Vận dụng mô hình 5E của W. Bybee để thiết kế chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” trong dạy học Sinh học 10

Giáo dục đang không ngừng đổi mới theo định hướng dạy học phát triển năng lực người học. Bài viết giới thiệu tóm tắt mô hình dạy học 5E của W. Bybee, là mô hình dạy học qua trải nghiệm nhằm phát triển năng lực người học. Học sinh được đặt ở vị trí trung tâm, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập nhằm khám phá tìm tòi tri thức mới, hình thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu cũng như áp dụng tri thức vào thực tiễn. Dạy học theo mô hình 5E, giáo viên có điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo dự án và dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Từ đó, chúng tôi vận dụng để thiết kế chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” Sinh học 10 theo 5 bước: (1) Gắn kết; (2) Khám phá; (3) Giải thích; (4) Áp dụng; (5) Đánh giá.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng mô hình 5E của W. Bybee để thiết kế chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” trong dạy học Sinh học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000148 VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5E CỦA W. BYBEE ĐỂ THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 Phạm Đình Văn*, Trịnh Thị Diệu Yến Tóm tắt: Giáo dục đang không ngừng đổi mới theo định hướng dạy học phát triển năng lực người học. Bài viết giới thiệu tóm tắt mô hình dạy học 5E của W. Bybee, là mô hình dạy học qua trải nghiệm nhằm phát triển năng lực người học. Học sinh được đặt ở vị trí trung tâm, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập nhằm khám phá tìm tòi tri thức mới, hình thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu cũng như áp dụng tri thức vào thực tiễn. Dạy học theo mô hình 5E, giáo viên có điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo dự án và dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Từ đó, chúng tôi vận dụng để thiết kế chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” Sinh học 10 theo 5 bước: (1) Gắn kết; (2) Khám phá; (3) Giải thích; (4) Áp dụng; (5) Đánh giá. Từ khóa: Áp dụng, giải thích, khám phá, mô hình 5E, năng lực. 1. MỞ ĐẦU Mô hình dạy học 5E được đề xuất bởi Bybee (1980s) của tổ chức BSCS (Biological Sciences Curriculum Study) - Tổ chức giáo dục nghiên cứu khung chương trình dạy học sinh học. Mô hình 5E kế thừa từ sự phát triển của các mô hình giáo dục đã có trước đó, như của Herbart (1900s), của Dewey (1930s), của Heiss et al. (1950s), của Atkin & Karplus (1960s) Theo Bybee et al. (2006), 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm, khám phá tìm hiểu kiến thức, tự do tư duy sáng tạo và phát biểu ý kiến, nhằm phát triển tốt năng lực cho HS. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến mô hình dạy học 5E, lí luận và PPDH môn Sinh học, Chương trình Sinh học 10. 2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát GV và HS thực trạng những hiểu biết về dạy học theo mô hình 5E (khái niệm, vai trò, đặc điểm, quy trình tổ chức); thực trạng tổ chức dạy học vận dụng mô hình 5E trường phổ thông (mức độ sử dụng, thuận lợi và khó khăn). Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: vanpd@hcmue.edu.vn 1226 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Quan trực tiếp và bằng bảng quan sát trong quá trình tổ chức dạy học theo mô hình 5E. Nhằm quan sát thái độ HS tham gia vào quá trình học, mức độ tiếp thu kiến thức, sự hứng thú đối với môn học khi học mô hình 5E. 2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thời gian, địa điểm, đối tượng: + Thời gian: Tháng 3/2019. + Đối tượng, địa điểm: Học sinh lớp 10, Trường THSP Trường Đại học Sư phạm TP. HCM và Trường THPT Hùng Vương, quận 5, TP. HCM. Trường thực nghiệm Trung học thực hành - ĐHSP TP.HCM THPT Hùng Vương Lớp thực nghiệm 10 CA, 10.4 10A8, 10 A21 Số học sinh 64 học sinh 85 học sinh - Bố trí thực nghiệm: + Tổ chức thực nghiệm quá trình, không đối chứng. Mỗi trường chọn 2 lớp. + Khảo sát đầu vào, tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trường của vi sinh vật”, Sinh học 10 theo mô hình 5E và đánh giá đầu ra. Dựa vào kết quả đánh giá đầu ra về năng lực và các sản phẩm học tập, bảng quan sát thái độ để khẳng định hiệu quả của tác động. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô hình 5E trong dạy học sinh học 3.1.1. Đặc điểm và cách tiến hành các bước dạy học theo mô hình 5E - Đặc điểm của mô hình dạy học 5E: + Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Chuỗi hoạt động này còn thể hiện sự gắn kết qua các chủ đề dạy học khác nhau, tạo ra sự kế thừa, phát triển các mạch nội dung tri thức khoa học. + Học sinh được đặt ở vị trí trung tâm, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Học qua trải nghiệm được coi là hoạt động trọng tâm trong quá trình khám phá tìm tòi tri thức mới, hình thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu cũng như áp dụng tri thức vào thực tiễn. + Mô hình 5E thích hợp để tổ chức dạy học theo chủ đề, quá trình dạy học được diễn ra trong một đơn vị thời gian lớn hơn 1 tiết học. Kết hợp giữa dạy học trên lớp và tự học, tự chuẩn bị ở nhà, cũng như học tập ở vườn trường hay ngoài môi trường tự nhiên, cơ sở sản xuất,... Qua việc giải quyết một chủ đề trọn vẹn, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. + Dạy học theo mô hình 5E, giáo viên có điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo dự án và dạy học theo định hướng giáo dục STEM. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1227 + Mô hình 5E còn nhấn mạnh việc đánh giá trong suốt quá trình dạy học, kết hợp giữa đánh giá chẩn đoán đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đầu ra, kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh, nhóm và đánh giá của giáo viên. - Theo Bybee et al (2006), CSCOPE (2016) mô hình dạy học 5E được tiến hành qua các bước được tóm tắt ở Bảng 1: Bảng 1. Các bước tiến hành theo mô hình dạy học 5E Bước Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Engage (Gắn kết) - Đưa ra các câu hỏi, bài tập hoặc các thực hành đơn giản nhằm kích thích HS và tạo sự liên hệ kiến thức cũ và mới. - Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi về những thắc mắc của mình. - Trả lời câu hỏi, làm thực hành. - Tìm mối liên hệ giữa chủ đề mới với các kiến thức đã học. - Đặt các câu hỏi thắc mắc về vấn đề sắp học. Explore (Khám phá) - Cung cấp tài liệu hỗ trợ và tổ chức HS khám phá qua trải nghiệm. - Quan sát và lắng nghe tương tác của HS. - Nghiên cứu tài liệu hỗ trợ, thực hiện các HĐ khám phá. - Báo cáo kết quả khám phá và thảo luận. Explain (Giải thích) - Tổ chức thảo luận để giải thích về những khám phá ở bước 2 (đưa ra các dẫn chứng) - Chính xác hóa các khái niệm và giải thích. - Thảo luận để đưa ra các dẫn chứng và giải thích về những khám phá ở bước 2. - Hệ thống các tri thức khoa học dưới dạng khái quát (bảng, sơ đồ,...). Elaborate (Áp dụng) - Khuyến khích HS áp dụng hoặc mở rộng các khái niệm và kỹ năng trong các tình huống mới. - Tạo tình huống liên quan, gắn liền với đời sống để HS giải quyết, từ đó áp dụng vào thực tiễn. - HS kết nối khái niệm giữa những trải nghiệm cũ và mới. Áp dụng khái niệm, kỹ năng để giải thích một số tình huống tương tự. - Sử dụng kiến thức đã học để đặt câu hỏi, đề xuất giải pháp để rút ra kết luận. Evaluate (Đánh giá) - Quan sát trong suốt quá trình học tập của HS. Cung cấp phản hồi và điều chỉnh - Dựa vào tự đánh giá của HS để tổng hợp đánh giá mức độ đạt được của HS so với mục tiêu. - Tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân bằng cách so sánh giữa sự hiểu biết hiện tại và trước đó. - Đặt những câu hỏi mới để khám phá sâu hơn vào khái niệm hoặc chủ đề đã học. 3.1.2. Vai trò mô hình 5E trong dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), “Năng lực là những khả năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt bằng những phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp”. Mô hình dạy học 5E là một trong những mô hình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh. Mô