Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học

Phương pháp dạy học theo góc là cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trong đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng một mục đích là lĩnh hội một nội dung kiến thức học tập theo các phong cách học khác nhau.Bài báo đề xuất một số biện pháp và làm rõ quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
154 TRNG I H C TH  H NI VHN D.NG PH(NG PHAP D?Y HC THEO GC TRONG D?Y HC MN KHOA HC @ TI2U HC Phạm Việt Quỳnh1, Nguyễn Hải Anh, Phí Phương Nhung Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Phương pháp dạy học theo góc là cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trong đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng một mục đích là lĩnh hội một nội dung kiến thức học tập theo các phong cách học khác nhau...Bài báo đề xuất một số biện pháp và làm rõ quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ khóa: Phương pháp dạy học theo góc, Khoa học ở Tiểu học 1. MỞ ĐẦU Phương pháp dạy học (PPDH) theo góc đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả ởcác nước Châu Âu, phát triển đặc biệt là ở Bỉ. Ở Việt Nam, PPDH theo góc bước đầu được nghiên cứu và áp dụng trong dạy học ở các cấp [4]. Học theo góc còn được gọi là "trạm học tập" hay "trung tâm học tập" là một phương pháp dạy học theo đó học sinh (HS) thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi làm rõ quy trình vận dụng PPDH theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học nhằm thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp dạy học theo góc và chương trình môn Khoa học ở Tiểu học Theo các tác giả Hoàng Thị Kim Liên (2011) [8], Huỳnh Huy Hoàng (2014) [7], Nguyễn Thị Thu Thùy (2016) [11]..., đã có một số đề tài nghiên cứu và vận dụng PPDH 1 Nhận bài ngày 20.4.2017; chỉnh sửa, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.6.2017 Liên hệ tác giả: Phạm Việt Quỳnh; Email: pvquynh@daihoctudo.edu.vn TP CH KHOA H C − S 16/2017 155 theo góc trong một số môn như hóa học, Âm nhạc, Toán học..., nhưng vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học hiện nay còn ít được quan tâm nghiên cứu. "PPDH theo góc là một phương pháp dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau" [3, tr.116]. Đồng quan điểm đó, Nguyễn Thị Đông cho rằng: "học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau" [5]. Từ đó, chúng tôi cho rằng: Học theo góc còn được gọi là "trạm học tập" hay "trung tâm học tập" là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Chương trình môn Khoa học ở Tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Chương trình xem xét Tự nhiên - Con người - Xã hội trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Kiến thức trong chương trình là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Khoa học - Tự nhiên và nội dung Khoa học - Tự nhiên với Xã hội về sức khỏe con người. Nội dung được lựa chọn mang tính thiết thực với HS, giúp các em có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, giúp hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các hiện tượng tự nhiên đơn giản và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Hiện nay việc dạy và học môn Khoa học ở Tiểu học tại các trường phổ thông chưa được chú trọng, trong các tiết Khoa học, hoạt động chủ yếu của HS là đọc kiến thức trong SGK và quan sát GV làm thí nghiệm, xem tranh... Với hình thức dạy cả lớp hoặc theo nhóm, thì rất hạn chế để tất cảHS được lên trải nghiệm, làm thí nghiệm và nhận xét kết quả. Điều đó khiến HS ít có cơ hội được lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, không bồi dưỡng được cho các em niềm yêu thích say mê khoa học. Bên cạnh đó, nội dung chương trình môn Khoa học ở Tiểu học sử dụng rất nhiều các phương pháp học tập như: quan sát, thực hành, thảo luận nhóm... Do đó, chúng tôi thấy PPDH theo góc phù hợp với môn Khoa học bởi tại mỗi góc, tất cả HS đều được tham gia thực hiện thí nghiệm hay quan sát nhận xét mẫu vật, tranh, clip... Từ đó, các em sẽ có kiến thức chân thực nhất về bài học, đồng thời quá trình học không hề căng thẳng mà ngược lại rất hứng thú và sôi nổi.