Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận để phân tích thực tế về phát triển sản xuất ở công ty Da giầy Hà Nội

Công cuộc cải cách hơn mười năm qua đang tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ . Hơn thế nữa chúng ta đang bước vào thế kỷ 21-thế kỷ của sự phát triển cao độ trên tất cả các lĩnh vực , thế kỷ của quá trình khu vực hoá , toàn cầu hoá kinh tế . Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới ở cuối thế kỷ 20 hiện nay và cả trong tương lai đã tạo thời cơ mới và thách thức mới đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Da giầy Hà Nội nói riêng . Đối với công ty Da giầy Hà Nội cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không phải là ít . Một trong những thách thức đó là xuất phát từ quy luật cạnh tranh . Nó vừa là động lực nhưng đồng thời cũng là nguy cơ đe doạ sự sinh tồn của công ty . Để thích ứng với nền kinh tế thị trường đảm bảo phát triển nhanh và vững mạnh thì một yêu cầu nhất thiết đặt ra cho công ty là không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công ty da giầy Hà Nội đã và đang thực hiện tốt công tác đó và đặc biệt là đạt lợi nhuận cao . NỘI DUNG CHÍNH: 1. Giới thiệu về công ty Da giầy Hà Nội . 2. Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận vào phát triển sản xuất 3. Thực tế chứng minh về việc tăng lợi nhuận bằng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da giầy Hà Nội .

doc15 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận để phân tích thực tế về phát triển sản xuất ở công ty Da giầy Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU ông cuộc cải cách hơn mười năm qua đang tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ . Hơn thế nữa chúng ta đang bước vào thế kỷ 21-thế kỷ của sự phát triển cao độ trên tất cả các lĩnh vực , thế kỷ của quá trình khu vực hoá , toàn cầu hoá kinh tế . Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới ở cuối thế kỷ 20 hiện nay và cả trong tương lai đã tạo thời cơ mới và thách thức mới đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Da giầy Hà Nội nói riêng . Đối với công ty Da giầy Hà Nội cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không phải là ít . Một trong những thách thức đó là xuất phát từ quy luật cạnh tranh . Nó vừa là động lực nhưng đồng thời cũng là nguy cơ đe doạ sự sinh tồn của công ty . Để thích ứng với nền kinh tế thị trường đảm bảo phát triển nhanh và vững mạnh thì một yêu cầu nhất thiết đặt ra cho công ty là không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công ty da giầy Hà Nội đã và đang thực hiện tốt công tác đó và đặc biệt là đạt lợi nhuận cao . Qua thời gian học môn kinh tế chính trị em đã được hiểu biết khá nhiều về nền kinh tế xã hội nên mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận để phân tích thực tế về phát triển sản xuất ở công ty Da giầy Hà Nội ” làm đề tài tiểu luận cho mình . II. Nội dung Giới thiệu về công ty Da giầy Hà Nội . Công ty Da giầy Hà Nội là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Da giầy Việt Nam . Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại giầy dép . Công ty có tư cách pháp nhân , có quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý , có con dấu riêng để giao dịch , có tài sản và các tập trung được mở tại ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước . Công ty có quyền tự chủ kinh doanh , tự chủ tài chính , chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động , quy chế tài chính của Tổng công ty . Trụ sở của công ty hiện nay ở 409 đường Nguyễn Tam Trinh - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội . Đây vừa là nơi giao dịch đồng thời cũng là nơi sản xuất của công ty. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành nhiều giai đoạn gắn liền với sự phát triển và sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước . Bước vào nền cơ chế thị trường , bên cạnh việc phải lo đầu vào , công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về đầu ra với các công ty khác như : Da Sài Gòn , công ty Da Vinh…Nhu cầu tiêu thụ giảm do chất lượng hạn chế , các khách hàng truyền thống hầu hết chuyển sang gia công bằng nguyên vật liệu của nước ngoài , sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được , sản xuất phải cầm chừng . Mặt khác trang thiết bị từ thời Pháp vào những năm 60 tới nay đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng để sản xuất . Do vậy , để cải thiện tình hình trên năm 1994 công ty đã đưa vào một dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt . Sản lượng công ty đã tăng lên : Sản lượng da cứng : 25-32 tấn/năm Sản lượng da mềm : 450.000 ha/năm Keo CN: 25 tấn/năm Thực hiện quy hoạch của Tổng công ty Da giầy Việt Nam ,công ty chuyển đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ thuộc da sang sản xuất kinh doanh giầy dép các loại như : giầy vải , giầy da nam nữ , dép đi trong nhà …(phần thuộc da của công ty chuyển toàn bộ cho công ty da trong Vinh) . Do vậy, tên giao dịch quốc tế của công ty là HANSHOES . Mặc dù mới chuyển sang sản xuất giầy dép , lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới , khu vục và trong nước .Trong những năm qua, toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty Da giầy Hà Nội đã có nhiều cố gắng vươn lên tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường . 2.Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận vào phát triển sản xuất 2.1. Lợi nhuận. Trong xã hội bất kỳ một hoạt động mua bán nào cũng có lời lãi . Trong nền kinh tế hàng hoá , mỗi doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh , sản xuất ra sản phẩm khi đưa vào lưu thông cũng có tham vọng thu được lợi nhuận cao . Trong xã hội tư bản, giá trị thặng dư là do lao động của công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất , là nguồn gốc thu nhập của tất cả các giai cấp bóc lột trong xã hội tư bản . Nhà tư bản không hao phí lao động bản thân vào sản xuất hàng hoá , mà chỉ bỏ tư bản vào đó nên nhà tư bản chỉ quan tâm đến hiệu quả tư bản bỏ vào sản xuất . Chi phí sản xuất hàng hoá gồm có những chi phí về tư bản khả biến (C+V) , tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nhân . Đối với nhà tư bản để sản xuất ra hàng hóa tốn bao nhiêu là tính theo tư bản đã chi phí; đối với xã hội hàng hoá là tính theo lao động đã hao phí . Bởi vậy những chi phí để sản xuất ra một hàng hoá thấp hơn giá trị của hàng hoá ấy tức là thấp hơn những chi phí thật sự về sản xuất (C+V+m) . Chỗ chênh lệch giữa giá trị hàng hoá (những chi phí thật sự về sản xuất) và những chi phí tư bản chủ nghĩa về sản xuất , là giá trị thặng dư (m) mà nhà tư bản chiếm không . Khi nhà tư bản bán hàng hoá thì giá trị thặng dư biểu hiện thành một số thừa trội hơn số chi phí sản xuất . Khi xác định lỗ lãi của xí nghiệp , nhà tư bản so sánh số thừa đó với tư bản đã ứng trước . Giá trị thặng dư , so sánh với tổng tư bản ứng trước là lợi nhuận . Vậy lợi nhuận là một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư ,được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. 2.2. Các yếu tố làm tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. * Chi phí sản xuất: Trong nền kinh tế thị trường , lợi ích kinh tế trở thành động lực mạnh mẽ , là mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp . Lợi nhuận được xem là mục tiêu , là khát vọng của mỗi doanh nghiệp . Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất và cung cấp các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận , để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố có bản đó là : đối tượng lao động , tư liệu lao động và lao động . Đối tượng lao động :là những vật do con người tác động vào nó để biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình như : nguyên , nhiên vật liệu . Tư liệu lao động : là những vật hoặc hệ thống vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự hoạt động của con người để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động đó (máy móc, thiết bị) . Lao động là hoạt động có mục đích , có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật trong tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của bản thân con người . Đối với mỗi ngành , lĩnh vực các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất theo những mức độ khác nhau và hình thành nên những khoản chi phí tương ứng. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận : C+V+m Trong đó : - C : là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu , khấu hao tài sản cố định… - V : là hao phí hao động sống (chi phí tiền lương , tiền công) phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm . - m : là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm . Tóm lại ta có thể hiểu chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định . Đối với bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào sự vận động của quá trình sản xuất cũng bao gồm hai mặt đối lập nhau đó là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như để thu tiền về . Và để thực hiện được việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định gọi chung là chi phí tiêu thụ sản phẩm như : chi phí bao gói ,vận chuyển , tiếp thị , quảng cáo …để sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng chiếm lĩnh được thị phần rộng lớn hơn . Tuy nhiên để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngoài chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm , doanh nghiệp còn thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước là nộp các khoản thuế theo luật thuế . Những chi phí về thuế này đều mang tính chất khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . Qua nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh , tình hình sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp ta thấy chi phí có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh , vì vậy doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới quản lý chi phí ,từ đó hạ thấp chi phí , tăng lợi nhuận , bảo đảm sự tồn tại của mình . * Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp : Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn quan tâm tới hiệu quả các chi phí bỏ ra ít nhất mà thu được lợi nhuận cao nhất . Nhưng thấy được hiệu quả thì phải thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đặc biệt là chỉ tiêu giá thành sản phẩm vì : Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện , hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng 2 mặt khác nhau vốn có bên trong của nó là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành . Do đó giá thành là phạm trù kinh tế khách quan . Mặt khác , giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp , do đó giá thành mang tính chất chủ quan nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của các doanh nghiệp là phải phẩn đấu tổ chức tốt công tác quản lý chi phí , giá thành sản phẩm . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau , là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất . 3. Thực tế chứng minh về việc tăng lợi nhuận bằng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da giầy Hà Nội . Trong những năm vừa qua , trước sự chuyển mình của nền kinh tế , công ty Da giầy Hà Nội nói riêng cũng như toàn bộ các doanh nghiệp nói chung phải đứng trước bao sự thử thách to lớn của nền kinh tế thị trường và phải chịu sự biến động của cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào , cho nên để đứng vững được là cả sự nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên công ty . Vấn đề đặt ra công ty đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao để có một nguồn thu nhập không những bù đắp được mọi chi phí mà còn có lợi nhuận để tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cho dù công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đi chăng nữa thì việc quản lý các chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm vẫn được đặt lên hàng đầu . Bởi hai yếu tố đó là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng , luôn được các nhà lãnh đạo công ty quan tâm với mục tiêu là làm sao tiết kiệm được chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận . Tại công ty Da giầy Hà Nội chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại , chúng khác nhau về cả nội dung , tính chất , vai trò …trong quá trình sản xuất kinh doanh . Để đơn giản hoá công tác tính giá thành ,công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ bao gồm 5 khoản chi phí sau : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó chi phí nguyên vật liệu là khá quan trọng , nó chiếm từ 65-75% giá thành sản xuất toàn bộ . Do vậy chỉ cần biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi giá thành sản phẩm và việc tiết kiệm chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm . ở đây chúng ta phân tích việc sản xuất giầy cầu lông pha da để thấy được tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm cũng như để đánh giá chính xác được biện pháp tăng lợi nhuận của công ty . Để sản xuất giầy cầu lông pha da công ty đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhưng chủ yếu là vải bạt , đế mút , xốp . - Chi phí nguyên vật liệu : năm 1999 chi phí nguyên vật liệu cho 1000 đôi giầy cầu lông pha da là 15.377.439đ nhưng năm 2000 là 15.121.405đ , khoản chi phí này đã tiết kiệm được 256.034đ . Chi phí nguyên vật liệu giảm mà không ảnh hưởng tới chất lượng giầy là một điều đáng khích lệ của công ty . Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, năm 1999 chi phí này là 64,89%, năm 2000 là 64,09% . Lý do có sự giảm này là công ty tìm được những nơi cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn và nhất là chất ượng vẫn đảm bảo . - Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm , năm 1999 chi phí này chiếm 10,62% trong tổng chi phí , năm 2000 là 11,67% trong tổng chi phí . Việc công ty tăng lương cho công nhân dẫn đến tăng chi phí nhân công trực tiếp , tuy nhiên việc tăng lương này là phù hợp với sự tăng lên của lương thời gian ,đồng thời góp phần khuyến khích tinh thần lao động và ý thức tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Chi phí sản xuất chung : so với năm 1999 chi phí sản xuất chung tính cho 1000 đôi giầy đã giảm xuống 55.000đ . Chi phí này gồm nhiều khoản như : chi phí tiền lương nhân viên quản lý , chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng , chi phí khấu hao tài sản cố định … - Chi phí bán hàng : chi phí này ngày càng tăng bởi trong điều kiện nền kinh tế thị trường , công ty muốn tồn tại và phát triển phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường , đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm , mở nhiều cửa hàng đại lý … do vậy chi phí bán hàng ngày càng tăng . - Chi phí quản lý doanh nghiệp : công ty đã dùng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí về tiếp khách hội họp , giao dịch do công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh , mở rộng các mối quan hệ . Bên cạnh việc quản lý chi phí sản xuất công ty cũng đã lập kế hoạch giá thành sản phẩm nhằm mục đích tiết kiệm chi phí kinh doanh . Việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm , công ty căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại sản phẩm , vào số lượng sản phẩm dự kiến hoàn thành vào giá thành sản phẩm của năm trước , vào tình hình thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất của công ty . Sau khi phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành sản phẩm của năm trước , kết hợp với các căn cứ trên , công ty dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch giá thành , phát hiện các khả năng tiềm tàng hạ giá thành kế hoạch để xác định giá thành đơn vị và giá thành toàn bộ sản phẩm kế hoạch . Để thấy rõ điều này ta sẽ xem xét giá thành kế hoạch mà công ty đã lập cho loại giầy cầu lông pha da năm 2000 : TT  Khoản mục chi phí  Giáthànhđơnvị thực tế  Giáthành kế hoạch  So sánh       +/-  %   1  Chi phí NVL  14.834  15.121,4  278,9  1,87   2  Chi phí nhân công trực tiếp  2755,9  2755,9     3  Chi phí sx chung  2560  2658,6  98,6  3,71   4  Chi phí bán hàng , quản lý doanh nghiệp  3023,8  3080,4  56,6  1,87    Cộng  23182,7  23616,3  433,6  1,87   So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch giầy cầu lông pha da năm 2000 ( Tính cho một đôi ) Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty đã thực hiện được nhiệm vụ giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản xuất sản phẩm giầy cầu lông pha da . Cụ thể giá thành kế hoạch đã tăng so với thực tế là 1,87% . Qua phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội ta thấy được bằng phương pháp tính toán kỹ lưỡng , quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất , giá thành sản phẩm của công ty đã giảm đáng kể bởi giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay luôn là yếu tố hàng đầu giúp công ty cạnh tranh được trên thị trường . Để tồn tại và phát triển công ty da giầy Hà Nội đã luôn chú trọng tới việc giữ gìn và nâng cao uy tín của mình trên thị trường . Điều này được thể hiện ở việc công ty luôn tìm mọi cách để đa dạng hoá mẫu mã , nâng cao chất lượng sản phẩm , phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh , hạ giá thành nhằm tăng doanh số , tăng lợi nhuận . Công ty đã áp dụng một cách có hiệu quả một số biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm như : Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu , quản lý việc tiêu dùng nguyên vật liệu theo định mức , giảm được định mức tiêu hao một số loại nguyên vật liệu . Tìm được một số nguồn mua nguyên vật liệu có giá rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo . Lập kế hoạch giá thành sản phẩm . Hầu hết các máy móc thiết bị , dây chuyền sản xuất được đầu tư mới nên đã góp phần giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu . Tóm lại để có được những thành quả đó là cả sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên và ban lãnh đạo công ty , sự lớn mạnh đó đã tạo điều kiện cho công ty ổn định sản xuất , lợi nhuận tăng cao , nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng , đời sống cán bộ công nhân ngày càng được nâng cao , sản phẩm càng ngày có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới . Đây chính là một thành công lớn mà công ty cần giữ gìn và phát huy . III. Lời kết Được tìm hiểu môn kinh tế chính trị và tài liệu thực tế của công ty Da giầy Hà Nội , em đã hiểu rõ hơn về lợi nhuận . Đặc biệt là biện pháp tăng lợi nhuận , phát triển sản xuất bằng cách quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm cuả công ty . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau , giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí sản xuất , chi phí sản xuất cao - giá thành sản phẩm cao và ngược lại , điều đó quyết định tới sự phát triển của công ty khá lớn . Trong nền kinh tế thị trường , sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành là điều không tránh khỏi , ngoài ra các doanh nghiệp còn phải chịu sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập , tâm lý của người tiêu dùng ai cũng muốn mua đuợc hàng tốt mà giá lại rẻ . Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà vẫn đặt được mục đích kinh tế là phất triển sản xuất , đạt lợi nhuận cao . Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được coi là hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của các doanh nghiệp . Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đã và đang hoàn thành tốt công tác đó . Với vốn kiến thức kinh tế ít ỏi và sự hiểu biết thực tế còn non nớt , trong tiểu luận chác hẳn không tránh khỏi sai sót , em kính mong các thầy cô giáo nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt những bài tiểu luận sau . Em xin chân thành cám ơn cô giáo Đỗ Bội Toàn đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này . Sinh viên thực hiện Mục lục Trang I . Lời nói đầu 1 II. Nội dung : 1. Giới thiệu công ty Da giầy Hà Nội 2 2. Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận vào phát triển sản xuất : 2.1. Lợi nhuận . 3 2.2. Các yếu tố làm tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . 3 3. Thực tế chứng minh về việc tăng lợi nhuận 5 bằng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da giầy Hà Nội . III . Lời kết . 9 Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế chính trị ĐHQLKD . Giáo trình quản trị doanh nghiệp . Tài liệu thống kê của công ty Da giầy Hà Nội .
Tài liệu liên quan