Trong suốt chiều dài của nước ta – Việt Nam đã trải qua các Phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao : “công xã nguyên thuỷ, Phong kiến, phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa”. Những Phương thức sản xuất đó luôn luôn vận động và có xu hướng bị đào thải, trong mỗi giai đoạn phát triển của nước ta và dẫn tới sự ra đời một Phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.Hiện nay khi đất nước bước vào cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đất nước ta đang từng ngày từng giờ bắt kịp với nhịp độ của Khu vực và thế giới. Nhưng dư âm của Phương thức sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại và đang hiện hữu trong các Thành phần mà đặc biệt là kinh tế Nhà nước. Đã và đang làm cản trở và kìm hãm sự phát triển của Thành phần Kinh tế đó nói riêng và nền Kinh tế Nhà nước nói chung.bởi vậy trước tình hình đó bắt buộc bất kỳ thành phần Kinh tế nào đều phải vận động không ngừng để tồn tại và có đủ sức cạnh tranh , nhất là khi Việt Nam đang ra nhập khối mậu dịch tự do APTA hiện nay. Để tồn tại không còn cách nào khác là phải biết vận dụng lý luận phương thức sản xuất vào thực tế nền sản xuất của Doanh nghiệp mình cho phù hợp. Chính vì vậy mà đã có một Doanh nghiệp là Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông đã nhanh chóng lắm bắt được cơ chế thị trường và tất yếu phải đổi mới Phương thức sản xuất cũ, thay bằng Phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. do đó đã đảo ngược tình thế, đưa Nhà máy thoát khỏi đóng cửa , không những thế còn đưa Nhà máy phát triển lớn mạnh.
Là một vấn đề có tính thời sự và cấp bách, bài tiểu luận của em gồm có nội dung như sau :
Chương I : các thành phần của phương thức sản xuất và mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Chương II :Phương thức sản xuất của nhà máy phích nước- bang đèn rạng đông trước và sau cơ chế thị trường
Chương III: Ứng dụng phương thức sản xuất ở nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông.
11 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
T
rong suốt chiều dài của nước ta – Việt Nam đã trải qua các Phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao : “công xã nguyên thuỷ, Phong kiến, phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa”. Những Phương thức sản xuất đó luôn luôn vận động và có xu hướng bị đào thải, trong mỗi giai đoạn phát triển của nước ta và dẫn tới sự ra đời một Phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.Hiện nay khi đất nước bước vào cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đất nước ta đang từng ngày từng giờ bắt kịp với nhịp độ của Khu vực và thế giới. Nhưng dư âm của Phương thức sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại và đang hiện hữu trong các Thành phần mà đặc biệt là kinh tế Nhà nước. Đã và đang làm cản trở và kìm hãm sự phát triển của Thành phần Kinh tế đó nói riêng và nền Kinh tế Nhà nước nói chung.bởi vậy trước tình hình đó bắt buộc bất kỳ thành phần Kinh tế nào đều phải vận động không ngừng để tồn tại và có đủ sức cạnh tranh , nhất là khi Việt Nam đang ra nhập khối mậu dịch tự do APTA hiện nay. Để tồn tại không còn cách nào khác là phải biết vận dụng lý luận phương thức sản xuất vào thực tế nền sản xuất của Doanh nghiệp mình cho phù hợp. Chính vì vậy mà đã có một Doanh nghiệp là Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông đã nhanh chóng lắm bắt được cơ chế thị trường và tất yếu phải đổi mới Phương thức sản xuất cũ, thay bằng Phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. do đó đã đảo ngược tình thế, đưa Nhà máy thoát khỏi đóng cửa , không những thế còn đưa Nhà máy phát triển lớn mạnh. Từ thực tế đã chứng minh cho nên bài tiểu luận này của em đưa ra việc : “Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông”. Là một vấn đề có tính thời sự và cấp bách, bài tiểu luận của em gồm có nội dung như sau :
Chương I : các thành phần của phương thức sản xuất và mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Chương II :Phương thức sản xuất của nhà máy phích nước- bang đèn rạng đông trước và sau cơ chế thị trường
Chương III: Ứng dụng phương thức sản xuất ở nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông.
Vì đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy, Cô giáo góp ý và bổ sung để bài của em được hoàn thiện hơn . Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầygiáo bộ môn đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu này.
