Dạy học dự án là một phương pháp dạy học hiện đại. Để SV tự lực tìm
hiểu bản chất, quy trình, điều kiện áp dụng của dạy học dự án giảng viên có thể
dùng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học hỗ trợ. Dạy học trải nghiệm có
nhiều ưu điểm trong khai thác vốn kinh nghiệm của SV, phát triển học tập đa giác
quan vào việc rèn luyện dạy học dự án cho SV ngành sư phạm sinh học nói riêng
và rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng chu trình dạy học trải nghiệm tổ chức dạy học dự án cho sinh viên ngành Sư phạm sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.000145
VẬN DỤNG CHU TRÌNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC
DỰ ÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
*An Biên Thùy
Tóm tắt: Dạy học dự án là một phương pháp dạy học hiện đại. Để SV tự lực tìm
hiểu bản chất, quy trình, điều kiện áp dụng của dạy học dự án giảng viên có thể
dùng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học hỗ trợ. Dạy học trải nghiệm có
nhiều ưu điểm trong khai thác vốn kinh nghiệm của SV, phát triển học tập đa giác
quan vào việc rèn luyện dạy học dự án cho SV ngành sư phạm sinh học nói riêng
và rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung.
Từ khóa: Dạy học trải nghiệm, dạy học dự án, phương pháp dạy học tích cực.
I. MỞ ĐẦU
Theo chương trình môn Sinh học 2018, dạy học dự án là một phương pháp dạy học
hiện đại, cần tăng cường sử dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
(HS). Do vậy, giáo viên (GV), sinh viên (SV) sư phạm cần có kĩ năng thiết kế và tổ chức
dạy học dự án. Trong đào tạo khối ngành sư phạm ở trường đại học, dạy học dự án được
giảng viên (GiV) giới thiệu tới SV thông qua các học phần thuộc khối nghiệp vụ như:
Giáo dục học, lí luận dạy học hay vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học trong môn
học cụ thể. GiV có thể rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức dạy học dự án cho SV bằng
cách: cung cấp tri thức lý thuyết, soạn giáo án, giảng tập, nhận xét giờ dạy, cải tiến bài
giảng. Với cách làm này, SV được trang bị về kiến thức về dạy học dự án theo hệ thống
nhưng thiếu sự quan sát và hiểu rõ quá trình thực hiện dạy học dự án. Để tận dụng vốn
hiểu biết và tối đa hóa sự tham gia của SV; kết hợp học tập đa giác quan, cung cấp cho SV
hình mẫu tổ chức dạy học dự án, GiV có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học trong đó có dạy học trải nghiệm. Trên thực tế, dạy học trải nghiệm
đã được vận dụng nhiều trong dạy học phổ thông, tuy vậy việc sử dụng dạy học trải
nghiệm để rèn luyện kĩ năng dạy học bậc đại học còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Vậy, dạy
học trải nghiệm là gì? Cách thức tiến hành dạy học trải nghiệm? Cần chú ý điều gì khi sử
dụng dạy học trải nghiệm để tổ chức cho SV rèn luyện kĩ năng dạy học dự án?
Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về dạy học trải nghiệm, vận dụng quy trình tổ
chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) để hình thành quy trình dạy học dự án cho SV ngành
sư phạm Sinh học (SH).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Chu trình dạy học trải nghiệm, quy trình dạy học dự án.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Email: thuyanbien@gmail.com
1198 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Hồi cứu nghiên cứu về dạy học trải nghiệm
(khái niệm, mô hình dạy học), dạy học dự án (đặc trưng, quy trình dạy học), chương trình
tổng thể, chương trình môn Sinh học.
2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức tổ chức hoạt động dạy học dự án của
SV; quan sát thái độ của SV khi thực hiện nhiệm vụ của dự án.
2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Đánh giá sản phẩm quy trình
dạy học dự án bao gồm: giáo án, sản phẩm hoạt động của người học sau dự án.
3. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ 4 ngành sư phạm Sinh học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tư tưởng về giáo dục về “học qua trải nghiệm” đã xuất hiện từ rất sớm, được phát
triển bởi các nhà giáo dục, được nhiều nước trên thế giới coi đó là triết lí giáo dục quốc gia.
Theo tiến trình lịch sử giáo dục, có nhiều mô hình về “học qua trải nghiệm” như: trải
nghiệm 1 giai đoạn (Khổng tử, James, Bacon); trải nghiệm 2 giai đoạn (Neill); trải nghiệm 3
giai đoạn (J.Deway); trải nghiệm 4 giai đoạn (David Kolb); trải nghiệm 5 giai đoạn (Joplin,
Kelly, Pfeiffer và Jones); mô hình 3 giai đoạn biến thể (Greenaway), Tổ chức UNESCO
(2002) cho rằng: “giáo dục trải nghiệm” là một quan điểm dạy học bao gồm nhiều phương
pháp, trong đó, người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó
phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống
và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.
Trong quá trình dạy học, giáo dục trải nghiệm được người dạy cụ thể hóa thành các hoạt
động trải nghiệm cho người học nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nhất
định. Tác giả Nguyễn Thị Liên và nnk. (2018) đã đưa ra định hướng vận dụng phương pháp
dạy học linh hoạt, để tổ chức dạy học trải nghiệm có thể sử dụng một số phương pháp tổ
chức hoạt động như: giải quyết vấn đề, sắm vai, làm việc nhóm, dạy học dự án.
Tư tưởng về dạy học dự án được manh nha từ tế kỉ XVI tại các học viện kiến trúc,
trường kĩ thuật ở Châu Âu. Năm 1865, William B. Rogers đã đưa cách dạy học này vào
Hoa Kì. Tại đây, cách dạy học này được mở rộng, từ đào tạo thủ công sang giáo dục nghề
nghiệp. Đến năm 1918, William H. Kilpatrick chính thức sử dụng thuật ngữ “phương pháp
dự án” (project method) trên cơ sở coi dự án là “hoạt động có mục đích trong môi trường
xã hội”. Mặc dù sau đó quan điểm của ông về phương pháp dự án bị Boyd H. Bode, John
Dewey chỉ trích, tuy vậy phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến ở Châu Âu, Ấn Độ
và Liên Xô (cũ). Từ năm 1965 trở lại đây, dạy học dự án trở thành mô hình dạy học phổ
biến trên toàn thế giới. Dạy học dự án có đặc trưng: gắn liền với thực tiễn, coi người học
là trung tâm quá trình dạy học, đề cao tính tự lực - hợp tác, có tính liên môn, định hướng
hành động và định hướng sản phẩm. Trong dạy học dự án, người học là chủ thể trực tiếp
tham gia vào nhiều hoạt động trải nghiệm, khám phá ở các địa điểm học tập thực tế ngoài
lớp học dưới sự định hướng, hỗ trợ của người dạy.
Dạy học trải nghiệm và dạy học dự án đều có hoạt động trải nghiệm thực tế, tận
dụng vốn kinh nghiệm để giải quyết nhiệm vụ, rút ra bài học cho bản thân. Do vậy, việc sử
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1199
dụng dạy học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tổ chức dạy học dự án vừa cung cấp hình
mẫu tổ chức trải nghiệm, vừa giúp quá trình hình thành kiến thức về dạy học dự án trở nên
vững chắc.
1. Phương pháp dạy học trải nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2010) trải nghiệm bao gồm những gì con
người đã từng qua, từng biết hoặc đã kinh qua. Trong quá trình dạy học, người học hấp
thụ tri thức vốn được đúc kết từ kết quả trải nghiệm của toàn nhân loại theo tiến trình lịch
sử. Để quá trình học tập diễn ra theo đúng tiến trình tìm ra tri thức, nhiệm vụ của người
dạy là tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hóa sự tham gia của người học trên cơ sở tận
dụng tối đa vốn kiến thức, kĩ năng của người học.
