Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn

Xã hội ngày nay mỗi lúc một phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh một xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ không ngừng đó là môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Đã đến lúc chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về những nguy hiểm tiềm tàng của một môi trường ô nhiễm. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không chỉ đơn thuần là ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, mà đang có một ô nhiễm khác đang nổi lên đang âm thầm phá hoại sức khỏe, cuộc sống của chúng ta. Đó là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn đã và đang có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, cũng như che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Tác động lâu dài của tiếng ồn sẽ làm con người mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm về bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô thị- nông thôn năm 1998, trên các trục đường giao thông đô thị của Hà Nội, mức ồn tương đương trung bình của các dòng xe thường rất lớn, trung bình ban ngày có thể dao động trong khoảng 71,3dB đến 79,2dB, ban đêm từ 67.3dB đến 73,0dB

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2410 VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Lê Thị Kim Nhi, Võ Thị Hoàng Uý Thương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Xã hội ngày nay mỗi lúc một phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh một xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ không ngừng đó là môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Đã đến lúc chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về những nguy hiểm tiềm tàng của một môi trường ô nhiễm. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không chỉ đơn thuần là ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, mà đang có một ô nhiễm khác đang nổi lên đang âm thầm phá hoại sức khỏe, cuộc sống của chúng ta. Đó là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn đã và đang có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, cũng như che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Tác động lâu dài của tiếng ồn sẽ làm con người mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm về bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô thị- nông thôn năm 1998, trên các trục đường giao thông đô thị của Hà Nội, mức ồn tương đương trung bình của các dòng xe thường rất lớn, trung bình ban ngày có thể dao động trong khoảng 71,3dB đến 79,2dB, ban đêm từ 67.3dB đến 73,0dB. Từ khóa: Biện pháp, mức ồn, tiếng ồn giao thông đường bộ, TP. Hồ Chí Minh. 1 KHÁI NIỆM Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới việc làm và sức khỏe. Tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Theo Lidinco, ô nhiễm tiếng ồn (tiếng Anh là Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho con người và động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, xe tải, xe có động cơ, (ngày 20/4/2020). Thật ra một khái niệm chính xác về ô nhiễm tiếng ồn khó để định nghĩa. Đôi khi trong một không gian yên tĩnh chỉ có một âm thanh nhỏ cũng khiến nó trở thành một tiếng ồn khó chịu. Hãy tưởng tượng trong lúc bạn đang ngủ hoặc nghỉ trưa một tiếng nói chuyện từ xung quanh hoặc bất âm thanh nào cũng có thể khiến bạn khó chịu (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2016) [1]. Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người [2,3,5]. Tại Thành phố Varasani (Ấn Độ), mức ồn đã đạt đến mức báo động, trong đó hầu hết các thành phố đều có mức ồn vượt quy 2411 định. Kết quả nghiên cứu cho thấy 85% người dân bị làm phiền bởi tiếng ồn và có ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,... [5] Hình 1: Hình ảnh về phương tiện giao thông tiếng ồn giao thông Nguồn:www.Tuoitre.vn 2 ĐẶC ĐIỂM Đơn vị đo cường độ âm thanh là decibel (dB). Khi không gian hoàn toàn tĩnh lặng thì tiếng ồn là 0dB, hơi thở chúng ta phát ra 10dB, chiếc lá rơi chỉ lên đến 20dB, khi máy rửa chén hoạt động thì lên tới 65dB, còn tiếng ồn ngoài đường phố khảng 70dB Khi tiếng ồn vượt trên 130dB sẽ gây cho chúng ta cảm giác rất khó chịu và đau tai, chẳng hạn như tiếng cất cánh của máy bay, còi báo hiệu. Khi mức độ âm thanh lên tới 160-170dB, một số người có thể bị