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN ĐÓ.
I . Lực lượng sản xuất
1. thế nào là lực lượng sản xuất ?
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên . Trình độ của Lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người . Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người.
2. các thành phần của lực lượng sản xuất.
a. Người lao động
b. Tư liệu sản xuất:
Đối tượng lao động
Tư liệu lao động
+ Công cụ lao động
+ Những Tư liệu lao động khác cần thiết cho bảo quản vận chuyển
3. vai trò quyết định của công cụ lao động.
Để hiểu hết được vai trò quyết định của công cụ lao động thì trước hết chúng ta cần phải hiểu Tư liệu lao động là gì?
Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp của vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động. Chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động.
Chính vì thế mà công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất . Trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến . Vì vậy nó “là yếu tố độc nhất và cách mạng nhất trong lịch sử sản xuất”
Bởi vậy có thể nói rằng trình độ phát triển của Tư liệu lao động mà chủ yếu là Công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người . Là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất và là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại Kinh tế.
4. vai trò quan trọng của người lao động.
Chúng ta đã biết đến vai trò quyết định của công cụ lao động đối với trình độ phát triển của sản xuất và với sự phát triển của các thời đại Kinh tế .Thì bên cạnh đó yếu tố kết hợp với Công cụ lao động là lao động của con người có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi chính con nguời với trí tuệ , kinh nghiệm của mình để chế tạo ra Tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất không những thế Người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển của mọi thời đại Kinh tế. Vì vậy cho dù Tư liệu lao động có ý nghĩa lớn lao đến đâu thì cũng không phát huy được tác dụng không thể trở thành Lực lượng sản xuất của xã hội chính vì vậy mà
LÊ NIN viết:
“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân là người lao động”.
II. Quan hệ sản xuất :
thế nào là quan hệ sản xuất ?
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất .
các yếu tố của quan hệ sản xuất .
Quan hệ về Tư liệu sản xuất
Quan hệ về tổ chức quản lý
quan hệ phân phối sản phẩm lao động
vai trò của mỗi yếu tố của quan hệ sản xuất
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Trong ba yếu tố của Quan hệ sản xuất thì Quan hệ sở hữu về Tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các Quan hệ khác. Bởi có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất đó là sở hữu Tư nhân và sở hữu Xã hội đây là những Quan hệ Kinh tế hiện thực giữa người với người trong Xã hội.
Quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm
Đối với Quan hệ sản xuất thì hai yếu tố này có vai trò quan trọng góp phần củng cố Quan hệ sản xuất và nó cũng có thể làm biến dạng Quan hệ sở hữu. Nói tóm lại hệ thống quan hệ sản xuất thống trị trong mỗi hình thái Kinh tế- Xã hội quyết định bản chất và bộ mặt của hình thái Kinh tế- Xã hội ấy.
III. Mối quan hẹ giữa lực lượng sản xuất va quan hệ sản xuất
Trong bất cứ giai đoạn nào của xã hội thì Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất luôn là hai mặt của Phương thức sản xuất chúng tồn tại không tách rồi nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau. Hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người, quy luật về sự phù hợp với Quan hệ sản xuất và tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất. Trình độ lao động của Lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của Công cụ lao động kỹ thuật trình độ và kinh nghiệm, kỹ năng lao động, quy mô sản xuất, trình độ Phân công lao động trong xã hội. Trình độ của Lực lượng sản xuất càng cao thì Phân công lao động càng thể hiện rõ ràng. Cùng với sự phát triển của Lực lượng sản xuất , Quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của Lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực cho Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ . Nhưng Lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh, còn Quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi Lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới , Quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó. Sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gát giữa hai mặt của Phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu đó dẫn đến việc xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểu Quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của Lực lượng sản xuất, mở đường cho Lực lượng sản xuất phát triển.Việc xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng Quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của Phương thức sản xuất đã lỗi thời và sự ra đời của một Phương thức sản xuất mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới và Quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc Cách mạng xã hội.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY PHÍCH NƯỚC – BÓNG ĐÈN RẠNG ĐÔNG TRƯỚC VÀ SAU CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I . phương thức sản xuất trước cơ chế thị trường
Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông được sản xuất và đi vào hoạt động từ năm 1961. Trong một thời gian dài, trong điều kiện nền Kinh tế theo cơ chế Kế hoạch hoá tập trung nên sản phẩm của Nhà máy thuộc diện bán hàng phân phối, Nên không gay khó kghăn về tiêu thụ sản phẩm.
lực lượng sản xuất.