Dựa trên bản chất của trải nghiệm, có thể hiểu: dạy học trải nghiệm là cách thức tổ
chức của người dạy dẫn dắt người học dùng vốn kinh nghiệm cá nhân, trực tiếp tham gia
các HĐTN có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Ngoài ra, Doãn Thị Ngọc Anh
(2015) đã nêu lên vai trò của dạy học trải nghiệm, trong đó người học được trực tiếp tham
gia vào quá trình, nhìn nhận, đánh giá, khái quát hóa hoạt động, từ đó áp dụng kiến thức
khái quát hóa vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khi đã nắm bắt kinh nghiệm và chuyển
đổi kinh nghiệm thông qua thực hành chủ động - quan sát phản ánh, người học có thể hình
thành kiến thức, kĩ năng và thái độ nhất định.
2. Chu trình học của phương pháp trải nghiệm
David Kolb cùng với Roger Fry (1984) đã phát triển mô hình học trải nghiệm, dựa
trên cơ sở sinh lí thần kinh của việc học đa giác quan và cơ sở tâm lý học về phong cách
học. Theo David Kolb (1984), chu trình học của phương pháp trải nghiệm là một vòng
khép kín, có thể xuất phát từ một trong bốn khâu gồm: Trải nghiệm, phản chiếu trải
nghiệm, khái quát hóa, áp dụng. Chu trình học trải nghiệm được nhiều tổ chức và cá nhân
sử dụng trong tài liệu tập huấn hoặc nghiên cứu như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2007), Tổng cục Lâm nghiệp (2014), Nguyễn Thị Liên và nnk. (2016). Chu trình
học trải nghiệm được tóm tắt ở sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Mô hình học tập trải nghiệm David Kolb
Trải nghiệm Phản chiếu trải nghiệm
Áp dụng Khái quát hóa
Người học tham gia vào tình huống cụ
thể, bối cảnh đặc biệt mà người học có
thể thấy ngay được hiệu quả
Người học chia sẻ kết quả, chú ý, kết quả quan sát
trong phần hoạt động của mình; cùng thảo luận, nhìn
lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại
Người học sử dụng những kỹ năng, hiểu
biết mới vào giải quyết tình huống
tương tự hoặc các tình huống thực tế
Người học khái quát hóa nguyên lí thu được trong
quan hệ nhân quả của hoạt động làm cơ sở giải
quyết tình huống mới
1200 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Kế thừa mô hình học tập trải nghiệm của John Dewey (1938), David Kolb phát triển
chu trình học trải nghiệm gồm các chu trình học kế tiếp tạo nên một đường xoáy trôn ốc
mở rộng. Có nghĩa là khi hoàn thành một chu trình học tập, người học tiếp tục chuyển hóa
kinh nghiệm của bản thân, tham gia vào chu trình học tập khác để gia tăng tri thức, kĩ
năng của bản thân.
Hình 1. Chu trình học trải nghiệm 3 giai đoạn của
John Dewey
Chú thích: I - động lực; O - quan sát; K - kiến thức; J - phán
đoán; P - Mục đích.
Hình 2. Chu trình học trải nghiệm
4 giai đoạn của David Kolb
Trong quá trình dạy học, GiV có thể vận dụng linh hoạt các mô hình trên như sau:
- Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm: GiV cần thiết kế chuỗi hoạt động, cốt yếu
là HĐTN phù hợp với mục tiêu bài học.
- Vận dụng chu trình học trải nghiệm xoáy trôn ốc, GiV nên thiết kế liên tiếp ít nhất
2 vòng trải nghiệm để từng bước rèn từng mức độ kĩ năng.
3. Vận dụng chu trình dạy học trải nghiệm để hướng dẫn SV tổ chức dạy học dự án
Để vận dụng chu trình dạy học trải nghiệm để hướng dẫn SV về dạy học dự án cần
trải qua hai giai đoạn gồm thiết kế HĐTN và tổ chức trải nghiệm.