Ưu điểm của học theo góc là mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú của HS, tạo được nhiều không gian hơn cho tính tích cực nhận thức, chủ động sáng tạo trong học tập, tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS và khả năng tự định hướng, điều chỉnh và trách nhiệm trong quá trình học tập của HS. HS được học sâu, hiệu quả bền vững, có thêm cơ hội để rèn luyện kĩ năng, thái độ. 156 TRNG I H C TH  H NI 2.2. Quy trình dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Chúng tôi đề xuất quy trình vận dụng PPDH theo góc gồm 3 giai đoạn (hình 1): Hình 1. Sơ đồ quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo góc TP CH KHOA H C − S 16/2017 157  Giai đoạn 1: Chuẩn bị Đây được coi là giai đoạn then chốt của PPDH theo góc, vì khi có sự chuẩn bị tốt thì thực hiện mới có thể đạt được hiệu quả. − Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, môi trường học tập với "cấu trúc cụ thể" (mức độ áp dụng phương pháp học theo góc, số góc, kiểu phân loại góc...) dựa vào 4 yếu tố: nội dung, không gian lớp học, thời gian và đối tượng HS. − Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học:Xác định tên góc phù hợp với nội dung hoặc phong cách học. Thiết kế nhiệm vụ cho mỗi góc: tên góc, thiết bị, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ của HS. Lựa chọn phương pháp dạy học, các mức độ hỗ trợ, đánh giá kết quả, phương tiện, tài liệu... Ví dụ: Trong bài Vật dẫn nhiệt và Vật cách nhiệt - Khoa học 4, GV chia lớp thành 4 góc: Góc trải nghiệm, góc quan sát, góc phân tích, góc áp dụng Góc 1: Góc trải nghiệm: HS thực hiện thí nghiệm mà GV đã chuẩn bị để nhận biết vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt. Đồ dùng cẩn chuẩn bị như: cốc nước nóng, thìa nhựa, thìa kim loại, phiếu bài tập... Góc 2: Góc quan sát: HS tiến hành quan sát vật thật rút ra được kết luận về chức năng, tác dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt trong đời sống. Góc 3: Góc phân tích: HS đọc, phân tích và tổng hợp nội dung bài học trong SGK Khoa học 4 và trong đời sống để hình thành kiến thức về tính cách nhiệt của không khí. Góc 4: Góc áp dụng: HS vận dụng để nhận biết vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt, cách sử dụng chúng trong đời sống thực tế.  Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo góc Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, GV tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc. − Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học: Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học. Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc. Ví dụ: Trong dạy học bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt - Khoa học 4, cần chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học như thìa kim loại, thìa nhựa, báo..., phiếu học tập, phiếu đánh giá tiến độ của học sinh... − Bước 2: Giới thiệu bài học hoặc nội dung học tập và các góc học tập: Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc. Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc. 158 TRNG I H C TH  H NI − Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc: HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.  Giai đoạn 3: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau trong quá trình tổ chức cho HS học tập theo góc: đáp án để tự chữa bài, tự đánh giá, kiểm tra ngẫu nhiên, HS báo cáo kết quả trước lớp; treo hoặc trưng bày sản phẩm tại các góc... Hoặc GV và HS có thể chốt ngắn gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để có học tập ở các góc được tốt hơn. Sau đó, GV hướng dẫn HS lưu trữ thông tin đã thu thập, các sản phẩm và kết quả mà các em đã đạt được. Ví dụ: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt - Khoa học 4. − GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp bằng cách yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả ở góc tương ứng, kết quả ở góc được thực hiện cuối cùng được điền vào giấy A0 rồi gắn lên bảng. − Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. − GV chốt lại kiến thức. − GV nhận xét giờ học, giao nhiệm vụ về nhà cho HS. 2.3. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo góc, chúng tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp này để thiết kế các giáo án và tiến hành dạy học. Dưới đây là kế hoạch bài dạy của bài Hỗn hợp (Khoa học 5, bài 36).  Mục tiêu: − HS nhận biết được thế nào là hỗn hợp, kể tên được một số hỗn hợp, biết cách tạo ra hỗn hợp. − HS biết cách tách các chất trong hỗn hợp, thực hành tách các chất trong hỗn hợp. − Rèn các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm, thực hành, thí nghiệm.  