Vấn đề quy hoạch mạng umts cho mạng enterprise of telecommunication lao (etl)

Lào là một quốc gia nhỏ nằm trong Đông Nam Á, với diện tích 236.800Km2 bao gồm 18 tỉnh, thành phố trên cả nước, dân số khoảng hơn 6 triệu người. Do chịu nhiều sự chi phối bởi các điều kiện tự nhiên, xã hội lại là nước vừa mới được giải phóng năm 1975. Vì thế sự phát triển kinh tế, xã hội của Lào vẫn chưa theo kịp các nước trong kkhu vực. Nhưng với xu thế phát triển và sự bủng nổ của khoa học công nghệ, Lào đã tận dụng cơ hội này để thúc đẩy phát triển cơ sở nền tảng kinh tế Nhà nước, trong đó viễn thông là một trong những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

doc43 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề quy hoạch mạng umts cho mạng enterprise of telecommunication lao (etl), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Quy hoạch mạng UMTS cho mạng entERprise of telecommunication lao (etl) Mở đầu Lào là một quốc gia nhỏ nằm trong Đông Nam á, với diện tích 236.800Km2 bao gồm 18 tỉnh, thành phố trên cả nước, dân số khoảng hơn 6 triệu người. Do chịu nhiều sự chi phối bởi các điều kiện tự nhiên, xã hội lại là nước vừa mới được giải phóng năm 1975. Vì thế sự phát triển kinh tế, xã hội của Lào vẫn chưa theo kịp các nước trong kkhu vực. Nhưng với xu thế phát triển và sự bủng nổ của khoa học công nghệ, Lào đã tận dụng cơ hội này để thúc đẩy phát triển cơ sở nền tảng kinh tế Nhà nước, trong đó viễn thông là một trong những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Với tổng số dân là hơn 6 triệu người trong khi mật độ điện thoại chỉ khoảng 4 máy/100 dân bao (bao gồm cả thuê bao cố định và di động) cho thấy tỷ lệ này là quá thấp so với các nước trong khu vực. Có nghĩa là tỷ lệ số dân không có máy điện thoại khá cao. Vì vậy, Lào là một thị trường viễn thông đầy tiềm năng. Nhận thấy tiềm năng phát triển cao của lĩnh vực viễn thông, nhất là lĩnh vực thông tin di động , được sự cho phép của chính phủ Lào và Bộ Bưu điện, Giao thông Vận tải và Xây dựng Lào có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào việc khai thác và cung cấp dịch vụ thông tin di động, gồm các công ty Viễn thông Lào LTC (Lao Telecommunication Company), công ty viễn thông Nhà nước Lào ETL (Enterprise of Telecommunications Lao), công ty Viễn thông Châu á Lào LAT (Lao Asia Telecommunication State Enterpries), Công ty Millicom Lao Co và công ty SkeyTel Lào (Skey Telecom Lao). Trong đó LTC là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Lào. Hiện nay năm công ty trên đều đang sử dụng công nghệ GSM, và đang nghiên cứu và triển khai dịch vụ mạng GPRS để nâng cấp mạng tiến tới mạng thông tin di động thế hệ ba trong vài năm tới. Chương cuối cùng này sẽ trình bày về mạng thông tin di động ETL, trong khuôn khổ đồ án sẽ trình bay và phân tích, tính toán quy hoạch mạng UMTS giả sử được triển khai tại khu vực Thủ đô VIEN TIANE. 