Giai đoạn thiết kế HĐTN
1. Xác định mục tiêu hoạt động. Giai đoạn tổ chức HĐTN
2. Xác định nội dung hoạt động. 1. GiV chuyển giao HĐTN.
3. Lựa chọn phương thức trải nghiệm. 2. GiV tổ chức hoạt động, thảo luận.
4. Viết HĐTN. 3. GiV hướng dẫn SV khái quát hóa.
5. Làm đáp án cho hoạt động. 4. GiV giao nhiệm vụ vận dụng.
Sơ đồ 2. Quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN để hình thành kiến thức về dạy học dự án
3.1. Giai đoạn thiết kế hoạt động trải nghiệm
Khi thiết kế HĐTN cần đảm bảo nguyên tắc như: 1) Bám sát mục tiêu chuyên đề,
mục tiêu từng hoạt động; 2) Phù hợp với đối tượng SV, đa dạng hình thức trải nghiệm; 3)
Kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật dạy học tích cực.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1201
Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động. Nhằm trả lời câu hỏi: hoạt động này
hướng tới phát triển kiến thức - kĩ năng hay thái độ gì? Mục tiêu cho từng hoạt động được
xác định bằng cách chuyển dịch từ mục tiêu của đề cương chi tiết và ma trận hoạt động
của học phần.
Bước 2: Xác định nội dung hoạt động. Nội dung hoạt động cụ thể hóa công việc
cần thực hiện để đạt được mục tiêu hoạt động. Nội dung hoạt động được sắp xếp có chủ
đích, theo logic tiến trình dạy học. Ví dụ: Để hình thành kĩ năng thiết kế và tổ chức dạy
học dự án SV môn Sinh học cần thực hiện nội dung hoạt động sau:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất, đặc trưng dạy học dự án,
- Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình dạy học dự án,
- Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm, hạn chế, điều kiện áp dụng dạy học dự án,
- Hoạt động 4: Thực hành. Thiết kế và tổ chức dạy học dự án môn Sinh học.
Bước 3: Lựa chọn phương thức trải nghiệm. Dựa trên mục tiêu và nội dung
HĐTN, liệt kê các phương thức trải nghiệm khả thi. Cần cân nhắc để chọn lựa hoạt động
phù hợp với quy trình rèn luyện kĩ năng, cân đối về thời gian hoạt động và độ đa dạng của
hoạt động. Để tổ chức dạy học dự án cho HS, SV vừa phải thành thành thạo kĩ năng thực
hành tạo sản dự án, vừa phải nắm vững quy trình triển khai hướng dẫn HS làm ra sản
phẩm. Do vậy, nên sử dụng ít nhất hai chu trình trải nghiệm:
- Chu trình trải nghiệm 1: Nhằm hình thành quy trình dạy học dự án. Nên lựa tình
huống trải nghiệm đơn giản đủ để SV trả lời được câu hỏi “tôi phải làm những bước nào
để có thể dạy học dự án”. Tình huống trải nghiệm có thể là các dự án quy mô nhỏ, phù
hợp với vốn sống của SV như dự án về đời sống, sức khỏe, vận động, ngành nghề, tình
huống ứng xử, Nên tránh các nội dung trải nghiệm trong chính môn học vì có thể SV
quá tập trung/tranh cãi về nội dung bài học mà quên mất mục tiêu hình thành quy trình
dạy học.
- Chu trình trải nghiệm 2: Nhằm hiểu sâu về nội dung bài học và vận dụng nhuần
nhuyễn các bước quy trình dạy học. Do vậy, tình huống trải nghiệm chính là các dự án
thuộc nội dung môn học.
Bước 4: Viết HĐTN. Cấu trúc hình thức HĐTN gồm: tên hoạt động, thời gian hoạt
động, cách tạo nhóm trong hoạt động, nhiệm vụ hoạt động, cách thức báo cáo hoạt động.
Các lệnh của nhiệm vụ hoạt động cần viết ngắn gọn, rõ ràng, chỉ dẫn công việc mà SV cần
hoàn thành.
Bước 5: Dự kiến kết quả HĐTN. Dự kiến các trường hợp có thể xảy ra sau khi tổ
chức HĐTN và phương án giải quyết phù hợp. HĐTN cần được đánh giá trong khi xây
dựng hoạt động và sau khi tổ chức thực hiện. Có thể tiếp tục điều chỉnh hoạt động sau mỗi
lần dạy để hoạt động được phù hợp với nhóm SV khác nhau.