Đất nước ta vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt lên đã làm cho nền Kinh tế bị suy kiệt trầm trọng. Nhu cầu và khả năng lắm bắt sản phẩm của người dân không cao vả lại cũng không có điều kiện để lắm bắt sản phẩm của các nước khác, trong khu vực lại vừa rẻ lại chất như hàng hoá cùng loại của Trung Quốc lên chủ yếu là: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Hơn nữa Tư liệu lao động đặc biệt là trang thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu chỉ cho phép tạo ra những sản phẩm có: “chất lượng không cao, mẫu mã, giá thành không phù hợp với nhu cầu của người dân”. Mặt khác ngưòi lao động chưa có trình độ chuyên môn, đa phần họ chỉ là công nhân, nông dân chưa quen sản xuất công nghiệp chỉ có một số rất ít người có tay nghề.
Vì vậy hai yếu tố người lao động, và trang thiết bị máy móc nay chỉ có thể phù hợp với thực trạng nền Kinh tế nước ta thời đó mà thôi.
Quan hệ sản xuất
Dưới sự quản lý và điều tiết của cơ chế tập trung bao cấp của Nhà nước thì không riêng gì Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông mà các Nhà máy khác cũng trong điều kiện như vậy.
Được sự bao bọc của nhà nước từ khâu phân phối cho tới tiêu thụ sản phẩm.Chính hình thức bán hàng phân phối này đã không gây khó khăn gì cho việc tiêu thụ. Hơn nữa vì nhà nước quản lý nên không có sự sở hữu Tư nhân ở đây mà chỉ có Quan hệ sở hữu Nhà nước Tư liệu sản xuất.
Mặt khác về Tổ chức quản lý của Nhà máy quá cồng kềnh đồ số về số lượng cán bộ, công nhân mà không có hình thức tinh giản bộ máy sản xuất. Vì thế mà Quan hệ sản xuất ở đây chỉ là nhân tố bị động dưới sự quản lý của Nhà nước, số lượng tập thể thì đông nhưng sức mạnh tập thể thì không có mà sức mạnh cá nhân thì càng không có.
Chính vì vậy mà cả hai yếu tố Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất chỉ có thể đáp ứng đòi hỏi trước mắt của nhân dân ta về sự thiếu thốn sản phẩm mà chưa kể đến nhu cầu và thị hiếu của người dân.
II. Phương thức sản xuất sau cơ chế thị trường
Từ 1980-1990 sau khi chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự tràn ngập của sản phẩm của nước ngoài đặc biệt là của Trung Quốc về “ Chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá thành rẻ” thì sản phẩm của Nhà máy không còn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Lên Kinh tế của Nhà máy đã trở lên thua lỗ nhiều lúc đã phải ngừng hoạt động một thời gian dài (6 tháng liền) làm cho công nhân và cán bộ Nhà máy trở lên bi quan dẫn tới mất đoàn kết nội bộ.
lực lượng sản xuất
Trong giai đoạn này thì với công nhân chủ yếu là nông dân , quân nhân không có trình độ chuyên môn. Vì vậy mà tay nghề và trình độ của công nhân không thể đáp ứng được nhu cầu đói hỏi của sản xuất nữa.
Hơn nữa máy móc quá cũ lạc hậu không cho phép tạo ra những sản phẩm “Có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hấp dẫn ,giá rẻ” . Vả lại nhiên liệu sản xuất thấp, có chất lượng kém như dây tóc Bóng đèn , dẫn tới tuổi thọ ngắn, khả năng giữ nhiệt của Phích nước rất kém. Do vậy mà sản phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân . Tất cả những yếu tố đó đã đưa sản phẩm của Nhà máy tới chỗ không có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập (Trung Quốc) đang tràn ngập thị trường khi đó .
QUAN HỆ SẢN XUẤT
Sau khi Nhà nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bởi nhận thấy cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp nữa.Hình thức bán hàng phân phối đã bị xoá bỏ và không còn tồn tại nữa,đã đưa Nhà máy vào tình trạng phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm, phải tự vận động để tồn tại .Hơn nữa bộ máy sản xuất lớn với số lượng lớn công nhân và cán bộ có tay nghề không thích hợp với điều kiện sản xuất .