3.1. Thị trường thông tin di động ở Lào Mạng thông tin di động được đưa vào Lào là năm 1994, là mạng thông tin di động số Lao Telecom do công ty LTC cung cấp dưới vốn đầu tư của chính phủ Lào và Shinawatra International Public Co., Ltd (Thailand), với dung lượng 5,000 thuê bao địa bàn phục vụ là Thủ đô VIEN TIANE và tỉnh VIEN TIANE. Cho đến nay LTC có hơn 460.000 thuê bao, có vùng phủ sóng trên cả nước và trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất Lào. Năm 2000 mạng Thông tin di động số thứ hai ETL Mobile (entreprise of Telecommunication Lao) của ETL sử dụng công nghệ GSM 900/1800 đã được đưa vào hoạt động với vùng phủ sóng trải khắp trên cả nước, cũng trên cơ sở vốn đầu tư của chính phủ Lào, hiện nay ETL có số thuê bao lên hơn 280.000. Năm 2002 mạng Thông tin di động số thứ ba LAT Moblie của LAT dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 được đưa vào hoạt động với vùng phủ sóng hơn 10 tỉnh hoạt động trên cơ sở vốn đầu tư của Công ty dịch vụ Viễn thông Quân đội, hiện nay có khoảng 80.000 thuê bao. Tháng 10 năm 2003, thị trường thông tin di động Lào trở nên hết sức sôi động với sự xuất hiện của Orange một nhà khai thác mới ngoài 3 nhà khai thác trên, đó là Millicom Lao Co,.Ltd (liên kết giữa Lào, Hutchison3 của Sweden và Orange của UK) gọi là mạng Tango dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 được đưa vào hoạt động với vùng phủ sóng hơn 8 tỉnh TP trên cả nước, cho đến nay Tango có hơn 70.000 thuê bao. Tháng 2 năm 2005, thị trường thông tin di đông Lào càng hết sức sôi động hơn với sự xuất hiện của một nhà khai thác mới nhất ngoài 4 nhà khai thác trên được đưa vào Lào. Đó chính là mạng SKEYTEL:Skey Telecom dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 được đưa vào hoạt động với vùng phủ sónghơn 10 tỉnh TP trên cả nước, hoạt động trên cơ sở vốn đầu tư của một công ty dịch vụ viễn thông Winphone: CDMA, INTERNET (Thailand), sử dụng thiết bị của nhà cung cấp làASBELL (ALCATEL – Sanghai Bell) và ERICSSON, hiện này có khoảng hơn 50.000 thuê bao. Chi tiết từng nhà khai thác sau: Lao Telecommunications Company (LTC) Operator Name: Lao Telecommunication Network Name: Lao Telecommunications Network Type: GSM 900/1800 Handset Code: LAO GSM Network Code: 020.5xxxxxx Network Status:1994 International Roaming : Cambodia Kingdom, HongKong, Japan, Malaysia, Singapore, Taiwan, Thailand, Viet Nam,… Enterprise of Telecommunication Lao (ETL) Operator Name: Enterprise of Telelacommunication Lao (ETL) Network Name: ETL Mobile Network Type: GSM 900/1800 Handset Code: Network Code: 020.2xxxxxx Network Status:2000 Lao Asia Telecommunication State Enterpries (LAT) Operator Name: Lao Asia Telecommunication State Enterpries (LAT) Network Name: LAT Mobile Network Type: GSM 900/1800 Handset Code: LAT MOBILE Network Code: 020.9xxxxxx Network Status:2002 Millicom Lao Co,. Ltd Operator Name: Millicom Lao Co,.Ltd Network Name: : Millicom Lao Co,.Ltd Network Type: GSM 900/1800 Handset Code: Tango Network Code: 020.7xxxxxx Network Status:2003 International Roaming: Australia, Cambodia, Denmark, France Hong