3.2. Giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm
Khi tổ chức HĐTN trên lớp cần lưu ý về: 1) Phù hợp điều kiện cơ sở vật chất; 2) Tối
đa học viên tham gia vào hoạt động; 3) Chỉ báo hướng dẫn hoạt động rõ ràng.
1202 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bước 1: GiV chuyển giao HĐTN. GiV cần bao quát nhanh sĩ số lớp học để phổ
biến cách thức trải nghiệm như: chia nhóm (nhóm rì rầm, nhóm 4 người, nhóm trên 4
người; bầu nhóm trưởng, bầu thư kí), thời gian hoạt động, cách thức trình bày báo cáo,
cách thức báo cáo (báo cáo song song hay báo cáo lần lượt), cách thức nhận xét báo cáo.
- Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: làm việc nhóm, thực hành, quan sát, xem phim,
giải quyết tình huống thực tế, trò chơi mô phỏng, tham quan, đóng vai, nghiên cứu tài liệu.
Bước 2: GiV tổ chức hoạt động, thảo luận. GiV hướng dẫn SV quan sát, hoạt động
cá nhân, hoạt động nhóm, liên kết nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, thảo luận
nhóm, đóng vai, phiếu quan sát, bảng kiểm.
Bước 3: GiV hướng dẫn SV khái quát hóa. GiV đặt câu hỏi hướng dẫn SV thảo
luận, khái quát hóa kiến thức về kĩ năng. GiV trình bày đáp án HĐTN, chính xác hóa kiến
thức, bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: sơ đồ tư duy, sơ đồ, quy trình lý thuyết, thiết kế
mô phỏng.
Bước 4: GiV giao nhiệm vụ vận dụng. GiV yêu cầu SV áp dụng bài học/quy trình
khái quát vào môn học cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: đóng vai, bài tập tình huống, dự án, thí nghiệm,
nghiên cứu trường hợp điển hình.
4. Ví dụ minh họa vận dụng chu trình dạy học trải nghiệm để hướng dẫn SV
ngành sư phạm Sinh học tổ chức dạy học dự án
4.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm
4.1.1. Vị trí, thời lượng, mục tiêu thời lượng của dạy học dự án
Vị trí: thuộc học phần: Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực môn Sinh học (30
tiết); Chương 3. Một số phương pháp dạy học tích cực môn Sinh học.
Thời lượng: 04 tiết.
Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên phải:
Kiến thức - Sơ đồ hóa được quy trình dạy học theo phương pháp dự án.
- Trình bày được ưu điểm, hạn chế, điều kiện áp dụng phương pháp dạy học dự án.
Kĩ năng - Thiết kế được bài học sử dụng phương pháp dạy học dự án.
- Tổ chức được bài giảng sử dụng phương pháp dạy học dự án dựa trên giáo án.
4.1.2. Nội dung hoạt động
- Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất, đặc trưng dạy học dự án,
- Hoạt động 2: Trải nghiệm tìm hiểu quy trình dạy học dự án,
- Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm, hạn chế, điều kiện áp dụng dạy học dự án.
- Hoạt động 4: Trải nghiệm thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề vi sinh vật và ứng dụng
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1203
Bảng 1. Kịch bản hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quy trình dạy học dự án
Tên hoạt động Hoạt động 2: Trải nghiệm tìm hiểu quy trình dạy học dự án
Thời gian 60 phút.
Phương pháp Đóng vai (GiV là GV, 2/3 SV là HS thực hiện dự án).
Bể cá (1/3 SV còn lại quan sát GiV và SV thực hiện dự án).
Chia nhóm 5 SV/nhóm, báo cáo sản phẩm lần lượt từng nhóm
Nhiệm vụ Nhóm SV thực hiện “Thiết kế 1 video quảng cáo”
Nhóm SV quan sát “Khái quát hóa các bước dạy học theo phương pháp dự án”
Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự án của GV Nguyễn
Thị Nguyệt (GV sáng tạo 2014), hãy trình bày:
1) Cấu trúc của 1 dự án học tập.