Chính vì vậy mà khó khăn lại càng khó khăn hơn Nhà máy rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài (năm 1960 là 16 tỷ đồng)
Nói tóm lại nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng Nhà máy làm ăn thua lỗ là do Lực lượng sản xuất chỉ cho phép tạo ra những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu người dân “Do tính cạnh tranh của sản phẩm không cao”. Quan hệ sản xuất với “ Số lượng cán bộ công nhân quá nhiều không có trình độ và tay nghề cao”.
Chính hai thành phần này đã làm cho Nhà máy bị lung lay trong tình trạng đóng cửa trước cơ chế thị trường .
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY PHÍCH NƯỚC –BÓNG ĐÈN DẠNG ĐÔNG .
I .Ứng dụng lực lượng sản xuất
1. người lao dộng
Trước tình hình đó Nhà máy dã quyết định đào tạo lại ,bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho những công nhân còn lại ở Nhà máy. Đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao - đưa lao động ra nước ngoài để học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất Kinh doanh
2. TƯ LIỆU LAO ĐỘNG
Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sản xuất và trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ lao động nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh phát triển phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất và quản lý để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã hàng hoá , tất yếu phải đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất. Nhất là việc Nhà máy đã quyết định mua và sử dụng các thiết bị hiện đại nhất của Trung Quốc để có sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của nước ngoài đang tràn ngập thị trường nội địa ( nhất là hàng Trung Quốc) đang làm lũng đoạn thị trường Việt Nam. Mặt khác Nhà máy đã tổ chức huy động vốn một cách sáng tạo, việc mua Dây truyền công nghệ cao, thiết bị hiện đại đòi hỏi phải có ngay một số vốn rất lớn mà Nhà máy trong tình trạng như vậy nên việc vay vốn Ngân hàng rất khó khăn và phức tạp. Do vậy mà Nhà máy đã quyết định để công nhân tham gia đóng góp ý kiến.
Chính vì vậy mà nguồn vốn của Nhà máy được tích luỹ từ quỹ khen thưởng, và số tự có của công nhân chưa dùng đến cho Công ty vay. Vì thế mà trong một thời gian ngắn năm 1994 Công ty đã có một số vốn rất lớn 20 tỷ đồng để giải quyết vấn đề đổi mới máy móc, thiết bị, Dây truyền công nghệ cao.
(Năm 1992 là Công ty Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông )
II Quan hệ sản xuất
Nhà máy đã phát huy trí tụê tập thể, củng cố tổ chức sắp xếp bộ máy sản xuất tinh giản bộ máy cán bộ, công nhân được chọn làm khâu “đột phá”.Lãnh đạo Nhà máy đã nhanh chóng giảm số cán bộ và công nhân có trình độ và tay nghề không thích hợp với điều kiện sản xuất. Nhưng việc tinh giản bộ máy luôn luôn là vấn đề phức tạp, để tránh xảy ra thắc mắc có thể dẫn tới mất đoàn kết nội bộ, cũng như tránh tinh giản một cách thô bạo mà lãnh đạo Nhà máy đã tổ chức “ Hội nghị Diên Hồng” để báo cáo trước Đảng viên và quần chúng về tình hình khó khăn của Nhà máy chiến lược sản xuất Kinh doanh trong thời gian tới và yêu cầu cấp bách phải giảm bớt số lượng cán bộ , công nhân để củng cố bộ máy giảm nhẹ hoạt động có hiệu quả và đề nghị mọi công nhân cán bộ trong Nhà máy có thể hiến kế để giải quyết vấn đề bằng phương pháp dựa vào trí tuệ tập thể.Sau các buổi thảo luận con số người tình nguyện xin nghỉ việc lên tới 680 người .Bộ máy tổ chức sản xuất tới nhà máy đều hoàn toàn mới đã tạo tiền đề cho sự đổi mới của các việc tiếp theo.chỉ với việc chủ trương và biện pháp củng cố tổ chức sắp xếp bộ máy, giảm bớt lao động như trên. Đã đưa Nhà máy thoát khỏi sự khủng hoảng trầm trọng và đưa Nhà máy ngày càng tiến cao và xa hơn.