Kong, India, Indoniasia, Italy, Macau, Singapore, SriLanka, Switzerland, Taiwan, Thanland, Viet Nam SKEY TELECOM (SKEYTEL) Operator Name:Skey Telecom Network Name: Skeytel Network Type: GSM 900/1800 Handset Code: Network Code: 4570 Network Status: 2005 3.2. Tình hình phát triển của mạng Enterprise of Telecommunication Lao. Năm 2000, mạng thông tin di động Enterprise Telecommunication Lao đã được được đưa vào hoạt động, sử dụng công nghệ GSM 900/1800 và hiện nay sau 5 năm hoạt động mạng ETL đã phủ sóng toàn bộ 18 tỉnh Thành Phố trên cả nước. Để phục vụ tốt khách hàng, hàng năm, Enterprise Telecommunication Lao không ngừng phát triển về cơ sở hạ tầng mạng, thường xuyên bổ sung lắp đặt thêm các trạm thu phát vô tuyến để mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thêm dịch vụ mới. Năm 2001, mạng ETL đã cho ra đời dịch vụ mới: dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước ETL-Phone sử dụng công nghệ Service Node và nâng thành công nghệ IN của ERICSSON. Dịch vụ mới này đã thu hút đông đảo khách hàng sử dụng, nhất là giới trẻ làm thúc đẩy số lượng thuê bao phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 2002, ETL đã lắp đặt thêm 1 tổng đài chuyển mạch MSC_ASBELL-2 (SVN), nâng tổng số tổng đài của Enterprise of Telecommunication Lao lên 3 tổng đài, có hơn 150 trạm thu phát sóng vô tuyến BTS phủ sóng trên cả nước. Đồng thời ETL cũng đưa thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng vào khai thác và cung cấp. Giữa năm 2003, do đã phát triển nhiều dịch vụ mới, mạng ETL được đông đảo người dân sử dụng, cho nên ETL đưa băng tần 1800MHz vào khai thác, băng tần này chủ yếu là ở khu tập trung dân cư và nhiều người sử dụng. Tính đến hết tháng 7 năm 2005, ETL đã phát triển được hơn 280.000 thuê bao. Cuối năm 2005 đầu năm 2006, ETL dự kiến sẽ đưa vào thương mại dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS và nhắn tin đa phương tiện MMS và chắc chắn các dịch vụ này sẽ thu hút rất nhiều khách hàng sử dụng. ETL dự kiến phát triển thêm 50.000 thuê bao trong 6 tháng cuối năm 2005, nâng tổng số thuê bao dự kiến là hơn 330.000 thuê bao. Hình 3.1 cho ta thấy mạng Enterprise of Telecommunication Lao đã phủ sóng toàn bộ 18 tỉnh thành phố trên cả nước. Trong tháng 7 vừa qua, ETL đã triển khai và chính thức đưa vào hoạt động hệ thống thông tin di động mới, đó là hệ thống thông tin di động nội vùng Win-Phone ( giống như mạng CityPhone của Bưu điện Hà Nội) sử dụng cộng nghệ PHS với dải tần số là 45 MHz, bán kính của máy đầu cuối là 45 Km, nhà cung cấp thiết bị là Huawei (Trung Quốc). Bước đầu ETL chỉ cung cấp nhằm cho các thành phố lớn như là VIEN TIANE, SAVANNAKHET, LOUNGPRABANG và PAKSE, ETL hy vọng với mạng này sẽ thu hút đông đảo người dân sử dụng. Hình 3.1. Bản đồ vùng phủ sóng của mạng ETL 3.3. Hiện trạng của mạng lưới GSM hiện có. Mạng ETL là một mạng điện thoại tin di động lớn của Lào, có vùng phủ sóng 19/19 tỉnh Thành phố trên cả nước. Mạng sử dụng thiết bị: phần chuyển mạch sử dụng thiết bị do hãng ASBELL: ALCATEL-ShanghaiBell (China) và ERICSSON (Thailand), ngoài ra phần vô tuyến ETL sử dụng thiết bị của hãng ASBELL và HUAWEI, hệ thống PP (M-Phone), SMS và VMS do hãng Digital Comverse cung cấp. Do là một nước nhỏ, nhiều đồi núi, cho nên ETL gặp rất nhiều khó khăn về việc triển khai hệ thống truyền dẫn, truyền dẫn của mạng ETL bao gồm truyền dẫn cáp quang, vi ba và vệ tinh. Về truyền dẫn vệ tinh, đầu tiên, các trạm vệ tinh con tại các vùng, sau khi thu tín hiệu được bắn lên vệ tinh INTEL SAT (64Deg. East) và sau đó INTEL SAT truyền xuống trạm vệ tinh mẹ VTE-01A tại trung tâm VIENTIANE rồi được phân phối như hình 3.1. Sự quản lý và khai thác, mạngETL chia thành 2 khu vực: Khu vực nửa miền Trung lên phía Bắc (Thủ đô VIENTIANE là trung tâm). Khu vực nửa miền Trung xuống phía Nam (TP. SAVANNAKHET là trung tâm) 3.3.1. Phân hệ chuyển mạch. Tổng đài di động mạng GSM cũng như các tổng đài khác là phần lõi của hệ thống thông tin di động GSM. Cùng với các quá trình kết nối các cuộc gọi và là giao diện với các mạng khác, như mạng điện thoại công cộng PSTN,.... đặc biệt là được kết nối với các tổng đài Toll và Gatway. Vì vậy, các tổng đài MSC được lắp đặt tập trung tại VIENTIANE và SAVANNAKHET với 3 MSC, được phân bổ như bảng sau: Bảng 3.1. Phân bổ và dung lượng MSC TT Vùng MSC Dung lượng 1 Khu vực nửa miền Trung lên phía Bắc MSC_ASBELL-1 VTE 200K MSC_ETC2 VTE 200K 2 Khu vực nửa miền Trung xuống phía Nam MSC_ASBELL-2 SVN 150K Tổng cộng 03 MSC MSC_ASBELL-1 đặt tại SayLom - Thủ đô VIEN TIANE với dung lượng thiết kế là 200K, được nối với các tổng đài cố định của mạng PSTN_VTE (VienTiane) như: FETEX-150c. MSC_ECT2 đặt tại SayLom - Thủ đô VIEN TIANE với dung lượng thiết kế là 200K, được nối với một số tổng đài cố định là FETEX-150c. MSC_ASBELL-2 đặt tại SAVANNAKHET với dung lượng là hơn 150K, được nối với tổng đài cố định PSTN (SAVANAKHET) như là FETEX-150c. Kết nối trong mạng ETL dùng báo hiệu số 7, kết nối ra mạng cố định dùng báo hiệu số 7 và R2. Cấu hình kết nối mạng ETL được cho ở hình 3.2. Để được triển khai dịchvụ GPRS, ETL đang lắp đặt các SGSN và GGSN theo cấu hình 1 SGSN +GGSN - VIENTIANE và SGSN – SAVANAKHET. Truyền dẫn sử dụng công nghệ ATM và theo chuẩn về GPRS của hãng cung cấp. Cùng với các tổng đài lớn MSC, bộ ghi định vị thường trú HLR là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu tập trung về thuê bao. Trong mạng ETL hiện nay có 2 hệ thống HLR/Auc1 đặt tại VIENTIANE, lưu giữ dữ liệu thuê bao cho khu vực 1có dung lượng 200K, HLR/Auc2 đặt tại khu vực 2 SAVANNAKHET, có dung lượng 200K. 3.3.2. Phân hệ vô tuyến Phân hệ vô tuyến trong mạng thông tin di động ETL ( bao gồm các bộ điều khiển trạm gốc BSC và các trạm BTS ) được phân bổ tại VIENTIANE, TP. SAVANNAKHET và các tỉnh, thành phố khác và được phân chia thành 3 vùng phủ sóng khu vực như bảng 3.1. Hiện tại ( tính đến hết tháng 7 năm 2005) mạng ETL có 3 TRAU: TRAU1, TRAU2 và TRAU3. Trong đó TRAU1 và TRAU2 ( cùng đặt tại SayLom VIENTIANE) được nối với MSC_ASBELL-1 