Chuẩn bị: Chuẩn bị của GV: các vật liệu, đồ dùng cần thiết để tiến hành thí nghiệm và thực hành, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa... Chuẩn bị của HS: SGK, giấy A4... TP CH KHOA H C − S 16/2017 159  Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các bước Hoạt động giáo viên Hoạt động HS 1. Sp xp không gian lp hc − GV bố trí lớp học thành 4 góc, đặt các vật liệu, đồ dùng cần thiết tại các góc. − GV chia HS thành 4 nhóm (theo tổ) tương ứng với 4 góc − HS hỗ trợ GV − HS di chuyển về các góc 2. Gii thiu bài và các góc hc tp − GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài: + Tìm hiểu các ví dụ về hỗn hợp + Tìm hiểu một số cách tách các chất trong hỗn hợp học − HS nắm được nội dung bài học 3. T! ch"c cho HS hc tp t%i các góc − GV giới thiệu từng góc: Góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm, góc áp dụng. − GV nêu sơ lược mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ của từng góc. − HS nắm được ví trí của các góc − HS nắm được nhiệm vụ của từng góc 4. T! ch"c cho HS trao đ!i và đánh giá kt qu* hc tp GV cho các nhóm hoạt động ở từng góc và luân chuyển theo sơ đồ vòng tròn từ góc phân tích – góc quan sát – góc thực hành – góc vận dụng (cụ thể nội dung và nhiệm vụ các góc được trình bày bên dưới). − GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc. − Yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả ở góc tương ứng, kết quả ở góc được thực hiện cuối cùng được điền vào giấy A0 rồi gắn lên bảng. − Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. − GV chốt lại kiến thức, GV nhận xét giờ học, giao nhiệm vụ về nhà cho HS − Các nhóm hoạt động tại các góc − HS thực hiện, luân chuyển góc theo hướng dẫn − Các nhóm thực hiện − Các nhóm thực hiện − HS lắng nghe  Các góc học tập − Góc phân tích + Mục tiêu: Nghiên cứu SGK Khoa học 5, rút ra thế nào là hỗn hợp, nêu được ví dụ về hỗn hợp, đặc điểm của hỗn hợp và một số cách tách các chất trong hỗn hợp. + Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK Khoa học 5 trang 74-75, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1. + Phương tiện dạy học: SGK Khoa học 5, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập số 1 160 TRNG I H C TH  H NI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: GÓC PHÂN TÍCH Thời gian: 10 phút Nghiên cứu SGK trang 74-75, tài liệu học tập và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1. Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? Đặc điểm của mỗi chất đó là gì? ............................................................................................................................................... 2. Hỗn hợp là gì? ............................................................................................................................................... 3. Không khí có phải là hỗn hợp không? Vì sao? ............................................................................................................................................... 4. Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết? ............................................................................................................................................... 5. Có những cách nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó? ............................................................................................................................................... 6. Nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn? ............................................................................................................................................... − Góc quan sát: + Mục tiêu: Quan sát video, hình ảnh về hỗn hợp, từ đó nêu được những ví dụ về hỗn hợp, đặc điểm của hỗn hợp và một số cách tách các chất trong hỗn hợp. + Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh, video về cách tạo ra hỗn hợp, cách tách các chất trong hỗn hợp, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2. + Phương tiện dạy học: Hình ảnh về hỗn hợp, video cách tạo ra hỗn hợp, video cách tách một số hỗn hợp, phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: GÓC QUAN SÁT Thời gian: 7 phút Quan sát hình ảnh, video có sẵn, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau: 1. Mô tả cách tạo ra hỗn hợp, nêu tên hỗn hợp được tạo thành là gì? ............................................................................................................................................... 