2) Loại kế hoạch trong dự án.
3) Giai đoạn/công cụ đánh giá HS trong thực hiện dự án.
4) Tiêu chí đánh giá dự án.
Tiêu chí đánh
giá sản phẩm
Đáp án
Bảng 2. Kịch bản hoạt động trải nghiệm thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề
vi sinh vật và ứng dụng
Tên
hoạt động
Hoạt động 4: Trải nghiệm thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề vi sinh
vật và ứng dụng (SH 10)
Thời gian 140 phút.
Phương pháp Đóng vai (5 SV là GV; 2/3 SV là HS thực hiện dự án).
Chia nhóm 5 SV/nhóm, báo cáo sản phẩm lần lượt từng nhóm.
Nhiệm vụ - Nhiệm vụ chung: Thiết kế bản mô tả dự án chủ đề vi sinh vật và ứng dụng (50 phút).
- Nhiệm vụ cho nhóm GV: Tổ chức dạy học chủ đề vi sinh vật và ứng dụng theo
giáo án đã thiết kế (90 phút).
- Nhiệm vụ cho nhóm HS: thực hiện dự án làm sản phẩm lên men, viết báo cáo
về dự án, trưng bày và thuyết trình sản phẩm.
Tiêu chí đánh
giá sản phẩm
Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH.
1204 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
4.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 1: Tìm hiểu quy trình phương pháp dạy học dự án
Thực hiện 04 bước tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV (GiV đóng vai) tổ chức cho
2/3 HS (SV đóng vai) trải nghiệm thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm, hướng dẫn 1/3
nhóm SV còn lại quan sát và khái quát quy trình dạy học dự án.
Hình 3. Tổ chức cho SV trải nghiệm, khái quát quy trình dạy học dự án
Sau khi SV báo cáo sản phẩm, đánh giá sản phẩm, GiV chính xác hóa kiến thức quy
trình dạy học dự án (phần đáp án hoạt động trải nghiệm 1). Ngoài ra, GiV đặt thêm câu
hỏi khai thác về cấu trúc dự án học tập, kế hoạch của dự án, tiêu chí đánh giá dự án, công
cụ đánh giá HS.
4.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 2: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề vi sinh
vật và ứng dụng (SH 10)
Hình 4. Kế hoạch thực hiện dự án Hội chợ lên men
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1205
Hình 5. Nhiệm vụ của nhóm HS và tiêu chí đánh giá một số sản phẩm lên men
Hình 6. Sản phẩm nhóm Sữa chua mẹ làm Hình 7. Sản phẩm nhóm Dấm táo
Hình 8. Sản phẩm nhóm Kim chi cà pháo Hình 9. Sản phẩm nhóm Cà pháo giòn tan
Thực hiện 04 bước tổ chức hoạt động trải nghiệm, 5 SV là nhóm GV; 2/3 SV là HS
thực hiện dự án chủ đề i sinh vật và ứng dụng (SH 10). GiV hướng dẫn nhóm SV phân
tích chủ đề và thiết kế giáo án. Sau khi thảo luận cùng với nhóm GV, 1 SV trong nhóm
GV sẽ tiến hành triển khai bài dạy. Dưới đây là một số hình ảnh trong giáo án dự án: Hội
chợ lên men của nhóm SV (Phan Thị Thúy Đào, Quách Thị Nhung, Nguyễn Thị Hồng
Thắm, Ngô Thị Hoa, Nguyễn Thị Thúy Hằng), lớp K40 - ngành Sư phạm Sinh học.
1206 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
III. KẾT LUẬN
Phương pháp dạy học trải nghiệm có tác dụng thúc đẩy sự tham gia của SV trong
suốt quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học; phù hợp với các phong cách học tập (thính giác,
thị giác, thực hành) và khai thác vốn kinh nghiệm của người học. Hiểu rõ các bước của
chu trình dạy học trải nghiệm giúp GiV vận dụng linh hoạt trong thiết kế và tổ