và MSC_ETC2. TRAU3 được nối vào MSC_ASBELL (đặt tại SAVANNAKHET). Mạng ETL có 4 BSC, trong đó BSC_ASBELL-1 được nối vào MSC_ASBELL-1, BSC_ETC2 và BSC_HUAWEI được nối vào MSC_ETC2 và BSC_ASBELL-2 được nối vào MSC_ASBELL-2. Số lượng BTS của mạng ETL có hơn 150, các BTS được kết nối với BSC theo kiểu “hình sao” và một số trạm được kết nối theo kiểu ”Drop-insert”. Truyền dẫn được sử dụng hiện nay là vi ba, vệ tinh và cáp quang. Hiện nay mạng ETL sử dụng cả hai băng tần 900 và 1800 MHz. Băng tần 1800 MHz bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2001, băng tần này chủ yếu tập trung phủ sóng trong thành phố lớn như là Thủ đô VIENTIANE và TP. SAVANAKHET, các khu tập trung nhiều dân cư . Các BTS của mạng hiện nay có dùng các cấu hình cả Omni: trạm dùng antenna vố hướng và Sector: trạm dùng antenna secter cho 3 đến 4 hướng. Các BSC sẽ được sử dụng cho dịch vụ GPRS đang được lắp đặt thêm các đơn vị điều khiển gói PCU, để chuẩn bị cho việc triển khai GPRS trong cuối năm này. Bảng 3.2. Phân hệ vô tuyến mạng ETL TT Vùng phủ sóng khu vực BSC BTS tại các tỉnh thành phố 1 Khu vực MSC_ASBELL-1 VTE Quản lý BSC_ASBELL-1 VTE VienTiane Cap 1 VienTiane Pro 1 Special Zone Oudomsay Houaphan Loungprabang 1 2 Khu vực MSC_ETC2 VTE Quản lý BSC_HUAWEI VTE Vientian Cap 2 Vientian Pro 2 Loungprabang 2 Loungnamtha Borkeo Xiengkhouang BSC_ASBELL-3 VTE Xaysomboun Xayaboury Bolikhamxay Savanakhet 1 Champasak 1 Saravan Xekong Khammuaune Borikhamxai 3 Khu vực MSC_ASBELL-2 Quản lý BSC_ASBELL-2 SVN Savannaket 2 Champasak 2 Xekong Attapu 3.3.3. Khảo sát và đánh giá năng lực mạng hiện có. 3.3.3.1. Các tham số kỹ thuật Dưới đây là các tham số kỹ thuật được sử dụng khi thiết kế cấu hình mạng: Lưu lượng bình quân: 20mErl/thuê bao. BHCA: 1/thuê bao. QoS phần vô tuyến BSS: 2% QoS phần chuyển mạch SSS: 0,05% 3.3.3.2. Thống kê lưu lượng, đánh giá chất lượng của mạng ETL Theo khảo sát thống kê từ báo cáo thông lượng của OMC, chúng ta nhận thấy rằng lưu lượng của một số Cell đang tăng cao. Qua đó cần có dự báo để tăng thêm trung kế đấu nối cho các Cell trên, việc tính toán số lượng trung kế cần thiết để tăng thêm nhằm đáp ứng lưu lượng phụ thuộc vào các tham số kỹ thuật và các công thức tính được áp dụng cho chúng. Qua bảng báo cáo lưu lượng phân hệ vô tuyến vào giờ cao điểm, chúng ta có thể đánh giá được chất lượng mạng ETL theo từng ngày cụ thể ( Số liệu dưới đây được đo vào giờ cao điểm trong ngày 11/07/2005: qua đợt về thực tập ở công ty ETL): Các Cell có tỷ lệ nghẽn mạch cao trong ngày. Bảng 3.3. Thông số về các tỷ lệ tình trạng của một số cell điển hình TCH Congestion Cell Name No TRX Erlang_Sys Peak Hour Erlang_Use Congestion Thakhek2 2 9.7295 20:00 13.76 76.34% Pakse1 4 23.833 19:00 50.70 63.55% Thakhek3 3 17.132 19:00 20.57 59.60% Savanakhet3 2 9.7295 20:00 13.42 50.83% Thakhek1 4 23.833 20:00 28.23 45.39% Savanakhet1 4 23.833 20:00 27.34 41.55% Srikhot1 1 2.9603 20:00 5.12 39.70% Laongnm1 1 2.9603 19:00 5.36 38.48% km9cell3 4 23.833 19:00 27.90 