III. Kết quả đạt được của Nhà máy phích nước – bóng đèn Rạng đông
Với việc ứng dụng thành công các thành phần của Phương thức sản xuất mới. Là lực lượng sản xuất với máy móc trang thiết bị cao, và cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn cao. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhà máy và cơ chế thị trường, đã đưa Nhà máy tới những thành công bước đầu.
Năm 1994: Công ty với
Doanh thu tăng : 11 lần
Nộp ngân sách Nhà nước tăng : 33 lần
Lãi(7 tỷ đồng )so với năm 1990 là ( lỗ 16 tỷ đồng)
Thu nhập bình quân theo đầu người tăng: 5,5 người
và cứ như vậy vị trí của Công ty ngày càng được củng cố, đứng vững và tồn tại lâu dài trên thị trường Vịêt Nam
Tháng 1 năm 1999 tăng so với năm 1990 như sau:
Giá trị tổng sản lượng : 5,96 lần
Doanh thu tiêu thụ : 14,73 lần
Nộp ngân sách Nhà nước: 63,96 lần
Thu nhập bình quân : 9, 06 lần
Vốn kinh doanh : 11,75 lần
Như vậy từ chỗ có nguy cơ bị đóng cửa, sau 10 năm Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông đã trở thành một Công ty lớn mạnh có tiếng trong và cả ngoài nước. Từ chỗ một Doanh nghiệp bên bờ vực phá sản như
Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông, đã khôi phục lại vị thế của mình nhờ vào đổi mới tổ chức trong Nhà máy, trình độ người lao động được chuyên môn cao. Áp dụng máy móc hiện đại cho năng xuất và chất lượng mẫu mã đẹp đã đưa Doanh nghiệp tồn tại lớn mạnh để đủ sức chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Bằng thực tế hiện nay của Công ty Phích nước- Bóng đèn Rạng Đông chúng ta đã biết được những kết quả đáng tự hào mà Công ty đã đạt đựơc. Nhờ sự nhanh trí của lãnh đạo Nhà máy, đã lắm bắt được cơ chế thị trường để Nhà máy có đủ sức tồn tại và cạnh tranh.
Nhà máy đã vận dụng thành công lý luận Phương thức sản xuất trong Triết học vào thực tế thực trạng của Nhà máy trước ngưỡng cửa của cơ chế thị trường và đã đạt được những thành công không phải một Doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được. Đó là những tiêu thức có thể thoả mãn được bất cứ một khách hàng khó tính nào về “chất lượng, mẫu mã, giá cả phù hợp túi tiền của người tiêu dùng”.
Theo quan điểm của cá nhân em:
Nếu bất cứ một Thành phần Kinh tế nào biết vận dụng lý luận của phương thức sản xuất một cách có sáng tạo vào thực tiễn nền sản xuất của Doanh nghiệp mình . Trên cơ sở kinh nghiệm của Nhà máy Phích nước – Bóng đèn Rạng Đông, thì chắc chắn rằng Doanh nghiệp đó sẽ vượt qua được những “thách thức và khó khăn” trước ngưỡng cửa của cơ chế thị trường. Và đặc biệt là khi việt nam đang ra nhập khối mậu dịch tự do “ APTA” hiện nay.
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 1
B. Phần nội dung 2
ChươngI: các thành phần của phương thức sản xuất và mối quan hệ giưã các thành phần đó. 2
I. Lực lượng sản xuất 2
II. Quan hệ sản xuất 3
III. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 4
ChươngII: phương thức sản xuất của nhà máy phích nước – rạng đông trước và sau cơ chế thị trường 5
I. Phương thức sản xuất trước cơ chế thị trường 5
II. Phương thức sản xuát sau cơ chế thị trường 6
ChươngIII: ứng dụng phương thức sản xuất ở nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông 7
I: ứng dụng lực lượng sản xuất 7
II: ứng dụng quan hệ sản xuất 8
III: kết quả được ở nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông hiện nay 9
C. Phần kết luận 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học mác-lênin do thạc sỹ.PGS phạm văn duyên và nhà giáo nguyễn đăng quang chủ biên xuất bản tháng 1 năm 2002
2. Những tình huống trong kinh trong Kinh doanh và quản lý (viện nghiên cứu quản lý và Kinh doanh – Trường Đại học quản lý và Kinh Doanh Hà nội) xuất bản năm 2002