hình 5E vừa tạo cơ hội cho học sinh hình thành kiến thức bằng cách khám phá, trải nghiệm vừa khuyến khích các em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học bằng cách tình huống gắn liền với thực tiễn. Trong mô hình 5E, HS được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, tích cực, tự lực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở và tạo các cơ hội cho học sinh khám phá, trải nghiệm, tìm tòi, giải quyết vấn đề. 1228 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Mô hình 5E dựa trên tiếp cận dạy học khám phá, trải nghiệm để HS tìm ra tri thức khoa học, từ đó vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, học tập bằng mô hình này, HS sẽ có nhiều cơ hội để hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù trong các môn học. Sinh học là môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên, thực nghiệm vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là phương pháp dạy học đặc trưng. Nội dung môn Sinh học gắn liền với đời sống, mang tính thực tiễn cao. Do đó, khá phù hợp với mô hình dạy học 5E. Vận dụng mô hình 5E trong dạy học môn Sinh học, HS sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các năng lực đặc thù. Ở bước “Khám phá”, “Giải thích”, HS được học qua trải nghiệm bằng các hoạt động thực hành (quan sát, làm thí nghiệm) để tìm tòi, khám phá tri thức khoa học. Nhờ vậy mà HS hình thành được năng lực tìm hiểu thế giới sống, năng lực nhận thức sinh học. Bước “Áp dụng”, học sinh được tạo cơ hội phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc giải quyết tình huống gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày. Mặt khác, qua quá trình tổ chức dạy học theo 5 bước của mô hình 5E, học sinh còn được hình thành và phát triển các năng lực chung, như năng lực tự học qua các hoạt động tự lực tìm kiếm thông tin, thực hiện các quan sát, làm thực hành, thí nghiệm ở nhà,...; năng lực giải quyết vấn đề qua các hoạt động ở bước “Gắn kết” và “Áp dụng”; năng lực hợp tác sẽ được hình thành xuyên suốt cả 5 bước, bởi trong mô hình 5E hình thức thảo luận nhóm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn. Qua các hoạt động làm việc nhóm, học sinh sẽ hình thành các năng lực như phân công nhiệm vụ, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung; năng lực sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình, lập luận, chứng minh, giải thích các hiện tượng, quá trình, quy luật sinh học. 3.2. Thiết kế chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” theo mô hình 5E (1) Mục tiêu học tập: Sau khi học xong chủ đề này, HS có khả năng: + Làm được sữa chua, quan sát được hiện tượng khi bảo quản sữa chua theo các cách khác nhau. + Vẽ biểu đồ và giải thích được các giai đoạn sinh trưởng của vi sinh vật. + Lí giải được các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến quá trình lên men. + Tự tìm kiếm tài liệu về quá trình sinh trưởng của VSV và các ứng dụng trong đời sống. + Phân công nhiệm vụ cụ thể và phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm + Có ý thức giữ vệ sinh, sức khỏe qua việc sử dụng các sản phẩm lên men. (2) Nội dung chủ đề - Khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật. - Đặc điểm của quá trình sinh trưởng của VI SINH VẬT. - Vận dụng kiến thức về quá trình sinh trưởng của vi sinh vật vào đời sống. (3) Chuẩn bị Yêu cầu HS về nhà làm việc theo nhóm: Tiến hành làm sữa chua và bảo quản theo 2 cách, quan sát hiện tượng và ghi chép lại kết quả: PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1229 Thời gian Bảo quản ở nhiệt độ thường Bảo quản trong tủ lạnh Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày (4) Các hoạt động học tập (4.1). Bước 1. Gắn kết - GV yêu cầu HS vẽ đồ thị biểu diễn số lượng vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật theo công thức N = N0 x 2n. Đối chứng với đồ thị các giai đoạn sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy không liên tục. Hình 1. Đồ thị đường cong sinh trưởng theo công thức N = N0 x 2n Hình 2. Đồ thị đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục - HS nhận xét: Đồ thị đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục gồm làm 4 pha với 4 đường cong gấp khúc khác nhau còn đồ thị được vẽ bởi công thức tính số lượng vi khuẩn sinh ra theo thời gian thì chỉ có một chỉ có một đường cong hướng lên. - GV: Hãy dự đoán tại sao lại có sự khác biệt đó? - HS: Dự kiến câu trả lời của HS: + Vì có vi khuẩn bị chết đi, không đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. + Vì sinh trưởng ở vi khuẩn có 4 pha. + Vì đồ thị N = N0 x 2n là đồ thị trong trường hợp lý tưởng. - GV: Để hiểu rõ sự khác nhau đó, chúng ra sẽ khám phá bản chất của quá trình sinh trưởng của VSV trong môi trường thực tế. (4.2). Bước 2. Khám phá - HS làm việc theo nhóm ở nhà: Làm sữa chua từ các nguyên liệu thông thường: sữa đặc, men từ hộp sữa chua cái. Bảo quản sữa sau khi lên men theo 2 cách: + Bảo quản trong tủ lạnh. + Bảo quản ở nhiệt độ thường. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS theo dõi và so sánh sự khác nhau giữa hộp sữa chua bảo quản trong tủ lạnh và ở nhiệt độ thường. + Giải thích sự khác nhau của 02 hộp sữa chua bảo quản theo hai cách khác nhau. + Giải thích quá trình sinh trưởng của vi sinh vật lên men sữa chua qua các giai đoạn: ủ và bảo quản sữa chua. Sự sinh trưởng của vi khuẩn lên men trong hai trường hợp bảo quản khác nhau có giống nhau không, vì sao? 1230 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM + Hãy vẽ biểu đồ dự đoán đường cong sinh trưởng của giai đoạn ủ và giai đoạn bảo quản sữa chua trong hai trường hợp trên. + So sánh lượng chất dinh dưỡng của 02 hộp sữa chua bảo quản theo hai cách trên, cách bảo quản sữa chua nào tốt hơn, an toàn hơn. - HS: Vẽ đồ thị số lượng vi khuẩn trong từng trường hợp (Hộp A: Bảo quản ở nhiệt độ thường; Hộp B: bảo quản trong tủ lạnh). Hình 3. Đồ thị đường cong sinh trưởng vi khuẩn lên men của hộp A và B - HS trình bày các diễn biến trong từng giai đoạn trong hai trường hợp, giải thích số lượng vi khuẩn ở từng giai đoạn. (4.3). Bước 3. Giải thích - HS giải thích số lượng vi khuẩn ở hai đồ thị, nêu ý kiến và nhận xét lẫn nhau. - GV gợi ý HS giải thích các pha sinh trưởng tương ứng với các giai đoạn làm và bảo quản sữa chua: làm sữa chua => ủ lên men => để ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày => sau 4 - 7 ngày. Các pha Pha tiềm phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong Bảo quản ở nhiệt độ thường Làm sữa chua Ủ lên men khoảng 8 giờ Sau 2-3 ngày Sau 4-7 ngày Bảo quản trong tủ lạnh Làm sữa chua Ủ lên men khoảng 8 giờ Khi cho sữa chua vào tủ lạnh thì vi khuẩn bị ức chế, do đó không xảy ra pha cân bằng và suy vong. - HS làm việc nhóm để giải thích và đưa ra đặc điểm của từng pha: + Pha tiềm phát: số lượng vi khuẩn không thay đổi vì lúc này vi khuẩn chưa sinh trưởng mà chỉ đang thích nghi với môi trường. + Pha lũy thừa: số lượng vi khuẩn tăng nhanh do đã thích nghi với môi trường và có enzym, số lượng vi khuẩn gia tăng theo lũy thừa N = N0 x 2n. + Pha cân bằng: số lượng vi khuẩn không đổi vì lúc này do thiếu chất dinh dưỡng nên đã có vi khuẩn chết đi, số lượng chết đi bằng số lượng sinh ra. + Pha suy vong: số lượng vi khuẩn giảm dần, vì chất dinh dưỡng không được bổ sung, thiếu hụt chất dinh dưỡng và chất độc tích lũy nhiều làm cho vi khuẩn chết đi tăng lên. (4.4). Bước 4. Áp dụng - GV: Dự đoán và giải thích khi nào thu được sinh khối lớn nhất trong nuôi cấy không liên tục? PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1231 - HS: Sinh khối lớn nhất thu được ở cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng, vì lúc này số lượng vi khuẩn đạt cực đại, thu ở bước này có thể thu được sinh khối lớn nhất mà không cần tốn thêm thời gian, chất dinh dưỡng. - GV: Hãy so sánh chất lượng dinh dưỡng trong hai cách bảo quản trên. - HS: Hộp sữa chua bảo quản trong tủ lạnh có chất lượng dinh dưỡng tốt. Còn hộp sữa chữa để ở nhiệt độ thường không những chất lượng dinh dưỡng giảm mà còn có thể sinh ra chất độc hại, vì vậy không nên sử dụng. - GV: Nếu