2. Các chất như thế nào khi đã được trộn đều với nhau? (Tan hay không hòa tan?) ............................................................................................................................................... 3. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một... Trong..., mỗi chất... Tính chất của nó. 4. Mỗi hình dưới đây ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp? TP CH KHOA H C − S 16/2017 161 5. Mô tả cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước sau khi quan sát video. ............................................................................................................................................... − Góc trải nghiệm + Mục tiêu: Tiến hành thí nghiệm để nhận biết hỗn hợp, đặc điểm của hỗn hợp và một số cách tách các chất trong hỗn hợp. + Nhiệm vụ: Đọc hướng dẫn, tiến hành các thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập số 3. + Phương tiện dạy học: Các chất để tiến hành thí nghiệm (muối tinh, mì chính, hạt tiêu, đất, cát, nước, dầu ăn, gạo, sạn), các dụng cụ: cốc, thìa, giấy ăn, phễu lọc, rá..., phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: GÓC TRẢI NGHIỆM Thời gian: 10 phút Tiến hành thí nghiệm, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau: 1. Thí nghiệm − Quan sát 3 chất: muối tinh, mì chính và hạt tiêu (đã xay nhỏ), nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét và ghi vào bảng dưới đây. − Trộn đều 3 chất trên với nhau, quan sát và nếm hỗn hợp gia vị được tạo thành. Nêu nhận xét và ghi vào bảng dưới đây: Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp Muối tinh:..... - Mì chính:..... - Hạt tiêu:...... ......... ......... ......... 162 TRNG I H C TH  H NI Rút ra kết luận về hỗn hợp: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 2. Thí nghiệm tách các chất trong hỗn hợp: − Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước qua phễu lọc. − Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào cốc rồi để yên một lúc lâu. − Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước. Tiến hành các thí nghiệm trên và nêu kết quả thu được sau mỗi thí nghiệm: Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 ..... ..... ...... ...... ...... ...... Rút ra các cách tách các chất trong hỗn hợp: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. − Góc áp dụng: + Mục tiêu: Từ kiến thức đã biết về hỗn hợp, HS áp dụng để thực hành một số bài tập liên quan đến hỗn hợp + Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập số 4 + Phương tiện dạy học: phiếu học tập số 4, tài liệu tham khảo PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: GÓC ÁP DỤNG Thời gian: 7 phút Liên hệ bản thân và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong lớp 5B, Hoa đố Linh tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo và đường. Nếu em là Linh, em sẽ làm thế nào? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2. Khi đi du lịch, thám hiểm, em cảm thấy rất khát. Em lấy nước ở một hồ ven đường, nhưng nước trong hồ khá đục. Làm thế nào để em lấy được nước sạch để uống? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... TP CH KHOA H C − S 16/2017 163 3. KẾT LUẬN PPDH theo góc đã tạo ra không khí cởi mở, cuốn hút HS vào các hoạt động học tập, phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới. Đặc biệt, với phương pháp này cũng sẽ rèn luyện cho HScó được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý thức tự học. Đối với môn Khoa học ở Tiểu học, nếu HS được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thì sẽ phát huy được khả năng tự lĩnh hội kiến thức của HS. HS sẽ nhanh chóng hiểu bài hơn, học sâu hơn, được vận dụng vào thực tiễn nhiều hơn. Chính vì vậy, vận dụng quy trình PPDH theo góc một cách hiệu quả sẽ góp phần đổi mới PPDH môn Khoa học ở Tiểu học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS và nâng cao chất lượng dạy học môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng GV), - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Sách giáo khoa, Sách giáo viên Khoa học 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng (2010), Dạy và học tích cực - Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Dự án Việt - Bỉ, dạy và học tích cực (2010), Lí luận cơ bản - Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Đông (2010), "Học theo góc, theo dự án, theo hợp đồng tiếp cận trong giáo dục nghệ thuật và cuộc sống", Nội san, - Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Tr
Tài liệu liên quan