35.78% Pakkading1 1 2.9603 20:00 4.44 32.13% Pakse2 4 23.833 20:00 43.69 29.68% M_Khongsedone2 1 2.9603 20:00 4.54 29.61% Pakse3 4 23.833 20:00 43.92 28.78% Newsavanakhet2 2 9.7295 20:00 10.72 17.65% Pakadan1 1 2.9603 07:00 2.79 9.15% SDCCH Congestion Cell Name No TRX Erlang_Sys Peak Hour Erlang_Use Congestion Thakhek2 2 9.7295 20:00 13.76 28.95% Pakse1 4 23.833 19:00 50.70 18.81% Savanakhet3 2 9.7295 20:00 13.42 13.05% Một số Cell có chất lượng thấp TCH Drop Cell Name No TRX Erlang_Sys Peak Hour Erlang_Use Drop Pakadan1 1 2.9603 07:00 2.79 7.75% Newsavanakhet1 4 23.833 20:00 14.94 4.41% Saylom 6 9.548 20:00 8.25 5.32% Nonsagha1 1 2.9603 17:00 1.64 2.52% Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá chất lượng mạng trong giờ cao điểm Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá chất lượng mạng trong giờ cao điểm Trên cơ sở đánh giá chất lượng mạng, chúng ta có những biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả các Cell, như mở rộng thêm số lượng TRx, tăng cấu hình cho các trạm, điều chỉnh lại góc ngẩn và các hướng anten, kiểm tra lại chất lượng của mạng và thiết bị,.......để khai thác hiệu quả mạng GSM hiện có, đồng thời giúp ETL hoạch định được hướng quy hoạch cho mạng di động thế hệ ba UMTS. 3.4. Xu hướng tiến tới mạng UMTS của Enterprise of Telecommunication Lao. Có rất nhiều con đường để tiến tới và triển khai mạng thông tin di động thế hệ ba UMTS. Dựa trên sự đánh giá năng lực mạng hiện có, mạng ETL đã lựa chọn cho mình một con đường rất phù hợp, đó là phát triển mạng 2,5 G (GPRS) làm nền tảng cho việc phát triển mạng UMTS sau này, dựa trên mạng truy nhập vô tuyến GSM hiện có, lắp đặt thêm phần mạng lõi GPRS để triển khai các dịch vụ 2,5 G. Mạng lõi GPRS này sẽ được dùng làm cơ sở cho việc triển khai mạng lõi UMTS. Bước tiếp theo là triển khai mạng truy nhập vô tuyến hoàn toàn mới UMTS. Hiện nay, Enterprise Telecommunication Lao đang trong giai đoạn lắp đặt hệ thống mạng 2,5G để được triển khai dịch vụ GPRS trong cuối năm nay - đầu năm 2005 này với thiết bị của hãng ERICSSON dựa trên công nghệ ATM. Cấu hình mạng lõi GPRS là 01 SGSN +GGSN – VIENTIANE và 01 SGSN – SAVANNAKHET. Dung lượng ban đầu của hệ thống được thiết kế là 5.000 thuê bao, trong pha tiếp theo có thể nâng dung lương lên 15.000 thuê bao GPRS. Dựa trên quan điểm trên, để đáp ứng yêu cầu triển khai mạng thế hệ ba theo xu thế chung của thế giới, ngoài mạng chuyển mạch kênh vốn đang được sử dụng thì mạng chuyển mạch gói mới cần phải được triển khai thêm. Vùng lưu lượng có thể có thể chia thành 03 vùng: VIENTIANE (gồm các tỉnh phía Bắc), TP. SAVANNAKHET (gồm các tỉnh miền trung) và TP. CHAMPASAK (gồm các tỉnh phía Nam). Tuy nhiên, do đặc thù của mạng thông tin di động và số lượng dân số, cho nên lưu lượng ở miền Bắc chỉ tập trung ở thủ đô VIENTIANE, ở miền trung là TP. Savannakhet và miền Nam là TP. CHAMPASAK. Vì vậy chỉ cần thiết lập một mạng hình lưới giữa thủ đô VIENTIANE, TP. Savannakhet và TP. CHAMPASAK. Trong giai đoạn đầu, chỉ có lưu lượng chuyển mạch gói đi qua nút SGSN và GGSN tới mạng Internet và các dữ liệu khác. Trong giai đoạn tiếp theo, Enterprise Telecommunication Lao sẽ cho phép một lưu lượng cuộc gọi chuyển mạch kênh truyền thống chuyển thành lưu lượng mạng VoIP qua phân hệ đa phương tiện IP. Về hệ thống mạng truyền dẫn, hiện nay chỉ có công nghệ ATM mới có thể đảm bảo được QoS cho mạng hỗn hợp nhiều dịch vụ. Nhưng chi phí đầu tư công nghệ này thì khá cao cho nên xu hướng lâu dài của ETL là sử dụng công nghệ IP trực tiếp trên công nghệ truyền dẫn SDH hoặc là WDM và cũng có thể là MPLS. Hình 3.5 dưới đây là hướng phát triển lên thế hệ 3G của Lao Telecom, ETL, LAT , Milicom Lao và Skeytel Hình 3.5. Hướng phát triển lên 3G ở Lào 3.4.1. Các giai đoạn triển khai mạng UMTS Như vậy, giải pháp của mạng Enterprise Telecommunication Lao được lựa chọn để tiến lên mạng thông tin di động thế hệ ba là: GSM GPRS WCDMA UMTS. Cụ thể như từng pha sau: Giai đoạn I ( 2004 - 2006): GPRS (2G+) Đây là giai đoạn triển khai dịch vụ GPRS dựa vào mạng GSM đang tồn tại, theo đó, với hệ thống mạng GSM hiện có cần phải triển khai lắp đặt thêm một hệ thống GGSN để kết nối với mạng Internet. GGSN này được kết nối vào hệ thống mạng GSM thông qua SGSN và PCU. PCU này được bố trí lắp đặt ở phía BSC với mục đích là bổ sung chức năng điều khiển gói cho BSC trong qúa trình khai thác dịch vụ GPRS. Còn các thành phần khác của mạng GSM vẫn được giữ nguyên. Như cho thấy ở hình 3.6. Triển khai dịch vụ GPRS dựa trên mạng GSM với mục tiêu là đáp ứng được phần lớn nhu cầu dịch vụ truyền số liệu của thuê bao di động trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có. Với sự triển khai này, pha đầu ETL dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu sẽ vào khoảng 5.000 thuê bao và tiếp theo pha hai ETL dự baó số lượng thuê bao sẽ tăng nhanh vào khoảng 15.000 thuê bao. Hình 3.6. Giai đoạn triển khai GSM GPRS Với sự triển khai dịch vụ GPRS, các dịch vụ GPRS có thể cung cấp là các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao với tốc độ truyền số liệu lên đến 172 kbps và cao hơn dịch vụ truyền số liệu được cung cấp bởi chuyển mạch kênh của GSM. Ngoài ra, việc triển khai GPRS về công nghệ và tổ chức mạng, GPRS cho phép máy di động nối tới các mạng IP và X.25. Vậy mạng GSM sẽ phải bổ sung thêm SGSN và GGSN để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch gói. Đây là một giải pháp rất kinh tế và phù hợp với một thị trường đầy tiềm năng như Lào. Như vậy, chúng ta thấy rằng mạng GPRS sẽ được làm cơ sở tiếp tục phát triển cho các dịch vụ cao cấp hơn đó là mạng thông tin di động thế hệ ba 3G. Giai đoạn 2 (2006 - 2010): UMTS (Release 1999) Trong giai đoạn này, bên cạnh việc sử dụng các BTS của hệ thống GSM sẵn có, còn có các trạm mới được triển khai là các Node B, Node B được kết nối với mạng di động qua các RNC. Các RNC có thể nối trực tiếp với SGSN hoặc nối đi MSC. Trong lúc này, các SGSN và MSC được chuyển thành SGSNu và MSCu vì được thay
Tài liệu liên quan