sử dụng 1 hộp sữa chua sau khi ủ lên men để làm sữa cái và tiếp tục cho sữa đặc vào để làm và ủ tiếp, quá trình được lặp lại nhiều lần. Quá trình nuôi cấy trên có phải là nuôi cấy liên tục hay không? Vì sao trong trường hợp trên không xảy ra pha suy vong? - HS giải thích: Đây là quá trình nuôi cấy liên tục, vì có sự bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy, nên vi khuẩn sinh trưởng liên tục, không xuất hiện pha suy vong. Bảng 2. Bảng quan sát mức độ tham gia hoạt động và tinh thần trách nhiệm của HS (trọng số: 0.2) Nội dung quan sát Mức độ Tự ĐG ĐG chéo GV đánh giá 1. Tích cực tham gia hoạt động (5 điểm) 1.1. Tích cực, tự giác tham gia hoạt động (>3,5 - 5,0 điểm) 1.2. Có tham gia hoạt động, nhưng cần GV nhắc nhở (>2.5 - 3,5 điểm) 1.3. Chưa tích cực, nhắc nhở nhiều (0 - 2,5 điểm) 2. Tinh thần trách nhiệm (5 điểm) 2.1. Làm tốt nhiệm vụ của mình và nhắc nhở bạn hoàn thành (>3,5 - 5,0 điểm) 2.2. Làm tốt nhiệm vụ của mình (>2.5 - 3,5 điểm) 2.3. Chưa làm tốt nhiệm vụ của mình (0 - 2,5 điểm) Bảng 3. Bảng tiêu chí đánh giá vẽ biểu đồ và thuyết trình (trọng số: 0.4) Nội dung Tiêu chí đánh giá Điểm Tự ĐG ĐG chéo GV đánh giá Hình thức Sản phẩm đẹp, trình bày cân đối, sáng tạo. 2 Nội dung Chính xác, khoa học 2.5 Đầy đủ 3 loại biểu đồ 2.5 Thuyết trình Phong cách tự tin, lưu loát, đúng giờ 1 Thuyết trình rõ ràng, trọng tâm, thu hút người nghe 1 Trả lời tốt các câu hỏi thảo luận 1 (4.5). Bước 5. Đánh giá - Sử dụng rubrics để đánh giá sản phẩm và sử dụng bảng quan sát: - Kiểm tra tự luận bằng một số câu hỏi vận dụng (trọng số: 0.4): Câu 1: Có nên ăn dưa cải muối, kim chi, cà muối, ... để lâu ngày không? Tại sao? 1232 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Câu 2: Tại sao nói dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? Câu 3: Vì sao có một số hộp sữa chua bị phồng hơi lên, có nên sử dụng những hộp sữa chua như thế không? Vì sao? Câu 4: Vì sao khi rửa rau sống, người ta thường ngâm nước muối hoặc thuốc tím pha loãng? Câu 5: Vì sao trong sữa chua không có các vi sinh vật gây bệnh? 3.3. Kết quả thực nghiệm Chúng tôi đã thực nghiệm chủ đề “Sinh trưởng của vi sinh vật” theo mô hình 5E ở 2 Trường THPT ở TP. HCM, kết quả thực nghiệm tóm tắt như sau: Sau khi dạy xong chủ đề, chúng tôi tổng hợp đánh giá của 3 nội dung: + Mức độ tham gia hoạt động và tinh thần trách nhiệm của HS (0.2). + Đánh giá hoạt động vẽ biểu đồ và thuyết trình (0.4). + Đánh giá qua bài kiểm tra tự luận (0.4). Kết quả định lượng thu được như sau: Hình 4. Biểu đồ kết quả đánh giá chủ đề "Sinh trưởng của VSV" Qua biểu đồ, ta thấy đa số HS đạt điểm 7 - 9, chứng tỏ các em đã học tập hiệu quả, hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhóm, báo cáo tốt và vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, qua quan sát trực tiếp trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy học sinh rất tích cực, sôi nổi tự giác tham gia hoạt động và chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các biểu đồ vẽ đẹp, cân đối chính xác, thuyết trình khá tự tin và hấp dẫn, trả lời tốt các câu hỏi thảo luận. 0% 0% 10% 22% 30% 35% 3% 0% 1% 11% 22% 33% 32% 1% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 4 5 6 7 8 9 10 Trung học Thực hành - ĐHSP THPT Hùng Vương PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1233 4. KẾT LUẬN Mô hình dạy học 5E định hướng GV thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; tạo cơ hội cho HS tiếp thu kiến thức dưới hình thức trải nghiệm và vận dụng vào đời sống thực tiễn. Môn Sinh học thuộc khoa học thực nghiệm, chứa nhiều nội dung liên quan đến thực hành, thí nghiệm, có nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên khá phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình 5E. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học bằng mô hình 5E trong bộ môn Sinh học ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, góp phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO CSCOPE State Development Team for Social Studies, 5E Lesson design: application t