả nước 39.06 9 106.61 6 279.36 0 442.485 17.6 Số DN ĐBSCL 9.439 13.706 23.284 32.588 8,6 Tỷ trọng % 24,16 12,86 8,33 7,36 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của Cục quản lý đăng ký kinh doanh Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng DN và vốn đăng ký của ĐBSCL và các vùng cả nước 2016 Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh (2017) 327 Bảng 5: Tăng trưởng DN và vốn đăng ký, lao động của ĐBSCL và các vùng cả nước (10 tháng 2017-2018) S T T Nội dung 10 tháng đầu năm 2017 10 tháng đầu năm 2018 10 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017 (%) Số lượng (DN) Vốn (Tỷ đồng) Lao động (ngườ i) Số lượng (DN) Vốn (Tỷ đồng) Lao động (ngườ i) Số lượn g (DN ) Vốn (Tỷ đồn g) Lao động (ngườ i) Tổng số 105,1 25 1,021,9 20 976,4 20 109,6 11 1,115,9 52 924,7 91 4.3 9.2 -5.3 1 Đồng bằng Sông Hồng 31,622 246,262 308,905 32,571 325,615 289,970 3.0 32.2 -6.1 2 Trung du và miền núi phía Bắc 4,444 44,936 87,128 4,418 38,336 68,564 -0.6 -14.7 -21.3 3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 14,303 131,232 153,049 15,404 134,738 158,963 7.7 2.7 3.9 4 Tây Nguyên 2,716 19,968 20,694 2,653 18,252 17,853 -2.3 -8.6 -13.7 5 Đông Nam Bộ 44,527 525,873 288,844 46,817 508,273 286,959 5.1 -3.3 -0.7 6 Đồng bằng Sông Cửu Long 7,513 53,649 117,800 7,748 90,738 102,482 3.1 69.1 -13 Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh (2017) Như vậy, khởi nghiệp một bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp mới được thành lập ở ĐBSCL tăng trưởng chưa kỳ vọng, khởi nghiệp sáng tạo còn ít hơn nữa, hiện ở tầm quốc gia cũng như địa phương chưa công bố số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, trong 600,000 doanh nghiệp trên cả nước, chỉ có khoảng 5% số DN được xếp vào nhóm DN NST (tương đương với 3000 DN), còn ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 2 % số doanh nghiệp khởi nghiệp (Võ Hùng Dũng, 2017), điều này tác động hạn chế đến sự phát triển kinh tế và đời sống của Vùng. 3.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở ĐBSCL trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0: 3.2.1. Cơ chế chính sách và văn bản pháp lý về KNST ở ĐBSCL: Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 844/QĐ- phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” ngày 18 tháng 05 năm 2016 và Bộ HCN đã có công văn 1919/B HCN-PTTTDN ngày 13/06/2017 hướng dẫn
Tài liệu liên quan