điếc. (Nguồn: Out of box) Ô nhiễm tiếng ồn tỷ lệ thuận với sự phát triển đô thị. Các đô thị ngày càng phát triển, mức ô nhiễm ngày càng cao. Hiện nay ở các đô thị, các phương tiện giao thông được xem là nguồn gây ra ô nhiễm chủ yếu. Các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đã có dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn. Nghiên cứu được thực hiện năm 2005 tại Hà Nội của Phan Thị Hải Yến và cộng sự cho thấy mức ồn LAeq,24h tại các tuyến đường khảo sát ở Hà Nội dao động 70-77dB và khoảng 95% người dân bị cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn này [4], đa số đã vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT). 3 NGUỒN PHÁT SINH TIẾNG ỒN 3.1 Do nguồn gốc thiên nhiên Do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên, qua trang báo Litter, It Costs You tìm hiểu thì đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm tiếng ồn. Bỡi lẽ, chỉ khi nào có hoạt động của núi lửa hoặc động đất thì mới hình thành nên ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời, tiếng ồn này chỉ ảnh hưởng đến những người sống xung quanh khu vực xảy ra động đất núi lửa mà thôi. Ngoài ra, nguyên nhân này không mang tính chu kì mà nó chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên. 2412 3.2 Do nhân tạo Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu hiện nay. Theo đó, hiện nay các phương tiện giao thông ngày càng nhiều và tăng với tốc độ chóng mặt. Mật độ lưu thông tăng lên gây nên ô nhiễm tiếng ồn từ tiếng động cơ, tiếng còi và kể cả là tiếng phanh xe. Ví dụ như ở Việt Nam, việc sử dụng nhiều xe kéo kém chất lượng tạo nên ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy móc trong xây dựng và công nghiệp sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây được xem là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Bởi lẽ ý thức của các cơ sở khiến cho mức độ tiếng ồn ngày càng tăng. Trong sinh hoạt, việc bật nhạc quá lớn cũng gây ảnh hưởng tới thính giác của những người xung quanh, đặc biệt là trong quán bar, vũ trường hay quán karaoke. Đây được xem là nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn khó xử lý nhất. Việc xử lý chủ yếu ở ý thức của người dân.Một số nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn khác như biểu tình, sự kiện cộng đồng, sự kiện thể thao,... Nguồn ô nhiễm tiếng ồn đến từ các động vật như chó sủa, mèo kêu, chó sủa, chăn nuôi,Từ hàng xóm như la hét, nhạc bật lớn, máy cắt cỏ, còi báo động, pháo hoa. Ngoài ra, những tiếng ồn điện thoại phát ra từ nơi công cộng như phòng họp, 4 TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN 4.1 Con người Hình 2: Biểu đồ về mức ảnh hưởng của tiếng ồn (WHO) Theo biểu đồ hình tháp (Hình 2) về mức độ nghiêm trọng của tiếng ồn đến sức khỏe con người của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các mức độ sau: – Phần lớn con người ảnh hưởng trực tiếp tiếng ồn cảm thấy không tiện nghi bị quấy nhiễu dẫn đến mất tập trung, rối loạn giấc ngủ. Tiếp đến tiếng ồn gây nên tăng hormone căng thẳng, dễ bị kích động. Cấp độ 3 là tiếng ồn mang đến những nguy cơ sức khỏe con người là tăng huyết áp, bệnh mỡ trong máu, bệnh máu khó đông, và đường trong máu. Ở cấp độ, tiếng ồn dẫn đến các bệnh tật như chứng mất ngủ, bệnh tim mạch. Hiện nay, theo 2413 thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam thi tỷ lệ người gia tử vong vì bệnh tim mạch chiếm 33% cao nhất. Ở cấp độ cao nhất tiếng ồn gây nên tử vong. – Sự phát triển của dân số ở các đô thị kéo theo sự gia tăng của các phương tiện cá nhân nhanh chóng, ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khỏe của người dân ở đô thị ngày càng cao. Âm thanh sẽ trở thành âm thanh không mong muốn khi chúng cản trở các hoạt động của con người như nghỉ ngơi, nói chuyện, rối loạn hoặc giảm chất lượng cuộc sống. Vì vây, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. 4.2 Động vật Theo tìm hiểu của Môi trường và cộng đồng, tiếng ồn có ảnh hưởng lớn nhất định đến động vật. Theo đó, nó có thể làm tăng tử vong của động vật khi cân bằng sinh học bị thay đổi. Cụ thể, đối với động vật ăn thịt, việc kiếm ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Việc săn mồi không còn hiệu quả nữa, do tiếng ồn tăng lên bởi con người tạo ra. Trong khi đó, chim sẽ trở nên ít trung thành với con người hơn, vì tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn của giao thông. Điều này sẽ làm thay đổi nhiều quy luật và tạo nên những hậu quả nghiêm trọng về di truyền và tiến hóa. Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn đại dương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các loài cá như cá heo, cá voi Bởi lẽ, những loài cá này đều sử dụng sóng âm để tìm thức ăn và tìm kiếm đồng loại. Bởi vì ô nhiễm tiếng ồn do tàu biển, tàu ngầm, sóng siêu âm từ tàu quân đội Điều này khiến chúng mất phương hướng, không thể tìm được bạn tình, thậm chí có những hậu quả khác. Theo báo cáo của Qũy Quốc tế bảo vệ động vật, khoảng cách cá voi xanh giao tiếp được với nhau đã bị giảm tới 90% do sự ô nhiễm tiếng ồn trong suốt 40 năm qua. Vào năm 2003, đã có báo cáo về việc mức khổng lồ chết trôi dạt vào bờ biển thuộc tỉnh Asturias ở Tây Ban Nha với những dấu hiệu tổn thương như lớp vỏ biểu bì bị nhão, cơ tím tái và có nhiều vết thương ở túi thăng bằng. Nguyên nhân có lẽ do âm thanh có tần số thấp từ loại súng hơi được sử dụng trên các thuyền bè khu vực. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nhận định không có căn cứ cho đến khi nghiên cứu mới được công bố của nhà nghiên cứu sinh vật biển, Michel Andre của Đại học kỹ thuật Catalonia tại Barcelona làm sáng tỏ được vấn đề này. 5 CÁCH KHẮC PHỤC Để khắc phục ô nhiễm tiếng ồn, ta có thể sử dụng các biện pháp sau: Trong Giao thông: – Sử dụng các rào chắn tiếng ồn. – Hạn chế sự lưu thông các phương tiện trên đường phố. – Thay đổi kết cấu bề mặt đường. – Sử dụng công nghệ kiểm soát giao thông như sử dụng xe trơn để giảm phanh hoặc thiết kế lại lốp xe. 2414 – Hạn chế còi xe và xe hạng nặng. – Sử dụng mô hình cảnh báo tiếng ồn đường bộ. – Sử dụng các động cơ phản lực không có tiếng ồn cho máy bay. – Thay đổi thời gian và đường bay của máy bay. – Trồng nhiều cây xanh. Trong công nghiệp: – Sử dụng các rào cản vật lý tại nơi làm việc. – Sử dụng các thiết bị nhiệt. 6 PHÁP LUẬT Quy định Việt Nam: Nghị định của Chính phủ Số 06/CP, ngày 20 tháng 1 năm 1995. Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về An toàn Lao động, Vệ sinh lao động. 1. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần. 2. Khi thấy phát hiện có hện tượng bất thường thì phải kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời. 3. Lập hồ sơ lưu trữ và theo dõi đúng quy định. 4. Theo Điều 17 của Nghị định 155/2016, đối tượng vượt quy chuẩn về tiếng ồn sẽ bị phạt tiền ở mức cao nhất 160 triệu đồng. Quy định của WHO: Năm 2001 là năm thứ 6 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 25/4 làm ngày ‚Quốc tế phòng chống tiếng ồn‛. Đây là lần đầu tiên nước ta chính thức tham gia phong trào này. Theo khuyến cáo của WHO, ngưỡng tiếng ồn cho phép là: 1. Môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên (âm nền) không quá 40dB. 2. Môi trường sinh hoạt, âm nên không quá 60dB. 3. Môi trường sản xuất , âm nền không quá 80dB. Nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải giảm. 7 KẾT LUẬN Song song với việc phát triển kinh tế, Việt Nam cũng phải phấn đấu để trở thành một đất nước đáng sống với chất lượng sống cao hơn, nơi người dân không cảm thấy bực bội, ù tai vì ồn ào ở khắp nơi; một đất nước mà người dân có ý thức về môi trường xung quanh, biết chia sẻ không gian cộng đồng môt cách văn minh chứ không phải giao tiếp bằng còi xe. 2415 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Võ Châu Ngân (2016), ‚Giáo trình ô nhiễm tiếng ồn và kỹ thuật xử lý‛. [2] E. Murphy et al., Estimating human exposure to transport noise in central Dublin, Ireland, Environment International, 35,(2009), 298-302. [3] T. Yano, T. Sano, M. Bjorkman and R. Rylader, Comparison of community response to road traffic noise in Japan and Sweden- part II: Path analysis, Jour of Sound and Vibration, 250, (2002), 169-174. [4] Hai Yen Thi Phan, T.Nishimura, D.N. Pham, N.D. Pham, N.V.Le, Y.Hashimoto, T. Sato, C.D. Tran and T. Yano, Social survey on community response to road traffic noise in Hanoi. The 9th Western pacific Acoustic Conference, Seoul, Korea, (2006), 26-28,. [5] Vinita Pathak, B.D. Tripathi, Virendra kumar Mishra, Evaluation of traffic noise pollution and attitudes of exposed individuals in woking place. Atmospheric Environment, 42, (2008),3892- 3898.
Tài liệu liên quan